Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.05 KB, 39 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Cơ chế thị trường được vận hành với nhiều thành phần kinh tế song
song và tồn tại đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng. Sản
xuất kinh doanh mở rộng, nhu cầu thị hiếu của con người đòi hỏi ngày càng
cao. Các đơn vị sản xuất kinh doanh muốn đứng vững và phát triển được trên
thị trường cần phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, thị
trường khách hàng để
xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách
hàng một cách tối đa.
Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động Marketing ngày càng
được khẳng định trên thị trường. Nó giúp cho các đơn vị định hướng hoạt
động kinh doanh của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường
đến việc thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh số bán và tăng sự thoả mãn khách hàng.
Marketing
được coi là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của
doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả.
Đối với Công ty vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO), hoạt động kinh doanh
dịch vụ vận tải biển gắn liền với hoạt động Marketing đặc biệt là trong công
tác tìm kiếm khách hàng. Làm tốt công tác Marketing sẽ đảm bảo tốt hiệu quả
kinh doanh của Công ty. Qua lý thuyết và thực tế tìm hiểu hoạt động kinh
doanh cũng nh
ờ hoạt động Marketing ở Công ty em đã chọn đề tài: “Thực
trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty
vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO)" làm luận văn tốt nghiệp.
Chuyên đề được viết thành ba chương với các nội dung sau:
Chương I: Thị trường vận tải biển và thực trạng hoạt động kinh doanh
của Công ty vận tải Thuỷ Bắ
c (NOSCO).
Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty vận tải Thuỷ
Bắc (NOSCO).


Chương III: Hoàn thiện các giải pháp mở rộng thị trường vận tải biển.
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS-TS Phạm Quang Huấn đã giúp đỡ
em hoàn thành bài viết này. Do trình độ và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài
viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến củ
a thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội 3-2003

CHƯƠNG I
THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI BIỂN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ BẮC
(NOSCO)

I. THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI BIỂN.
1. Khái quát vận tải biển.
1.1. Vai trò của vận tải.
Vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất cứ sự di chuyển vị trí nào của
con người và vật phẩm. Nhưng với ý nghĩa kinh tế thì vận tải chỉ bao gồm
những sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm thoả mãn đồng thời hai
tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chấ
t và là một hoạt động kinh tế độc
lập. Vận tải còn là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm
thay đổi vị trí của con người và hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Nhờ có
vận tải con người đã chinh phục được khoảng cách không gian và đã tạo ra
khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hoá và thoả mãn nhu cầu
đi lại của con ng
ười.
Vận tải là yếu tố cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản
xuất. Vận tải không tách rời quá trình sản xuất của xã hội. Các xí nghiệp, nhà
máy là những bộ phận thống nhất của hệ thống kinh tế quốc dân, chỉ có thể

tiến hành sản xuất bình thường và thuận lợi trong điều kiện có sự liên hệ mật
thi
ết với nhau thông qua quá trình sản xuất của ngành vận tải. Mối quan hệ
giữa vận tải và các ngành kinh tế khác là rất sâu sắc và muôn hình muôn vẻ.
Đó là mối quan hệ qua lại, tương hỗ nhau. Vận tải là điều kiện cần thiết của
tái sản xuất và các mặt hoạt động khác của xã hội. Ngược lại, kinh tế phát
triển tạo ra những tiền đề và đòi hỏi phát triển nhanh chóng ngành vận t
ải.
Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội: sản xuất, lưu
thông, tiêu dùng và quốc phòng...Trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực lưu
thông (nội địa và quốc tế). Vận tải đảm bảo chuyên chở nguyên vật liệu, bán
thành phẩm từ nơi sản xuất này đến nơi sản xuất khác, đồng thời vận chuyển
các thành phẩm công nghi
ệp, nông nghiệp.

