Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Những vấn đề của ngôn ngữ học ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 10 trang )

số 5(325)-2022

NGƠN NGỮ & ĐỜI SỐNG

5

ÌNGÕN ngơ học vá việt NGLfHQCj

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN VÃN KHANG
*

j

TÓM TẢT: Ra đời như một tất yếu khách quan về nhu cầu phát triển của ngôn ngữ học, ngôn ngữ
học ứng dụng nhanh chóng trở thành phân ngành thu hút sự quan tâm của giới ngôn ngữ học. Mục
tiêu ban đầu của ngôn ngữ học ứng dụng là tập trung vào giảng dạy ngôn ngữ, nhung, với lợi thế của
khái niệm “ứng dụng”, ngôn ngữ học ứng dụng đã và đang ngày càng mở rộng nhiệm vụ, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mở, “làm trung gian giữa ngôn ngữ học và
việc sử dụng ngôn ngữ”, “là khoa học của mọi thứ”, “nghiên cửu các vấn đề của con người về ngôn
ngữ”, v.v. Chính vi thế, cho đến nay, vẫn cịn có các cách nhìn khác nhau về ngơn ngữ học ứng dụng.
Bài viết này nhìn nhận ngơn ngữ học ứng dụng trong dịng chảy chung của lịch sử nghiên cứu
ngơn ngữ, giới thiệu, trao đổi về ngôn ngữ học ứng dụng và cho rằng, tùy theo thực tế xã hội cũng
như cảnh huống ngơn ngữ ở mỗi quốc gia mà có thể lựa chọn những vấn đề của ngôn ngữ học ứng
dụng phù hợp cho từng giai đoạn.
TỪ KHĨA: ngơn ngữ học; ngôn ngữ học ứng dụng; mục tiêu; lĩnh vực nghiên cứu mở; các cách
nhìn khác nhau.
NHẬN BÀI: 15/2/2022.
BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG: 18/5/2022
1. Mở đầu
Ngôn ngữ học ứng dụng được coi là sự tiếp nối hay là sự mở rộng của việc nghiên cứu ngôn ngữ,


là một lĩnh vực mở (open field) [Rampton, 1997] với nhiệm vụ là làm “trung gian giữa ngôn ngữ học
và việc sử dụng ngôn ngữ” [Cook, 2003], là “khoa học của mọi thứ” [Rampton, 1997], “Ngơn ngữ
học ứng dụng có nghĩa là nhiều thứ đối với nhiều người” [Cook, 2006]. Với phạm vi nghiên cứu rộng
mở như vậy, cho nên, mặc dù ra đời đã lâu nhưng nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học ứng dụng
vẫn là cả một vấn đề, đã và đang tiếp tục được thảo luận. “Ngôn ngữ học ứng dụng khơng tự cho
mình một định nghĩa dễ hiểu” [Cook, 2006].
Ở Việt Nam, tên gọi chính thức “ngơn ngữ học ứng dụng” tuy được nhắc đến chưa lâu, chưa nhiều
nhưng thực tế đã có nhiều nghiên cứu và thành quả nghiên cứu về ngôn ngôn ngữ học ứng dụng cũng
rất đáng kế và ngày càng được quan tâm. Có lê vì thế mà gần đây (tháng 1/2021), Trường Ngoại ngữ Du lịch thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức riêng một hội thảo nhằm kiến nghị
“chính danh hóa” chun ngành “Ngơn ngữ học ứng dụng” ở bậc tiến sĩ và kết quả là đã có mã ngành
này: 9229022 (dự kiến) [ Trường cũng đang hoàn tất
các thủ tục để đào tạo bậc cử nhân về Ngôn ngữ học ứng dụng.
Bài viết này muốn nêu ra những vấn đề về ngơn ngữ học ứng dụng nói chung, ngơn ngữ học ứng
dụng ở Việt Nam nói riêng.
2. Theo dịng lịch sử nghiên cứu
Ngôn ngữ học là một trong những ngành khoa học cơ bản chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ, được
ra đời rất sớm. “Cơng bằng mà nói thì thật quả là khoa học về ngôn ngữ trở thành một khoa học tự lập
chân chính, trước hết, ở châu Âu và đóng vai trị chủ lực của ngơn ngữ học thế giới ngày nay cũng
chính là thứ ngơn ngữ học trước hết xây dựng ở châu Âu”. Song, cũng “không thể làm ngơ” “trước
những truyền thống ngôn ngữ học ở một số nơi ngoài châu Âu như Ai Cập, Babylon, Trung Quốc,...”
[Nguyễn Kim Thản, tr.l 1]. Với một lịch sừ nghiên cứu lâu đời như vậy, cho đến nay, ngôn ngữ học
đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu và các hướng nghiên cửu cũng ngày một được bổ sung, mở
rộng, vừa chuyên ngành vừa liên ngành.

