Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Cơ sở lý luận chung về quản trị nguyên liệu và các giải pháp cơ bản về phát triển vùng nguyên liệu công ty cổ phần mía đường lam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 100 trang )

Luận văn
Cơ sở lý luận chung về quản trị
nguyên liệu và các giải pháp cơ
bản về phát triển vùng Nguyên
liệu Cơng ty Cổ phần mía đường
Lam Sơn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

LI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh
nghiệp nào, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất phải được ưu tiên hàng
đầu. Trong công nghiệp chế biến muốn tồn tại và phát triển phải gắn với vùng
nguyên liệu.
Qua 14 năm thu mua và chế biến kể từ năm 1986 đến nay Công ty cổ
phần mía đường Lam Sơn đã qua bao khó khăn có lúc tưởng chừng như khơng
thể vượt qua. Tình hình thực tế Cơng ty đứng bên bờ vực phá sản nhưng rồi lại
phát triển đi lên đem lại những thành quả tốt đẹp. Tất cả những thăng trầm ấy do
nhiều nguyên nhân đem lại, xong suy cho cùng một trong số những nguyên nhân
cơ bản quan trọng bậc nhất đó là vấn đề nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.
Đủ nguyên liệu nhà máy chạy hết công suất, khai thác được tiềm năng săn
có của thiết bị, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giá thành hạ, đem lại lợi nhuận
cao, nộp ngân sách Nhà nước tăng, công nhân có cơng ăn việc làm, đời sống ổn
định và ngày càng được nâng cao, cơng nhân gắn bó với nhà máy.
Thiếu nguyên liệu nhà máy hoạt động kém hiệu quả, lãng phí thiết bị máy
móc, khấu hao trên đầu sản phẩm tăng, sản xuất bị thua lỗ, công nhân không có


cơng ăn việc làm, đời sống ngày càng khó khăn.
Từ những vấn đề trên trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có chủ
trương đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách của Nhà nước về giao
quyền tự chủ cho sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Cơng ty cổ phần
mía đường Lam Sơn đã chủ động đầu tư giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu cung
cấp cho nhà máy sản xuất ổn định và phát triển.
Hiện nay trong xu thế phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, Cơng ty cổ
phần mía đường Lam Sơn đã mở rộng nâng cao công suất nhà máy lên 6.500 tấn
mía cây/ngày. Do đó việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo đầy
đủ cho nhà máy sản xuất ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn.
Từ những vấn đề nêu trên, việc đặt ra những chương trình nghiên cứu
về vùng ngun liệu mía đường Lam Sơn, thực trạng vùng nguyên liệu và quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
trong những năm vừa qua và đề ra những giải pháp nhằm xây dựng, phát triển

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

vựng nguyên liệu để cung cấp đầy đủ và ổn định cho nhà máy sản xuất là việc
làm có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của Cơng ty.
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi đã chọn đề tài: "Một số giải pháp cơ bản về
phát triển vùng Ngun liệu Cơng ty Cổ phần mía đường Lam Sơn".
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề sau đây:
- Chọn phương pháp quản lý đầu tư.
- Hạ giá thành sản phẩm để tăng giá mía.
- Nâng cao lợi ích cho người trồng mía.

- Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Cơng ty với người trồng mía.
Đề tài này được nghiên cứu trên thực tế của vùng nguyên liệu mía đường
Lam Sơn - Thanh Hoá.
Đề tài này gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận chung liên quan đến nguyên liệu
Chương II : Sự hình thành và phát triển của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Chương III : Một số giải pháp và ý kiến đề xuất
Với thời gian thực tập tại Công ty không được nhiều lắm và khả năng hiểu
biết của bản thân còn hạn chế nên trong đề tài này khơng tránh được những thiếu
sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo Nguyễn Văn Duệ, các cấp
lãnh đạo Công ty và các bạn giúp em hoàn thiện hơn nữa đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn
Duệ và Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

PHN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU.
1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu.
1.1. Khái niệm quản trị nguyên vật liệu và mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu.

- Các thuật ngữ khác nhau như quản trị nguyên vật liệu và cung ứng được
sử dụng như là mác chung cho quy mơ tồn cục của tất cả các hoạt động được
yêu cầu để quản lý dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thông qua hoạt

động của doanh nghiệp đến sử dụng vật liệu cuối cùng, hoặc đối với người tiêu
dùng. Ta có khái niệm sau:
- Quản trị nguyên vật liệu là các hoạt động liên quan tới việc quản lý dịng
vật liệu vào, ra của doanh nghiệp. Đó là q trình phân nhóm theo chức năng và
quản lý theo chu kỳ hồn thiện của dịng ngun vật liệu, từ việc mua và kiểm
soát bên trong các nguyên vật liệu sản xuất đến kế hoạch và kiểm sốt cơng việc
trong q trình lưu chuyển của vật liệu đến cơng tác kho tàng vận chuyển và
phân phối thành phẩm (1).
- Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu là:
+ Quản trị nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho
sản xuất trên cơ sở có đúng chủng loại nơi nó cần và thời gian nó được yêu cầu.
+ Có tất cả chủng loại nguyên vật liệu khi doanh nghiệp cần tới.
+ Đảm bảo sự ăn khớp của dịng ngun vật liệu để làm cho chúng có sẵn
khi cần đến.
+ Mục tiêu chung là để có dịng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đến
tay người tiêu dùng mà khơng có sự chậm trễ hoặc chi phía khơng được điều
chỉnh.
1.2. Nhiệm vụ của quản trị ngun vật liệu.

- Tính tốn số lượng mua sắm và dự trữ tối ưu (kế hoạch cần nguyên vật
liệu).
1

PGS.PTS Nguyễn Kim Truy (Chủ biên), 1999, trang 120

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp


Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

- Đưa ra các phương án và quyết định phương án mua sắm cũng như kho
tàng.
- Đường vận chuyển và quyết định vận chuyển tối ưu.
- Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu xác định bạn hàng,
tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh
toán.
- Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu bao gồm từ khâu lựa
chọn và quyết định phương án vận chuyển: Bạn hàng vận chuyển đến kho doanh
nghiệp thuê ngoài hay tự tổ chức vận chuyển bằng phương tiện của doanh
nghiệp, bố trí và tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý (vận chuyển nội bộ).
- Tổ chức cung ứng và tổ chức quản trị nguyên vật liệu và cấp phát kịp
thời cho sản xuất.
2. Phân loại nguyên vật liệu.
2.1. Phân loại nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu chính: là những thứ mà sau q trình gia công, chế biến
sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua
vào).
Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất,
được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng,
mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay
phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhớt, hồ keo, thuốc nhuộm,
thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng...)
Nhiên liệu: Là những thứ để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh như than, củi, xăng, hơi đốt, khí đốt...
Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng để sửa chữa và thay thế cho
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần

lắp, không cần lắp, vật cấu kết, cơng cụ, khí cụ...) mà doanh nghiệp nhằm mục
đích đầu tư xây dựng cơ bản.
Phế liệu: Là các loại thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài
sản, có thể sử dụng hay bán ra ngồi (phơi bào, vải vụn, gạch, sắt...).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

