Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

giá trị bảo tồn loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys) ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.12 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 48
BẢO TỒN LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG (NOMASCUS LEUCOGENYS) Ở
VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN 48
3.1. Định hướng kế hoạch hành động bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ
An 48
3.1.1. Thiết lập chương trình giám sát hoạt động của loài 48
3.2.1. Đào tạo nghiệp vụ trong công tác bảo tồn loài cho cán bộ 51
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
PHỤ LỤC 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources)
: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
WTP (Willingness To Pay): Mức sẵn lòng chi trả
WTA (Willingness To Accept): Mức sẵn lòng chấp nhận
CVM (Contingent Valuation Method): Định giá ngẫu nhiên
EN : Nguy cấp
DD : Thiếu số liệu xếp hạng
PGS : Phó giáo sư
IB : Nghiêm cấm khai thác
SWOT : Ma trận thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
ĐVT : Đơn vị tính
VQG : Vườn quốc gia
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
CI : Tổ chức bảo tồn quốc tế
VĐMT : Vượn đen má trắng


SFNC : Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Nghệ An
ĐVHD : Động vật hoang dã
ĐDSH Đa dạng sinh học
GPS : Hệ thống thông tin địa lý
LT : Linh trưởng
BQL Ban quản lý
TNMT : Tài nguyên môi trường
NCKH – HTQT : Nghiên cứu khoa học – Hợp tác quốc tế
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Các bước nghiên cứu của đề tài 4
Bảng 2.1. Các tính năng sinh sản của loài Vượn đen má trắng 8
Bảng 2.2. Trình tự tiến hành phương pháp CVM 18
Bảng 2.3. Mức giá trung bình WTP 19
Bảng 2.4. Số liệu tính toán mức giá thu tiền quỹ hỗ trợ 20
khu bảo tồn Houay Nhang theo kế hoạch 5 năm 20
Bảng 2.5. Tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách 21
Bảng 2.6. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra 28
Bảng 2.7. Thống kê mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được phỏng
vấn 31
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây suy giảm loài
33
Bảng 2.9. Thống kê mô tả giá trị WTP của đối tượng tham gia phỏng vấn 38
Bảng 2.10. Số liệu tính toán mức giá chi trả cho hoạt động bảo tồn 39
loài VĐMT theo kế hoạch 20 năm 39
Bảng 2.11. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP 41
Bảng 2.12. Thống kê mô tả mức sẵn lòng trả điều chỉnh 42
của đối tượng tham gia phỏng vấn 43
Bảng 2.13. Số liệu tính toán mức giá chi trả đã điều chỉnh cho hoạt động 43
bảo tồn loài VĐMT theo kế hoạch 20 năm 43

Bảng 2.14. Phân tích ma trận SWOT đối với công tác quản lý, 45
bảo tồn loài VĐMT ở VQG Pù Mát 45
Bảng 2.15. Lịch trình hoạt động 50
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ quan trọng của các mục đích 51
sử dụng nguồn kinh phí trong công tác bảo tồn loài VĐMT 51
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1: Thể hiện giới tính của đối tượng phỏng vấn (ĐVT: %) 28
Biểu đồ 2.2: Thể hiện độ tuổi của đối tượng phỏng vấn (ĐVT: %) 29
Biểu đồ 2.3: Thể hiện trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn (ĐVT: %) 30
Biểu đồ 2.4. Thể hiện tỷ lệ nhìn thấy hoặc nghe về loài VĐMT (ĐVT: %) 33
(ĐVT: %) 36
Biểu đồ 2.5. Thể hiện mức độ đánh giá tầm quan trọng của việc bảo tồn loài 36
Biểu đồ 2.6. Thể hiện sự sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn loài VĐNT (ĐVT: %)
38
Biểu đồ 2.7. Thể hiện sự tin tưởng vào tổ chức thực hiện bảo tồn 44
của đối tượng tham gia phỏng vấn (ĐVT: %) 44
DANH MỤC HÌNH VẼ
22
Hình 2.1 Vị trí địa lý Vườn Quốc Gia Pù Mát 23
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn tài nguyên rừng giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của nhân loại. Các hệ sinh thái rừng có rất nhiều thành phần tác động qua lại lẫn
nhau để duy trì sự cân bằng sinh thái. Nhưng hiện nay, một số thành phần đang bị
suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Sự suy giảm này diễn ra mạnh
nhất đối với những loài thú lớn, bởi chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi
trường sống, đồng thời chúng cũng là mục tiêu hàng đầu của việc săn bắn nấu cao,
buôn bán động vật hoang dã và xuất khẩu.
Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) là loài thú có giá trị kinh tế cao

như làm thực phẩm, làm thuốc, cho da lông nên trong nhiều thập kỷ qua, chúng
luôn bị săn bắt ráo riết để tiêu dùng và buôn bán, dẫn đến số lượng của chúng bị suy
giảm nhanh chóng. Ngoài ra, nơi sống của vượn đen má trắng là các khu rừng
thường xanh hay bán thường xanh có nhiều cây cao cũng đã bị tàn phá nhiều hoặc
bị tác động làm cho suy thoái nghiêm trọng, khiến cho chúng không còn nhiều nơi
sinh sống thích hợp. Kết quả là cùng với nhiều loài thú linh trưởng khác, loài vượn
đen má trắng hiện nay đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Sách đỏ Việt Nam
(2007) đã xếp vượn đen má trắng vào bậc nguy cấp (EN), Danh lục đỏ của IUCN
năm 2010 xếp vượn đen má trắng vào bậc DD do thiếu số liệu để xếp hạng. Trước
đây, loài vượn đen má trắng thường sống ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tuy
nhiên, các nhà khoa học khẳng định quần thể vượn đen má trắng vừa được phát hiện
tại Vườn quốc gia Pù Mát của Việt Nam là quần thể duy nhất còn sót lại của loài
động vật này trên thế giới. Theo đánh giá của cố PGS Phạm Nhật (2002), ở Việt
Nam chỉ còn khoảng 450 – 500 cá thể của phân loài vượn đen má trắng (Nomascus
leucogenys) và số lượng của phân loài siki (Nomascus leucogenys siki) cũng đang
bị suy giảm nghiêm trọng. Nhằm bảo vệ loài thú quí hiếm này, Nghị định Chính
phủ số 36/2006/NĐCP, ngày 30/3/2006 đã xếp vượn đen má trắng vào nhóm IB
(nghiêm cấm khai thác sử dụng). Đảng, Nhà nước ta và các tổ chức cơ quan trong
và ngoài nước cũng đang tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm tránh nguy cơ bị
tuyệt chủng của các loài sinh vật, trong đó giải pháp định giá giá trị bảo tồn loài
1
được xem là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu trong bối cảnh bảo
tồn loài trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Liệu việc định giá giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng có góp phần cho sự
đánh giá đúng tầm quan trọng của việc duy trì, bảo vệ loài động vật quý hiếm này
không? Quá trình định giá như thế nào? Kết quả ra sao? Và việc lượng giá giá trị
bảo tồn loài Vượn đen má trắng có phải là giải pháp tối ưu để các nhà hoạch định
chính sách ra những chính sách đầu tư bảo tồn hợp lý không? Để trả lời cho những
câu hỏi trên, đồng thời cũng là để tìm hiểu rõ hơn về giá trị bảo tồn loài Vượn đen
má trắng, Tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giá trị bảo tồn loài Vượn đen má