* GS.TS; Trường Đại học Phenikaa; Email: ;
nvkhang@gmail. com


6


NGƠN NGỮ & ĐỜI SĨNG

Số 5(325)-2022

Mặc dù “cách phân chia lịch sử theo thế kỉ là cách phân chia thời gian võ đốn nhất” [R.H Robins,
tr.3O5], nhưng, xem ra, ngơn ngữ học cũng khơng có cách phân chia khác hơn khi xem xét diễn trình
của ngơn ngữ học. Trong các cách phân chia đó, có một cách phân chia thường được nhắc đến và dễ
nhận biêt là lây giai đoạn nghiên cứu ngôn ngữ của F.de Saussure-đỉnh cao của câu trúc luận, đê phân
ra thành: ngôn ngừ học trước F.de Saussure, ngôn ngữ học thời của F.de Saussure và ngôn ngữ học
sau/ hậu F.de Saussure. Nhưng, cho dù có phân chia như thế nào đi chăng nữa thì mạch xuyên suốt
các giai đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ vẫn trên dựa nền tảng về đặc điểm cấu trúc hệ thống và chức
năng của ngơn ngữ. Có khác chăng là ở tư liệu, hướng tiếp cận, nhận thức và gắn với sự vận động của
xã hội (như là những nhân tố tác động vào ngơn ngừ), theo đó là những kết quả mới (so với cũ) và khả
năng ứng dụng của chúng. Có thê hình dung như sau:
1) Ngay ở thời kì ngữ pháp Hy Lạp cổ đại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí phân biệt câu:
hình thức (ngữ âm, hình thái, cú pháp), tiêu chí nghĩa (nghĩa từ vựng, nghĩa diễn dịch, nghĩa biêu thị,
nghĩa phong cách). Trường phái ngôn ngữ học Stoic đã đưa ra hai quan điểm quan trọng trong nghiên
cứu ngôn ngữ: 1/Nghiên cứu ngôn ngữ phải phân biệt cho được nghiên cứu logic của ngôn ngữ với
nghiên cứu ngừ pháp; 2/Phải sử dụng thuật ngữ cho chính xác.
Xung quanh câu hỏi mà Plato đưa ra “Tại sao từ lại có nghĩa”, cuộc tranh luận đã kéo dài với ít
nhất là 03 cách nhìn: 1/Tên gọi của sự vật do tính chất của nó quyết định, nên từ có nghĩa; 2/Tên gọi
của sự vật có được là do thói quen, tức là do thoả thuận giữa những người sử dụng; 3/Cần phải phân
tích các thành phần cấu tạo nên từ thì mới có thể hiểu được. Từ đó cho đến nay, mối quan hệ âm nghĩa (cái biểu đạt và cái được biểu đạt) của tín hiệu ngơn ngữ là võ đốn hay có lí do vẫn được coi
là câu chuyện chưa có hồi kết với những thảo luận sơi nổi, thậm chí gay gắt, trong đó, có cả ý kiến
cịn tự nhận, cho cứ như là phát kiến của riêng mình.
Theo Socrates, một câu có thể gồm hai bộ phận là “onoma” (danh từ) và “rhma” (động từ).
Aristotle cho rằng, ngôn ngữ hình thành từ thói quen, lời nói là sự thể hiện của tư tưởng kinh nghiệm,
còn chữ viết là sự thể hiện của lời nói. Chùng tộc khác nhau thi lời nói và chữ viết khác nhau, nhưng
phản ánh tư tưởng của con người là giống nhau mà từ vựng của một ngôn ngữ là dấu hiệu của tư
tưởng. Đây chính là mối quan hệ giữa ngơn ngữ và tư duy gắn với đặc trưng văn hóa ngơn ngữ dân

tộc, là cơ sở để sau này hình thành chuyên ngành “Cultural linguistics” (ngơn ngữ học văn hóa), trong
đó có ngơn ngữ học tri nhận mà theo Langacker, “Sự ra đời của ngơn ngữ học tri nhận có thể báo
trước sự trở lại của ngơn ngữ học văn hóa trong một hình thức mới. Các lí thut của ngơn ngữ học tri
nhận thừa nhận kiến thức văn hóa khơng chỉ là nền tảng của từ vựng mà cịn là các khía cạnh trung
tâm của ngữ pháp,” [Langacker, 1994, tr.31], Edward Sapir cho ràng, phía sau ngơn ngữ ln ẩn chứa
một nền văn hố, ngơn ngữ ln tồn tại khơng thể tách rời khỏi văn hố. Cái được gọi là văn hố
chính là sự tổng hồ các tập qn và tín ngưỡng xã hội được lưu truyền lại [Edward Sapir, 1949].
Ở thời kì Ngữ pháp La Mã cổ đại, nghiên cứu ngữ pháp tiếp tục được đẩy mạnh. Chẳng hạn, trong
cuốn “De Lingua Latina” (On the Latin Language), Marcus Terentius Varro (116-27 TCN) phân chia
ngơn ngữ học thành từ ngun học, hình thái học và cú pháp học. Ngữ pháp là môn khoa học có thế
giúp cho viết đúng, nói đúng và có nhiệm vụ như: sắp xếp chữ cái thành âm tiết, âm tiết thành từ, từ
thành câu, tránh lỗi và sử dụng khơng chuấn. Đến thời kì ngữ pháp trung đại, ngữ pháp tiếng Latin
được soạn thảo và ngôn ngữ học được đấy mạnh ở châu Âu, trong đó, đáng chú ý là “The first
grammatical treatise” (Chuyên luận ngữ pháp đầu tiên) nghiên cứu các phương pháp phiên âm từ đơn
(đây là tiền đề cho phân tích âm vị học của trường phái Praha sau này). Sự xuất hiện của ngữ pháp tư
biện (speculative grammar), hướng đến một ngữ pháp có giá trị cho tất cả các ngơn ngữ, bất chấp sự
khó khăn về sự khác biệt giữa chúng. Có thể nói, ở giai đoạn này, bao trùm lên ngơn ngữ học là
nghiên cứu ngữ pháp. Có lẽ vì thế mà đến mãi sau này (những năm 50 của thế kỉ XX), khái niệm “ngừ
pháp” như là thay thế cho “ngơn ngữ học” và điều này lí giải vì sao, ở giai đoạn này, nhiêu cuôn ngữ
pháp của một ngôn ngữ cụ thể lại có cả nội dung về ngữ âm học và từ vựng học.


sổ 5(325)-2022

NGƠN NGỮ & ĐỜI SỐNG

7

Nếu như trước đó, ngơn ngữ học chi chú trọng tới tiếng Latin, tiếng Hi Lạp cổ, thì ở thời kì Văn
hóa Phục hưng, tiếng Hebrew (với Thánh kinh, Cựu ước toàn thư), tiếng Ả rập (với kinh Coran) được

