Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng dịch vụ vận tải biển của công ty Vinashin New World

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.89 KB, 82 trang )

Phần I : Lời mở đầu
Trong những năm qua tình hình thế giới có nhiều biến động và gây ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Song với đường lối đúng đắn của Đảng và
sự chỉ đạo của chính phủ nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ, với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 7,5% trong giai đoạn 2005-2009 và liên tục xếp
thứ hai trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việt Nam dần dần khẳng định
được vị thể của mình trong khu vực cũng như thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp, các Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các nước, các vùng kinh tế khác
nhau vận tải luôn đóng một vai trò quan trọng. Ngày nay, vận tải đường biển chiếm
vai trò quan trọng so với những ngành vận tải khác, khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển chiến tỷ trọng lớn và đang có xu hướng tăng
lên. Nắm bắt được xu thế này trong những năm qua tập đoàn VinaShin đã không
ngừng đầu tư cho các đơn vị thành viên mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhận được
sự giúp đỡ đó, công ty Vinashin New World đã ra đời và đã không ngừng mở rộng
sản xuất kinh doanh và đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực dịnh vụ vận
tải đường biển.
Sau thời gian đi thực tập em đã chọn đề tài ” Thực trạng dịch vụ vận tải biển
của công ty Vinashin New World”. Một lĩnh vực mà Công ty đang có nhu cầu mở
rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong thời gian tới.
Trong quá trình thực tập được sự hướng dẫn, chỉ đạo rất tận tình của các anh
chị trong phòng KH-KD và của PGS.TS Nguyễn Như Bình. Song do sự hiểu biết
của bản thân về Công ty chưa được sâu sắc và toàn diện, với kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều do vậy trong báo cáo thực tập không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy,
rất mong các Anh, Chị trong phòng, thầy cô và độc giả quan tâm đến đề tài này
góp ý để bài viết của em hoàn thiện hơn
Chương I: Giới thiệu chung công ty Vinashin new world
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 phương thức vận tải bằng
đường biển đang được phát triển mạnh mẽ ở các nước tiên tiến trên thế giới do
được đánh giá là một trong những phương tiện tiên tiến và đạt hiệu quả cao về mọi


mặt. So với hình thức vận tải truyền thống thì vận tải đường biển có những điểm
nổi bật hơn so với vận tải đường bộ và đường hàng không. Việt Nam có hơn 3200
Km đường bờ biển và hơn 33 cảng lớn nhỏ chạy từ Bắc tới Nam đó là những yếu
tố thuận lợi đối với việc phát triển vận tải đường biển. Với đà tăng trưởng kinh tế
của nước ta hiện nay, đặc biệt là buôn bán với nước ngoài ngày càng tăng nắm bắt
được yêu cầu thực tế vận tải hàng hóa bằng đường biển, những doanh nhân của tập
đoàn Vinashin đã thành lập công ty Vinashin New World với mong muốn khai
thác triệt để những lợi thế trên
Vinashin New World là một đơn vị trực thuộc tập đoàn kinh tế Vinashin hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường biển. Giai đoạn đầu mới thành lập công
ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển. Không ngừng lớn mạnh theo
thời gian và đến nay không chỉ đơn thuần kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển
mà còn hoạt động nhiều ngành nghề khác
Tên và địa chỉ của công ty.
+ Tên giao dịch : Công ty Vinashin New World
+ Điện thoại: 0313686676.
+ Email:
+Website : vinashinnewworld.com.vn
+ Trụ sở Công ty Số 3 Lê Thánh Tông Hải Phòng
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Vinashin New World
1.2.1 Nhiệm vụ của Công ty .
Là đơn vị vận tải biển với đội ngũ hùng mạnh và được sự quan tâm đặc biệt của tập
đoàn nên Vinashin New World có những nhiệm vụ sau:
 Chuyên chở hàng hoá trong nước, phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng trong nước.
 Vận tải hàng xuất khẩu, phục vụ công tác xuất nhập khẩu
 Quản lý và khai thác phương tiện, vốn theo đúng nội quy của Nhà
nước một cách có hiệu quả
 Tổ chức các dịch vụ về vận tải như đại lý tàu, đại lý dầu, đại lý giao
nhận kiểm đếm hàng hoá nhằm mở rộng quy mô của Công ty, tăng

nguồn hàng vận chuyển giải quyết công ăn việc làm cho đội ngũ
thuyền viên dự trữ
 Nghiên cứu trình cấp trên về kế hoạch đầu tư đổi mới trang thiế
bị,phương tiện, xây dựng phương pháp lao động hợp lý hơn, ứng
dụng thông tin tin học vào sản xuất kinh doanh.
 Tổ chức quản lý lực lượng lao động của Công ty một cách khoa học,
triệt để và hiệu quả, giáo dục bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề
và năng lực quản lý của cán bộ thuyền viên của Công ty. Đồng thời
chăm lo đến đời sống vật chất cho người lao động.
 Chấp hành đầy đủ đường lối, chế độ chính sách pháp luật của đảng,
nhà nước, nội quy kỷ luật của xí nghiệp. Đảmbảo an tàon lao động,
vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và trật tự an toàn
trong nội bộ Công ty
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc là người lãnh đạo có quyền cao nhất trong công ty, chỉ đạo sự hoạt động
của toàn công ty và chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty
Giám đốc: Trương Quốc Long
Phòng khai thác: có nhiệm vụ lập kế hoạch khai thác, tổ chức vận chuyển, đề xuất
các phương án vận chuyển sao cho có lợi nhất
Trưởng phòng khai thác : Ngô Xuân Trường.
Phòng Marketing: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường, tìm
nguồn hàng, liên hệ với chủ hàng, giúp chủ hàng làm các thủ tục xuất nhập khẩu,
thu thập chứng từ hoá đơn
Trưởng phòng Marketing: Nguyễn Thị Hợi
Giám đốc
Phòng khai
thác
Phòng

