Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6 TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.86 KB, 61 trang )

TIẾT 1,2,3,4,5: CHỦ ĐỀ 1:
PHÚ THỌ TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ X
(Thời gian thực hiện: 5 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thuỷ trên địa
bàn
tỉnh Phú Thọ.
- Nêu được một số dấu ấn nổi bật của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn
tỉnh
Phú Thọ.
- Trình bày được những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc đấu tranh
chống Bắc thuộc.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
* Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người ngun thuỷ và một
số dấu ấn nổi bật của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Biết được những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc đấu tranh chống
Bắc thuộc.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
- Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giấy A4, A5. Phiếu học tập, power point.
2. Chuẩn bị của HS:
- Dụng cụ học tập phục vụ cho q trình hoạt động nhóm
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của HS
- Tiết 2: Hãy kể tên những dấu tích của người nguyên thủy trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ mà em biết?
- Tiết 3: Hãy kể tên những dấu tích của người nguyên thủy trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ mà em biết?
- Tiết 4: Hãy nêu một số dấu ấn nổi bật về Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
- Tiết 5: Theo em, vùng đất và con người Phú Thọ có vai trị, đóng góp như thế nào
trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của dân tộc?
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (Giới thiệu bài mới)
1


a. Mục tiêu:
- Dẫn dắt vào bài mới; Giới thiệu nội dung bài học;
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra các câu hỏi: Phú Thọ là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử lâu đời.
Em có những hiểu biết gì về vùng đất Phú Thọ? Dựa trên cơ sở nào mà đưa đến
những nhận định như vậy? Em có thể lấy một vài ví dụ để chứng minh rằng nhận
định đó là chính xác.
GV yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1: Những dấu tích của người nguyên thuỷ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
1. Những dấu tích của người nguyên thuỷ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
a. Mục tiêu:
Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thuỷ trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm: Đọc
thơng tin và khai thác các hình trong mục 1, em hãy giới thiệu trên lược đồ về các
địa điểm tìm thấy dấu tích của người ngun thuỷ ở Phú Thọ theo gợi ý sau: địa
điểm tìm thấy dấu tích, hiện vật liên quan, niên đại.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS.
- GV chốt lại kiến thức và HD HS QS: Hình 4. Lược đồ một số địa điểm tìm thấy
dấu tích của thời ngun thuỷ và Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Bảng 1. Một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thuỷ ở Phú Thọ
Số
Niên đại
Địa điểm tìm
Thuộc nền văn

T
Hiện vật tìm thấy
cách ngày
thấy dấu tích
hố
T
nay
1
Hang Ngựa Dấu vết hố thạch của người Sơn
Vi Khoảng 3
(Thu
Cúc, nguyên thuỷ
(đá cũ)
vạn
2


Tân Sơn)
2

3

4

5

năm

Hòn cuội nguyên được dùng
Sơn

Vi làm chày, bàn nghiền, hịn Sơn
Vi
(Lâm Thao)
ghè, mảnh tước thì được ghè ở (hậu kì đá cũ)
rìa cạnh
Phùng
Nguyên
Rìu đá được mài nhẵn, hình
(Kinh
Kệ,
dáng
đẹp;
đồ
trang Phùng Nguyên
Lâm Thao)
sức bằng đá; đồ gồm; cục xỉ (kim khí – sơ kì
Xóm
Rền
đồng

mẩu
đồng đồ đồng)
(Gia Thanh,
thau nhỏ; mộ táng,...
Phù
Ninh)
Đồ đồng đã chiếm ưu thế
Gị
Mun (cơng cụ, vũ khí, đồ trang Gị
Mun

(Tứ
Xã, sức,...); dấu vết lúa nếp, lúa (hậu

Lâm Thao)
tẻ;
xương,
răng
động đồng thau)
vật nuôi và thuần dưỡng

3 – 1 vạn
năm

4 000 – 3
500
năm

Khoảng 3
000
– 2 500
năm

Nội dung 2: Vùng đất Phú Thọ thời kì Văn Lang – Âu Lạc
2. Vùng đất Phú Thọ thời kì Văn Lang – Âu Lạc
a.Mục tiêu:
- Nêu được một số dấu ấn nổi bật của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Dựa vào tư liệu 1, em hãy xác định trên lược đồ (hình 4) địa bàn lãnh thổ của bộ
lạc Văn Lang. Tư liệu cho em biết điều gì về người đứng đầu bộ lạc?
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả
lời được câu hỏi.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS.
- GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở:
- Hùng Vương vốn là tù trưởng của bộ lạc Văn Lang, bộ lạc mạnh nhất với địa bàn
trải rộng hai bên bờ sơng Hồng, từ chân núi Ba Vì đến chân núi Tam Đảo, đã đóng
vai trị trung tâm tập hợp các bộ lạc khác, trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc, rồi
chuyển hoá thành người đứng đầu một tổ chức nhà nước.
- Giai đoạn Đơng Sơn, tại di tích Làng Cả đã phát hiện được khá nhiều khuôn đúc,
nồi nấu đồng, rót đồng. Đó là những khn đúc rìu, dao găm, giáo, chuông,...
3