trắng (Nomascus leucogenys) ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn về phương pháp định giá ngẫu
nhiên (CVM) và giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát,
tỉnh Nghệ An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo tồn loài Vượn đen má
trắng.
- Ước lượng giá trị bằng tiền của loài Vượn đen má trắng.
- Phân tích ma trận SWOT đối với công tác quản lý, bảo tồn loài Vượn đen má
trắng để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để bảo tồn loài Vượn đen má trắng
một cách có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến việc định giá giá trị bảo tồn
của loài Vượn đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn loài Vượn
đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Định giá giá trị bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở Vườn
2
quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
Không gian nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực địa tại Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu chọn mẫu điều tra là 3 thôn (bản) Làng Xiềng, Thái Sơn và Cò
Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 3
tháng, từ ngày 10/02/2014 đến ngày 17/05/2014.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn các
hộ gia đình vào mẫu điều tra phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu. Quy trình chọn
mẫu như sau:
Bước 1: Xây dựng bản danh sách hộ gia đình của 3 thôn (bản) Làng Xiềng,
Thái Sơn, Cò Phạt bao gồm 518 hộ gia đình.
Bước 2: Sắp xếp danh sách hộ từ A – Z và đánh số thứ tự, bắt đầu từ 1.
Bước 3: Với khoảng cách mẫu k = 5, lựa chọn được số mẫu nghiên cứu theo
công thức sau: n = N/k, suy ra mẫu điều tra cần tính toán là 110 mẫu.
Bước 4: Hộ đầu tiên được chọn tham gia phỏng vấn là hộ có số thứ tự trùng
với số ngẫu nhiên của đơn vị mẫu. Hộ thứ 2 được chọn là hộ có số thứ tự trùng với
số thứ tự của hộ đầu tiên cộng với k. Quy trình này được lặp lại cho tới khi chọn đủ
110 hộ tham gia phỏng vấn.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bảng
câu hỏi.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua 3 bước như sau:
3
Bảng 1.1. Các bước nghiên cứu của đề tài
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật
1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn bằng bảng hỏi định tính
2 Nghiên cứu thử nghiệm Định lượng Phỏng vấn bằng bảng hỏi định lượng
3 Nghiên cứu chính thức Định lượng Phỏng vấn bằng bảng hỏi định lượng
(Nguồn: Nghiên cứu và thiết kế)
Bước 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính với việc
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi 30 hộ ngẫu nhiên của 3 thôn (bản) Làng Xiềng,
Thái Sơn và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nội
dung của cuộc phỏng vấn xoay quanh đề tài nghiên cứu: “Giá trị bảo tồn loài Vượn

đen má trắng (Nomascus leucogenys) ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”.
Bám sát với cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, mục đích của cuộc
phỏng vấn nhằm khảo sát, tìm kiếm những thông tin cần thiết tạo tiền đề cho việc
thiết kế bảng hỏi định lượng trong điều tra thử nghiệm.
Bước 2: Sau khi hoàn thành bảng hỏi nghiên cứu thử nghiệm, tiến hành nghiên
cứu thử nghiệm bằng phương pháp định lượng. Áp dụng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp, phỏng vấn 30 người thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài. Sau đó, tiến
hành chỉnh sửa, khắc phục những hạn chế của bảng hỏi nhằm hoàn thiện bảng hỏi
định lượng cho lần điều tra chính thức. Bên cạnh đó, cũng xác định được kích cỡ
mẫu cho đề tài.
Bước 3: Sau khi bảng hỏi đã được hoàn thiện, tiến hành nghiên cứu chính thức
với cỡ mẫu được xác định ở bước 2.
Thiết kế nghiên cứu được tiến hành theo 3 bước. Mỗi bước trong tiến trình
nghiên cứu đều rất quan trọng. Cả 3 bước đều có mối quan hệ mật thiết và gắn kết
chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nghiên cứu cần phải được tiến hành đúng theo trình tự để
đạt được mục tiêu đã đề ra.
4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tới vấn đề sau: các giá trị bảo tồn
loài Vượn đen má trắng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
- Những số liệu liên quan thông qua cán bộ ban quản lý vườn quốc gia Pù
Mát.
4
- Tìm hiểu thông qua sách báo, truyền hình, mạng internet
4.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận của đề tài
nghiên cứu.
4.4. Phương pháp phân tích thống kê
Dựa vào những số liệu điều tra, tiến hành thống kê những chỉ tiêu. Qua đó,
phân tích được số liệu thống kê, trên cơ sở đó có cái nhìn tổng quát và khách quan
hơn trong vấn đề nghiên cứu.

4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng Excel, phần mềm SPSS.
- Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.
5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN (CVM)
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Loài Vượn đen má trắng
1.1.1.1. Đặc điểm phân bố và những mô tả vật lý
•Đặc điểm phân bố
Nomascus leucogenys hay còn được gọi là Vượn đen má trắng. Loài này chỉ
được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Phân bố chủ yếu ở Lào, Việt Nam và miền
Nam Trung Quốc trong những khu rừng mưa nhiệt đới thường xanh và rừng gió mùa.
Ở Việt Nam, Leucogenys Nomascus được tìm thấy ở phía tây nam của Sông Mã và
Sông Bồ. Một họ của chúng có tên là Nomascus concolor (Vượn đen), được tìm thấy
phía đông bắc của Sông Mã và phía đông bắc của Sông Bồ. Sự tách biệt địa lý là
điểm rất quan trọng để phân biệt hai loài vượn vì N.Leucogenys và N.Concolor rất
giống nhau về ngoại hình. (“Vườn thú Quốc gia Smithsonian”, 2006).
Loài Vượn đen má trắng này sống theo bầy đàn trong phạm vi lãnh thổ khoảng
0.3 – 0.4 km
2
và di chuyển khoảng 1.6 km mỗi ngày trong phạm vi lãnh thổ đó.
Chúng tách nhóm và sinh sống theo phạm vi lãnh thổ của nhóm chiếm 3/4 lãnh thổ
của quẩn thể. Mỗi nhóm có những cách thức bảo vệ lãnh thổ riêng, mỗi khi có sự
xâm phạm lãnh thổ sẽ xảy ra các cuộc xung đột về ranh giới, các cuộc đối đầu vượt
qua ranh giới và hiếm khi có sự xung đột giữa các cá thể đực. Vượn đen má trắng
thường sống trên cây và dành phần lớn thời gian của chúng trong tán. Chúng hiếm
khi xuất hiện ở trên mặt đất trong thời gian dài. Khoảng thời gian hiếm hoi khi
chúng xuất hiện trên mặt đất chúng dành hết thời gian để vui đùa giữa các cá thể và