marketting

Phòng dịch vụ
khách hàng

Phòng kế toán
Phòng dịch vụ khách hàng: Có nhiệm vụ phát hành các hoá đơn, kiểm tra các hoá
đơn chứng từ thu phí các dịch vụ. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo trực tiếp về
các chính sách giá cả hợp lý và phát triển các dịch vụ nhằm hỗ trợ tốt cho các hoạt
động thu hút khách hàng của công ty. Phòng dịch vụ khách hàng quản lý hàng hoá
xuất nhập khẩu (về mặt chứng từ).
Trưởng phòng dịch vụ khách hàng: Nguyễn Thị Hoa
Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán tính toán các hoạt động thu chi của chi
nhánh và tính toán trả lương cho nhân viên. Ghi chép phản ánh số liệu hiện có, tình
hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và kết quả các hoạt động sản
xuất kinh doanh, tình hình sử dụng kinh phí của chi nhánh. Đặc biệt phòng còn
kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính nộp ngân sách, thanh toán kiểm tra giữ gìn các loại tài sản. Đồng thời cung
cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phát
triển các hoạt động khai thác tài chính phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh
tế.
Trưởng phòng kế toán: Phạm Thị Hường.
1.3 Tình hình sử dụng các nguồn lực tại Công ty.
Thông qua các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán của công ty trong các
năm 2007-2009 ta có thể tính toán và so sánh một số chỉ tiêu tài chính của công ty.
1.3.1 Phân tích tình hình tài sản của Công ty.
Bảng 1: Bảng phân tích tình hình tài sản
Chỉ tiêu Năm 2007
Năm 2008 Năm 2009
A: TSLĐ – ĐTNH 20.891.806 26.191.138 31.476.543

Tiền mặt + gửi
NH
6.514.736 12.617.831 8.662.292
Khoản phải thu 8.437.360 4.543.969 81.835.268
Hàng tồn kho 2.494.023 4.429.834 6.808.493
TSLĐ khác 3.445.000 4.602.336 7.171.035
B:TSCĐ- ĐTDH 50.230.968 53.859.478 87.895.531
*TSCĐ 32.365.432 35.371.203 43.290.139
*Đầu tư TC 10.491,104 12.009.125 24.495.203
*TS dài hạn khác 7.374.432 6.479.150 20.110.189
Tổng tài sản 71.122.774 80.050.616 119.372.074
Nguồn : KH-KD Đơn vị tính: 1000 đồng
Nhận xét chung : Nhìn vào bảng phân tích tình hình tài sản của Công ty ta thấy
tài sản qua các năm đều tăng lên. Năm 2007, tổng tài sản của Công ty là 71,122 tỷ
đồng nhưng đến năm 2008 con số đó đã lên tới 80,050 tỷ đồng tăng gần 9 tỷ so với
2007 tương ứng 12,5%. Trong đó chủ yếu là tăng tài sản lưu động và đến năm
2009 tổng tài sản là 119,372 tỷ đồng tăng 39,32 tỷ đồng tương ứng với 49,12 % so
với năm 2008. Năm2009 công ty mạnh dạn mở rộng quy mô hoạt động sản xuất
vào cuối năm nên mua thêm trang thiết bi, máy móc, phương tiện vận chuyển do
đó tài sản năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 và 2007.
1.3.2. Tình hình nguồn vốn của công ty
Bảng 2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
A.Nợ phải trả 23.316.467 24.566.127 42.745.431
Nợ ngắn hạn 2.917.850 5.539.385 10.388.298
Nợ dài hạn 17.164.975 14.789.000 22.637.442
Nợ khác 3.233.642 4.237.742 9.719.691