Vt liệu khác: Bao gồm các vật liệu cịn lại ngồi các thứ chưa kể trên
như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng (2).
2.2. Vai trò nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là một bộ phận của đối tượng lao động, là một bộ phận
trọng yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản
xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ nguyên vật liệu được chuyển hết vào chi
phí kinh doanh.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (sức lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp cấu tạo nên thực thể của
sản phẩm.
Trong q trình sản xuất khơng thể thiếu nhân tố ngun vật liệu vì thiếu
nó q trình sản xuất sẽ không thể thực hiện được hoặc sản xuất bị gián đoạn.
Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản xuất,
chúng ta không thể có một sản phẩm tốt khi nguyên vật liệu làm ra sản phẩm đó
lại kém chất lượng. Do vậy cần có một kế hoạch đảm bảo nguồn nguyên vật liệu
cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục, cung cấp đúng, đủ số
lượng, quy cách, chủng loại nguyên vật liệu... chỉ trên cơ sở đó mới nâng cao

được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh mới có lãi và doanh
nghiệp mới có thể tồn tại được trên thương trường.
- Xét cả về thực tiễn ta thấy rằng, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố
cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, nếu thiếu nguyên vật liệu hoặc sản
xuất cung cấp khơng đầy đủ, đồng bộ theo q trình sản xuất kinh doanh thì sẽ
khơng có hiệu quả cao.
- Xét về mặt vật chất thuần tuý thì nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu
tạo nên sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
sản phẩm. Do đó cơng tác quản trị ngun vật liệu là một biện pháp cơ bản để
nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3. Vai trò quản trị nguyên vật liệu.

- Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ điều kiện tiền đề cho hoạt động sản xuất
có thể tiến hành và tiến hành có hiệu quả cao.

2

PTS Nguyễn Văn Cơng (Chủ biên), 1998, trang 45,46

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

- Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ tạo cho điều kiện cho hoạt động sản xuất
diễn ra một cách liên tục, khơng bị gián đoạn góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng.
- Là một trong những khâu rất quan trọng, không thể tách rời với các khâu

khác trong quản trị doanh nghiệp.
- Nó quyết định tới chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng
khắt khe, khó tính của khách hàng.
- Một vai trị rất quan trọng nữa của quản trị nguyên vật liệu đó là nó góp
phần làm giảm chi phí kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm do đó tạo điều kiện
nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
3. Sự luân chuyển của dòng nguyên vật liệu.
Nắm bắt được sự luân chuyển của dòng vật liệu sẽ giúp cho nhà quản trị
nhận biết được xu hướng vận động, các giai đoạn di chuyển của dịng ngun
vật liệu để có biện pháp quản lý một cách tốt nhất.
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của các doanh nghiệp lớn đó là sự
vận động. Với một số lượng lớn nhân lực và sự phức tạp của thiết bị có thể kéo
theo việc quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Các vật liệu dịch chuyển
từ hoạt động này sang hoạt động khác khi các yếu tố đầu vào được chuyển thành
các đầu ra thơng qua q trình chế biến.
Ta có sơ đồ sau:
Sơ đồ luân chuyển dòng vật liệu

Bên bán

Nhận
hàng

Nhận
hàng

Bên

Vận
chuyển


Đầu ra

Qua sơ đồ trên ta thấy, phần đầu vào của dòng vật liệu kéo theo những hoạt
động như mua, kiểm soát, vận chuyển và nhận. Các hoạt động liên quan tới
nguyên vật liệu và cung ứng nguyên vật liệu trong phạm vi doanh nghiệp có thể
bao gồm kiểm tra quá trình sản xuất, kiểm sốt tồn kho và quản lý vật liệu. Các

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

hot động liên quan đến đầu ra có thể bao gồm đóng gói, vận chuyển và kho
tàng.
4. Các đơn vị cung ứng và một số hoạt động liên quan tới quản trị nguyên
vật liệu.
Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp và trách nhiệm được giao cho từng
đơn vị phụ thuộc vào khả năng của người lao động và nhu cầu của doanh nghiệp
khi các nhà ra quyết định của nó quan sát được điều đó. Tương ứng với mỗi
cách mà doanh nghiệp được tổ chức, một số chức năng liên quan tới quản trị
nguyên vật liệu có thể được thực hiện trong một số bộ phận của doanh nghiệp.
Ta có một số hoạt động liên quan tới quản trị nguyên vật liệu:
- Mua.
- Vận chuyển nội bộ.
- Kiểm soát tồn kho.
- Kiểm soát sản xuất.
- Tập kết tại phân xưởng.

- Quản lý vật liệu.
- Đóng gói và vận chuyển.
- Kho tàng bên ngồi và phân phối.
Những người có trách nhiệm đối với các chức năng trên báo cáo cho nhà
quản lý vật liệu, nhà cung ứng hoặc nhà quản lý điều hành. Các chức năng được
thực hiện và cộng tác để đảm bảo điều hành một cách có hiệu quả.
Từ chỗ các doanh nghiệp tổ chức theo các cách thức rất đa dạng nó có thể
đặt tên các loại phịng cụ thể và có trách nhiệm chính xác như tên của nó. Sau
đây ta cần phân tích một số hoạt động trên. Bốn chức năng đầu hầu như chỉ diễn
ra trong hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động mua bán và kiểm tra hàng hoá
trong khi xảy ra trong sản xuất vật chất và phi vật chất.
4.1. Hoạt động kiểm sốt sản xuất:

Nó thực hiện các chức năng sau:
- Xây dựng lịch điều hành sản xuất cho phù hợp với khả năng sẵn có của
ngun vật liệu thưo cơng việc và tiến độ tồn đọng trước đó, xác định cho nhu
cầu sản phẩm và thời gian cho sản xuất.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

- Giải quyết nhanh gọn hoặc hướng dẫn các phân xưởng sản xuất nhằm
thực hiện các tác nghiệp cần thiết để đáp ứng tiến độ sản xuất.
- Xuất vật liệu cho các phân xưởng hoạt động khi chức năng này không
được thực hiện bởi bộ phận kiểm tra vật liệu.
- Quản lý quá trình làm việc trong các bộ phận tác nghiệp xúc tiến công

việc của các bộ phận này sao cho nó có thể bám sát tiến độ và tháo gỡ những
cơng việc của một số phịng khi tiến độ thay đổi.
4.2. Hoạt động vận chuyển.

Chi phí vận tải và thời gian mà nó thực hiện để nhận được các sản phẩm
đầu vào hoặc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Việc
lựa chọn địa điểm cho các phương tiện của doanh nghiệp có mối quan hệ cố hữu
với chi phí và thời gian từ sản xuất đến giao nhận. Sau khi địa bàn cho các
phương tiện được lựa chọn, thì chi phí và thời gian vận chuyển cho các hàng hố
bên trong và bên ngồi đều có thể được kiểm sốt đối với một số khu vực thông
qua bộ phận vận tải của doanh nghiệp. Bộ phận vận tải của doanh nghiệp có
trách nhiệm hợp đồng với người thực hiện để vận chuyển hàng hoá (bộ phận vận
chuyển có nhiệm vụ lựa chon các phương tiện và hình thức vận chuyển, kiểm
sốt vận đơn để xem xét hố đơn có hợp lệ khơng, phối hợp sao cho chi phí là
thấp nhất).
4.3. Hoạt động giao nhận.