nhào lộn, vật lộn trên cỏ của các con non.
•Mô tả vật lý
Một đặc điểm điển hình khác với các loài vượn trong tự nhiên của Vượn đen
má trắng là chúng không có sự khác biệt về chiều cao cân nặng giữa 2 giống đực và
cái. Cụ thể, chiều cao trung bình của chúng là 47 – 64 cm và cân nặng khoảng 7 – 9
kg. Trong một vài nhóm, cá thể cái nặng hơn cá thể đực một chút.
6
Tuổi tác và giới tính được biểu hiện qua màu lông. Tất cả con non khi sinh ra
đều có màu be (màu kem sữa). Khi đạt đến 1.5 – 2 tuổi, lông của con non có sự thay
đổi từ màu be sang màu đen với các mảng trắng trên má nối với nhau bằng vệt trắng
dưới cằm. Ở tuổi trưởng thành (5 – 7 tuổi), con đực vẫn giữ nguyên màu lông đen
với đôi má trắng, nhưng con cái lại quay trở lại màu be hoặc vàng sẫm và dần mất
đi mảng trắng hai bên má, lông quanh mặt tủn ngang, đỉnh đầu có màu xám hoặc
tua đen. Cả hai giống đều có răng nanh giống như con dao găm dài. Như tất cả các
loài vượn, Vượn đen má trắng không có đuôi. Cơ thể của N. leucogenys nhỏ và có
một tư thế khá thẳng đứng với hai chân trước đặc biệt dài hơn hai chân sau, hơn
nữa, bàn tay có dạng móc hình, tạo điều kiện để nắm giữ thức ăn và các nhánh cây
dễ dàng hơn, thuận tiện khi di chuyển trên tán. Cơ thể của chúng được tiến hóa cho
một lối sống trên cây.
1.1.1.2. Tập quán sinh sống của loài
•Cơ cấu xã hội
Giống như tất cả các loài vượn, Vượn đen má trắng sống theo chế độ gia đình
một vợ một chồng nhỏ bao gồm một cặp bố mẹ và có thể sinh sản lên đến bốn con.
Con non sống trên người mẹ cho tới khoảng 2.5 – 3 tuổi có thể sống độc lập cho
đến tuổi trưởng thành và bắt đầu tách nhóm gia đình khi đạt thời gian là 8 tuổi.
Vượn đen má trắng là một trong số ít loài khi con cái trưởng thành là động vật
chiếm ưu thế trong nhóm. Hệ thống phân cấp mẫu hệ, tiếp theo đặt vị trí con cái của
mình trước con đực và cuối cùng là người cha.
•Tập quán ăn uống
Vượn đen má trắng đặc biệt thích ăn các loại trái cây. Không giống như các

loài linh trưởng khác dành một nửa số thời gian trong ngày để tìm kiếm thức ăn và
nửa thời gian còn lại thì ngủ say, Vượn đen má trắng lại tìm kiếm thức ăn trong suốt
cả ngày. Sáng sớm, chúng đã tìm kiếm thức ăn trên tán cao. Khi mặt trời bắt đầu lên
đỉnh đầu, chúng rút xuống tầng tán thấp hơn. Cùng với trái cây, Vượn đen má trắng
cũng ăn lá, hoa, và côn trùng. Các loại thực phẩm mà chúng ăn thường phụ thuộc
vào lượng mưa. Khi có rất nhiều mưa, trái cây dồi dào và chúng không cần phải đi
xa để tìm thức ăn. Ngược lại, chúng phải di chuyển với khoảng cách xa để tìm thức
ăn khi có lượng mưa ít.
7
•Giao tiếp và nhận thức
Vượn đen má trắng truyền tín hiệu giao tiếp bằng cách phát âm thanh. Chúng
cũng sử dụng âm thanh để gây sự chú ý của đối phương trong giao phối. Hình thức
cơ bản của một cuộc giao tiếp là cả con đực và con cái đều cùng hát (hót), tiếp theo
là trình tự luân phiên các tiếng hát giữa con đực và của con cái, thường tiếng hát của
vượn cái rất tuyệt vời và kết thúc cuộc giao tiếp là tiếng hát của con đực. Các cuộc
giao tiếp như thế này thường đi kèm với những màn nhào lộn trên tán cây rất lão
luyện. Vượn đen má trắng dành nhiều thời gian của chúng cho chải chuốt và chơi.
Người ta thường lần theo nghe tiếng hát của Vượn đen má trắng để xác định
quần thể của chúng, đồng thời cũng là cơ sở để phân biệt chúng với các loài cùng
họ khác.
•Sinh sản và phát triển
Bảng 2.1. Các tính năng sinh sản của loài Vượn đen má trắng
(ĐVT: Thời gian)
Yếu tố Thời gian
Chu kỳ ở con cái 28 ngày
Thời gian mang thai trung bình 7 tháng
Số lượng con sinh ra trong một lần mang thai 1 con
Khoảng cách cho mỗi lứa sinh sản 2 – 3 năm
Thời gian cai sữa trung bình 24 tháng
Phạm vi, thời gian con non độc lập tự chủ 3 – 8 năm

Thời gian trung bình để con trưởng thành độc lập 6 năm
Phạm vi độ tuổi sinh sản ở cả con đực và con cái 5 – 8 năm
(Nguồn: “Vườn thú Quốc gia Smithsonian ", xuất bản 2006).
Mỗi chu kỳ của con cái thường là 28 ngày, tại thời điểm này chúng có màu mỡ
và sẵn sàng giao phối. Thời gian mang thai của chúng là bảy tháng. Vượn đen má
trắng cho ra đời một đứa con duy nhất mỗi hai hoặc ba năm. Con non bám vào mẹ từ
khi sinh ra. Chúng thường được bám theo chiều ngang trên bụng của mẹ. Điều này
cho phép các bà mẹ ngồi với đầu gối lên như hầu hết các loài vượn làm. Con non lớn
hơn định hướng theo chiều dọc trên bụng. Chúng được cai sữa sớm trong năm thứ hai
sau khi sinh. Một khi con đạt được đầy đủ sự trưởng thành chúng thường rời khỏi
nhóm gia đình và tìm kiếm một lãnh thổ và người bạn đời của riêng cho mình.
•Vai trò sinh thái
Vượn đen má trắng được biết đến với việc gieo hạt giống tuyệt vời bởi vì
8
chúng ăn trái cây, được xem là phân tán hạt giống nhanh nhất. Chúng nhả hạt khi ăn
và có thể là khi chúng bài tiết.
1.1.1.3. Tình trạng bảo tồn loài Vượn đen má trắng
•Giá trị kinh tế của loài
Vượn đen má trắng là loài động vật có kích thước tương đối nhưng việc nhìn
thấy nó trong tự nhiên là rất hiếm.
Chúng có giá trị kinh tế cao như làm thực phẩm, làm thuốc, cho da lông nên
một số người đã săn bắn chúng để lấy thịt làm thực phẩm, lấy xương nấu cao làm
thuốc, lấy lông bán, bên cạnh đó người ta còn trao đổi, buôn bán, xuất khẩu chúng
để làm vật nuôi và làm cảnh.
•Các mối đe dọa
Các mối đe dọa chính đối với Vượn đen má trắng là phá rừng, do đó, kẻ thù
chính của chúng chính là con người. Điều đó cũng đã được ghi nhận rằng ở Bắc
Việt Nam, nạn chặt phá rừng đã làm mất đi môi trường sinh sống của chúng và dần
đánh mất loài. Như đã đề cập, Vượn đen má trắng là loài thú có giá trị kinh tế cao
nên việc săn bắt ráo riết loài này thường xuyên xảy ra không chỉ khi bị các thợ săn