B Vốn chủ sở hữu 47.806.307 55.484.489 76.626.642
Nguồn vốn 30.234.012 35.858.104 40.353.222
kinh phí, quỹ 10.353.222 12.542.930
20.015.359
Nguồn vốn khác 7.219.073 7.084.355
16.258.061
Tổng nguồn vốn 71.122.774 80.050.616 119.372.074
Nguồn: KH-KD Đơn vị tính:1000 đồng
Nhận xét chung : Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong hai nguồn vốn của Công ty
thì tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp luôn cao hơn tỷ lệ nợ phải trả.
Điều này chứng tỏ rằng tình hình tài chính của doanh nghiệp khá lành mạnh hay
nói cách khác là doanh nghiệp có tính tự chủ về tài chính, doanh nghiệp hoàn toàn
không phải phụ thuộc hay bị ràng buộc bởi các chủ nợ trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh. Năm 2007 tổng nguồn vốn là 71,122 tỷ đồng. Năm 2008 là
80,050 tỷ đồng còn năm 2009 là 119,372 tỷ đồng
Tuy nhiên, nếu nhìn vào sự biến động về cơ cấu nguồn vốn qua các năm
chúng ta sẽ thấy được tính tự chủ của doanh nghiệp có nhiều biến động. Năm
2007, nợ phải trả chỉ chiếm 32,7% tổng nguồn vốn. Sang đến năm 2008 nợ
phải trả chỉ còn là 30,6% tổng nguồn vốn giảm 2,1 % so với năm 2007 là 1,1%.
Nhưng đến năm 2009, số nợ phải trả đã tăng đến 35,8% tổng nguồn vốn. Như vậy,
nợ phải trả qua các năm phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguyên nhân của việc tăng nợ phải trả là do khoản nợ ngắn hạn tăng từ 23,316 tỷ
đồng năm 2007 đến 42,7 tỷ đồng năm 2009 là khoản vay từ nguồn vốn ODA để
đầu tư cải tạo, mở rộng Cảng đồng thời việc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác
( nợ dài hạn và nợ khác tăng lên ) làm cho tổng nợ tăng lên nhiều. Nhưng việc đi
vay và chiếm dụng là cần thiết cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó, việc tăng tổng nguồn vốn từ nợ phải trả vẫn là hợp lý và điều này là
điều nên làm bởi mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư theo chiều sâu là yêu cầu
cần thiết đối với doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.3.2 Tình hình nhân lực.

Công ty là một công ty lớn hoạt động đa ngành vì vậy mà số lượng công nhân
viên của công ty tương đối đông hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau với các
trình độ tay nghề khác nhau và nó đựơc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Nguồn nhân lực của công ty
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Tổng số lao động 65 100 88 100 106 100
Theo giới tính
Lao động nữ
Lao động nam
25
40
38,
4
61,
6
35
53
39,7
603
49
57

46,2
53,8
Theo trình độ
Đại học, cao đẳng
Trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
10
25
10
25
15.
4
38,
4
15,
4
30,
8
18
30
20
20
20,4
34,0
22,8
22,8
25
40
25

16
23,5
37,7
23,5
15,3
(Nguồn phòng KH-KD) Đơn vị:Người
Nhận xét chung: Nhìn vào bảng số lượng lao động của công ty ta thấy số lượng
lao động của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2008 so với năm 2007 tổng số
lao động trong công ty tăng 23 người tương ứng với 35,3%. Nhưng đến năm 2009
số lao động của công ty lại tăng 18 người tương ứng với 20,45 % so với năm 2008.
Tốc độ tăng năm 2008 so với 2007 lớn hơn do trong năm 2008 công ty mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh sang những thị trường lân cận và phạm vi hoạt động
của ngành dịch vụ vận tải biển rộng hơn nên đã tuyển một lượng lớn công nhân
viên để đáp ứng nhu cầu đó. Còn năm 2009 tuy hoạt động kinh doanh gặp nhiều
khó khăn nhưng số lao động tại công ty vẫn tăng lên, tuy tốc độ tăng không bằng
năm 2008 nhưng con số trên khá lạc quan thể hiện công ty đang hoạt động rất hiệu
quả.
Do công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải và do đặc điểm nghề nghiệp nên
phần lớn lao động của công ty là Nam còn lao động Nữ chiếm tỷ lệ rất ít. Phần lớn
số lao động Nữ này đều là lao động gián tiếp hay lao động làm việc trong lĩnh vực
thương mai của công ty. Năm 2008 lao động nữ tăng 40% so với 2007 còn năm
2009 tăng 40% so với 2008. Tốc độ tăng lao động nữ rất ổn định cho thấy không
có nhiều biến động trong lĩnh vực thương mại của công ty mặc dù hoạt động sản
xuất kinh doanh đã được mở rộng. Còn lao động Nam tốc độ tăng không đều qua
các năm. Năm 2008 tăng 32,5 % so với năm 2007 còn năm 2009 chỉ tăng 7,5 % so
với năm 2008. Giải thích cho tốc độ tăng năm 2009 chậm hơn so với năm 2008 là
do năm 2009 công ty thu hẹp phạm vi hoạt động của ngành dịch vụ vận tải
biển,phần khác do những hợp đồng sửa chữa tàu biển bị hủy bỏ nên lượng lao động
Nam tăng không đáng kể.
Qua bảng số liệu ta cũng thấy được số lao động có trình độ của công ty cũng

khá cao. Năm 2007 lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm 15,4 %,năm 2008
là 20,4 % và năm 2009 là 23,5 %. Lao động có trình độ tăng qua các năm và chiếm
tỉ trọng không nhỏ, điều đó cho thấy công ty đang có đội ngũ lao động có chất
lượng tốt, được đào tạo chuyên sâu. Lao động có trình độ này giữ vị trí cao trong
cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và hàng năm vẫn được cử đi nước ngoài đào tạo
để nâng cao trình độ, điều đó cho thấy Công Ty có chiến lược phát triển nguồn
nhân lực theo chiều sâu. Mặt khác, lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ
thuất cũng chiếm tỷ lệ khá cao và không ngừng tăng qua các năm. Nhưng bên cạnh
đó số lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao trên, mặc dù tỷ lệ lao động này có
giảm trong những năm gần đây song tốc độ giảm còn chậm. Mặt khác số lao động
có tay nghề cao lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 4,5%.
Trong những năm qua mặc dù công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty như: đưa công
nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài, cũng như mở các lớp tập huấn nâng cao tay
nghề cho công nhân….. song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
của công ty.
1.3.3 Tình hình về cơ sở vật chất tại Công ty.
Bảng 3: Bảng diện tích sử dụng
Hạng mục Diện tích hiện