1.2. Đặc điểm của vận tải.
Sản xuất trong vận tải là một quá trình tác động về mặt không gian, chứ
không phải là tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động.
Trong vận tải không có đối tượng lao động như các ngành sản xuất vật
chất khác, mà chỉ có đối tượng chuyên chở gồm hàng hoá và khách hàng. Con
người thông qua phương tiện vận tải (là tư liệu lao động) tác
động vào đối
tượng chuyên chở để gây ra sự thay đổi vị trí không gian và thời gian của
chúng.
- Sản xuất trong vận tải không sáng tạo ra sản phẩm vật chất mới mà
sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt, gọi là sản phẩm vận tải. Sản phẩm vận tải
là di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở. Bản chất và hiệu quả mong
muốn của sả
n xuất vận tải là thay đổi vị trí chứ không phải làm thay đổi hình
dáng, tính chất hoá lý của đối tượng chuyên chở.

- Sản phẩm vận tải không có hình dáng, kích thước cụ thể, không tồn
tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm vận tải không có khoảng
cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi quá trình sản xuất vận tải
kết thúc, thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay.
- Các ngành s
ản xuất vật chất khác có thể sản xuất ra một số lượng sản
phẩm dự trữ để thoả mãn nhu cầu chuyên chở tăng lên đột xuất hoặc chuyên
chở mùa, ngành vận tải phải dự trữ năng lực chuyên chở của công cụ vận tải.
- Tư cách là hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, vận tải không thể
tách rời nhu cầu chuyên chở
của nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần sáng tạo
ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
1.3. Vận tải biển.
Diện tích của mặt biển chiếm 2/3 tổng diện tích của trái đất. Từ lâu con
người đã biết lợi dụng đại dương làm các tuyến đường giao thông để chuyên
chở hành khách và hàng hoá giữa các nước với nhau. Vận tải biển xuất hiệ
n
rất sớm và phát triển nhanh chóng. Hiện nay vận tải biển là một phương thức
vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Vận tải đường biển có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau đây:
- Các tuyến đường biển hầu hết là những đường giao thông tự nhiên
(trừ việc xây dựng các hải cảng và kênh đ
ào quốc tế). Do đó không đòi hỏi
đầu tư nhiều về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng và bảo quản

các tuyến đường biển. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá
thành vận tải đường biển thấp hơn so với các phương thức vận tải khác.
- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nói chung, năng
lực chuyên chở của vận tải biển không bị hạn chế như các phương thức vận
tải khác. Có thể nói đây là ngành vận chuyển siêu trường, siêu trọ

ng. Trọng
tải của tàu biển là rất lớn. Trong những năm gần đây, trọng tải trung bình của
tàu biển tăng nhanh và có vẫn đang có xu hướng tăng lên đối với tất cả các
nhóm tàu.
- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành rất thấp. Trong
chuyên chở hàng hoá giá thành vận tải đường biển chỉ cao hơn giá thành vận
tải đường ống. Còn thấp h
ơn nhiều so với các phương thức vận tải khác.
Nguyên nhân chủ yếu là trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình
dài, năng suất lao động cao... Với tiến bộ khoa học kỹ thuật và hoàn thiện cơ
chế quản lý, hiệu quả kinh tế của vận tải đường biển ngày càng tăng lên.
Bên cạnh đó, vận tải đường biển có một số nhược điể
m:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Môi
trường hoạt động của thời tiết, thuỷ văn trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình vận tải đường biển. Những rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài
biển thương gây ra những tổn thất rất lớn cho tàu, hàng hoá và sinh mạng con
người mà trong những năm qua con ngườ
i đã chứng kiến và chịu thiệt hại do
tai nạn tàu biển xảy ra.
- Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu
biển bị hạn chế. Do đó tốc độ đưa hàng của vận tải đường biển chậm. Vận tải
không thích hợp với chuyên chở các loại hàng hoá trong khi có yêu cầu giao
hàng nhanh.
1.4. Vị trí vận tải biển ở Việt Nam.
Việ
t Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có 3260 km bờ biển có hàng
chục cảng biển lớn nhỏ chạy dài từ Bắc xuống Nam. Bờ biển Việt Nam nằm
trên tuyến đường hàng hải quốc tế chạy từ ẤN Độ Dương sang Thái Bình
Dương. Mối quan hệ hợp tác kinh tế và buôn bán giữa nước ta với các nước

trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Do đó, Việt Nam có điều kiện
thuận lợi để phát triển vận tải đường biển. Vận tải đường biển của nước ta
đang trên đà phát triển theo hướng hiện đại hoá. Đội tàu của chúng ta chưa