Một số bộ phận của tổ chức thông thường là bộ phận tiếp nhận phải có
trách nhiệm đối với hàng hố nhận ddưcợ của vật tư đến và sửa chữa, bảo dưỡng
và cung cấp. Bộ phận này có trách nhiệm:
- Chuẩn bị báo cáo tiếp nhận nguyên vật liệu.
- Giải quyết nhanh gọn các nguyên vật liệu nhằm chỉ ra ở đâu chúng sẽ
được kiểm tra, cất trữ hoặc sử dụng.
4.4. Hoạt động xếp dỡ.

- Quản lý các phương tiện vận tải của doanh nghiệp.
- Chuyển hàng lên phương tiện vận tải.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Số lượng nhà cung cấp trên thị trường.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng rất thường tới các q trình quản trị
ngun vật liệu đó là các nhà cung cấp. Số lượng đông đảo các nhà cung cấp
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là thể hiện sự phát triển của thị trường
các yếu tốt đầu vào nguyên vật liệu. Thị trường này càng phát triển bao nhiêu
càng tạo ta khả năng lớn hơn cho sự lựa chọn nguồn nguyên vật liệu tối ưu bấy
nhiêu.
Mặt khác, sức ép của nhà cung cấp có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi
hoặc khó khăn cho quản trị nguyên vật liệu. Sức ép này gia tăng trong những
trường hợp sau:
- Một số công ty độc quyền cung cấp.
- Khơng có sản phẩm thay thế.
- Nguồn cung ứng trở nên khó khăn.
- Các nhà cung cấp đảm bảo các nguồn nguyên vật liệu quan trọng nhất
cho doanh nghiệp.
2. Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường.
Trong cơ chế thị trường giá cả là thường xuyên thay đổi. Vì vậy việc hội
nhập và thích nghi với sự biến đổi đó là rất khó khăn do việc cập nhật các thơng
tin là hạn chế. Do vậy nó ảnh hưởng tới việc định giá nguyên vật liệu, quản lý
nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Việc thay đổi giá cả thường xuyên là do:
- Tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho các nguyên vật liệu nhập khẩu với giá
cũng khác nhau.
- Do các chính sách của chính phủ (quata, hạn ngạch...)

- Do độc quyền cung cấp của một số hãng mạnh.
3. Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp ở nước ta hiện nay do việc xem nhẹ các hoạt động
quản lý liên quan tới nguồn đầu vào của doanh nghiệp cho nên ảnh hưởng rất
lớn tới kết quả kinh doanh. Một trong những yếu tố của việc xem nhẹ này là việc
đánh giá không đúng tầm quan trọng của yếu tố đầu vào (đặc biệt là doanh
nghiệp nhà nước) do trình độ của cán bộ quản lý còn hạn chế, số lượng đào tạo

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

chớnh quy rất ít, phần lớn làm theo kinh nghiệm và thói quen. Mặt khác là do
những yếu kém của cơ chế cũ để lại làm cho một số doanh nghiệp hoạt động
khơng năng động cịn trơng, chờ, ỷ lại...
4. Hệ thống giao thông vận tải.
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu là
hệ thống giao thông vận tải của một nơi, một khu vực, một quốc gia, những
nhân tố này thuận lợi sẽ giúp cho quá trình giao nhận nguyên vật liệu thuận tiện,
đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, làm cho mọi hoạt động không bị ngừng trệ
mà trở nên đồng đều, tạo ra mức dự trữ giảm, kết quả là ta sử dụng vốn có hiệu
quả hơn.
Thực tế đối với mỗi doanh nghiệp nguồn nhập nguyên vật liệu không chỉ
trong nước mà còn cả các nước khác trên thế giới. Như vậy hệ thống giao thơng
vận tải có ảnh hưởng lớn tới công tác quản trị nguyên vật liệu của một doanh
nghiệp. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc kìm hãm một doanh nghiệp phát
triển, đồng nghĩa với nó là việc hoạt động có hiệu quả hay khơng của một doanh

nghiệp.
II. VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN NÔNG-LÂM-THUỶ SẢN
Nguyên liệu dùng vào sản xuất bao gồm nhiều loại nguyên liệu như:
nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ... Chúng tham gia một lần vào chu kỳ sản
xuất và cấu thành thực thể sản phẩm. Nó là một trong những yếu tố chính của
q trình sản xuất. Vì vậy, nếu thiếu nguyên lỉệu không thể tiến hành được sản
xuất.
Đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất thực chất là nghiên cứu một trong các
yếu tố chủ yếu của sản xuất. Thông qua việc nghiên cứu này để giúp cho doanh
nghiệp thấy rõ được ưu nhược điểm trong công tác cung cấp nguyên liệu đồng
thời có biện pháp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và quy
cách phẩm chất. Khơng để xảy ra tình trạng cung cấp thiếu nguyên liệu ngừng
sản xuất, thừa nguyên liệu gây ứ đọng vốn sản xuất.
1. Đảm bảo tình hình cung cấp về tổng khối lượng nguyên liệu.
Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất , đi đôi với việc đảm bảo các yếu tố lao
động, tư liệu lao động, phải thực hiện tốt việc cung cấp nguyên liệu cho sản

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

xut. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà
nguyên liệu của nó có những nét đặc trưng riêng. Đối với doanh nghiệp công
nghiệp nguyên liệu gồm: nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, phế liệu. Đối với
công ty xây lắp nguyên liệu gồm xi măng, sắt, thép, cát. Đối với doanh nghiệp
nông nghiệp nguyên liệu gồm: hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Đối với sản

xuất như ngành đường nguyên liệu là cây mía.
Trong điều kiện kinh tế thị trường nguyên liệu nhập về doanh nghiệp từ
nhiều nguồn khác nhau như: tự nhập khẩu, liên doanh liên kết, đối lưu vật tư...
Mỗi nguồn nhập lại có một giá mua, bán khác nhau. Vì vậy để đánh giá tình
hình cung cấp về tổng khối lượng nguyên liệu không thể dựa vào giá thực tế của
chúng mà phải biểu hiện khối lượng nguyên liệu thực tế cung cấp theo giá kế
hoạch. Ngoài ra cần dựa vào tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp về tổng khối
lượng nguyên liệu.
2. Đảm bảo tình hình cung cấp về các loại nguyên liệu chủ yếu.
Trong thực tế sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng vật liệu thay thế để
sản xuất sản phẩm song điều đó khơng có nghĩa là đối với mọi nguyên liệu đều
có thể thay thế được như: cây mía, cao su... Các loại ngun liệu khơng thể thay
thế được gọi là nguyên liệu chủ yếu, tham gia cấu thành thực thể sản phẩm. Để
đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn, trước hết doanh nghiệp phải đảm bảo
cung cấp đầy đủ các nguyên liệu chủ yếu.
Đảm bảo tình hình cung cấp về tổng khối lượng nguyên liệu mới chỉ biết
được nét chung về vấn đề này. Mọi nhân tố cá biệt đã được bù trừ lẫn nhau.
Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch cung
cấp về tổng khối lượng nguyên liệu, nhưng tình trạng ngừng sản xuất vẫn xảy ra,
nếu doanh nghiệp khơng hồn thành kế hoạch cung cấp về ngun liệu chủ yếu
cho quá trình sản xuất.
Đảm bảo tình hình cung cấp về các loại nguyên liệu chủ yếu, nhằm mục
đích thấy rõ ảnh hưởng của việc cung cấp nguyên liêụ đối với việc đảm bảo tính
liên tục của chu trình sản xuất ở doanh nghiệp.
Khi đảm bảo cung cấp nguyên liệu không lấy nguyên liệu cung cấp vượt
kế hoạch để bù cho loại nào đó khơng đạt mức kế hoạch. Điều đó có nghĩa là
chỉ cần một loại nguyên liệu chủ yếu, khối lượng cung cấp thực tế thấp hơn kế