Diện tích sử
dụng
% Diện tích
sử dụng
Mặt nước
Nhà làm việc
Phân xưởng
Nhà kho
Sân bãi
Khu thương mại

Diện tích khác
87580
1479
3804
1500
2099
849
1229
24500
580
944
578
740
500
300
19,9
39,5
24,8
38,7
35,2
58,4
24,41
Tổng
98540 28142 28,55
Nguồn: Phòng KH-KD Đơn vị: m
2
Nhận xét chung : Công ty Vinashin New World hoạt động sản xuất trên nền
diện khoảng 9,85ha bao gồm cả diện tích mặt nước và diện tích đất liền. Chiếm
phần lớn diện tích mà công ty đang sở hữu là diện tích mặt nước với việc hoạt
động của các khu cảng biển. Những cảng này phục vụ cho các tàu bè chung

chuyển, lưu thông hàng hóa và là nơi bến đỗ của các tàu bè khu vực cảng. Nguồn
thu từ hoạt động này đóng góp đáng kể vào doanh thu của công ty qua các năm và
trong những năm tới công ty sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của những cảng này
nhằm khai thác triệt để những lợi thể mà diện tích mặt nước mang lại. Mặc dù Hiện
nay tổng diện tích mà Công ty đã đưa và sử dụng là chưa nhiều mới 2,82 ha chiếm
28,5% diện tích. Diện tích chưa sử dụng còn chiếm tỉ lệ lớn 71,5%. Đây là nguồn
dự trữ khá lớn để cho Công ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhìn vào bảo số liệu trên ta có thể thấy được sự phát triển của Công ty trong
những năm qua là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Công ty . Vấn đề đặt
ra trong những năm tới là Công ty phải có chính sách và giải pháp phù hợp để có
khai thác tối đa lợi thế mà mình đã có.
Cơ sở hạ tầng của Công ty trong những năm qua không ngừng được nâng cấp
và xây mới. Công ty có khu nha cao tầng tương đối khang trang và kiên cố toạ lạc
trên khu đất rộng. Các phân xưởng, nhà kho phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh không ngừng nâng cấp và mởi rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng rộng lớn
của công ty. Cùng với nó là một khu liên hợp thể thao tương đối hoàn chỉnh gồm:
sân quần vợt, nhà thi đấu bóng bàn mà hiếm có công ty nào để đáp ứng nhu cầu vui
chơi giải trí của công nhân viên trong công ty.
Chng II: Thc trng dch v vn ti bin ca Cụng ty
Vinashin new world
Mc ớch
Trớc khi phân tích các vấn đề trong doanh nghiệp cần phải xác định một cách
đúng đắn mục đích phân tích. Mục đích phân tích hoạt động kinh tế nói riêng và hoạt
động khác của con ngời nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng với hoạt động. Nó là
kim chỉ nam của các hoạt động vừa là thớc đo đánh giá kết quả của các hoạt động đó.
Tuỳ theo từng trờng hợp phân tích cụ thể (không gian, thời gian, chỉ tiêu, doanh
nghiệp mà xác định mục đích cụ thể của phân tích những mục đích chung của
phân tích hoạt động kinh tế bao gồm:
ỏnh giỏ chung tỡnh hỡnh sn xut kinh doanh ca doanh nghip
thụng qua cỏc ch tiờu kinh t.

Phõn tớch chi tit cỏc tm quan trng, trng im xỏc nh tim
nng ca doanh nghip v cỏc vn t chc qun lý iu hnh s
dng cỏc yu t trong quỏ trỡnh sn xut cỏc iu kin sn xut.
xut ra cỏc bin phỏp v k thut t chc khai thỏc tt tim
nng ca doanh nghip ỏp dng trong thi gian ti nhm phỏt trin
sn xut, nõng cao hiu qu bo m cỏc li ớch doanh nghip nh
nc ngi lao ng.
 Làm cơ sở cho những kế hoạch chiến lược về phát triển của doanh
nghiệp trong tương lai và về các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cho những kì
kế tiếp.
Tóm lại có thể phát biểu ngắn gọn mục đích của phân tích hoạt động kinh tế
là nhằm xác định tiềm năng của doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp để khai
thác tốt nhất những tiềm năng ấy.
 Ý nghĩa:
Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp là công cụ của hoạt động nhận
thức về các vấn đề kinh tế doanh nghiệp. Do vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng đối
với doanh nghiệp nói chung, cá nhân những người làm kinh tế doanh nghiệp nói
riêng. Nếu phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp diễn ra thường xuyên chất
lượng tốt thì sẽ giúp cho nhà lãnh đạo nhận thức đúng đắn về các yếu tố sản xuất
của doanh nghiệp về tổ chức điều hành sản xuất, về các điều kiện kinh tế liên quan
…từ đó đưa ra các quyết định phù hợp, khả thi góp phần định hướng, hướng dẫn các
hoạt động quản lý doanh nghiệp nhờ đó làm cho doanh nghiệp phát triển không
ngừng với hiệu quả kinh tế cao và ngược lại.
Chính vì tầm quan trọng của phân tích hoạt động kinh tế mà doanh nghiệp
và các cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp đã đang và sẽ không ngừng phân tích hoạt
động kinh tế doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục sâu sắc và triệt để.
2.1 Dịch vụ vận tải biển và vai trò của nó trong phát triển kinh tế
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay
từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến
đường giao thông để giao lưu các vùng, các miền, các quốc gia khác nhau trên thế