nhiều, nhưng vận tải đường biển đã đóng góp vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân phục vụ chuyên chở hàng hoá ngoại thương.
Giữa các cảng biển nước ta với các cảng biển chính của nhiều nước trên
thế giới đã hình thành các luồng tàu thường xuyên và tàu chuyến. Trên các
luồng tàu này, lực lượng tàu buôn của nước ta và tàu của nước ngoài kinh
doanh khai thác. Ngành vận tải đường biển đảm nhận chuyên chở trên 80%
tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước ta cũng như các nước trên
thế giới. Vận tải đường biển là ngành chủ chốt so với các phương thức vận tải
khai thác để có thể chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu.
2. Nhu cầu vận tải biển ở thị trường Việt Nam.
Thị trường vận tải biển được hình thành bởi cá nhân và tổ chức cung
ứng d
ịch vụ và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Khai
thác sự thuận lợi về vị trí địa lý, và có một hệ thống cảng biển phong phú và
đa dạng với hàng chục cảng lớn nhỏ và gần 10 khu vực chuyển tải.
Hệ thống cảng biển được xây dựng tại các trung tâm kinh tế như: Hải
Phòng, Đà Nẵng, TP HCM và gần các khu công nghiệp, khu chế suất và khu
khai thác, tạo thuận lợi cho quá trình vậ
n chuyển hàng hoá, cung cấp nguyên
vật liệu cho các nhà máy, xí nghiệp tạo ra một thị trường vận tải đường biển
tiềm năng.
- Đặc điểm nhu cầu vận tải biển.
+ Cầu về hàng vận tải biển là nhu cầu gián tiếp, nó phụ thuộc vào quá
trình sản xuất và mức tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Chẳng hạn nhu cầu vận
chuyển clinke cho nhà máy xi măng Nghi Sơn nhiều hay ít phụ thu
ộc vào quá

trình dự đoán mức tiêu thụ xi măng trong năm.
+ Nhu cầu về vận tải biển mang đặc tính mùa vụ. Tức là vào một thời
gian nhất định trong năm, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển sẽ rất lớn.
Ví dụ: Vào tháng 3 → tháng 6 các cơ sở sản xuất giấy có nhu cầu vận chuyển
giấy cuộn là rất lớn để sản xuất giấy tập phục v
ụ cho học sinh - sinh viên vào
kỳ học mới. Mùa khô nhu cầu vận chuyển than cũng rất lớn phục vụ cho các
nhà máy xí nghiệp sản xuất.
Năm 2002 các cảng có sản lượng hàng hoá thông qua lớn:
Hải Phòng đạt 9,26 triệu tấn.

Sài Gòn đạt 11,5 triệu tấn.
Tân Cảng đạt 6,2 triệu tấn.
Bến Nghé đạt 3,2 triệu tấn.
Quảng Ninh đạt 3,5 triệu tấn.
Quy Nhơn đạt 2,5 triệu tấn.
Đà Nẵng đạt 2,5 triệu tấn.
Khối cảng trung ương quản lý đạt trên 30 triệu tấn.
Trên đây là những số liệu đáng mừng mà các cảng đã đạt được và đều
vượt mức kế hoạch
đã đặt ra. Nhìn chung nhu cầu vận chuyển hàng hoá vẫn
giữ được nhịp độ tăng trưởng khá cao đạt khoảng 9,45%. Nhưng với khối
lượng hàng hoá vận chuyển trong năm qua thì thị trường vận tải đường biển
mới chỉ khai thác được trên 30,9% khối lượng hàng hoá cần chuyên chở.
Trong khi đó, thị trường tiềm năng được đánh giá có nhu cầu chuyên chở rất
lớn khoảng 80% khối lượng hàng hoá xu
ất nhập khẩu của nước ta.
3. Những yếu tố chi phối thị trường vận tải biển nước ta.
3.1. Xu hướng kinh tế.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh các chính sách đổi