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

hoch là đủ kết luận doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch cung cấp về các loại vật
tư chủ yếu.
Khi nhịp điệu sản xuất khẩn trương, việc nắm bắt kịp thời tiến độ cung
cấp các loại nguyên liệu chủ yếu là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp sản xuất.
Bởi vì nó liên tục trực tiếp đến tiến độ sản xuất. Tuỳ thuộc trọng điểm nguyên
liệu cần quản lý một cách sát sao, mà xác định loại nào cần thường xuyên phân
tích và ra thông báo kịp thời để chấn chỉnh tồn tại ở khâu cung cấp.
Khi thường xun phân tích tình hình cung cấp về các loại nguyên liệu
chủ yếu thường sử dụng chỉ tiêu số ngày đảm bảo sản xuất , dựa vào chỉ tiêu này
có thể biết được đến một ngày nào đó, số lượng ngun liệu hiện cịn đủ sản
xuất trong bao nhiêu ngày.
3. Đảm bảo tình hình khai thác các nguồn nguyên liệu
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp có quyền chủ động trong
việc khai thác các nguồn nguyên liệu để đảm bảo sản xuất. Bên cạnh khối lượng
nguyên liệu nhập từ các đơn vị cung ứng vật tư của Nhà nước, doanh nghiệp có
thể tự nhập khẩu, liên doanh liên kết và nhập từ các nguồn khác. Mở ra cơ chế
mới trong việc cung cấp nguyên liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thoát
khỏi sự bế tắc, kéo dài trong một thời kỳ bao cấp chờ đợi Nhà nước cung ứng,
trong khi bản thân Nhà nước không đáp ứng nổi.
Để thấy rõ thành tích của doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch
cung cấp nguyên liệu, một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng là phải
chỉ ra cho được tình hình khai thác của nguồn khả năng về nguyên liệu để đảm
bảo nhu cầu sản xuất.
Khi nghiên cứu vấn đề này, có thể so sánh trị giá nguyên liệu thực tế từng
nguồn cung cấp với tổng trị giá nguyên liệu kế hoạch, cũng như với tổng giá trị

nguyên liệu thực tế cung cấp. Qua đó sẽ thấy được tỷ trọng của từng nguồn
trong tổng giá nguyên liệu được cung cấp trong kỳ.
Khối lượng nguyên liệu cung cấp trong kỳ là có liên quan mật thiết với
tình hình sản xuất dự trữ và sử dụng nguyên liệu. Khi phân tích cần đặt nó trong
mối quan hệ với các nhân tố trên để kết luận được đầy đủ và sâu sắc. Trên thực
tế, có khi khối lượng nguyên liệu cung cấp tăng nhưng phẩm chất quy cách
khơng đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho sản xuất. Ngay cả trong
trường hợp chất lượng và quy cách nguyên liệu đảm bảo, nếu khối lượng sản

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

xut không tăng mà tăng khối lượng nhập sẽ dẫn đến ứ đọng vốn. Vì thế, vấn đề
có tính ngun tắc đặt ra cho công tác cung cấp nguyên liệu ở mỗi doanh nghiệp
cần phải quán triệt là: đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và
quy cách phẩm chất nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh ở bất
cứ doanh nghiệp nào.
4. Phát triển nguyên liệu trong công nghiệp chế biến nông sản
Chế biến nông sản là chế biến sản phẩm của ngành trồng trọt. Muốn có
nguyên liệu cho việc chế biến phải phát triển ngành trồng trọt.
Ngành trồng trọt cung cấp cho xã hội nhu cầu chủ yếu về lương thực cho
con người và gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hoa quả, rau xanh
cho bữa ăn hàng ngày của con người, sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu và cũng
chính cây trồng của ngành nông nghiệp cung cấp cây xanh tạo nên lá phổi của
trái đất, góp phần cân bằng sinh thái cho quả đất chúng ta. Như vậy, sản phẩm
của ngành trồng trọt rất đa dạng và phong phú.

Ngành trồng trọt sản phẩm chủ yếu là sản phẩm cây trồng. Vì nó là sản
phẩm của ngành trồng trọt do đó sản lượng sản phẩm trước hết tuỳ thuộc vào
diện tích gieo trồng, năng suất cây trồng. Diện tích gieo trồng phụ thuộc vào
thiên tai, chất đất, loại đất và thời vụ mà người ta gieo trồng, nhiều loại giống
cây trồng khác nhau mỗi loại giống cây trồng có năng suất thu hoạch khác nhau
do đó khi thay đổi giống cây trồng, tức là thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng,
tuỳ năng suất từng loại cây trồng có thể thay đổi năng suất thu hoạch bình quân.
Nếu chúng ta thay đổi sản lượng cây trồng cuối cùng phải tiến hành cải tạo đất,
thứ hạng đất từ đó làm tăng năng suất tăng sản lượng cây trồng.
Vì vậy muốn tăng sản lượng cây trồng phục vụ cho công nghiệp chế biến
nơng sản ta phải tăng diện tích gieo trồng, diện tích mất trắng, cơ cấu diện tích
gieo trồng và năng suất từng loại cây trồng.
5. Tầm quan trọng của nguyên liệu trong cơng việc chế biến nơng sản nói
chung và với ngành đường nói riêng.
Trong cơng nghiệp chế biến nơng sản thì nguyên liệu là vấn đề hàng đầu,
quyết định sự sống còn và phát triển của nhà máy. Thiếu nguyên liệu trong sản
xuất, kinh doanh sẽ trì trệ, lãng phí máy móc, thiết bị, cơng nhân sẽ khơng có
cơng ăn việc làm, đời sống khó khăn. Do đó giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

c các nhà máy đặc biệt quan tâm chú ý, đó là một nhiệm vụ trong sản xuất
kinh doanh.
Đặc điểm của nguyên liệu chế biến thường là nguyên liệu tươi, cồng kềnh,
khó bảo quản, khơng dự trữ được lâu, gieo trồng và thu hoạch mang tính thời vụ