giới. Cho đến nay vận tải đường biển được phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành
vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
2.1.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển.
2.1.1.1 Vai trò
Hiện nay vận tải đường biển giữ vị trí rất quan trọng trong chuyên chở hàng hoá
trên thị trường thế giới. Vận tải đường biển là ngành vận tải chủ chốt so với các
phương tiện vận tải khác trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu, nó đảm nhận
chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Nguyên
tắc “ tự do đi biển” đã tạo thuận lợi cho ngành vận tải đường biển và nhờ đó tàu
thuyền mang mọi quốc tịch được tự do hoạt động trên các tuyến thương mại quốc
tế. Khối lượng chuyên chở hàng hoá bằng đương biển quốc tế tăng nhanh qua các
giai đoạn.
2.1.1.1 Đặc điểm.
 Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá
trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển thích hợp trên cự ly rất dài, khối
lượng lớn. Tuy nhiên vận tải đường biển không thích hợp với chuyên chở
hàng hoá đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh, trong chuyên chở đường biển
gặp nhiều rủi ro và nguy hiểm.
 Các tuyến đường trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự
nhiên. Do đó không đòi hỏi phải đầu tư nhiều về tiền vốn, nguyên vật liệu,
sức lao động để xây dựng và bảo quản các tuyến đường vận tải đưồng biển.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận tải đường biển
thấp hơn so với các phương tiện vận tải khác.
 Năng lực chuyên chở của vận tải biển là rất lớn. Nhìn chung năng lực
chuyên chở của công cụ vận tải đường biển ( tàu biển) không bị hạn chế
như các công cụ vận tải khác. Trên cùng một tuyến đường có thể tổ chức
chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian cho cả hai chiều. Trong
những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trọng tải trung bình
của tàu biển tăng nhanh và có xu hướng tăng lên đối với tất cả các nhóm
tàu. Ưu điểm nổi bật của tàu biển là giá thành thấp ( bằng 1/10 so với đường

hàng không). Trong chuyên chở hàng hoá giá thành vận tải đường biển chỉ
cao hơn giá thành vận tải đường ống còn thấp hơn nhiều so với các phương
tiện khác. Nguyên nhân chủ yếu là trọng tải tàu biển lớn, cự ly chuyên chở
trung bình dài, năng suất lao động cao. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật và
hoàn thiện cơ chế quản lý trong ngành vận tải đường biển, hiệu quả kinh tế
chắc chắn ngày một tăng lên.
Từ những đặc điểm trên của vận tải đường biển ta có thể rút ra kết luận một cách
tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn,
chuyên chở cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
2.1.1.2 Tác dụng của vận tải đường biển.
 Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời thương mại quốc tế:
Thương mại quốc tế và vận tải nói chung, vận tải đường biển nói
riêng có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Vận tải được phát
triển trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ngược lại vận tải phát
triển sẽ làm giảm giá thành chuyên chở, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế, tự do hoá thương mại, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Thực tiễn trong thương mại cho thấy, hợp
đồng mua bán hàng hoá có vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ
đến hợp đồng vận tải thậm chí bao gồm cả hợp đồng vận tải bởi vì
hợp đồng mua bán hàng hoá là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa
người bán và người mua còn hợp đồng vận tải điều chỉnh quan hệ
giữa người thuê chở và người chuyên chở mà người thuê chở là
người bán hoặc người mua lại phụ thuộc vào quy định của hợp đồng
mua bán.
 Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển: Khối lượng
hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước phụ thuộc vào nhiều điều kiện:
tiềm năng kinh tế của hai nước, sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa
sản xuất của mỗi nước trong phân công lao động quốc tế, tình hình