mới mở cửa, hội nhập trong khu vực và trên trường quốc tế. Nền kinh tế Việt
Nam đang có những khởi sắc. Nhiều chỉ số vĩ mô của nền kinh t
ế đều đạt và
vượt mức kế hoạch, trở thành động lực tăng tốc của nền kinh tế trong năm
cũng như trong thời gian tiếp theo. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nhận
định rằng kinh tế châu Á trong năm 2002 đạt mức tăng trưởng cao, trung bình
6,8%. Cũng theo các báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) các nền kinh tế
châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế Đông Á có tốc độ tăng trưởng cao hơn
6,8% trong năm 2002 vừa qua.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam tăng trưởng 7,1% điều này
cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, bởi tốc độ tăng
trưởng 7,1% năm 2002 cao hơn hẳn tốc độ 6.8% năm 2001 và 6,7 % năm
2000. Nếu so với các nước trong khu vực thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt
Nam tương đối cao đứng thứ 2 Châu Á (sau Trung Quốc 7,5%). GDP bình
quân đầu ngườ
i của Việt Nam đạt khoảng 400 USD/người.

Với nền kinh tế phát triển và ổn định như hiện nay. Việt Nam là một thị
trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các doanh
nghiệp trong nước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố có
ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường vận tải biển Việt Nam. Làm tăng vai trò
quan trọng của ngành vận tải biển.
3.2. Đặc điể
m cung ứng và tiêu dùng dịch vụ:
Dịch vụ vận tải hàng hoá ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của
các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Quá trình sản xuất hàng hoá có
thể được phác hoạ như sau:
Sản xuất → phân phối → người tiêu dùng.
Vận tải hàng hoá ra đời để đảm bảo cho quá trình phân phối hàng hoá
từ người sản xuất tới người tiêu dùng.

Ở đây quá trình cung cấp dịch vụ v
ận tải hàng hoá bằng đường biển
không chỉ đơn thuần là từ cảng → cảng mà có thể bao gồm từ kho → cảng đi
→ cảng đến → kho và các dịch vụ kèm theo như thủ tục hải quan, kiểm
định... Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà Công ty có thể cung cấp các dịch
vụ khác nhau có thể từ kho → cảng → kho hoặc cảng đi → cảng đến→ kho...
Nh
ư vậy sẽ có nhiều trung gian tham gia vào thị trường dịch vụ vận tải
biển làm cho quá trình cung cấp dịch vụ của mình được chặt chẽ và thông
suốt. Mỗi trung gian tạo ra một giá trị trong chuỗi giá trị mà dịch vụ vận tải
biển sẽ đem lại cho khách hàng.
Vì vậy khi các giá trị thành phần đem lại không được như mong đợi sẽ
làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch v
ụ và tác động xấu đến thị trường vận tải
biển.
4. Tình hình cạnh tranh trên thị trường vận tải biển.
4.1. Giữa các loại hình vận tải (cạnh tranh ngoài ngành).
Cạnh tranh ngoài ngành là sự cạnh tranh giữa các loại hình vận tải khác
nhau bao gồm: (Đường bộ, Đường sắt, Đường biển, Đường hàng không).
Trong việc xét tính cạnh tranh giữa các loại hình vận tải như ở nước ta
hiện nay thì sự cạnh tranh c
ủa đường không còn rất yếu kém chiếm một thị
phần rất nhỏ (khoảng 0,2%) trong thị trường vận tải hàng hoá Việt Nam.

Việc lựa chọn phương tiện vận tải cho một loại hàng hoá cụ thể nào đó,
người mua sẽ quyết định lựa chọn phương tiện dịch vụ dựa trên những đặc
tính mà mỗi loại phương tiện vận tải mang lại. Nếu người tiêu dùng dịch vụ
cần có tốc độ vận chuyển thì đường hàng không sẽ xếp hàng đầu, tiếp sau là
đường bộ. N
ếu mục tiêu của khách hàng là hạ thấp chi phí thì đường biển,

đường sông là tốt nhất... Như vậy trong việc lựa chọn phương tiện vận chuyển
hàng hoá nội địa khách hàng thường xét tới 6 tiêu chuẩn dịch vụ sau:
Bảng 1: Bảng xếp loại lựa chọn các phương tiện theo
các tiêu chuẩn lựa chọn
Loại
phương tiện
Tốc độ
(thời gia
n
giao
hàng)
Tần số (số
lần chở
hàng trong
ngày)
Mức tin
cậy (đúng
giờ hẹn)
Khả năng
(xử lý các
tình
huống)
Cung ứng
dịch vụ
khắp nơi
Chi phí
tính theo
T.Km
Đường bộ 2 1 1 1 1 3
Đường sắt 3 3 2 2 2 2