- Cuối thế kỉ III TCN, sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Hùng
Vương thứ mười tám đã nhường ngôi cho Thục Phán – thủ lĩnh của bộ lạc Tây Âu.
Thục Phán xưng là An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc với lời thề “sẽ ra sức giữ
gìn cơ nghiệp của tổ tơng và đời đời thờ phụng nhà Hùng“. Kinh đơ được chuyển
từ vùng Việt Trì (Phú Thọ) về vùng Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Vùng đất Phú
Thọ vẫn là địa bàn chính của nước Âu Lạc.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông
nghiệp (trồng lúa nước, các loại ngũ cốc và cây ăn quả). Nghề săn bắt, chăn nuôi,
đánh cá cũng phát triển. Ngồi ra họ cịn làm các nghề khác như dệt vải, làm
gốm,...

- Cư dân Văn Lang trên đất Phú Thọ sống tập trung trong các làng, chạ; đã tạo
dựng một đời sống tinh thần vô cùng phong phú. Họ sáng tạo ra những điệu nhảy,
múa hát diễn tả quang cảnh lao động, vui chơi rất sinh động. Hằng năm, vào những
ngày hội mùa, dân làn thường tổ chức lễ hội, với các hoạt động múa hát, đua
thuyền,... thu hút cả già trẻ, trai gái tham gia.
Nội dung 3:
Nhân dân Phú Thọ trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược thời Bắc thuộc
3. Nhân dân Phú Thọ trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược thời Bắc
thuộc:
a.Mục tiêu:
- Trình bày được những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc đấu tranh
chống Bắc thuộc.
- Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Hãy kể tên một số nhân vật tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tham gia đội
nghĩa binh của Hai Bà Trưng chống quân Hán xâm lược.
2. Theo em, vùng đất và con người Phú Thọ có vai trị, đóng góp như thế nào trong
cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của dân tộc?
- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu
hỏi.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở:

* Kết luận:
a. Phú Thọ với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (thế kỉ I)
- Năm 113 trước Công nguyên, sau khi tiêu diệt nhà Triệu, nhà Hán chiếm Nam
Việt, trong đó gồm cả địa bàn trước đó thuộc nước Âu Lạc. Nhà Hán chia vùng đất
mới chiếm làm 9 quận. Vùng đất Phú Thọ thời kì này thuộc huyện Mê Linh, quận
4


Giao Chỉ.
- Tháng 3 /40, Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, đã
phất cờ khởi nghĩa chống chính quyền đơ hộ với ngọn cờ “Đền nợ nước, trả thù
nhà “. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan rộng và đã lật đổ được ách thống trị
của nhà Hán
- Tham gia trong đội quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có nhiều nữ tướng ở vùng
Đất Tổ như: Nàng Nội ở Kẻ Lú, Bát Nàn ở trang Phượng Lâu (Việt Trì), Thiều Hoa
ở Hiền Quan (Tam Nông), Nguyệt Cư ở Điêu Lương (Cẩm Khê), Nguyệt Diện ở
Ca Đình (Đoan Hùng), Hà Liễu ở Giầu Cấm (Phù Ninh),...
b. Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (thế kỉ VI)
- Năm 546, trước cuộc tấn công của quân Lương vào căn cứ hồ Điển Triệt (huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), Lý Nam Đế (Lý Bí) đã cho qn rút qua sơng Hồng
về động Khuất Lão (nay thuộc xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông) để củng cố và phát
triển lực lượng. Tại đây, quân đội của Lý Nam Đế đã được nhân dân địa phương
hết lòng ủng hộ và giúp đỡ.
- Khi bị ốm nặng, biết không thể qua khỏi, Lý Nam Đế đã giao toàn bộ quyền lãnh
đạo cuộc kháng chiến cho Triệu Quang Phục – một vị tướng trẻ có tài, có đức, thay
vì giao cho những người ruột thịt của mình. Chính mảnh đất nguồn cội, nơi in đậm
những dấu tích của công cuộc dựng nước và giữ nước đã khiến Lý Nam Đế có
quyết định rất tiến bộ và sáng suốt, đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích của
dòng tộc.
* Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập trong sách giáo khoa
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Hãy ghép thông tin ở cột bên trái với cột bên phải sao cho đúng.
( Địa điểm và hiện vật được tìm thấy)
+ Hãy hồn thiện bảng thống kê sau về các nữ tướng tiêu biểu tham gia cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu
hỏi.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS.
- GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở
* Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
5