quan tâm nghiên cứu và đến cuối thế kỉ XVIII, ngôn ngữ học chú trọng tới nguồn gốc của ngơn ngữ
(paren language). Vi thế, có thể nói, điểm sáng của ngơn ngữ học thế kỉ XIX là ngôn ngữ học lịch sử
(Historical linguistics), ngôn ngữ học lịch đại (Diachronic linguistics): nghiên cứu lịch sừ phát triển
của ngôn ngữ (một hay nhiều ngôn ngữ), nghiên cứu sự khác biệt và gần gũi giữa nhiều ngôn ngữ.
Thời điểm này xuất hiện nhiều nhà ngơn ngữ học có đóng góp lớn cho ngơn ngữ học lịch sử và ngơn
ngữ học so sánh (Comparative linguistics), ngôn ngữ học so sánh-lịch sử (historical-comparative
linguistics), chẳng hạn, không thể không nhắc đến A.Schleicher, W.Humbold.
Theo A.Schleicher, nhiệm vụ của ngôn ngữ học cần làm sáng tỏ: 1/LÍ luận về quan hệ họ hàng
giữa các ngôn ngữ; 2/Phương pháp so sánh để thiết lập lại ngôn ngữ nguyên thuỷ; 3/Phân loại ngôn
ngữ. Là nhà sinh vật học, Schleicher cho rằng, sự phát triển của ngôn ngữ có tính quy luật, giống như
quy luật tiến hố của sinh vật, theo đó, tác giả phân chia ngơn ngữ thành ngữ hệ, ngữ tộc, ngữ chi, v.v.
và lập ra bản đồ phả hệ cùa ngữ hệ ngôn ngữ An-Au, v.v. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử ra đời với
nhiệm vụ nghiên cứu lịch đại (diachronic), nhằm xác định quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ
(relative language), xác lập ngôn ngữ nguồn (parent language; ancestor language), ngôn ngữ gốc
(proto-language) để quy về ngữ hệ, ngữ tộc và ngữ chi; làm rõ nguyên nhân và các nguyên lí phổ biến
của các diễn biến có liên quan.
Theo W.Humbold, năng lực ngôn ngữ là một chức năng quan trọng trong não người, vì thế, con
người khi sử dụng ngơn ngữ, từ một số lượng hữu hạn các thủ pháp, ngôn ngữ có khả năng sáng tạo ra
vơ vàn hành động ngơn ngữ. Ngơn ngữ khơng phải là một cơng trình đã hoàn thành và bất di bất dịch
mà là một hoạt động đang diễn ra. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà cịn là sự phản
chiêu trí tuệ con người; mồi ngôn ngữ phàn ánh những cách tư duy của dân tộc dùng nó, đồng thời
cũng tác động đến tư duy đó. Ngơn ngừ là linh hồn của một dân tộc, nhìn vào đó ta có thề thấy nó
phản ánh rõ hơn hết tâm hồn và tính cách con người và những đặc trưng văn hoá cơ bản của nền văn
hố đó [Ed. Sapir, 1949]. Nhờ đó, sau này, trên nền tảng của sự phân biệt ngôn ngữ (language) và lời
nói (parole) của F.de.Saussure, N.A.Chomsky đã làm sáng tỏ khái niệm “competence” (ngữ năng) và
“performance” (ngữ thi) với ngữ pháp tạo sinh (generative grammar).
Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive linguistics; phân tích đối chiếu: Contrastive analysis) ra đời
như là sự tiếp nối hay được coi là một phân ngành của ngôn ngữ học so sánh. Ớ thời kì đầu (cuối thế
kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), đối tượng đối chiếu là từ vựng và ngữ pháp. Ở the kỉ XIX, ngôn ngữ học
đối chiếu trở thành một phân ngành của ngôn ngữ học với nhiệm vụ chính đối chiếu các bình diện cùa

ngơn ngữ; hướng đến phân loại các ngôn ngữ dựa vào những điểm giống nhau trong cấu trúc ngơn
ngữ; tìm ra các phổ niệm ngôn ngữ; ứng dụng vào khắc phục lỗi trong quá trình học ngoại ngữ.
2) Với nghiên cứu của F.de Saussure, ngơn ngữ học có thêm một hướng nghiên cứu mới. “Sự
tương phản chính yếu và rõ ràng nhất giữa hai thế ki XIX và XX là sự xuất hiện nhanh chóng của
ngơn ngữ học miêu tả đến vị thế chiếm ưu thể hiện tại của nó, đối lập với với ngôn ngữ học so sánh
lịch sử” mà F.de Saussure là “nhân vật chủ chốt” của sự chuyển đổi này [R.H.Robins, tr.307]. Đúng
là “ngôn ngừ học cách tần” của thế kỉ XX bắt nguồn từ F.de Saussure [Benveniste; dẫn theo Đái Xuân
Ninh, 1984]. Mặc dù tư liệu là các ngôn ngữ châu Âu, “nhưng ảnh hưởng của ông (Saussure) đối với
ngôn ngữ học ở thế ki XX mà ông được cho là người khởi xướng, là to lớn nhất” [R.H.Robins,
tr.3O7]. Cũng theo R.H.Robins, những quan điểm đáng chú ý của F.de Saussure là:
Thứ nhất, hình thức hóa và làm rõ hai bình diện cơ bản và thiết yếu của ngơn ngữ; 1/Đồng đại
(synchronic; cịn gọi là bình diện miêu tả), trong đó, ngơn ngữ được xem như là những hệ thống tự
thân của giao tiếp ở một thời điểm nhất định; 2/LỊch đại (synchronic) được xem là bình diện lịch đại
hay lịch sử, trong đó những yếu tố tạo ra sự thay đổi mà các ngôn ngữ lệ thuộc vào theo tiến trình thời
gian được xem xét về mặt lịch sử.


8

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

Sỗ 5(325)-2022

Thứ hai, phân chia năng lực ngơn ngữ của người nói với hiện tượng thực tại hay các phát ngôn
(utterance) thành ngôn ngữ (language) và lời nói (parole). Do chịu ảnh hưởng lí thuyết xã hội học của
David Émile Durkheim, Saussure đã trừu tượng hóa ngôn ngữ ra khỏi cá nhân, nhưng ông lại cho
rằng, những thay đổi của ngôn ngữ bắt đầu từ những thay đổi của các cá nhân trong lời nói của họ.
Mặc dù vậy, ông vẫn tuyên bố rằng, ngôn ngữ không lệ thuộc vào sức mạnh thay đổi cá nhân.
Thứ ba, bất kì ngơn ngữ nào cũng được hoạch định và miêu tả ở mặt đồng đại như một hệ thống
các thành phần có liên hệ với nhau (từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm/ âm vị học). Ngôn ngữ là hình thức