chính trị, điều kiện và khả năng vận tải giữa hai nước đó: Do tiến bộ
khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động trong ngành vận tải mà
giá cước trung bình trong vận tải quốc tế có xu hướng giảm xuống.
Vận tải đường biển có đặc điểm cước phí rẻ vì vậy vận tải đường biển
làm tăng khối lượng luân chuyển hàng hóa trong buôn bán quốc tế,
nói khác đi nó thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển
 Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi hàng hoá và cơ
cấu thị trường buôn bán quốc tế: Trước đây vận tải đường biển chưa
phát triển, công cụ vận tải thô sơ, sức chở của vận tải nhỏ, chi phí vận
tải lại cao nên đã hạn chế việc mở rộng mua bán nhiều mặt hàng. Đặc
biệt là mặt hàng nguyên, nhiên liệu. Việc buôn bán giữa các nước
thời kỳ đó tập trung vào các mặt hàng thành phẩm. Sự ra đời của
công cụ vận tải chuyên dùng có trọng tải lớn, đặc biệt là sự phát triển
của vận tải đường biển, mạng lưới các tuyến đường phát triển đã cho
phép hạ giá thành vận tải, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
mở rộng chủng loại mặt hàng trong buôn bán quốc tế.
 Trong bản thân nhóm hàng lỏng cũng có sự thay đổi về cơ cấu: tăng
trỷ trọng dầu thô, giảm tỷ trọng mặt hàng sản phẩm dầu mỏ và xuất
hiện nhiều mặt hàng lỏng trong buôn bán quốc tế như: hơi đốt ở thể
lỏng, rượu, bia, nước ngọt,...buôn bán các nhóm mặt hàng khô cũng
đa dạng và phong phú hơn gồm hàng thành phần có bao bì, hàng khô
có khối lượng lớn như: quặng sắt, than đá, ngũ cốc, các loại khoáng
sản khác...,vận tải đường biển phát triển đã làm thay đổi cơ cấu hàng
hóa trên thị trường thế giới.
 Trước đây khi vận tải đường biển còn chưa phát triển, hàng hóa chỉ
có thể bán cho các nước lân cận, ở thị trường gần, ví dụ như Việt
Nam bán hàng cho các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan... ngày nay
vận tải đường biển đã phát triển, hàng hóa có thể được buôn bán ở bất
kỳ thị trủờng nào trên thế giới. Vì vậy, vận tải đường biển góp phần
thay đổi thị trường hàng hóa. Những nước xuất khẩu có khả năng tiêu

thụ sản phẩm của mình ở những thị trường xa xôi. Ngược lại nước
nhập khẩu có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp hàng hóa rộng
rãi hơn. Sự mở rộng thị trường và thay đổi cơ cấu thị trường trong
buôn bán quốc tế được thể hiện ở cự ly chuyên chở trung bình trong
vận tải đường biển quốc tế ngày càng tăng lên. Năm 1980 cự ly
chuyển chở trung bình trong vận tải đường biển quốc tế là 3.601 hải
lý, năm 1985 là 3.967 và năm 1990 là 4.285 hảo lý( 1 hải lý =
1,85km).
 Vận tải đường biển tác động đến cán cân thanh toán quốc tế: Vận tải
đường biển có tác dụng ảnh hưởng tích cực hoặc làm xấu đi cán cân
thanh toán, chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải quốc tể đảm bảo
nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của mỗi nước. Chức
năng kinh doanh thể hiện trong việc thực hiện xuất khẩu sản phẩm
vận tải đường biển. Xuất khẩu sản phẩm vận tải là một hình thức xuất
nhập khẩu vô hình rất quan trọng. Thu chi ngoại tệ về vận tải đường
biển và các dịch vụ liên quan đến vận tải đường biển là một bộ phận
quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Phát triển vận tải đặc
biệt là phát triển đội tàu buôn có tác dụng tăng thêm nguồn thu ngoại
tệ bằng cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm vận tải. Do đó vận tải ảnh
hưởng tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế. Nếu vận tải đường
biển của một nước không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng
hóa ngoại thương thì phải chi ra một lượng ngoại tệ nhất định để
nhập khẩu sản phẩm vận tải. Sự thiếu hụt trong cán cân xuất nhập
khẩu sản phẩm vận tải ảnh hưởng đến cán cấn thanh toán quốc tế.
Trái lại dư thừa cán cân thanh toán về vận tải có thể bù đắp một phần
thiếu hụt trong cán cân mậu dịch nói riêng và cán cân thanh toán
quốc tế nói chung.
2.1.1 Dịch vụ vận tải
2.1.1.1 Khái niệm.
Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các

mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung
cấp mà không có sự chuyển giao quyền sỡ hữu.
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí
của hàng hoá và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện
vận tải.
Dịch vụ vận tải là dịch vụ mà trong đó người vận tải thực hiện yêu cầu của
khách hàng theo sự thoả thuận để vận chuyển hàng hoá và bản thân con người từ
nơi này đến nơi khác nhằm thu được lợi nhuận kinh tế.
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, vận tải được chia làm hai loại là vận tải công cộng
và vận tải nội bộ.
2.1.1.2 Đặc điểm dịch vụ vận tải.
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt.Bên cạnh những đặc điểm chung
giống như các ngành sản xuất vật chất khác, vận tải còn có những đặc điểm riêng
biệt:
 Quá trình sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt
không gian lên đối tượng chuyên chở chứ không phải là quá
trình tác động về mặt kỹ thuật lên đối tượng lao động.
 Sản xuất trong vận tải không tạo ra sản phẩm mới, mà chỉ tạo
ra một loại sản phẩm đặc biệt-sản phẩm vận tải.
 Sản xuất trong vận tải không làm thay đổi hình dạng kích thước
và tính chất lý hóa của chúng.
 Sản phẩm của ngành vận tải cũng mang hai thuộc tính của hàng
hoá là giá trị và giá trị sử dụng nhưng bản chất của nó là sự
thay đổi vị trí của đối tượng chuyên chở.
 Sản phẩm vận tải không có hình dạng kích thước cụ thể, không
tồn tại ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm vận tải không
có khảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, nó được
sản xuất và tiêu dùng cùng một lúc khi sản xuất kết thúc thì sản
phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay.
 Sản phẩm vận tải là vô hình.