Hàng
không
1 2 4 3 3 4
Đường
biển
(sông)
4 4 3 4 4 1

Tuy nhiên trong việc vận chuyển người mua ngày càng tìm cách kết
hợp các loại hình vận tải khác nhau nhằm tìm kiếm các cơ hội tốt nhất.
Phương tiện chuyên dùng trong hình thức kết hợp là sử dụng container để dễ
dàng vận chuyển hàng hoá từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện
vận chuyển khác. Mỗi cách kết hợp như vậy sẽ làm tăng sự thuận tiện cho
người chở hàng.
Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển đều là sự cân nhắc kỹ lưỡng bởi
các mối quan hệ về chi phí. Sự thuận tiện (nơi giao dịch, điểm đến của hàng
hoá, bến bãi, kho) các yếu tố về mặt thời gian...

Vậy đối với mỗi loại hình vận tải cần phải khai thác hết thế mạnh và
tiềm năng của chúng. Dưới đây là những phân tích về khả năng cạnh tranh
của các loại hình vận chuyển về vai trò và chức năng.


Bảng 2: Vai trò, chức năng hiện tại và trong tương lai của các phương
tiện cạnh tranh.
Phương thức vận tải Vai trò và chức năng
Vận tài đường bộ 1. Đa số là vận tải khu vực và liên vùng.
2. Vận chuyển hàng hoá liên tỉnh trong nước
3. Chia sẻ với các phương tiện vận tải khác.
4. Nối trung tâm các vùng địa phương

Vận tải đường sắt 1. Tới tất cả các nơi có đường sắt trong nước bằng
các loại tàu nhanh và chậm
2. Nối liền với quốc tế hoà nhập vào thế giới quốc
tế.
Vận tải hàng không Tới tất cả các sân bay trên thế giới
Vận tải đường biển 1. Vận chuyển hàng container, hàng rời, hàng có giá
trị thấp mà đường bộ không tới được.
2. Các vùng và trung tâm phân phối hàng nội địa và
quốc tế.
+ Cảng Hải Phòng.
+ Cảng Các Lân
+ Cảng Sài Gòn.
+ Cảng Đà Nẵng
Trung tâm phân phối cảng mặt đất

Tóm lại sự cạnh tranh giữa các phương tiện vận tải khác nhau ngày
càng trở nên quyết liệt. Người mua dịch vụ vận tải hiện nay nắm rất vững về
thông tin thị trường. Cho nên các doanh nghiệp tham gia vào thị trường vận
tải biển phải có những chính sách ưu đãi, khuyếch trương tạo niềm tin cho
khách hàng.
4.2. Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành.
Thị trường vận tải đường biển có nhiều công ty cùng tham gia vào quá
trình cung c
ấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho khách hàng. Có các công ty

cung cấp dịch vụ vận tải biển của nước ngoài và liên doanh tham gia vào thị
trường Việt Nam.
Đối với các công ty trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam như:
- Công ty vận tải dầu khí Việt Nam (FALCON).
- Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO).