bắt gặp rồi bắn hạ mà chúng còn bị người ta săn lùng để săn bắt. Ngoài ra, môi
trường sống của chúng là trên các tán cây cao, vì vậy chúng dễ dàng làm mồi cho
các loài chim lớn như đại bàng, cú… và các động vật ăn thịt trên cây. Loài vượn
này rất nhanh nhẹn và duy trì cảnh giác ở mức độ cao, điều đó giúp chúng tránh
được kẻ thù.
•Tình trạng bảo tồn loài và lý do phải định giá giá trị bảo tồn của loài
Vượn đen má trắng
Chưa có thông tin cụ thể nào về tình trạng bảo tồn của loài Vượn đen má trắng
này, nhưng các thành viên của loài Nomascus concolor (họ gần của Vượn đen má
trắng) đang bị đe dọa do nạn phá rừng, khai thác gỗ, săn bắn và các hoạt động quân
sự. Vì vậy, việc định giá giá trị bảo tồn của loài Vượn đen má trắng có ý nghĩa hết
sức quan trọng.
Thứ nhất, qua việc điều tra đánh giá tổng hợp các giá trị của loài Vượn đen má
trắng sẽ giúp người dân địa phương có nhận thức về tầm quan trọng của chúng từ
9
đó phần nào có thể thay đổi hành động của mình hay góp phần bảo vệ loài động vật
quý hiếm này.
Thứ hai, việc xác định giá trị kinh tế của loài Vượn đen má trắng sẽ xác định
được giá trị thực bằng tiền của loài động vật này, từ đó có thể góp phần xác định
các mức phạt hay đền bù khi cá nhân hay tổ chức có vi phạm đến sự sống của loài
Vượn đen má trắng.
Thứ ba, xác định giá trị kinh tế của việc bảo tồn Vượn đen má trắng và biết
được mức độ quan trọng của nó sẽ giúp cho các nhà chính sách có các biện pháp và
chính sách đầu tư thích hợp để bảo tồn loại động vật này, cũng như đầu tư cho khu
vực có loài động vật này sinh sống.
1.1.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
1.1.2.1. Khái quát về phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp CVM thường được sử dụng để ước lượng giá trị kinh tế cho tất
cả các loại hệ sinh thái và dịch vụ môi trường. Nó sử dụng để ước lượng cho cả giá
trị sử dụng và phi sử dụng, nhưng hầu hết nó áp dụng cho việc ước lượng giá trị phi

sử dụng của một loại hàng hoá môi trường.
Phương pháp CVM thực chất bỏ qua những định giá có tính xác định trước,
lượng giá giá trị hàng hoá môi trường người ta phỏng vấn trực tiếp người dân một
cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối với hàng hoá môi trường ở vị trí cần đánh
giá hay xem xét. Trên cơ sở đó bằng thống kê xã hội học và kết quả thu được từ các
phiếu đánh giá người ta sẽ xác định hàng hoá môi trường đó.
Theo Katherine Balt- Ước lượng chi phí của suy thoái môi trường: “Phương
pháp CVM là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hoá và dịch vụ không
mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định
giá trị của hàng hoá dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường”.
Phương pháp CVM là một trong những kỹ thuật định giá thực hiện dưới sự
sắp xếp trực tiếp các giả định.
Khi có một thay đổi trong chính sách môi trường sẽ gây một vài ảnh hưởng
đến môi trường, những phần lợi ích nhận được hay phần lợi ích bị mất đi được đưa
vào bảng câu hỏi thông qua việc điều tra mức sẵn lòng chi trả thật sự của họ khi có
những thay đổi chính sách liên quan đến vấn đề môi trường đó. Mức giá này được
10
khảo sát cả đối với những người liên quan trực tiếp đến một tài sản môi trường và
cả những đối tượng không liên quan trực tiếp đến tài sản môi trường nhưng họ có
nhận thức về việc bảo vệ tài sản môi trường đó.
Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là một phương pháp trực tiếp để ước
lượng mức sẵn lòng chi trả. CVM dựa trên ý tưởng đơn giản là nếu bạn muốn biết
giá sẵn lòng chi trả của một người cho tính chất nào đó của môi trường, bạn hãy
đơn giản hỏi họ. Nói “đơn giản” nhưng cuối cùng sẽ thấy nó trở nên chẳng đơn giản
chút nào mặc dù ý tưởng ban đầu dường như rất rõ ràng. Phương pháp gọi là “định
giá ngẫu nhiên” bởi vì nó cố làm người được hỏi nói họ hành động thế nào nếu họ
được đặt trong một tình huống giả định. Nếu hàng hoá chúng ta đang xem xét là
hàng hoá thị trường chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của con người trên thị trường.
Nhưng khi hàng hoá không có thị trường, chẳng hạn đặc tính chất lượng môi
trường, chúng ta chỉ có cách là hỏi họ chọn như thế nào nếu được đặt trong một tình