 Vận tải không có khả năng dự trữ sản phẩm.
2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
2.1.3.1 Tuyến đường biển
Từ lâu loài người đã biết lợi dụng đại dương làm tuyến đường giao thông để
chuyên chở hành khách và hàng hoá giữa các nước với nhau. Các tuyến đường vận
tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên ( trừ việc xây dựng
các hải cảng, kênh đào quốc tế) do đó không đòi hỏi phải đầu tư về tiền vốn,
nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng và bảo quản các tuyến đường vận tải
đường biển. Đây là những nguyên nhân làm cho giá thành vận tải đường biển thấp
hơn so với các phương tiện khác. Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển là
rất lớn. Nói chung năng lực chuyên chở vận tải đường biển không hạn chế như các
vận tải khác. Tuy nhiên đường biển luôn bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự
nhiên:...Những rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển thường gây ra những tổn
thất rất lớn cho tàu, hàng hoá và sinh mạng con người. Những rủi ro, tổn thất trong
vận tải đường biển đang được khắc phục dần bằng những phương tiện kỹ thuật
hiện đại.
2.1.3.2 Cảng biển
Cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải. Trước đây cảng biển chỉ
được coi là nơi tránh gió to bão lớn của các loại tàu bè. Trang thiết bị của cảng lúc
bấy giờ rất đơn giản và thô sơ. Ngày nay, cảng biển không chỉ là nơi bảo vệ an
toàn cho tàu biển trước các hiện tượng thiên nhiên bất lợi mag trươc hết cảng biển
là một đầu mối giao thông, một mắc xích quan trọng của quá trình vận tải. Cảng
biển thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Do đó, kỹ thuật xây dựng
trang thiết bị, cơ cấu tổ chức của cảng cũng khác nhau và ngày càng được hiện đại
hóa.
Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu thuyền, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá
chuyên chở trên tàu, là đầu mối giao thông chuyên chở trong hệ thống vận tải. Dọc
bờ biển Việt Nam hiện nay đã hình thành gần 80 hải cảng lớn, nhỏ với tổng năng
lực thông qua cảng trên 50 triệu tấn/năm.
Cảng biển có hai chức năng chủ yếu:

- Cảng phục vụ các công cụ vận tải đường biển, trước hết là tàu biển. Với chức
năng cảng phải đảm bảo cho tàu bè ra vào và neo đậu an toàn, từ đó cảng có
nhiệm vụ phục vụ các công việc cụ thể: Đưa đón tàu bè ra vào, bố trí nơi neo
đậu, làm vệ sinh tàu, sữa chữa tàu, cung ứng các nhu cầu cần thiết cho tàu. Vì
vậy hoạt động của cảng thường vượt ra ngoài phạm vi địa giới của cảng tức là
trên phạm vi thành phố cảng. Ví dụ thành phố cảng Hải Phòng, thành phố cảng
trở thành một trong những trung tâm công nghiệp thương mại dịch vụ và trung
tâm dân cư đông đúc.
- Cảng có chức năng phục vụ hàng hóa, tại cảng biển quá trình chuyên chở hàng
hóa được bắt đầu, kết thúc hoặc tiếp tục hành trình. Chức năng này được tập
trung ở nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa lên xuống các công cụ vận tải. Ngoài ra cảng
còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác liên quan đến hàng hóa như: bảo quản hàng
hóa tại kho bãi, phân loại hàng hóa, sửa chữa bao bì, kí mã hiệu, kiểm tra số
lượng, chất lượng, thủ tục giao nhận hàng hóa...
Cảng biển được phân thành nhiều loại tuỳ theo tiêu chuẩn quy định, theo mục
đích sử dụng: cảng buôn, cảng quân sự, cảng cá, cảng trú ẩn...Đối với cảng buôn
được chia thành nhiều loại: cảng biển tự nhiên, cảng sông biển, cảng nội địa, cảng
quốc tế, cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng.
Ở nước ta, trong những năm qua nhà nước đã ưu tiên và trực tiếp đầu tư cho phát
triển hạ tầng giao thông vận tải đường biển. Trong đó có hệ thống cảng biển. Hệ
thống cảng biển Việt Nam từng bước hiện đại hóa và cơ bản đáp ứng được nhu cầu
đặt ra.
2.1.3.3. Trang thiết bị của cảng.
Ranh giới của một cảng biển thường gồm hai phần: phần mặt nước và phần mặt
liền. Trên mỗi phần diện tích của cảng có các công trình và các trang thiết bị nhất
định.
Trên phần mặt nước của cảng bao gồm: vũng tàu, luồng lạch. cầu tàu; phần dất liền
chủ yếu có: khu vực kho bãi, hệ thống đường giao thông, khu vực nhà xưởng, khu
làm việc của các cơ quan hải quan...cảng biển là công trình có hàng loạt trang thiết
bị kỹ thuật để phục vụtàu và hàng hoá. Trang thiết bị của cảng bao gồm:

- Thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu ra vào, tàu chờ đợi, tàu neo đậu.nhóm thiết bị này
gồm: luồng lạch, hệ thống phao tiêu, tín hiệu, phao nổi, cầu tàu...
- Thiết bị phục vụ kỹ thuật, phục vụ công nghiệp xếp dỡ hàng hoá lên xuống công
cụ vận tải và ở trong kho bãi của cảng. Thiết bị xếp dỡ là yếu tố kỹ thuật quan
trọng nhất trong hpạt động sản xuất kinh doanh của cảng. Nó quyết định năng suất
xếp dở, khả năng thông qua về tàu và hàng hoá của cảng.
Hệ thống đường giao thông trong phạm vi cảng và cách nối liền các hệ thống vận
tải thống nhất như thế nào quyết định phạm vi hậu phương phục vụ của cảng.
Thông thường trong một cảng có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và
công cụ vận chuyển hàng từ vào hậu phương và ngược lại.
Các thiết bị nổi trên phần mặt nước của cảng như: phao nổi, cầu nổi, cần cầu nổi,
tàu hoa tiêu....
Các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác liên lạc, ánh sáng, cung cấp nước, nhà
làm việc, câu lạc bộ thuỷ thủ...khi tổ chức chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu và
thuê tàu, bắt buộc chúng ta phải nguyên cứu kỹ các đặt điểm của trang thiết bị
cảng.
2.1.3.4 Phương tiện vận chuyển.
Phương tiện vận chuyển bằng đường biển là tàu biển.
Tàu buôn là tàu biển được dùng vào mục đích kinh doanh trong hàng hải. Tàu
buôn gồm: tàu vận tải hàng hoá, tàu vận tải hành khách, tàu đánh cá, tàu hoa tiêu,
tàu nghiên cứu khoa học...
Trên thế giới trong những năm gần đây, đội tàu buôn tăng lên không ngừng về số
lượng, trọng tải và thay đổi nhiều về chất lượng.
Xu hướng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đội tàu buôn thế giới được thể hiện
trong việc thay đổi về động cơ và nhiên liệu dùng trong hàng hải. Tăng tỷ trọng tàu
chạy bằng động cơ diêzen và giảm tỷ trọng tàu chạy bằng động cơ hơi nước.
Đội tàu buôn thường được chuyên môn hoá và kết hợp với tổng hợp hoá. Sự ổn
định nguồn hàng trong các tuyến chuyên chở đã tạo điều kiện cho việc chuyên môn
hoá các loại tàu buôn như: Tàu chở dầu, tàu chở hơi đốt dạng lỏng, tàu container,
tàu chở ôtô...bên cạnh đó, trong hàng hải thế giới vẫn phát triển xu hướng đóng và

khai thác các loại tàu có tính chất tổng hợp, tức là tàu có đặc điểm thích ứng với
chuyên chở một số các mặt hàng. Hai xu hướng này không loại trừ nhau mà bổ
sung cho nhau góp phần làm cho đội tàu buôn ngày càng thích hợp với nhu cầu
phong phú, đa dạng trong buôn bán quốc tế.
Vai trò của vận tải đường biển trong nền kinh tế quốc dân được thể hiện rõ ở
những lợi ích chính trị, kinh tế, quân sự do đội tàu buôn mang lại. Kinh nghiệm
lịch sử của các nước có ngành hàng hải phát triển đã chứng minh rằng: xây dựng
và phát triển đội tàu buôn mang lại những lợi ích to lớn. Vì vậy phát triển đội tàu
buôn là chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
2.1.4 Các bước tiến hành dịch vụ vận tải biển.
2.1.4.1 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng.
Khi khách hàng có nhu cầu chuyên chở hàng hoá bằng đường biển hoặc khách
hàng muốn thuê tàu để chở hàng, công ty vận tải tuỳ vào điều kiện và khả năng củ
mình để chấp nhận việc chở hàng hoặc cho thuê một phần hay toàn bộ con tàu
đồng thời công ty vận tải cung cấp lịch trình chuyên chở hàng hoá.
2.1.4.2 Thông báo giá.
Sau khi chấp nhận yêu cầu của khách hàng hãng tàu sẽ tiến hành thông báo
biểu giá cho khách hàng
Thông thường biểu giá đã được hàng tàu qui định sẵn, việc khách hàng muốn
thay đổi là khó có thể đáp ứng được, khách hàng không được tự do thoả thuận biểu
cước mà chỉ thương lượng để hang tàu giảm giá một phần hay hưởng chiết khấu.
 Mức cước đường biển có thể chia làm hai loại:
- Cước tàu rong dao động theo điều kiện cung và cầu của thị trường. Trong
thời kỳ thịnh vượng cước tàu rong tăng còn trong thời kỳ suy thoái cước lại giảm.

×