nhất định. Trong khi đó nhu cầu của doanh nghiệp chế biến đường là: sản xuất
liên tục, nguyên liệu tươi, thu hoạch xong phải đưa vào chế biến ngay, nếu để
lâu chất lượng sẽ giảm. Mía sau khi thu hoạch cứ một ngày để lâu lại trên bãi
chất lượng mía giảm 0,03 trữ đường, nếu để quá thời hạn cho phép thì đường sẽ
biến chất không ra được sản phẩm đường, mà ra một sản phẩm khác, thậm chí
cịn làm hỏng một lơ mía khác.
Mặt khác trong sản xuất nông nghiệp các loại cây trồng thường tranh chấp
lẫn nhau, khơng ổn định. Trồng mía sau mỗi năm mới cho thu hoạch nếu khơng
có chính sách hợp lý nơng dân sẽ bỏ trồng mía mà chuyển trồng cây hoa màu
khác như cây ngô, khoai, sắn, cao su.... Thực tế ở nước ta trong nhiều năm qua
một số nhà máy do không giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu nên sản xuất bị đình
đốn, kém hiệu quả thậm chí cịn bị đóng cửa, dỡ bỏ nhà máy đi nơi khác.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thực dân Pháp đã xây dựng ở miền
Đông Nam Bộ hai nhà máy đường nhưng do không giải quyết tốt vấn đề nguyên
liệu hai nhà máy bị thải, bỏ.
Năm 1961 Nhà nước ta đầu tư xây dựng nhà máy đường Vạn Điểm cơng
suất 1.000 tấn mía/ngày. Qua bao nhiêu năm vẫn không đủ nguyên liệu cho nhà
máy sản xuất, từ năm 1962 đến 1983 trong 21 năm chỉ thu mua được 1.312.486
tấn mía, bình qn mỗi năm chỉ thu mua và chế biến được 62.516 tấn mía.
Trong khi đó u cầu nguyên liệu của nhà máy là 160.000 tấn/năm. Bước sang
thời kỳ đổi mới xoá bỏ bao cấp, mỗi năm nhà máy chỉ thu mua được 30.000 tấn
mía. Do khơng giải quyết được nguyên liệu từ năm 1996 đến nay nhà máy đóng
cửa khơng sản xuất và đang có phương án dỡ bỏ đi nơi khác.
Tiếp đó là nhà máy đường Sông Lam - Nghệ An cũng được xây dựng năm
1961, cơng suất 500 tấn mía/ngày, hàng năm u cầu 70.000 tấn mía nguyên
liệu nhưng trong suốt 20 năm hoạt động, bình quân mỗi năm nhà máy chỉ thu
mua và chế biến được 32.000 tấn, chưa đạt 50% nguyên liệu, hiệu quả sản xuất
thấp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

Cng trong bối cảnh đó nhà máy đường Việt Trì - Vĩnh Phú trong nhiều
năm sản xuất bị thua lỗ, nợ Nhà nước ngày một tăng, nguyên liệu vận chuyển về
nhà máy 2 - 3 ngày mới đủ ép một ngày, cũng do thiếu nguyên liệu.
Nhà máy đường Lam Sơn công suất 1.500 tấn mía/ngày hàng năm yêu
cầu từ 225.000 đến 250.000 tấn mía để sản xuất ra 22.500 đến 25.000 tấn đường.
Được Nhà nước đầu tư xây dựng từ đầu năm 1980 đến cuối năm 1986 nhà máy
căn bản hoàn thành và đi vào hoạt động. Là nhà máy có quy mơ hiện đại, thiết bị
tồn bộ của pháp, cơng nghệ sản xuất tiên tiến nhưng trong giai đoạn đầu từ
1986 - 1990 khó khăn nhất là thiếu nguyên liệu, liên tục trong suốt 4 năm liền
nhà máy chỉ sử dụng được 10% cơng suất thiết bị (vụ mía 1986 - 1987 thu mua
và chế biến 9.600 tấn mía, vụ bằng 4% cơng suất, vụ mía 1987 - 1988 thu mua
được 24.000 tấn mía, vụ mía 1988 - 1989 thu mua được 36.000 tấn mía bằng
12% cơng suất), nhà máy đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, thậm chí có
phương án tháo dỡ nhà máy đưa vào miền Nam.
Từ những dẫn liệu trên đây chúng ta có thể khẳng định rằng xây dựng và
phát triển vùng nguyên liệu là vấn đề then chốt có tính chất quyết định đối với
sự tồn tại và phát triển của nhà máy nhất là trong giai đoạn đến năm 2000 Nhà
nước ta đang có chủ trương thực hiện chương trình mía đường trong cả nước đạt
1 triệu tấn đường và đang xúc tiến xây dựng một loạt nhà máy, do đó việc xây
dựng và phát triển vùng nguyên liệu là bài học cho tất cả các nhà máy đường đã
và sẽ xây dựng, việc quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu vừa là
bước khởi đầu, vừa là khâu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một nhà
máy.
III - VAI TRÒ CỦA NGÀNH ĐƯỜNG TRONG VIỆC CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU VÙNG TỪ NƠNG NGHIỆP SANG CƠNG NƠNG NGHIỆP
NƠNGTHƠN ĐIỂN HÌNH LÀ VÙNG KINH TẾ LAM SƠN
Khi phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật về mơ hình hiệp hội mía đường
Lam Sơn, Nhà nước coi đây là một mơ hình kinh tế mới nếu thành công sẽ được
nhân rộng ra tồn quốc. Thực tế mơ hình này đã thành cơng được nhiều doanh
nghiệp Nhà nước áp dụng và nhân rộng ra toàn quốc.
Lúc đầu kinh tế Lam Sơn với 4 nông trường (Sông Âm, Lam Sơn, Sao
Vàng, Thống Nhất) sau nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã
không thay đổi được bộ mặt kinh tế vùng. Thậm chí bản thân các đơn vị này

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

Nh nước phải bù lỗ, đồng thời cũng không làm được vai trị chủ đạo của các
doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn lãnh thổ. Năm 1986 khi nhà máy
đường Lam Sơn ra đời (nay là Công ty đường Lam Sơn). Sau những bước khó
khăn ban đầu nhà máy đã tìm ra những giải pháp đúng đắn, có hiệu quả, chỉ
trong vịng mấy năm từ 1990 đến nay Cơng ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã
góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của cả một vùng trung
du đồi núi của tỉnh Thanh Hoá. Từ một động thái kinh tế - xã hội kém phát triển
sang một giai đoạn mới - giai đoạn tạo những tiền đề ban đầu để chuyển sang
kinh tế phát triển mà nội dung của nó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp
chế biến gắn với nông nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước gắn với thị trường mà tài
chính tín dụng là sợi dây chuyền xuyên suốt trong qúa trình đó - sự chuyển dịch
này đã làm thay đổi nội dung sinh hoạt toàn vùng. Từ thực tiễn vùng Lam Sơn
có thể nói rằng sự ra đời của cơ sở cơng nghiệp chế biến cùng những bước tìm