huống nhất định, nghĩa là nếu họ được giả định phải quyết định trong thị trường các
đặc tính chất lượng môi trường đó.
Ngày nay, nghiên cứu định giá ngẫu nhiên được thực hiện cho rất nhiều yếu tố
môi trường: chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo
tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất độc hại,
bảo tồn các con sông, sẵn lòng tránh bệnh tật do ô nhiễm và nhiều loại khác.
Để hiểu được bản chất của CVM thì tốt nhất là chúng ta phải xem xét kỹ nội
dung trong bảng phóng vấn. Bảng phỏng vấn CVM được thiết kế để làm người
được phỏng vấn nghĩ về các đặc điểm môi trường và phát biểu giá sẵn lòng trả tối
đa cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn có 3 thành phần quan trọng:
- Mô tả chính xác đặc điểm môi trường là gì để từ đó có thể hỏi người được
phỏng vấn.
- Các câu hỏi về người được phỏng vấn được đưa ra một cách ngắn gọn và
thích hợp ví dụ thu nhập, nơi sinh sống, việc sử dụng các hàng hoá liên quan.
- Một câu hỏi hay một bộ câu hỏi được thiết kế để rút ra phản hồi về giá sẵn
lòng trả của người được phỏng vấn.
Mục tiêu trung tâm của bảng phỏng vấn là để biết người được phỏng vấn đánh
giá đặc điểm môi trường có giá trị như thế nào đối với họ. Thuật ngữ kinh tế gọi là
11
làm cho người được phỏng vấn bộc lộ giá sẵn lòng chi trả tối đa so với trường hợp
không có sử dụng hàng hoá môi trường. Nếu họ trả lời trung thực, con số họ bộc lộ
chính là giá trị lợi ích ròng của hàng hoá môi trường mà họ đánh giá. Người ta đã
phát triển một số kỹ thuật để thu thập được những thông tin phản hồi này.
1.1.2.2. Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP
Willingness to pay (WTP) là mức sẵn lòng chi trả của cá nhân để hưởng thụ
một giá trị nào đó, ví dụ như việc cải thiện chất lượng môi trường, có được một
ngày nghỉ để đi câu cá, hay một chuyến đi thăm miệt vườn. Cá nhân lựa chọn mức
WTP phục thuộc vào sở thích của mình.
Như phần trên chúng ta đã biết thì hàng hoá môi trường có những hàng hoá có
giá thị trường nhưng cũng có những hàng hoá không định giá được bằng giá thị

trường (còn gọi là giá trị phi thị trường). Những hàng hoá này để định giá được giá
trị của chúng thì cách tốt nhất đang được áp dụng phổ biến là sử dụng phương pháp
định giá ngẫu nhiên. Tức là chúng ta tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát và hỏi
cư dân mức sẵn lòng chi trả của họ cho một loại hàng hoá môi trường được nhắc
đến. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến chủ yếu bởi nó khá linh động và nó
có thể định giá giá trị của bất cứ loại hàng hoá môi trường nào nếu hàng hoá môi
trường đó có thể được mô tả chính xác.
Rõ ràng nhất là hỏi người được phỏng vấn cung cấp con số này mà phỏng vấn
viên không được gợi ý hoặc thăm dò.
Có thể dùng kỹ thuật để ước lượng mức WTP của người được hỏi như sử dụng
trò chơi đấu giá: phỏng vấn viên sẽ bắt đầu hỏi bằng cách nêu ra mức sẵn lòng chi
trả ngày càng cao cho người được hỏi đối với loại hàng hoá được nêu đến khi đưa ra
một mức nào đấy mà người được hỏi trả lời là “Không”. Hoặc người phỏng vấn đưa
ra mức sẵn lòng chi trả từ cao đến thấp cho đến khi người được hỏi trả lời “Có” thì
kết thúc việc hỏi và chấp nhận mức sẵn lòng chi trả đã nêu.
Phương pháp tiếp cận theo hình thức câu hỏi mở, người được hỏi chỉ việc trả
lời “Yes” hoặc “No” vào một yêu cầu trong bảng hỏi là họ có sẵn lòng chi trả cho
loại hàng hoá môi trường được nêu trong đó. Trong trường hợp các loại hàng hoá
công cộng thì câu hỏi mở là kĩ thuật thích hợp được khuyến khích dùng.
Một kỹ thuật nữa là đưa cho người được phỏng vấn một thẻ in sẵn các mức giá
trị và đề nghị họ đánh dấu vào con số tương ứng với giá sẵn lòng chi trả cao nhất
12
của họ.
Mức WTP thu thập được là khác nhau đối với các đối tượng khác nhau bởi họ
sẵn lòng chi trả khi họ có đủ khả năng chi trả, điều đó phụ thuộc vào thu nhập của
họ. Kinh nghiệm của các nước phát triển áp dụng phương pháp điều tra thu thập
mức sẵn lòng chi trả cho một loại hàng hoá môi trường nào đó cho thấy WTP phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, trình độ học vấn, lứa tuổi. Vì vậy hàm WTP
có dạng như sau:
WTP = f (wi, ai, ei, qi)

Trong đó:
i: chỉ số của quan sát hay người được điều tra
WTP: Mức sẵn lòng chi trả
f: Hàm phụ thuộc của WTP vào các biến w, a, e, q
w: Biến thu nhập
a: Biến tuổi
e: Biến trình độ học vấn
q: Biến đo lường “số lượng” của chất lượng môi trường
1.1.2.3. Các bước tiến hành CVM
Để tiến hành một nghiên cứu thành công, đạt kết quả cao thì việc tiến hành
tuần tự các bước CVM là rất quan trọng:
Bước1: Xây dựng các công cụ cho điều tra
Bao gồm các phương tiện mà dựa trên nguyên lý để tìm ra WTP/WTA (bằng
lòng chi trả/ bằng lòng chấp nhận) của các cá nhân và để thực hiện các việc đó có
thể phân thành 3 nhóm khác nhau nhưng có liên quan đến nhau
Nhóm 1: Thiết kế một kịch bản giả thiết.
Nhóm 2: Nên hỏi câu hỏi WTP hay WTA bởi vì trong mỗi hoàn cảnh khác
nhau thì phương cách trả lời khác nhau.
Nhóm 3: Chúng ta phải tạo ra một kịch bản để người phỏng vấn sẽ thuận tiện
nhất trong việc trả lời WTP hay WTA. Ví dụ: Những người có nhận thức cao,
những người có hiểu biết cao thì cách thức tiếp cận của chúng ta là hỏi trực tiếp trả
lời thẳng bằng tiền. Nhưng những người nghèo, thu nhập thấp có trình độ thấp
nhưng vẫn hiểu được giá trị của hàng hoá môi trường, chúng ta hỏi có sẵn sàng
13
đóng góp ngày công không, thì họ sẽ đồng ý, từ đóng góp đó quy được ra tiền.
Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra của một mẫu tổng thể
Bước này là bước quyết định ban đầu của bản thân mỗi cuộc điều tra, bao gồm
cách tiến hành điều tra bằng gửi thư điện tử, gọi điện hay điều tra trực tiếp người
dân; kích thước mẫu tiến hành điều tra bao nhiêu, đối tượng điều tra là ai và các
thông tin liên quan khác trong bảng hỏi. Câu trả lời cho những vấn đề này là dựa