chứ khơng phải là chất liệu (language is form, non substance) với cách nói ân dụ về vị trí những qn
cờ trong bàn cờ hay những đồn tàu hịa trong mạng lưới hệ thống đường sắt.
Các nhận định về đường hướng cấu trúc trong ngôn ngữ cùa F.de Saussure làm nền tảng cho ngôn
ngữ học hiện đại và cũng theo R.H.Robins, cho dù chủ nghĩa cấu trúc có được hiểu khác nhau thì
“ngày nay ít nhà ngơn ngữ học có thể từ bỏ được tư tưởng cấu trúc trong cơng ưình cùa họ”. Chẳng
hạn:
Ngừ vị học (Glossemantics) cùa L.Hjlmslev nhấn mạnh vào hình thức. H.Sweet tập trung nghiên
cứu các bình điện đồng đại, bình diện miêu tả của ngơn ngữ học. N. Trubetzkoy và các nhà âm vị học
thuộc trường phái Praha đâ ứng dụng lí thuyết cùa F.de Saussure vào chi tiết hóa khái niệm âm vị và
phân tích âm vị. R.Jakobson nghiên cứu hình thái học, ứng dụng vào phân tích ngữ pháp, trọng tâm là
ngữ pháp cải biến-tạo sinh, v.v. Hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ học đồng đại xuất
hiện, như: “Langguge” của O.Jesperson, “Theory of Speech and Language” của A.Gardiner, v.v.
Trong các tác phẩm cùa Fr.Boas, E. Sapir có thể tìm thấy mối quan hệ giữa nhân chùng học/ nhân
học với ngôn ngữ học. Whorf chú trọng đến sự ảnh hưởng sâu rộng của ngôn ngữ đen đời sống cùa
con người.
L.Bloomfied, như một ngã rẽ khác của cấu trúc luận và nổi lên thành một trường phải miêu tả Mỹ,
tập trung vào phương pháp luận và phân tích hình thức, v.v. Nói theo R.H.Robins, trong giai đoạn từ
1933-1957 “ngơn ngữ như một ngành khoa học độc lập (tự thân) đã ngày càng được người ta khang
định và được thể hiện rộng rãi trong nhiều trường đại học ở Mỹ hơn là những nơi khác trên thế giới,
cho nên những ảnh hưởng của L.Bloomfied được thấy trong tồn bộ các cơng trình nghiên cứu trên
thế giới” [R.H.Robins , fr.329].
3) Như là một tất yếu, “trong mỗi cái được ln có một cái mất”, trong những luận điểm được coi
là đỉnh cao cấu trúc luận của F.de Saussure, người ta lại tìm thấy những “lỗ hổng” (như lỗ hổng cùa
sản phẩm công nghệ thông tin thời nay). Chẳng hạn, ngôn ngữ học xã hội cho rằng, lời nói khơng chi
có mỗi “tính cá nhân” mà cịn có cả tính xã hội, vì, nếu khơng có tính xã hội thì làm sao con người
giao tiếp được với nhau; Mối quan hệ giữa hai mặt âm (cái biểu đạt) và nghĩa (cái được biểu đạt) có
thực sự là võ đốn (arbitrariness) bởi vì mọi thứ trên đời này chẳng có gì là “bồng dưng” cả, phải
chăng chi là từ góc nhìn (đồng đại hay lịch đại); Sự tách biệt đồng đại và lịch đại là đúng, nhưng nếu
giữa chúng chẳng có liên quan gì với nhau thì lại là điều khơng thể; Nếu ngơn ngữ chỉ là “cho nó” và
“vì nó” thì làm sao lí giải được bản chất xã hội của ngôn ngừ với chức năng là công cụ giao tiếp quan

trọng nhất của con người, v.v. Vì thế, sau/ hậu F.de Saussure, ngơn ngữ học đã chú trọng nhiều hơn
hay có thê nói là tập trung vào ngôn ngữ trong sử dụng mà đã là sử dụng thì phải gắn với hàng loạt
các nhân tố trong và ngồi ngơn ngữ.
4) Lấy ngơn ngữ sử dụng làm đối tượng nghiên cứu, ngôn ngữ học hậu cấu trúc coi ngôn ngữ - con
người (dùng ngôn ngữ để giao tiếp; còn gọi là vai giao tiếp) - bối cảnh xã hội (với nghĩa rộng của từ
“xã hội”) như là thế chân kiềng, là điều kiện không thế thiếu khi nghiên cứu ngơn ngữ. Theo đó,
hướng tiếp cận nghiên cứu liên ngành giữa ngôn ngữ học với các ngành khoa học khác (như xã hội
học, tâm lí học, dân tộc học, nhân học/ nhân chủng học, sinh thái học, v.v.) được đẩy mạnh. Như vậy,
nếu như tiếp cận liên ngành (Inter-disciplinarity) là sự liên kết các môn học, các ngành khoa học, là sự
hợp tác (co-operation), sự “thụ tinh chéo” (cross-fertilization) trong khoa học xã hội [Margaret Mead,
1931] thì sàn phẩm nghiên cứu của ngơn ngữ học ln gắn với sự tác động hay có liên đới tới các


số 5(325)-2022

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

9

ngành khoa học liên quan. Nói theo cách nhìn của ngơn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học lấy ngôn ngừ
làm đối tượng và xã hội (như dân tộc, văn hóa, v.v.) là lực lượng tác động vào ngôn ngữ (vừa là tác
nhân vừa là động lực cũng vừa là nguyên nhân để giải thích các hiện tượng ngơn ngữ trong sử dụng).
Trong dịng chảy của ngôn ngữ học không thể không nhắc đến ngữ dụng học (Pragmatics). Thuật
ngữ này được Charles Morris đưa ra vào những năm 1930 trong cuốn “Signs, Language and
Behavior” với tư tưởng chủ đạo là, liên quan đến nguồn gốc (origins), cách sử dụng (uses) và tác dụng
của các kí hiệu (effects of signs) trong tổng hành vi của người giải thích các kí hiệu. Ngữ dụng học đã
trải qua một chặng đường hình thành và phát triển, chẳng hạn như, đã trải qua ngữ dụng học lịch sử
(Historcal pragmatics) và phải đến những năm 70 của thế ki XX, ngữ dụng học mới thực sự có được
vị trí đích thực trong ngơn ngữ học. Nói một cách khái qt, ngừ dụng học nghiên cứu việc sử dụng
ngôn ngữ tự nhiên trong giao tiếp, tức là, nghiên cứu các mối quan hệ giữa các ngôn ngữ và người sử