- Công ty vận tải biển IV (VINASHIP).
- Công ty vận tải và thuê tàu (VITRANSCHART).
Giữa các công ty này cũng luôn có sự cạnh tranh nhưng đó là sự cạnh
tranh lành mạnh, tính chất cạnh tranh ở mức độ th
ấp. Đối thủ cạnh tranh chính
của họ đó là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển của nước ngoài
và các hãng liên doanh.
Phương thức cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp trong ngành
vận tải biển chủ yếu là giá cả, chất lượng dịch vụ và các dịch vụ kèm theo.
Song yếu tố chi phối mạnh nhất vẫn là giá cả. Thường thì không có mức giá
cố định cho khách hàng mà giá cả luôn biế
n động trong phạm vị nào đó. Còn
các yếu tố khác thì các doanh nghiệp luôn cố gắng để cung cấp cho khách
hàng chuỗi giá trị là lớn nhất.
5. Dự đoán thị trường trong những năm tới.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền
kinh tế, chuyển hoạt động kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội ch
ủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam đã và
đang có những chuyển biến tích cực, công cuộc đổi mới đã mang lại những
thắng lợi ngày càng lớn. Xét về mặt kinh tế thì mọi ngành kinh tế đều có bước
phát triển khá. Vì vậy mà ngành vận tải biển có nhiều điều kiện phát triển thị
trường với số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng.
Mặt khác Việt Nam nằ
m ở Đông Nam Châu Á là vùng đang có tốc độ
phát triển cao trên Thế giới, bình quân mỗi nước trong khu vực này mức tăng
trưởng kinh tế hàng năm là 6 - 7%. Riêng Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh
tế năm 2000 là 6,7%; năm2001: 6,8% và năm 2002 là 7,1%. Theo chiều
hướng kinh tế như hiện nay thì dự báo GDP năm 2003 sẽ khoảng 7 → 7,5%.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và giá trị

tổng sản lượng công nghiệp và các ngành khác ta có b
ảng số liệu sau:

Bảng 3: Dự báo tổng sản lượng công nghiệp và các ngành khác cho
những năm 2000 - 2005 - 2010 theo hai phương án
Đơn vị: (1.000tấn)
2005 2010
ST
T
Các chỉ tiêu 2000
PA1 PA2 PA1 PA2
I Tổng sản lượng XNK 57.100 77.000 100.000 114.129 165.000
1 Xuất khẩu 36.900 49.500 64.286 69.000 99.756
2 Nhập khẩu 20.100 27.500 35.714 45.129 65.244
II Phân loại hàng vận
chuyển
57.100 77.000 100.000 114.129 165.000
1 Hàng lỏng 25.800 27.500 35.714 37.000 53.493
2 Hàng container 7.500 13.000 16.883 22.000 31.807
3 Hàng rời 8.200 13.040 16.935 20.000 28.915
4 Hàng bách hoá 12.470 16.030 20.818 19.020 27.498
5 Hàng khô 3.130 7.425 9.643 16.113 23.295

Qua bảng trên ta thấy, mặc dù khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng
với số lượng không lớn nhưng đây quả là một thị trường tiềm năng đầy hấp
dẫn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường vận tải biển. Ngoài ra hệ thống
các cảng biển đã và đang được Đảng và Nhà nước đầu tư để sửa chữa nâng
cấp đội tàu vận tải đượ
c đóng mới. Sửa chữa và mua với trọng tải lớn nhằm
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của khách hàng tạo ra cơ hội mới và

nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường vận tải.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ
BẮC.
1. Giới thiệu khái quát Công ty vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO)
1.1. Lịch sử ra đời.
Công ty vận tải Thuỷ Bắc là doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành vận
tải, hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản
tại Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Công thương Quận Đống Đa), và được
sử dụng con dấu riêng, và là đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng Hải

Việt Nam (Tổng công ty 91). Công ty được chuyển đổi từ văn phòng Tổng
công ty sông I theo quyết định số 284/ QĐTCCB-LĐ ngày 27/02/1993 và
được thành lập theo quyết định số 1108/QĐTCCB-LĐ ngày 03/06/1993 của
Bộ giao thông vận tải.
- Tên công ty: Công ty vận tải Thuỷ Bắc.
- Tên Quốc tế: Northen Shipping Company.
- Tên viết tắt: NOSCO.
- Trụ sở chính: 278 Đường Tôn Đức Thắng - Quận Đống Đa- Thành
phố Hà Nội
- Điện thoại: 8515805 - 8516706
- Fax: 5113347
- Email:
Ngày 30/07/1997, tại quyết định số 598/Ttg Thủ tướng Chính phủ đã
cho phép Công ty vận tải Thuỷ Bắc được làm thành viên của Tổng công ty
Hàng Hải Việt Nam. Giấy phép kinh doanh số 108568 ngày 14/06/1993 do
trọng tài kinh tế Hà nội cấp. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số
1031/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 23/06/1995.
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về hoạt
động kinh doanh của đơn vị mình. Đồng thời phải thự
c hiện nghiêm túc chế

độ xin ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và chế độ báo cáo
theo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo quy định của Công ty về mọi mặt
hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
Giám đốc Công ty được ký kết hợp đồng kinh tế theo phân công của
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, được chủ động thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, hoạt
động tài chính tổ chức nhân sự theo phân cấp hoặc
uỷ quyền của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam.
2. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty:
* Chức năng của Công ty vận tải Thuỷ Bắc.
- Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển trong và ngoài nước.
- Vận tải hành khách tuyến ven biển nội địa.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, phụ tùng thiết bị chuyên dùng ngành
vận t
ải đường thuỷ.