vào những thông tin khác nhau như tầm quan trọng của vấn đề định giá, tổng hợp
các câu hỏi được hỏi, và chi phí tiến hành điều tra.
Bản thân cuộc phỏng vấn nhìn chung ảnh hưởng bởi tổng hợp các câu hỏi vì
nó thường dễ dàng hơn để giải thích xung quanh thông tin được yêu cầu trả lời.
Người phỏng vấn thường phải tiến hành điều tra trong thời gian dài do người được
hỏi thiếu thông tin về vấn đề nghiên cứu. Trong một số trường hợp, những sự giúp
đỡ cần thiết là cung cấp video hay tranh ảnh màu cho đối tượng hỏi để họ hiểu
được điều kiện giả định mà họ sẽ định giá.
Trong quá trình điều tra thì phỏng vấn là quan trọng nhất. Tuy nhiên, quá trình
điều tra bằng gửi thư điện tử với mục đích tỉ lệ trả lời cao có thể cũng khá đắt. Điều
tra bằng cách gọi điện hoặc gửi thư điện tử rất ngắn gọn. Điều tra bằng cách gọi
điện thoại có thể chi phí thấp hơn nhưng thông thường rất khó để hỏi những câu hỏi
đánh giá ngẫu nhiên đối với đối tượng hỏi bởi vì giới hạn số lượng xung quanh
thông tin yêu cầu.
Trong trường hợp giả định tiến hành bằng gửi thư điện tử thì người điều tra
muốn khảo sát một mẫu rộng, trên nhiều vùng địa lý và hỏi những câu hỏi về vị trí
cụ thể và lợi ích của nó; cái mà dễ dàng được miêu tả trong bài viết.
Bước 3: Thiết kế mẫu điều tra thực tế
Đây là một phần quan trọng và khó nhất trong quy trình và có thể phải tiến
hành từ 6 tháng hoặc lâu hơn mới hoàn thành. Nó đòi hỏi kỹ năng nói chung trong
các bước. Quy trình thiết kế điều tra thường bắt đầu với cuộc phỏng vấn đầu tiên
với nhóm trung tâm trong mẫu chọn. Trong nhóm trung tâm đầu tiên, người nghiên
cứu sẽ hỏi những câu hỏi chung chung, bao gồm những câu hỏi về hiểu biết của
người đó về mối liên quan với nơi được hỏi và sự gắn bó của họ với địa điểm và
động vật hoang dã nơi đó và cách họ đánh giá về nơi đó và cho những dịch vụ môi
14
trường sống mà nó cung cấp.
Trong nhóm trọng tâm tiếp theo, những câu hỏi đưa ra chi tiết hơn và cụ thể
hơn để quyết định thông tin liên quan cần là gì và bằng cách nào để có những thông
tin đó. Ví dụ, người đó có thể cần thông tin về địa điểm khảo sát, đặc điểm nổi bật

của các loài động vật và môi trường sống. Người điều tra muốn tìm hiểu những hiểu
biết của người được phỏng vấn về việc khai thác và tác động của việc khai thác đó
cũng như tình hình áp dụng các kiểm soát của địa phương.
Nếu người đó phản đối việc khai thác, họ có thể trả lời câu hỏi định giá theo
nhận thức.
Bước này cách tiếp cận để kiểm tra rất khó khăn đối với những câu hỏi định
giá và kĩ thuật thanh toán khác nhau sẽ được thử kiểm tra.
Những câu hỏi mà có thể xác định bất cứ “ khoản” đặt giá (sự chi trả) nào
hoặc những người trả lời khác không đánh giá giá trị thực sự của họ cho dịch vụ ưa
thích cũng được thực hiện và kiểm tra ở bước này.
Sau một số nhóm trọng tâm được tiến hành và người nghiên cứu đạt được một
điểm, nơi mà họ có một ý tưởng bằng cách nào để cung cấp thông tin cần thiết, mô tả
kịch bản giả thiết, và hỏi câu hỏi định giá, họ sẽ bắt đầu kiểm tra thử bởi vì cuộc điều
tra này sẽ được tiến hành bằng kĩ thuật gửi thư điện tử. Nó sẽ được tiến hành trước
với một số tiếp xúc có thể với người điều tra. Người được hỏi giả giả định họ nhận
được một cuộc điều tra trên mail và điền vào đó. Sau đó người điều tra sẽ hỏi những
câu về cách họ điền vào. Người điều tra tiếp tục quá trình này cho đến khi họ hoàn
thiện được mẫu khảo sát mà người đó dường như hiểu được và trả lời theo nhận thức
và mức giá thực sự mà họ chi trả (WTP) cho những dịch vụ của nơi điều tra.
Bước 4: Xử lý số liệu
Bước này là bước tiến hành tổng hợp những thông tin thu được và xử lý số
liệu. Những phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, những thông tin thu thập hợp
lệ sẽ được tổng hợp trên cơ sở đó xây dựng các biến để phân tích.
Bước 5: Ước lượng mức WTP
Bước này là bước hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả. Dữ liệu được phân
tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số cần thiết cho báo cáo
như trung bình của mẫu, WTP trung bình,…
15
Sau khi đã tính toán xong thì chúng ta cũng cần phải phân tích độ nhạy tức là
xem xét sự thay đổi của giá trị đã tính toán trước sự biến động của thị trường. Cụ

thể, xem xét liên quan đến tỷ số chiết khấu và biến động về giá trị ròng trong thực
hiện đưa vào phân tích chi phí-lợi ích môi trường và đó là kết quả chúng ta đề xuất
cho các nhà hoạch định chính sách và sử dụng.
1.1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của CVM
•Ưu điểm
Phương pháp này rất thuận lợi cho việc sử dụng dạng hàng hoá môi trường,
tính giá trị của các loại hàng hoá không có giá trên thị trường.
Khi thiết kế kỹ thuật từ kịch bản đến tiêu chí lựa chọn thì cũng thực hiện
tương đối dễ dàng.
Xử lý các kết quả hiện nay chúng ta đã có phần mềm có sẵn.
•Hạn chế
Vì chúng ta dùng kỹ thuật WTP/WTA cho nên kết quả đưa lại phụ thuộc rất
lớn vào người được phỏng vấn. Do đó, nếu người được phỏng vấn không hiểu biết
kỹ thì kết quả có thể không chính xác. Từ kinh nghiệm của những nghiên cứu trước
đây người ta rút ra, thông thường số tiền mà điều tra có được chỉ đạt 80-90% so với
giá trị thực của nó.
Giữa việc sử dụng WTP/WTA thì kết quả cũng khác nhau mặc dù cùng một
đối tượng được phỏng vấn.
Trên lý thuyết câu hỏi về việc trả tiền có thể được đặt ra hoặc như thường lệ:
“Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu (WTP) để có được tài sản môi trường này?” hoặc là
dưới dạng ít gặp hơn “Bạn sẵn lòng chấp nhận bao nhiêu (WTA) để bồi thường cho
việc từ bỏ tài sảng môi trường này?” Khi đem so sánh hai dạng câu hỏi trên các nhà
phân tích để ý rằng WTA cao hơn WTP rất nhiều, một kết quả mà các nhà phê bình
cho là làm mất hiệu lực của phương pháp CVM. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã
chứng minh rằng có những nguyên do về tâm lý và kinh tế chỉ ra rằng các cá nhân
cảm nhận mạnh mẽ “chi phí của việc mất mát” (dưới dạng bồi thường WTA) hơn là
“ lợi ích của việc đạt được” (dạng WTP). Nếu đúng như vậy, thì sự khác biệt mà
người ta tìm thấy giữa WTA/WTP thực sự hỗ trợ cho tính hiệu lực của CVM.
Thiên lệch một phần-toàn phần:
Các nhà phê bình phương pháp CVM đã lưu ý rằng nếu người ta lần đầu tiên