dụng chúng. Ngữ dụng học đem lại cho con người “sự giải thích đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và nói
chung là hợp lí hơn về hành vi ngơn ngữ của con người” [David Lodge, 1991] và nếu khơng có ngữ
dụng thì khơng thể hiểu ngơn ngữ thực sự có nghĩa là gì, hoặc ý nghĩa thực sự về lời nói của một
người là như thế nào.
Ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn Đức Dân (1998), Đồ Hữu Châu (1995, 2007) đã có cơng trinh
riêng giới thiệu khá hệ thống và vận dụng các kiến thức ngữ dụng học vào nghiên cứu tiếng Việt. Tiếp
đó, có một số cuốn khác về ngữ dụng học xuất hiện, như: “Dụng học Việt ngữ” của Nguyễn Thiện
Giáp (2000), “Ngữ dụng học” của Đỗ Việt Hùng (2011), v.v. và dựa trên lí thuyết này đã có nhiều
nghiên cứu về các đặc điểm cụ thể của tiếng Việt cũng như đối chiếu song ngữ Việt với một số ngơn
ngữ nước ngồi (như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga, V.V.).
3. Ngôn ngữ học ứng dụng trong dịng chảy của ngơn ngữ học
Điểm qua (và quả thực cũng chi có thể là điểm qua) dịng lịch sử nghiên cứu ngơn ngữ để nhằm
đưa ra một câu hỏi: Ngôn ngữ học ứng dụng ở khúc nào của dịng chảy đó?
Cũng cần phải nói thêm rằng, việc phân đoạn các hướng nghiên cứu cũng như đánh giá, xếp tác
giả vào hướng này hay hướng kia cũng chỉ là rất tương đối, bởi, trong nghiên cứu khoa học, nhất là
khoa học xã hội, giữa các hướng nghiên cứu ln có mối liên quan, có tính liên kết và trong nghiên
cứu cùa mỗi cá nhân cũng thường là như vậy. Ví dụ, nghiên cứu của F.de Saussure thường được nhắc
đến là cấu trúc, nghiên cứu ngôn ngữ là “cho nó” và “vì nó”, nhưng thực tế, trong nghiên cứu của ơng,
đâu đó ở các trang khác đã nhắc đến extralinguistics (ngoại ngôn ngữ học; ngôn ngữ học ngoại tại):
"Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu các hiện tượng ngoại vi của ngơn ngữ có thể đạt được những
thành quả tốt đẹp (...)” [F.de Saussure]; “Sự phân biệt đồng đại với lịch đại, ngơn ngữ với lời nói,
cũng như hình thức với chất liệu, ở chỗ này, hồn tồn tách biệt, ở chỗ kia lại có sự tác động lẫn
nhau” [Đái xuân Ninh, 1984], v.v.
Theo William Grabe [2022] lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng bắt đầu từ khoảng năm 1948 với việc
xuất bản số đầu tiên của tạp chí “Language Learning: A Journal ofApplied Linguistics". Tác giả cũng
cho biết thêm rằng, mặc dù chắc chắn có những điểm khởi đầu khả dĩ khác, nhưng thời gian này cơ
bản là phù hợp với hầu hểt các cuộc thào luận về sự khởi đầu của ngôn ngữ học ứng dụng.
Theo một tài liệu của Trung Quốc, thế kỉ thứ XIX, Baudouin de Courtenay đã đề xuất khái niệm
“Applied linguistics” (ngôn ngữ học ứng dụng) và ngôn ngữ học ứng dụng được hình thành vào
những năm 40-50 của thế kỉ XX [ />Dựa vào mối quan hệ giữa ngữ dụng học với việc giảng dạy ngôn ngữ (language teaching) để xem

xét sự ra đời của ngôn ngữ học ứng dụng, một sổ ý kiến cho rằng, ngôn ngữ học ứng dụng ra đời ở
Mỹ vào những năm 40 của thế kỉ XX. Chẳng hạn, ngay từ năm 1946, tại Câu lạc bộ nghiên cứu của
Đại học Michigan, C.Fries, R.Lado cùng các cộng sự đã chú trọng nghiên cứu vấn đề dạy tiếng Anh
cho người nước ngoài và cho xuất bản tạp chí “Language Learning”: “Journal of Applied
Linguistics”. Đây là tạp chí đầu tiên xuất hiện khái niệm “Applied linguistics”. Năm 1959, tại Mỹ,
C.Fergution và các cộng sự thành lập Trung tâm Ngôn ngữ học ứng dụng (Center for Applied


10

NGÔN NGỬ & ĐỜI SỚNG

Số 5(325)-2022

linguistics). Năm 1964 được coi là thời gian chín muồi của ngơn ngữ học ứng dụng: tại Pháp lần đầu
tiên tổ chức Hội thảo khoa học về ngôn ngữ học ứng dụng và thành lập Hội Ngôn ngữ học ứng dụng
quốc tế (Association Intermational de Linguistique Appliquée; AILA); ở Anh xuất bản‘‘77?e
Linguistics Sciences and Language Teaching”; ở Mỹ xuất bản “The Psychologist and the foreign
language Teacher”-, năm 1977, ở Mỹ, thành lập Hội Ngôn ngữ học ứng dụng Mỹ (The American
Association for Applied Linguistics), v.v.
Có thể tóm tắt q trình hình thành, phát triển gắn và nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học ứng
dụng như sau:
- Những năm 50-60 của thế kì XX: Ngơn ngữ học ứng dụng tập trung vào giảng dạy ngôn ngữ.
Chẳng hạn, tại Mỹ, ngôn ngữ học ứng dụng đã ứng dụng kết quả nghiên cứu về cấu trúc và chức năng
của ngôn ngữ vào việc giảng dạy tiếng Anh trong trường học và sau đó là giảng dạy ngơn ngữ thứ hai
và ngoại ngữ. Sau này, không chi chú trọng đến giảng dạy (teaching), ngôn ngữ học ứng dụng chú
trọng đến cả giảng dạy và học tập (learning); tiếp đó tập trung vào học tập mà trọng tâm là việc thụ
đắc ngôn ngữ thứ hai (Second-language acquisition; SLA); chú trọng vào các vấn đề ngơn ngữ thực te
có liên quan như tham gia vào các vấn đề đánh giá ngơn ngữ, các vấn đề chính sách ngơn ngữ, kế
hoạch hóa ngơn ngữ. Vào cuối những năm 1960, ngơn ngữ học ứng dụng cùng với việc lấy giảng dạy