tịi đổi mới cơ chế quản lý ở đây cũng chính là nội dung của cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đối với nông thôn - nông nghiệp - nông dân theo tinh thần đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã đề ra. Bước đi của Lam Sơn cũng chính là
bước đi thử nghiệm về cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong một vùng nông
nghiệp lạc hậu tự cung, tự cấp, tự túc, không lệ thuộc vào thiên nhiên. Qua đánh
giá khái qt trên ta có thể xét vai trị của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn
đối với q trình phát triển nơng thơn, nơng nghiệp, nơng dân trong vùng như
sau:
1. Giải quyết tốt mối quan hệ CN-NN-DV của vùng theo hướng Cơng
nghiệp hố, hiện đại hố.
Cơ sở cơng nghiệp chế biến ra đời từ một vùng nông nghiệp để tìm ra cơ
chế, hình thức kinh tế giữa cơng nghiệp với nông nghiệp, giữa kinh tế Nhà nước
với kinh tế hộ nông dân là một khâu đột phá là cuộc cách mạng sâu sắc trong kỹ
thuật sản xuất, được đặc trưng bởi cơng nghiệp chuyển hố từ thủ cơng là phổ biến
sang kỹ thuật công nghiệp trở thành một nhân tố chủ đạo chi phối quá trình sản
xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất mới tác động trực tiếp
đến việc nâng cao năng suất lao động, sự thay đổi kỹ thuật dẫn đến những thay đổi
trong phương thức sản xuất rõ nét nhất là quan hệ giữa con người với tự nhiên
khơng cịn là quan hệ trực tiếp mà công nghiệp chế biến đã xuyên suốt mối quan hệ
ấy, đưa con người lên một trình độ mới, đóng vai trị cơng nghiệp và kỹ thuật mới

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

tạo ra sản phẩm. Về phương diện quan hệ sản xuất công nghiệp chế biến bằng
sự đầu tư của Nhà nước, kênh tín dụng thương mại, chuyển giao kỹ thuật đến hộ

nông dân, hộ nông trường viên do các doanh nghiệp (doanh nghiệp chế biến tín
dụng) đổi mới và tạo ra, đã đưa các hộ sản xuất lên trình độ mới và liên kết hợp tác
lại trong nền kinh tế nhiều thành phần. Doanh nghiệp Nhà nước - hộ nông dân - tài
chính tín dụng ngân hàng với cơng nghiệp tạo điều kiện đưa nơng nghiệp lên sản
xuất hàng hố, hoạt động theo cơ chế thị trường.
Về khía cạnh kinh tế - xã hội các thành phần kinh tế liên kết thành bộ máy
sản xuất đó là lực lượng kinh tế xã hội kết tinh ở trình độ phát triển. Cơng
nghiệp chế biến ra đời đã phá vỡ vịng tuần hồn khép kín giữa con người với tự
nhiên, đặt giữa chúng là công nghiệp chế biến. Tuy là bước khởi đầu, trước mắt
còn nhiều vấn đề đặt ra, song với vai trị của cơng nghiệp trên vùng Lam Sơn,
sức sản xuất của từng hộ nơng dân đã được giải phóng khỏi những giới hạn của
tự nhiên mà với khả năng của con người trong vòng luẩn quẩn lệ thuộc tự nhiên
khó mà vượt qua được. Nều sản xuất trên tồn vùng đã hình thành những yếu tố
mới. Một cơ sở kỹ thuật đã từng bước nâng cao năng suất lao động, tất cả những
nhân tố mới xuất hiện trên vùng kinh tế mới Lam Kinh, từ khi có cơng nghiệp
đường Lam Sơn dẫn đến nền móng cho việc hình thành hiệp hội mía đường Lam
Sơn. "Một mơ hình hợp tác mới".
2. Đa dạng hố các hình thức sản xuất kinh doanh thu hút lực lượng lao
động dư thừa vào sản xuất.
Công nghiệp chế biến đường ở Lam Sơn kèm theo chế biến cồn, rượu,
bánh kẹo, phân bón vi sinh từ bùn, khí CO 2 bước đầu tạo ra thế phân cơng lao
động trong nội bộ Xí nghiệp, tạo thêm đối tượng lao động, tạo thêm công ăn
việc làm cho con em trồng mía trong vùng, thêm sản phẩm cho xã hội.
Ý nghĩa của công nghiệp chế biến đường Lam Sơn không chỉ hạn chế
trong phạm vi bao trùm là sự tác động của nó đến một vùng nơng nghiệp, nơng
thơn đã qua nhiều thập kỷ chìm đắm trong kinh tế tự cấp, tự túc lệ thuộc vào
thiên nhiên. Công nghiệp đã tìm ra phương thức kết hợp để giải phóng hoạt
động kinh tế của vùng khỏi lĩnh vực nông nghiệp, thuần nông lấy đất đai làm
nền tảng duy nhất của sản xuất đồng thời giải phóng sinh hoạt kinh tế khỏi
phương thức sinh hoạt có tính tự nhiên. Với vai trị của cơng nghiệp trong sự

hợp tác liên kết mới nông dân trong vùng đã coi nhà máy đường Lam Sơn là của

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

ngi trồng mía, lợi ích của họ đã gắn bó với lợi ích của nhà máy và ngược lại.
Cơng nghiệp đã giải phóng hoạt động kinh tế của con người khỏi quan hệ trực
tiếp với đất đai, tạo ra không gian mới cho hoạt động kinh tế của vùng.
Như vậy công nghiệp xuất hiện tạo ra thế phân công lao động mới, kèm
theo sự chun mơn hố và hợp tác hố đa dạng từ các khâu sản xuất, dịch vụ,
chế biến, tiêu thụ. Ở đây hoạt động kinh tế chuyển hẳn trạng thái, chấm dứt tình
trạng sinh tồn bằng cách mỗi người tự tạo ra mọi sản phẩm để thoả mãn nhu cầu
của mình. Trạng thái kinh tế tự túc, tự cấp khép kín bị phá vỡ, biến sản phẩm
mía đường thành một cơ cấu chung, một nền sản xuất mang tính xã hội và đang
trong xu thế mở rộng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong một
vùng nông thôn rộng lớn.
3. Thay đổi tư duy kinh tế của cư dân trong vùng.
Công nghiệp chế biến đường hình thành trên vùng Lam Sơn, khơng chỉ có
ý nghĩa là phát triển cơng nghiệp trong vùng nơng thôn, tạo ra sự khác biệt về
phương thức kinh doanh mới đó là sự thay đổi từ cách tư duy tiểu nơng sang tư
duy kinh tế hàng hố và thị trường đó là kiểu kinh doanh theo đuổi mục tiêu gia
tăng sản phẩm xã hội, tăng thêm lợi nhuận, đồng thời cũng từng bước giúp cho con
người tiếp cận dần với các quy luật của thị trường, như quy luật cạnh tranh, giá trị,
lợi nhuận để trên cơ sở đó hạch toán kinh tế theo kiểu phương án tối ưu. Do đó khi
cơng nghiệp đã gắn với nơng nghiệp thành một cơ cấu thì cơng nghiệp hay nơng
nghiệp đều là lĩnh vực đầu tư để đạt mục tiêu tăng thêm của cải vật chất.