16
được hỏi về WTP của họ cho một phần tài sản môi trường (như một con sông trong
hệ thống các con sông) và sau đó được hỏi đánh giá cho toàn bộ tài sản (nghĩa là
toàn bộ hệ thống các con sông) thì số tiền được phát biểu là như nhau. Tại sao như
vậy? Câu trả lời dường như nằm trong cách phân bố thông thường việc chi tiêu của
họ; đầu tiên chia thu nhập khả dụng của họ thành nhiều khoản ngân sách (như nhà
ở, thực phẩm, xe hơi, giải trí) sau đó chia tiếp vào khoản mục thực sự phải mua. Vì
thế đối với việc giải trí, bước đầu là xác định tổng ngân sách mà mỗi cá nhân dành
cho giải trí và sau đó chia tiếp thành số tiền họ sẵn lòng chi tiêu cho mỗi nơi họ
muốn viếng. Một phương pháp giải quyết vấn đề này là đầu tiên hỏi họ để biết tổng
ngân sách dành cho giải trí và kế đó là WTP của họ đối với tài sản môi trường đang
xem xét, nhắc nhở họ về ngân sách giải trí có hạn và rằng số tiền mà họ dành cho tài
sản này không thể chi tiêu cho việc khác. Một phương pháp thứ hai là giới hạn việc
sử dụng CVM trong việc đánh giá một nhóm lớn của hàng hoá môi trường (toàn bộ
hơn là từng phần), nếu cần nên nhắc nhở họ lần nữa về ngân sách giải trí có hạn của
họ. Việc giới hạn này, nếu cần, sẽ làm hạn chế đáng kể việc áp dụng CVM ở quy
mô rộng lớn và chính nó có thể tạo ra những trở ngại nhiều hơn đối với khả năng
của người trả lời để hiểu nhóm lớn hàng hoá như vậy.
Thiên lệch theo phương tiện:
Khi hỏi một câu hỏi về WTP các nhà phân tích phải xác định việc đóng góp
theo con đường nào (phương tiện đóng góp). Những người được hỏi có thể thay đổi
WTP của họ tuỳ theo phương tiện đóng góp được chọn. Ví dụ như, trong một thí
nghiệm gần đây đối với WTP cho việc giải trí ở Norfork Broads, WTP thông qua tổ
chức từ thiện thì thấp hơn đáng kể so với WTP thông qua thuế. Trong trường hợp
này, những người được hỏi nghi ngờ khả năng của các quỹ từ thiện để bảo vệ môi
trường và mặc dù họ không thích đóng thuế, họ vẫn thấy rằng cách này đảm bảo
hơn cho việc bảo vệ môi trường. Nó còn bắt buộc nhiều người đóng góp hơn là nếu
việc đóng góp thông quy việc quyên góp từ thiện. Những kết quả như vậy rõ ràng
cho chúng ta biết cản trở cả về mặt phương tiện đóng góp cũng như về giá trị tài sản
đang xem xét. Một giải pháp cho các trở ngại như thế là sử dụng phương tiện đóng

góp nào thường được sử dụng nhất trong thực tế.
Thiên lệch điểm khởi đầu:
Những nghiên cứu ban đầu đã thử gợi ý cho những người trả lời bằng cách đề
17
nghị một số tiền khởi đầu sau đó tăng lên hay giảm đi số tiền dựa theo người trả lời
đồng ý hay từ chối trả số tiền đó. Tuy nhiên, người ta thấy rằng sự lựa chọn mức
tiền ban đầu ảnh hưởng đến số tiền WTP sau cùng của người trả lời.
Bảng 2.2. Trình tự tiến hành phương pháp CVM
(1) Xác định các mục tiêu
cụ thể
1a. Xác định đối tượng cần đánh giá
1b. Thiết lập giá trị dùng để ước lượng và đơn vị đo
1c. Xác định khoảng thời gian tiến hành điều tra
1d. Xác định đối tượng phỏng vấn
(2) Thiết kế câu hỏi
2a. Giới thiệu
2b. Thông tin kinh tế - xã hội
2c. Đưa ra viễn cảnh
2d. Kĩ thuật để tìm hiểu WTP
2e. Cơ chế chi trả
(3) Chọn mẫu tiến hành
khảo sát
3a. Quyết định kích thước mẫu
3b. Quyết định tiến hành điều tra như thế nào, khi nào, ở đâu
3c. Điều tra thử
3d. Tiến hành điều tra
(4) Xử lý và phân tích số
liệu
4a. Thu thập và kiểm tra số liệu
4b. Xử lý số liệu

4c. Loại bỏ những phiếu điều tra không phù hợp
4d.Xây dựng các biến
4e.Phân tích số liệu
(5) Ước lượng mức WTP
5a. Lựa chọn mô hình WTP
5b. Ước lượng mức WTP trung bình hàng năm của mỗi cá nhân
5c. Lợi nhuận ròng hàng năm
5d. Tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ môi trường
(Nguồn: Markandya và cộng sự 2002: 429)
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
trong định giá tài nguyên môi trường trên Thế giới
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình đô thị hóa gia tăng, khiến cho
môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Ngày nay đac có nhiều người hiểu được
rằng việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên cũng chính
là bảo vệ cuộc sống của họ. Nhưng bên cạnh đó có những người vẫn ra sức tàn phá
thiên nhiên bởi theo họ “môi trường là tài sản chung, là thứ vô hạn”. Bởi vậy, việc
sử dụng CVM để xác định WTP người dân cho việc bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền
18
vững khu bảo tồn Houay Nhang là điều cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức của
con người cũng như bảo vệ được các tài nguyên thiên nhiên.
Đề tài: “Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức
sẵn lòng chi trả (WTP) của người dân ở Viên Chăn cho việc bảo tồn đa dạng sinh
học và sử dụng bền vững trong Khu bảo tồn Houay Nhang tại thủ đô Viên Chăn,
Lào” nhằm mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của khu bảo tồn Houay Nhang, đồng
thời đề xuất mức chi trả hợp lý của người dân cho khu bảo tồn Houay Nhang thông
qua việc phỏng vấn WTP đối với người dân Viên Chăn.
Kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.3. Mức giá trung bình WTP
Biến Hệ số