ngôn ngừ thứ hai là nhiệm vụ trọng tâm đã mở rộng sang các lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ.
- Những nãm 70-80 của thế kí XX, ngơn ngữ học ứng dụng với tư cách là một chuyên ngành có
nhiệm vụ giãi quyết các vấn đề dựa trên ngôn ngữ trong thế giới thực (real-world) như: dạy-học ngơn
ngữ nói chung, trong đó, nhấn mạnh đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (SLA) và các vấn đề liên quan
như đa ngữ, quyền của người thiếu số trong đó có quyền ngơn ngữ, chính sách ngơn ngữ, kế hoạch
hóa ngơn ngữ, đào tạo giáo viên ngôn ngữ, v.v.
Các nội dung khoa học của ngôn ngừ học ứng dụng ngày càng được mở rộng theo hướng chuyên
sâu liên quan đến dạy-học ngôn ngữ như: đánh giá ngơn ngữ, kế hoạch hóa ngơn ngừ, chính sách
ngôn ngừ, các vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong môi trường chuyên nghiệp, dịch thuật, từ điển học,
song ngữ/ đa ngừ, ngôn ngữ và công nghệ (language and technology), ngôn ngữ học khối liệu (corpus
linguistics), v.v. Những nội dung khoa học này đã thu hút ngày càng nhiều người tham gia nghiên
cứu, theo đó, làm tàng đáng kể số lượng các nhà ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguists). Lí do là
vì, ngơn ngữ là trung tâm của mọi hoạt động giao tiếp với nhiều vấn đề đa dạng, phức tạp của ngôn
ngừ học gắn với thế giới thực cần được nghiên cứu, giải quyết.
Đen những năm 90 của the ki XX, cùng với những nội dung nghiên cứu nêu trên, ngôn ngữ học
ứng dụng tiếp tục mở rộng hơn về nghiên cứu đa ngữ và nghiên cứu phản biện (critical studies)
.
*
Từ
đây, ngôn ngữ học ứng dụng đã chuyển sang nghiên cứu mang tính lí thuyết và thực nghiệm về các
vấn đề của thế giới thực (the theoretical and empirical investigation of real world problems), trong đó
ngơn ngữ là vấn đề trung tâm [Christopher Brumfit, 1997],
- Những năm 90 của thể kỉ XX, ngôn ngừ học ứng dụng mớ rộng sang phân tích diền ngơn, phân
tích dữ liệu mơ tả và giải thích dữ liệu ngơn ngữ trong mơi trường xã hội/ văn hóa.
Tổng hợp lại, có thể thấy, cho đến nay, ngôn ngữ học ứng dụng đã và đang tập trung nghiên cứu,
giải quyết một số vấn đề cụ thể cụ thể như:
(i) Giáo dục ngôn ngữ, gồm:
về giảng dạy ngôn ngữ: tài nguyên, đào tạo, phương pháp dạy học, thực hành, tương tác giáo viênhọc sinh, sừ dụng ngơn ngữ, bình đẳng và bất bình đẳng trong giáo dục ngôn ngữ, động cơ, kết quả,
v.v.
về học ngôn ngữ: phương pháp học, kĩ năng học tập, thụ đắc ngơn ngữ, thái độ, v.v.

(ii) Đánh giá ngơn ngữ: tính hợp lệ, độ tin cậy, khả năng sử dụng, trách nhiệm, tính cơng bằng, v.v.
(iii) Bình đăng và bất bình đẳng về ngôn ngữ: dân tộc, giai cấp, khu vực, giới tính, tuổi tác, v.v.


sỗ 5(325)-2022

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

11

(iv) Đa ngữ tập trung vào trạng thái đa ngữ và hệ quả của nó: tiếp xúc ngôn ngữ, chuyển mã/ ngữ,
trộn mã/ ngữ, dịch chuyển, lan truyền, mất mát, duy trì, giao tiếp xã hội và văn hóa, giảng dạy ngơn
ngữ trong mơi trường đa ngữ, v.v.
(v) Bệnh lí ngơn ngừ: hiện tượng mất ngơn ngữ, chứng khó đọc, khuyết tật về thể chất, tự ki và
vấn đề ngơn ngữ, v.v.
(vi) Ke hoạch hóa ngơn ngữ và chính sách ngơn ngữ: sự phân bố vị thế, chức năng của các ngơn
ngữ, các mơ hình chính sách ngơn ngữ, sinh thái của ngơn ngữ, ngơn ngữ và chính trị, v.v.
(vii) Sử dụng ngơn ngữ: phương ngữ, diễn ngôn, việc truy cập vào các dịch vụ và tài nguyên, v.v.
(viii) Dịch thuật: tiếp cận dịch thuật, dịch thuật và công nghệ, v.v.
(ix) Ngôn ngữ và công nghệ: học tập, truy cập, sử dụng, v.v.
(x) Chữ viết: chính tả, chế tác chữ viết mới, cải tiến chữ viết, v.v.
Nhìn vào những nội dung trên cho thấy, “lãnh địa” của ngôn ngữ học ứng dụng quả là rất rộng,
mang tính bao trùm. “Ngơn ngữ học ứng dụng là một ngành học hướng đến thực hành nhằm giải
quyết các vấn đề dựa trên ngôn ngữ trong bối cảnh thế giới thực [William Grabe, 2022], Cũng khơng
khó để giải thích điều này vì, ngay từ những năm 60 của thế kỉ XX, ngôn ngữ học ứng dụng đã bắt
đầu xây dựng bản sắc riêng của mình như một lĩnh vực ngôn ngữ học liên ngành liên quan đến các
vấn đề ngôn ngữ trong thế giới thực. Và như vậy, nếu tính cả liên ngành thì các vấn đề nghiên cứu của
ngôn ngữ học ứng dụng không dừng lại như nêu ở trên.
Dựa vào những tổng kết, đánh giá về ngôn ngữ học ứng dụng, nhất là của William Grabe [2022],
có thể tổng hợp một số vấn đề như là điểm nhấn của ngôn ngữ học ứng dụng hiện nay là:

1) Giáo dục ngôn ngữ luôn là vấn đề trọng tâm của ngôn ngữ học ứng dụng. Tuy nhiên, vấn đề
giáo dục ngơn ngữ bao gồm dạy và học cần có được nhận thức mới gắn với bối cảnh xã hội, nhất là
trong tình hình “bình thường mới” với dịch covid hiện nay gắn với sử dụng công nghệ thông tin và
dạy-học trực tuyến. Chẳng hạn: phương pháp dạy học, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh (tương
tác đối thoại), học tập dựa trên nhiệm vụ (task-based learning), học tập dựa trên nội dung (contentbased learning), v.v. giáo viên với tư cách là nhà nghiên cứu thông qua nghiên cứu hành động (teacher
as researcher through action research), cách xử lí thơng tin, nhận thức về ngơn ngữ được sử dụng với
các chức năng mà ngôn ngữ phục vụ, ngoại khóa, các kĩ năng ngơn ngữ.
Nhiệm vụ của ngơn ngữ học ứng dụng là phải giúp giáo viên ngôn ngữ hiểu rõ hơn được sự kiện
giao tiếp (speech events), giúp giáo viên tham gia thực hành nghiên cứu hành động và là những người
thực hành để giảng dạy ngôn ngữ phù họp với môi trường xã hội.
2) Nghiên cứu phản biện (critical *studies) có vai trị quan trọng và là nội dung không thể thiếu
trong ngôn ngữ học ứng dụng, như: nhận thức phản biện (critical awareness), phân tích diễn ngôn
phản biện (critical discourse analysis), sư phạm phản biện (critical pedagogy), quyền của người học/
học sinh, thực hành đánh giá phản biện và đạo đức trong đánh giá ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ
(ethics in language assessment and language teaching).
3) Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong các thoại trường, như: học thuật, chuyên ngành, V.V.,
tức là, cách thức sử dụng ngôn ngữ ở từng thoại trường nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp.
4) Mơ tả, phân tích dữ liệu trong các thoại trường, bối cảnh giao tiếp, góp phần vào làm phong phú
các tài nguyên dùng để dạy-học ngôn ngữ.
5) Nghiên cứu vấn đề đa ngữ xã hội, chú trọng tới tương tác song ngữ/ đa ngữ (bilingual/
multilingual interaction) ưong trường học và cộng đồng. Lí do là vì, hiện tượng đa ngữ gắn với hàng
loạt các vấn đề của ngôn ngữ-xã hội, như: tương tác, thương lượng giao tiếp giữa các nhóm; vấn đề
giáo dục song/ đa ngữ; di dân và ngơn ngữ; bình đắng xã hội và chính sách ngơn ngữ gắn với việc sử
dụng ngôn ngữ; v.v.