Với ý nghĩa kinh doanh mía đường một lĩnh vực đầu tư nhằm tăng thêm
thu nhập cho con người thì cơng nghiệp cũng là một kiểu cơng nghiệp hố. Như
vậy quan điểm của Nghị quyết TW5 khóa VII nêu lên: "Đặt sự phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố". Trong q trình cơng nghiệp hố thì kinh
nghiệm của Lam Sơn là sự kiểm nghiệm của thực tế, cơng nghiệp ở đây là một
mơ hình kinh tế nói lên phương thức kinh doanh, nhằm mục đích gia tăng của
cải để thoả mãn nhu cầu của con người.
4. Góp phần hình thành mơ hình hợp tác mới trên địa bàn nông thôn nước
ta.
Với việc lựa chọn giải pháp đúng, tìm ra yếu tố then chốt để gắn công
nghiệp chế biến với nông nghiệp, dịch vụ, kinh tế Nhà nước gắn với kinh tế hộ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

nụng dân. Cơng ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã góp phần quan trọng tìm ra
lời giải đáp cho việc hình thành mơ hình hợp tác kinh tế mới. Với những tiền đề
hợp tác được hình thành dựa trên những yếu tố kinh tế mới đã chứng minh rằng
khi công nghiệp gắn với nông nghiệp - dịch vụ thành một cơ cấu hợp lý thì nền
sản xuất xã hội của vùng vận động theo quy luật vận động không ngừng. Qua
mỗi thời kỳ lại biến của cải vật chất thành một lực lượng sản xuất mới, dấu hiệu
tăng đầu tư cả công nghiệp và nông nghiệp trên vùng Lam Sơn là dấu hiệu
chuyển dần lên giai đoạn phát triển, nếu tiếp tục tổng kết, tìm tịi hướng đổi mới
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố sẽ có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của tồn bộ đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn một vùng.
Phải chăng đây là thời cơ mới của vùng ngun liệu mía đường Lam Sơn, phải

nắm lấy và hồn thiện nó, khẳng định nó để tiếp tục phát triển. Như vậy khi lực
lượng sản xuất phát triển vận động theo xu hướng mới, cơng nghiệp hố gắn liền
với hợp tác hố, chuyển sang sản xuất hàng hố thì mơ hình tổ chức hợp tác
cũng chịu sự chi phối của q trình đó.
Thực tế xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Lam Sơn được thể hiện
qua bảng số liệu sau:

Cơ cấu kinh tế vùng Lam Sơn so với cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa
ĐVT: %

Năm 1990:
- Nông, Lâm, Thủy Sản
- Công nghiệp, Xây dựng
- Dịch vụ, Thương mại
Năm 1995:
- Nông, Lâm, Thủy Sản
- Công nghiệp, Xây dựng
- Dịch vụ, Thương mại

Tỉnh Thanh Hóa Vùngmía Lam
Sơn
100
100
51,63
59,95
17,74
11,73
30,63
28,32
100

100
45,99
54,60
20,09
14,53
33,92
30,87

Huyện Thọ
Xn
100
52,17
17,39
30,43
100
43,11
24,80
32,09

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

Vi mơ hình hợp tác đa thành phần, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế
Nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp công nghiệp chế biến và ngân hàng đã làm
thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng GDP của vùng. Tình hình ở
Lam Sơn đã chứng minh rằng nếu có cơ chế đúng phù hợp với thực tiễn thì quan

điểm cơng nghiệp hóa nơng nghiệp của Đảng sẽ được đưa vào cuộc sống. Năm
1995, giá trị tăng thêm của công nghiệp trong vùng chiếm 9,1% tăng 2,6% so
với năm 1990 . Trong đó, quốc doanh chiếm 2,3% giảm 1% về tỷ lệ cơ cấu so
với năm 1990. Như vậy cơng nghiệp quốc doanh có vai trò rất quan trọng đến sự
phát triển của vùng. Sản xuất của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn liên tục
tăng và có hiệu quả. Tính theo giá cố định năm 1989 giá trị sản lượng năm 1995
đạt 40,3 tỷ đồng chiếm 65,6% giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh toàn
vùng và 52,5% giá trị toàn vùng kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh. Giá trị
sản lượng công nghiệp năm 1995 tăng 7,3 lần so với năm 1990.

CHƯƠNG II
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
I – SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA
ĐƯỜNG LAM SƠN
1. Hồn cảnh ra đời Cơng ty.
Đầu năm 1980, Nhà nước đầu tư xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn với
công suất 1.500 tấn mía cây/ngày, vốn thiết bị tương đương 15 triệu USD. Năm
1986, Nhà máy đã căn bản hoàn thành việc xây dựng, bắt đầu đi vào hoạt động.
Tổng kinh phi xây dựng nhà máy bàn giao vào sản xuất là 107 tỷ đồng Việt Nam
(giá năm 1986).
Nhà máy được xây dựng có cơng suất tương đối lớn, cơng nghệ khá tiên
tiến. Cái khó của Nhà máy, một doanh nghiệp công nghiệp chế biến là nguồn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28


nguyờn liệu từ sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm thập kỷ 80, trong cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp, tình trạng thiếu vốn đầu tư, dịch vụ để tạo vùng sản
xuất nguyên liệu rất nặng nề. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nhà nước với
người trồng mía bị chia rời cắt khúc, quan hệ lợi ích giữa nhà máy và người
trồng mía đều khơng được quan tâm đầy đủ và rốt cuộc là Nhà máy thiếu
nguyên liệu không phát huy được công suất của một cơ sở công nghiệp chế biến
vừa mới ra đời. Liên tục trong 4 vụ liền, từ năm 1986 đến năm 1990, do thiếu
nguyên liệu và chất lượng nguyên liệu kém, Nhà máy mới chỉ sử dụng được xấp
xỉ 10% công suất thiết kế (năm 1986 - 1987 mua 9.600 tấn mía, bằng 4% cơng
suất thiết kế; vụ mía năm 1987 - 1988 mua được 24.000 tấn mía, vụ mía 1989 1990 mua được 26.000 tấn, bằng 12% công suất thiết kế. Nhà máy lúc này đã
đứng trước nguy cơ đóng cửa, thậm chí có phương án tháo dỡ nhà máy đưa vào
miền Nam.
Tóm tắt, trước năm 1990 mặc dù với một hệ thống tổ chức sản xuất: hợp
tác xã, nông trường quốc doanh, doanh nghiệp cơng nghiệp chế biến, được hình
thành và đi vào hoạt động, nhưng cục diện kinh tế - xã hội trong vùng vẫn khơng
thốt khỏi trạng thái kinh tế chậm phát triển, tự cung, tự cấp.
- Ở khu vực kinh tế hợp tác xã, gần 100 hợp tác xã trong vùng chỉ là sự
cộng hợp các yếu tố đồng chất của kinh tế hộ nơng dân cịn lệ thuộc vào kinh tế
tự nhiên.
- Ở khu vực quốc doanh nông nghiệp, 3 nông trường quốc doanh vẫn chưa tạo
ra được điều kiện để phát triển sản xuất tự nuôi sống mình mà vẫn phải trơng chờ
vào ngân sách nhà nước, do đó khơng phát huy được vai trị chủ đạo đối với vùng.
- Quốc doanh công nghiệp ra đời, nhưng do chưa tạo đủ điều kiện để tác
động đến kinh tế hộ nông dân, lại chưa tạo ra quan hệ kinh tế gắn bó lợi ích
nơng dân với lợi ích nhà máy, nên đã kéo dài tình trạng thiếu nguyên liệu và
đứng trước nguy cơ thua lỗ.
Nhìn lại thực trạng vùng Lam Sơn trước năm 1990 có thể rút ra nhận xét
sau đây: Nếu khơng tạo lập được hình thức tổ chức và cơ chế quản lý phù hợp
thì dẫu đầu tư lớn vẫn không tạo ra được động lực làm thay đổi cục diện kinh tế