Hằng số 2.967271728
(9.662)***
Mức giá thực -0.000373567
(-8.806)***
Biến Hệ số
(Nguồn: “Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức
sẵn lòng chi trả (WTP) của người dân ở Viên Chăn cho việc bảo tồn đa dạng sinh học
và sử dụng bền vững trong Khu bảo tồn Houay Nhang tại thủ đô Viên Chăn, Lào”)
Mức giá trung bình WTP thu được là 8,806 kip/tháng/hộ gia đình. Nếu áp
dụng với mức giá thấp hơn thì giá WTP nhận được là 6,175 kip/tháng/hộ gia đình.
Khi người dân Viên Chăn 123,174 hô gia đình lựa chon mức giá 6,175
kip/tháng cho khu bảo tồn Houay Nhang trong khoảng thời gian 5 năm thì khu bảo
tồn này sẽ nhận được khoant tiền ủng hộ là 760 triệu kip/tháng, nếu tính thei một
năm là 9,127 triệu kip và nếu tính tổng trong vòng 5 năm thì con số đó là 45,635
triệu kip.
19
Bảng 2.4. Số liệu tính toán mức giá thu tiền quỹ hỗ trợ
khu bảo tồn Houay Nhang theo kế hoạch 5 năm
Mức giá Tổng số
hộ gia
đình
Tháng Năm 5 năm
Kip USD
Kip
(Nghìn)
USD
(Nghìn)
Kip
(Nghìn)
USD

(Nghìn)
Kip
(Nghìn)
USD
(Nghìn)
1,000 0.1 123,174 123,174 12.775 1,478 153.297 7,390 766.484
3,000 0.31 123,174 369,522 38.324 4,434 495.890 22,171 2,299
5,000 0.52 123,174 651,870 63.874 7,390 766.484 36,952 3,832
6,175 0.64 123,174 760,599 78.884 9,127 946.608 45,635 4,733
(Nguồn: “Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức
sẵn lòng chi trả (WTP) của người dân ở Viên Chăn cho việc bảo tồn đa dạng sinh học
và sử dụng bền vững trong Khu bảo tồn Houay Nhang tại thủ đô Viên Chăn, Lào”)
Với mức giá WTP trung bình = 6,175 kip thì khi thu mỗi hộ gia đình 1,000
kip/tháng trong vòng 5 năm sẽ có khoản tiền 766.484 nghìn USD; nếu thu 3,000
kip/tháng thì sẽ là 2,299 nghìn USD; nếu là 5,000 kip/tháng là 3,832 nghìn USD và
nếu là 6,175 kip/tháng thì sẽ nhận được nguồn vốn là 4,733 nghìn USD.
Trong tương lai, nguồn tài trợ để bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học trong
Khu bảo tồn Houay Nhang sẽ được bắt nguồn từ cư dân Viên Chăn, các tổ chức
Chính phủ và phi Chính phủ.
1.2.2. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
trong định giá tài nguyên môi trường ở Việt Nam
VQG Ba Bể là một địa điểm giải trí nổi tiếng ngày càng thu hút nhiều sự quan
tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Hằng năm, có hàng vạn người đến đây
để tham quan nghỉ dưỡng, ngắm nhìn thiên nhiên, và tìm hiểu giá trị cảnh quan văn
hóa. Để đánh giá giá trị bảo tồn của Vườn quốc gia Ba Bể, đồng thời là đánh giá giá
trị phi sử dụng của VQG, tác giả Lê Hoài Nam đã tiến hành thực hiện đề tài “định
giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể - Bắc Cạn” bằng cuộc
khảo sát phỏng vấn trực tiếp đối với khách du lịch – những người đến tham quan
khu bảo tồn VQG.
Một tình huống giả định được đặt ra là: “Một quỹ bảo tồn được thành lập

nhằm bảo tồn cảnh quan và các loài động thực vật trong VQG cần đến sự đóng góp
của khách tham quan, vậy ông bà có sẵn lòng bỏ ra một khoản tiền cho mục đích
này không và mức chi trả có thể là bao nhiêu cho lần tham quan này?”
Giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể được xác định là tổng mức sẵn lòng chi
20
trả để bảo tồn VQG của du khách. Để xác định giá trị phi sử dụng, tác giả đưa ra
một số giả định sau:
- Mức chi trả được tính chung cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.
- Sự khác biết về mục đích chi trả của khách du lịch trong nước và nước ngoài
là không đáng kể.
Từ phân tích trên, mức sẵn lòng chi trả trung bình cho bảo tồn giá trị của VQG
Ba Bể là 38,600 đồng/du khách. Căn cứ vào số lượng du khách đên VQG Ba Bể
trong năm 2004 và 2005 có thể xác định tổng mức sẵn lòng chi trả cho hoạt động
bảo tồn của khách du lịch như sau:
Bảng 2.5. Tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách
Năm 2004 2005
Số lượng du khách (người) 9434 9843
Tỷ lệ sẵn sang chi trả:
- Chi trả cho thế hệ tương lai
- Chi trả vì sự tồn tại của VQG
85.6%
81%
19%
85.6%
81%
19%
Mức chi trả trung bình (đồng) 38,600 38,600
Chi trả cho thế hệ tương lai (đồng) 252,488.7 263,435
Chi trả cho sự tồn tại của VQG (đồng) 59,255.7 88,793.4
Tổng mức sẵn lòng chi trả (đồng) 311,714.4 352,228.4

(Nguồn: Định giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể - Bắc
Cạn_Lê Hoài Nam (2010))
Tổng mức sẵn sàng chi trả năm 2005 của du khách nhằm bảo tồn giá trị của
VQG Ba Bể với mục tiêu là để lại những giá trị đó cho thế hệ tương lai (giá trị lưu
truyền) là 263,435 (đồng), mức sẵn sàng chi trả để đảm bảo cho sự tồn tại dài lâu
(giá trị tồn tại) của VQG Ba Bể là 88,793.4 (đồng).
Mức sẵn sàng chi trả trung bình của du khách là 38,600 (đồng/du khách) cao
hơn so với một số nghiên cứu ở Việt Nam trước đây khi hỏi về mức vé vào cổng du
khách có thể chi trả. Kết quả này cho thấy du khách đánh giá cao giá trị của VQG
Ba Bể và nó cũng chỉ ra rằng nếu làm rõ mục đích chi trả thì du khách trong nước
hoàn toàn có khả năng đánh giá đúng giá trị của tài sản môi trường nói chung và giá
trị của đa dạng sinh học nói riêng.
CHƯƠNG 2: ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN
LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG (NOMASCUS LEUCOGENYS)
21

×