12

NGƠN NGỮ & ĐỜI SĨNG


Sỗ 5(325)-2022

6) Nghiên cứu vấn đề kiểm tra và đánh giá ngôn ngữ, tức là cần có sự thay đổi cả về cách nhìn lẫn
thực hành kiểm tra đánh giá: cần chuyển từ kiểm tra, đánh giá những gì người học có thể làm được tại
một thời điểm nhất định sang sử dụng đánh giá như một cách để cải thiện hiệu quả học tập trên cơ sở
mang tính liên tục của một q trình học tập. Tức là, coi việc học tập liên tục để hướng đến mục đích
cuối cùng của người học là căn cứ để kiểm tra đánh giá.
7) Nghiên cứu ngôn ngữ học thần kinh và tác động cùa việc học ngôn ngữ lên q trình xử lí của
não; điều này liên quan đến những người mà trong vỏ não có khiếm khuyết về ngôn ngữ.
4. Trao đổi
1 ) Nếu dựa vào những nội dung, vấn đề của ngôn ngữ học ứng dụng nêu ra ở trên, có thể thấy,
ngơn ngừ học ứng dụng ở Việt Nam đã, đang được triển khai nghiên cứu và thành quả cũng là rất rõ.
Chẳng hạn, có mấy lĩnh vực đáng chú ý sau:
- Một trong những vấn đề trọng tâm, xuyên suốt của ngôn ngữ học ứng dụng là vấn đề dạy-học
ngôn ngữ, như: nghiên cứu thành tố văn hóa trong dạy-học ngoại ngữ, tương tác giao tiếp giữa giáo
viên và học sinh trong lớp học, việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường, giáo dục ngôn ngữ (bao gồm
tiếng Việt, song ngữ tiếng Việt-tiếng dân tộc) ở vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, v.v. Nhất là từ khi
Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với thế giới, nhu cầu biết và sử dụng ngoại ngữ tăng mạnh, trước hết là
tiếng Anh, thì cùng với việc dạy-học là việc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại
ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đang được đẩy mạnh. Vừa ứng dụng lí thuyết vừa gắn với thực tế,
nhiều công trinh khoa học đã được công bố, xuất bản. Hơn hai năm qua, trong trạng thái bình thường
mới của dịch covid, vấn đề dạy-học nói chung, dạy-học ngơn ngữ, ngoại ngữ nói riêng lại có thêm
hàng loạt những nghiên cứu mới, góp phần vào lí thuyết giáo dục ngơn ngữ của ngơn ngữ học ứng
dụng.
- Việc sử dụng tiếng Việt trong hành chính, trong đời sống xã hội, trên các phương tiện truyền
thông đại chúng gắn với việc chuẩn hóa, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt luôn được coi là nhiệm
vụ hàng đầu của Việt ngữ học. Cùng với đó, việc sử dụng tiếng Việt trong sự tiếp xúc với các ngơn
ngữ nước ngồi (như tiếng Hán, tiếng Pháp và hiện nay là tiếng Anh) và cách tiếp nhận các thành tố
của các ngôn ngữ này luôn được đặt ra; tiếng Việt với sự vận động của xã hội Việt Nam; mối quan hệ
giữa ngôn ngữ các dân tộc thiểu số với tiếng Việt; v.v.

- Bệnh học ngôn ngữ là một vấn đề của ngôn ngữ học ứng dụng ngày càng được quan tâm ở Việt
Nam để góp phần giải quyết các chứng mất ngôn ngừ, rối loạn ngôn ngữ, hạn chế ngơn ngừ, v.v.
- Cũng với cách nhìn rộng mở của ngơn ngữ học ứng dụng thì các nội dung nghiên cứu liên ngành
cùa ngơn ngữ học như chính sách ngơn ngữ, kế hoạch hóa ngơn ngữ, song ngữ/ đa ngữ xã hội, chữ
viết, lựa chọn ngôn ngữ, ngôn ngữ và chính trị, ngơn ngừ và tơn giáo, v.v. được coi là lãnh địa của
ngôn ngữ học xã hội nên được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
2 ) Có thể thấy, từ một đối tượng ban đầu là giảng dạy ngôn ngữ (trọng tâm là ngôn ngữ thứ hai),
với khái niệm “ứng dụng”, ngôn ngữ học ứng dụng ngày một mờ rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Theo đó, dường như có cảm giác rằng, ngơn ngữ học ứng dụng vì quá tận dụng lợi thế của khái niệm
“ứng dụng” nên phạm vi của nó trở nên quá rộng (too broad), quá rời rạc (too fragmented), khá mơ hồ
(rather vague), địi hỏi kiến thức chun mơn trong q nhiều lĩnh vực, trong khi đó lại khơng có một
bộ mơ hình nghiên cứu thống nhất (a set of unifying research paradigms).
Vì thế, “nội hàm” của ngơn ngữ học ứng dụng vẫn là vấn đề cần thảo luận. Chẳng hạn:
Ngôn ngữ học ứng dụng nên có phần cốt lõi/ tâm (core) và phần ngoại vi/ biên (periphery).
- Dạy-học đã và đang trở thành một nội dung quá lớn cả về hình thức, nội dung và tầm quan trọng
của nó, vì thế, nên tách ra khỏi ngôn ngữ học ứng dụng để trở thành “ngôn ngữ học giáo dục”
(educational linguistics).


sỗ 5(325)-2022

NGƠN NGỮ & ĐỜI SỐNG

13

- Với cách nhìn ngơn ngữ học ứng dụng là một lĩnh vực liên ngành, theo đó, nội dung của ngơn
ngữ học ứng dụng bao gồm: song ngừ và đa ngữ (bilingualism and multilingualism), phân tích hội
hoại (conversation analysis), ngơn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics), ngơn ngữ học kí hiệu
(sign linguistics), đánh giá ngơn ngữ (language assessment), văn tự/ chữ viết (literacies), phân tích
diễn ngôn (discourse analysis), sư phạm ngôn ngữ (language pedagogy), thụ đắc ngơn ngữ thứ hai

