Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những buổi họp với trẻ Mầm Non pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.4 KB, 3 trang )

Những buổi họp với trẻ Mầm Non
Một buổi họp lớp là gì?
Những buổi họp lớp thì lớn hơn những buổi họp giải quyết vấn đề trong
nhóm. Trong một buổi họp lớp, những đứa trẻ tập trung lại để giúp đỡ
nhau, động viên nhau, học hỏi các kỹ năng giao tiếp, tập trung vào các giải
pháp, và phát triển sự phán xét một cách khôn ngoan. Cho đến nay, hiệu
quả lớn nhất của các buổi họp lớp cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào, là tạo ra
cảm giác về quyền sở hữu. Bởi vì nhu cầu muốn có quyền sở hữu nằm ở
đúng trung tâm của những hành vi có mục tiêu sai lầm, điều này nghĩa là
nếu nêu ra được nhu cầu đó sẽ có được hiệu quả lâu dài, có tác dụng lớn
nhất đến hành vi cư xử của mỗi đứa trẻ trong nhóm.
Các buổi họp lớp tạo ra rất nhiều cơ hội để học hỏi và nâng cao các kỹ
năng. Chúng giúp thu được những kỹ năng xã hội, và thúc đẩy sự phát
triển ngôn ngữ. Chúng cũng giúp phát triển đức tính có trách nhiệm với cá
nhân và với nhóm. Tổ chức những buổi họp lớp cũng là trao quyền cho
những đứa trẻ nhỏ, với những thái độ tích cực của người lớn về khả năng
và tầm quan trọng của chính trẻ. Những thái độ tích cực không chỉ giúp
hình thành nên hành vi tích cực mà còn tạo nên lòng tự trọng.
Độ tuổi nào là quá nhỏ?
Bạn có thể đang nghĩ rằng "Tôi có thể thấy giá trị của những buổi họp lớp
dành cho những đứa trẻ học tiểu học, nhưng đối với những đứa trẻ học
mẫu giáo thì không, chúng quá nhỏ?" Sự thực không phải như vậy -
những đứa trẻ từ 3 tuổi rưỡi trở lên đã có thể cùng nhau làm việc trong
những buổi họp lớp. Thậm chí, những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn có thể bắt đầu
phát triển những thái độ tích cực khi tham gia họp lớp. Những đứa trẻ nhỏ
tuổi hơn có thể học hỏi từ những đứa lớn, và những đứa trẻ lớn hơn có
thể học được cách để xem xét và kết luận, về các nhu cầu của những đứa
trẻ nhỏ tuổi. Những đứa bé mới 3 tuổi như Cristina tất nhiên sẽ có những
đóng góp khác so với những đứa trẻ lớn hơn. Vì vậy, có một giá trị đích
thực trong việc bao gồm cả những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn trong buổi họp.
Giá trị lớn nhất được tạo nên trong buổi họp là giúp cho trẻ có được cảm


giác về quyền sở hữu.
Ngay cả trong trường hợp toàn bộ lớp của bạn chỉ bao gồm những đứa trẻ
2 tuổi hay 3 tuổi, thì cả lớp vẫn có thể cùng nhau tham gia vào các buổi
họp lớp. Người giáo viên sẽ có vai trò làm gương cho các em bé khi không
có những đứa bé lớn tuổi hơn; người giáo viên có thể cần phải đưa ra hầu
hết những gợi ý để giải quyết vấn đề, và giúp những đứa trẻ học lựa chọn
các giải pháp đưa ra. Ngay cả những em bé chập chững biết đi cũng có
thể tham gia vào buổi họp lớp, mặc dù mục đích chính của những buổi
họp chỉ đơn giản là lên kế hoạch một buổi đi chơi hay một hoạt động vui
nhộn. Hãy xem xét để phát triển những kỹ năng xã hội và ngôn ngữ cho
trẻ. Điều này sẽ giúp bạn biết được bạn nên đặt hi vọng ở mức nào.
Cho đến khi những đứa trẻ được 4 tuổi, khi tham gia họp lớp chúng sẽ học
được những yếu tố của buổi họp. Ví dụ, giáo viên có thể dạy cho trẻ biết
được khái niệm của việc giúp đỡ người khác, thông qua việc tìm một ai đó
để giúp đỡ. Trong chương 10, chúng tôi đã đưa ra một ví dụ về những
đứa trẻ đã giúp đỡ một người chuyên đi bắt nạt người khác, để giúp cậu
bé chuyển hướng hành vi cư xử sai của mình. Những đứa trẻ từ 4 tuổi trở
lên học hỏi rất nhanh về ý tưởng giải quyết vấn đề - và rất giỏi đưa ra ý
tưởng giải quyết vấn đề, khi được dạy các kỹ năng và tạo cho cơ hội để
thực hành.
Các yếu tố tạo nên thành công cho những buổi họp lớp
Có 4 mục tiêu chính dành cho những buổi họp lớp của trẻ mẫu giáo. Liệt
kê những yếu tố này bằng một cột biểu đồ được tô màu sắc sáng rõ, có
thể tạo ra được một cuộc họp ổn định và giúp trẻ tập trung chú ý. Một khi
bạn lập ra được các biểu đồ đó, những đứa trẻ mẫu giáo sẽ nhanh chóng
muốn chạy tới buổi họp. Những đứa trẻ thích được gọi tham gia buổi họp,
thích được nêu tên trong buổi họp, và muốn có người hỏi để đưa ra ý kiến
giải quyết vấn đề, và kết thúc buổi họp.
4 yếu tố tạo nên thành công cho buổi họp lớp
- Đưa ra lời khen và sự đánh giá cao

- Trao quyền cho những đứa trẻ để giúp đỡ lẫn nhau
- Giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến lớp
- Lên kế hoạch cho những hoạt động sẽ diễn ra
Những lời khen và sự đánh giá cao
Độ tuổi của những đứa trẻ có ảnh hưởng đến những lời khen mà trẻ nói
ra. Những đứa trẻ 4, 5 tuổi có thể nói những điều đại loại như "Con đánh
giá cao việc Jane là bạn con," hoặc là "Con khen ngợi Eddie vì cậu ấy đã
chơi trò mặc quần áo cùng con." Bạn có thể thậm chí nghe được một tình
huống là "Cô ấy đã đẩy con ra khỏi cái đu!" (Ồ, những đứa trẻ vẫn chưa
đưa ra được một lời khen hoàn chỉnh!)
Những đứa trẻ 3 tuổi luôn luôn không hiểu được khái niệm của những lời
khen. Chúng có thể nói rằng "Con yêu mẹ của con," "Tớ có một con gấu
Teddy ở nhà," hoặc là "Tớ có bánh pizza cho bữa tối đấy." Những đứa trẻ
nhỏ này thường nói bất cứ điều gì trong ý nghĩ của chúng, nhưng những
người giáo viên có thể mỉm cười và cảm ơn vì đã đưa ra bình luận. Khái
niệm về cảm giác được đóng góp cũng gần giống như vậy.


×