- xã hội trên vùng. Từ đó có thể kết luận rằng tăng cường đầu tư phải đi liền với
đổi mới mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động các doanh nghiệp nhà nước trên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

a bàn, gắn kinh tế nhà nước với kinh tế hộ nông dân, tạo ra động lực thúc đẩy
kinh tế - xã hội vùng phát triển tồn diện.
2. Qúa trình chuyển đổi Công ty.
Năm 1993 nhà nước cho phép nhà máy đường Lam Sơn chuyển đổi thành
Công ty đường Lam Sơn. (Công ty đường Lam Sơn là một doanh nghiệp Nhà
nước được thành lập theo thông báo số 01 TB ngày 04/01/1993 của Thủ tướng
Chính phủ và quyết định số 11 NN-TCCB ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT).
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Công nghệ đường mật bánh kẹo.
+ Công nghệ nước uống giải khát có cồn và khơng có cồn.
+ Chế biến các sản phẩm từ đường và hoa quả.
Dịch vụ sản xuất đời sống.
Nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng cho Ngành sản xuất mía đường.
Xuất khẩu vật tư thiết bị phụ tùng cho ngành sản xuất mía đường từ năm
1998 - 1999 ln ln hồn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, nộp ngân sách
Nhà nước ngày một tăng, vốn được bảo tồn khơng ngừng qua các năm, đời
sống CBCNV không ngừng được cải thiện và nâng cao tạo ra bước phát triển
mới cả lượng và chất tự khẳng định thế đứng ổn định và vững chắc của một
doanh nghiệp quốc doanh trong cơ chế thị trường đã và đang phát huy vai trò

trung tâm chủ đạo và là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của vùng kinh tế mới
Lam Sơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp thành một
vùng kinh tế hàng hoá lớn, từng bước nâng cao đời sống văn hố tinh thần cho
bà con trồng mía trong vùng. Bộ mặt nông thôn 96 xã của 9 huyện và 4 nơng
trường Quốc doanh phía Tây Nam Thanh Hố được đổi mới.
Trong những năm qua Cơng ty liên tục được nhà nước khen thưởng
những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. sản phẩm của Công ty
đường Lam Sơn được khách hàng đánh giá cao chất lượng cũng như phương
thức bán hàng và uy tín của Cơng ty được người tiêu dùng bầu chọn là hàng Việt
Nam chất lượng cao bởi Cơng ty có chính sách đảm bảo chất lượng theo hệ
thống tiêu chuẩn ISO 9002 mang lại niềm tin và luôn thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Chính vì vậy sản phẩm của Cơng ty đã được tặng nhiều huy chương
vàng qua các lần hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp, Công ty được giải

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28

vng chất lượng Việt Nam. Là doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam về chế biến
công nghiệ thực phẩm được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng đạt tiêu chuẩn
ISO 9002.
Ngày 06 tháng 12 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số
1033- QĐ/TTg về việc chuyển đổi Công ty đường Lam Sơn thành Cơng ty cổ
phần mía đường Lam Sơn. Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn kinh doanh các
ngành nghề sau:
- Công nghiệp đường, bánh kẹo, cồn, nha.
- Cơng nghiệp nước uống có cồn và khơng có cồn.

- Công nghiệp chế biến các sản phẩm sau đường.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
- Công nghiệp chế bến thức ăn gia súc.
- Các dịch vụ: Vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản
phẩm, sản xuất và cung ứng giống cây, giống con.
- Các ngành nghề khác phù hợp với pháp luật quy định.
1- Vốn điều lệ: 150 tỷ đồng.
Trong đó:
- Tỷ lệ phần Nhà nước 46% vốn điều lệ.
- Tỷ lệ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp 24% vố điều lệ.
- Tỷ lệ phần bán cho người lao động trồng và bán mía cho doanh nghiệp
là 26% vốn điều lệ.
- Tỷ lệ bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp 4% vốn điều lệ.
2- Giá trị thực tế của Cơng ty đường Lam Sơn để cổ phần hố là
665.559.000.000 đồng (Sáu trăm sáu nhăm tỷ, năm trăm năm chín triệu đồng).
3- Ưu đãi cho người lao động:
Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động: 614.456 cổ phần, trong đó:
- Số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 214.465 cổ phần.
- Số cổ phần ưu đãi cho người lao động trồng và bán mía cho doanh
nghiệp: 400.000 cổ phần.
- Tồn bộ giá trị được ưu đãi: 18.433.950.000 đồng.
4. Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá được sử dụng tiền bán cổ phần như
sau: Đào tạo và đào tạo lại cho người lao động: 228.400.000 đồng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận văn tốt nghiệp

Lê ngọc Quang QLKT.K. K 28


5. Căn cứ các chế độ ưu đãi quy định tại Nghị định số 441/1998/NĐ-CP
ngày 29 tháng 6 năm 1998, Nghị định số 51/99/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm
1999 của Chính phủ, Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn lựa chọn những
khoản ưu đãi cao nhất của 1 trong 2 Nghị định này và đăng ký với cơ quan thuế
của địa phương.
Ngày 18 tháng 12 năm 1999 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tổ
chức đại hội cổ đơng thông qua kế hoạch bầu ra Hội đồng quản trị và thông qua
kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000 của Cơng ty.
II - THỰC TRẠNG CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, chất lượng lao động ở các đơn vị của Công ty
cổ phần mía đường lam sơn hiện nay.
1.1. Sự cần thiết phải cải tiến tổ chức bộ máy và nhân sự.

- Tất cả các chiến lược sản xuất kinh doanh của bất kỳ của một Công ty
nào đều phải đi từ chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
- Việc tổ chức bộ máy điều hành nhân sự hợp lý và có hiệu quả cao là vấn
đề rất quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
- Sau nhiều năm hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp Nhà nước Cơng ty
đường Lam Sơn nói riêng và các doanh nghiệp Nhà nước nói chung đều chịu sự
tác động của nhiều yếu tố chính trị xã hội... dẫn đến việc công tác tổ chức bộ
máy quản lý điều hành nhân sự chưa hợp lý. Do đó chưa khai thác hết hiệu quả
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
1.2. Cơ cấu lao động và bộ máy quản lý.

a) Cơ cấu lao động:
Tổng số CBCNV của Cơng ty tính đến 30/12/2000 là: 1.665 người.
Trong đó: Nam : 1.083 người
Nữ : 582 người
Trình độ: - Trên Đại học:

7 người
-Đại học:
168 người
- Cao đẳng:
71 người
- Trung cấp:
192 người
- Thợ bậc cao:
137 người (bậc 5 trở lên)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×