(second language acquisition), kế hoạch hóa và chính sách ngơn ngữ (language planning and policy),
liên ngơn ngữ học (interlinguistics), phong cách học (stylistics), giáo dục/ đào tạo giáo viên ngôn ngữ
(language teacher education), ngữ dụng học (pragmatics), ngơn ngữ học pháp đình/ tịa án (forensic
linguistics), dịch thuật (translation).
Cũng với cách nhìn là lình vực liên ngành, nhưng giới hạn hon, theo đó, một số lĩnh vực học thuật
liên quan đến ngôn ngữ học ứng dụng là: giáo dục (education), tâm lí học (psychology), nghiên cứu
giao tiếp (communication research), nhân chủng học (anthropology), xã hội học (sociology).
- Ngôn ngữ học ứng dụng chỉ nên tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: Giảng dạy ngôn ngữ
(language teaching), dịch thuật (translation), từ điển học (lexicography), tên riêng/ danh xưng
(onomastics), ngơn ngữ học pháp đinh/ tịa án (forensic linguistics), v.v.
Còn lĩnh vực liên ngành (interdisciplinary fields) của ngôn ngữ học cần được tách ra khỏi ngôn
ngữ học ứng dụng, như: ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics), ngôn ngữ học tâm lí
(psycholinguistics), ngơn ngữ học nhân chủng/ ngơn ngữ học nhân học (anthropological linguistics),
ngôn ngữ học bệnh học (clinical linguistics), ngơn ngữ học máy tính (computational linguistics), ngơn
ngữ học dân tộc (ethnolinguistics), ngơn ngữ học tốn học (mathematical linguistics), ngơn ngữ học
thần kinh (neurolinguistics), v.v. Và có thể đồng thời sử dụng hoặc xác định rõ tính chất, giới hạn của
ba thuật ngữ là: inter-disciplinary, cross-disciplinary và tran-disciplinary.
5. Kết luận
Ngơn ngữ học ứng dụng hình thành và phát triển là một tất yếu của ngôn ngữ học, giúp cho ngôn
ngữ học gắn kết với thực tế, giải quyết các vấn đề của cuộc sống có liên quan đến ngôn ngữ. Đối với
xã hội hiện đại như hiện nay, sự đóng góp của ngơn ngữ học ứng dụng là khơng thể phủ nhận. Tuy
nhiên, cũng chính vì vậy mà đối tượng, phạm vi của ngôn ngữ học ứng dụng rất rộng mở, theo đó, cịn
đang có các cách nhìn khác nhau. Thiết nghĩ, tùy theo thực te xã hội cũng như cảnh huống ngôn ngừ ở
mỗi quôc gia mà có thế lựa chọn những vân đề của ngơn ngữ học ứng dụng phù hợp cho từng giai
đoạn.

* critical', chúng tơi đề nghị dịch là “phản biện” thay vì dịch là “phê phán); như vậy sẽ thuận tiện
(tránh “nhạy cảm”) cho việc ứng dụng lí thuyết cũng như phương pháp phân tích diễn ngơn phản biện
(critical discourse analysis) vào nghiên cứu các diễn ngôn tiếng Việt, nhất là các diễn ngơn chính trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Kim Thản (1984), Lược sử ngôn ngữ học. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
2. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đồ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học. Nxb Giáo dục,
4. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1. Nxb Giáo dục.
5. Đái Xuân Ninh (1984), Ferdinand de Saussure. In trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng- Lĩnh
Vực-Khái niệm (tập 1). Nxb Khoa học xã hội, 1984.
6. Đinh Văn Đức, Nguyễn Vàn Chính, Đinh Kiều Châu (2016), Ngơn ngữ học ứng dụng (giáo
7. trình). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam.


14

NGƠN NGỮ & ĐỜI SĨNG

Sổ 5(325)-2022

9. Nguyễn Văn Khang (2014), Chinh sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội.
10. Nguyễn Văn Khang (2019), Ngôn ngừ mạng-Biến thê ngôn ngữ trên mạng tiếng Việt. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. F. de Saussure (1973), Giáo trình Ngơn ngữ học Đại cương/ Cours de linguistique
générale. Nxb Khoa học xã hội.
12. H.Robins (2003), Lược sử ngôn ngữ học/A short history of linguistics. Nxb Đại học Quôc gia
Hà Nội.
Tiếng nước ngoài
13. Alan Davies (1999), An Introduction to Applied Linguistics, Edinburgh University Press, First
edition published 1999 by Edinburgh University Press.
14. Christopher Brumfit (1997), “How applied linguistics is the same as any other science”,

International Journal ofApplied Linguistics, 7(1), pp.86-94.
15. Trim, John L. M. (1988a), Applied linguistics in society, in Pamela Grunwell (ed.). Applied
Linguistics in Society, London: CILTR, pp.3-15.
16. Corder, s. Pit (1973), Introducing Applied Linguistics, Harmondsworth: Penguin.
17. Cook, G. (2003), Applied Linguistics (in the series Oxford Introduction to Language Study),
Oxford: Oxford University Press.
18. Davies, A. & Elder, c. (eds.) (2004), Handbook ofApplied Linguistics, Oxford/Malden, MA:
Blackwell. William Grabe, The Oxford Handbook ofApplied Linguistics (2 ed.) Edited by Robert
B. Kaplan.
19.
/oxfordhb9780195384253-e-2.
20. Edward Sapir (1949), Language: An introduction study ofspeech. New York Harcount, Brace
World.
21. (1987), FSfflinW^/ Applied Linguistics .
22. (1995),
w^/ School of linguistics.
Issues in applied linguistics
Abstract: Bom as an objective indispensability in development needs of linguistics, applied
linguistics has quickly grown into a sub-discipline attracting the attention of linguists. The initial
target of applied linguistics was put on language teaching; however, with its advantage of
"application" concept, applied linguistics has been increasingly widen in its research tasks, objects
and scopes, and has developed into an open field of study, mediating between linguistics and
language use, serving as the "science of everything", studying the human problems of language.
Hence, until now, there exist various views on applied linguistics.
This article investigates applied linguistics in the general flow of the language research history,
gives some introduction and discussion on applied linguistics, and suggests that depending on social
realities as well as language situations in each country different issues of applied linguistics will
probably be chosen in accordance with each period.
Key words: linguistics; applied linguistics; target; an open field of study; various views.




×