- Thực hiện các dịch vụ: Đại lý vận tải, chuyển giao công nghệ và các
dịch vụ môi giới hàng hải.
- Sửa chữa cơ khí sản xuất vật liệu xây dựng lắp đặt các loại phương tiện,
thiết bị công trình giao thông đường thuỷ.
- Trực tiếp ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh doanh khác.
-Thực hiện chế độ báo cáo hàng kỳ về kết quả kinh doanh với c
ơ quan cấp
trên và với Tổng công ty.
- Tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà
nước về các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
- Thực hiện các nghĩa vụ về nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên
quan.
- Không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên qua đó nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty.

- Các dịch vụ tổng hợp khác (như cho thuê văn phòng, nhà nghỉ, thực hiện
các dịch vụ vật t
ư, thiết bị hàng hải,…)
- Trực tiếp ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh doanh khác.
Trong các ngành nghề kinh doanh nêu trên thì vận tải hàng hoá, hành
khách đường biển là hoạt động kinh doanh chủ yếu với doanh thu chiếm tỷ
trọng lớn nhất, hơn 75% tổng doanh thu toàn Công ty, chủ yếu thu bằng ngoại
tệ.
* Nhiệm vụ của Công ty:
- Thực hiện chế độ báo cáo hàng kỳ về kết quả kinh doanh với cơ quan
cấp trên và với Tổng công ty. Vì là một doanh nghiệp vốn do Nhà nước cấp
lại là một công ty thành viên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, vì vậy
hàng quý Công ty phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Tổng công
ty. Từ đó Tổng công ty có kế hoạch hỗ trợ đối với các đơn vị thành viên của
mình.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước về
công tác hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Thực hiện nhiệm v
ụ kinh doanh về
vận tải biển, đại lý môi giới và cung ứng dịch vụ hàng hải và các ngành nghề
kinh doanh khác nếu có liên quan đến hàng hải theo quy hoạch, kế hoạch phát
triển hàng hải của Nhà nước.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên quan
(như: thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, phí
cảng,.., bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn…)
- Không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên qua đó nâng cao khả
năng cạnh tranh của Công ty. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng
các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện công tác đào tạo, b
ồi dưỡng cán bộ
và công nhân trong Công ty.

- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước
giao. Bao gồm vốn kinh doanh của Công ty và cả phần vốn đầu tư; nhận và sử
dụng tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực
hiện nhiệm vụ kinh doanh.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty:
Mô hình quản lý của Công ty được chia thành hai khối: khối quản lý và
khối chỉ đạ
o sản xuất. Trong đó, khối quản lý gồm có 8 phòng ban: phòng
giám đốc, phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng vận tải, phòng kỹ thuật vật
tư, phòng tài chính kế toán, Ban tàu sông, Ban tàu khách, Ban kế hoạch đầu t-
ư; khối chỉ đạo sản xuất gồm có Trung tâm Đông Phong, Trung tâm dịch vụ
tổng hợp, Xí nghiệp cơ khí và vật liệu xây dựng, Trung tâm CKĐ, chi nhánh
Hải Phòng, chi nhánh Quảng Ninh, chi nhánh TP Hồ Chí Minh và Trung tâm
xuất khẩu lao động. Bộ máy quản lý tạ
i Công ty vận tải Thuỷ Bắc được xây
dựng theo kiểu trực tuyến chức năng và được thể hiện theo sơ đồ 1.




Sơ đồ1:Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty






PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Văn phòng

tổng giám đốc
Phòng kỹ thuật
v
ật tư

Chi nhánh
Hải Phòng
TT XNK
Đông Phong
TT XNK

×