b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Có ý kiến cho rằng: “Phú Thọ là vùng đất cổ – nơi hội tụ những sáng tạo văn
hoá của người Việt cổ trong quá trình hình thành quốc gia – dân tộc”, em có đồng ý

với ý kiến đó khơng? Vì sao?
2. Tìm hiểu và cho biết ở địa phương em có di tích lịch sử – văn hố nào liên quan
đến thời Hùng Vương dựng nước và cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc.
- GV: Hướng dẫn học sinh làm dự án theo nhóm và tổ chức cho học sinh tranh biện
trước lớp vào giờ học tiếp theo
* Hướng dẫn về nhà:
- Thực hiện YC ở HĐ4
- Sưu tầm các tư liệu lịch sử, truyền thuyết, truyện về Truyền thuyết về thời đại
Hùng Vương.

6


CHỦ ĐỀ 2:
TIẾT 6,7,8,9,10: TRUYỀN THUYẾT VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số đặc điểm (nhân vật, cốt truyện, yếu tố kì ảo, nội dung
phản ánh, ...) của truyền thuyết về thời đại Hùng Vương nói chung và truyền
thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đơ nói riêng.
- Biết kể lại một truyền thuyết, trao đổi về ý nghĩa của truyền thuyết đó. Tập sưu
tầm truyền thuyết ở địa phương.
- Bước đầu thấy được sự tương quan giữa những điều phản ánh trong truyền
thuyết với sự thực lịch sử. Biết gắn kết quá khứ với cuộc sống hôm nay.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
- Năng lực riêng: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết về thời đại Hùng
Vương và nêu cảm nghĩ về truyền thuyết đó.
3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
- Tự hào về một vùng quê giàu các sự tích về thời đại Hùng Vương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tư liệu truyền thuyết thời đại Hùng vương
Máy tính (Dạy học trực tuyến qua ứng dụng zoom)
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của HS
- Tiết 2: Vua Hùng đã tìm đến những vùng đất nào để chọn đất đóng đơ? Lí do
khiến nhà vua khơng chọn những nơi đó?
- Tiết 3: Vùng đất được Vua Hùng chọn đóng đơ có địa thế và cảnh quan thiên
nhiên như thế nào? Việc Vua Hùng quyết định chọn vùng đất ấy nói lên điều gì?
- Tiết 4: Kể lại truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đơ.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (Giới thiệu bài mới)
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới; Giới thiệu nội dung bài học;
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV YC HS đọc các câu thơ SGK:

7


-

Nước bốn nghìn năm(1), nơi cổ sơ

Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ
Nơi vua cày ruộng, quan trồng lúa
Công chúa làm nương và dệt tơ.
(Vũ Quần Phương)
GV yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn trả lời các câu hỏi
sau:
1. Nhà thơ đã hình dung như thế nào về thời Hùng Vương?
2. Theo em, nhà thơ dựa vào đâu mà hình dung như vậy?
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận:
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1. Đọc hiểu: Truyền thuyết và truyền thuyết thời đại Hùng Vương
1. Tri thức đọc hiểu: Truyền thuyết và truyền thuyết thời đại Hùng Vương
a. Mục tiêu: Hiểu được thế nào là Truyền thuyết và truyền thuyết thời đại Hùng
Vương. Bước đầu thấy được sự tương quan giữa những điều phản ánh trong truyền
thuyết với sự thực lịch sử. Biết gắn kết quá khứ với cuộc sống hôm nay.
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm: Đọc
thơng tin SGK mục 1 (tr16, 17), hãy thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
? Em hiểu truyền thuyết là gì?
? Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương nói về những nội dung gì? Nhân vật
phổ biến trong các truyền thuyết thời đại HV là ai?
? Hãy kể tên một số truyền thuyết thời đại HV mà em đã đọc?
* Thực hiện nhiệm vụ:

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận:
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở:
Truyền thuyết là một thể loại truyện cổ dân gian gắn với các sự kiện và nhân
vật lịch sử . Truyền thuyết được xây dựng bằng sự kết hợp các yếu tố kì ảo với các
yếu tố hiện thực, nhằm giải thích các sự kiện, nhân vật lịch sử, địa danh hoặc các
sản vật liên quan đến nhân vật và địa danh. Truyền thuyết có yếu tố lịch sử nhưng
khơng phải là lịch sử .

8


-

Các truyền thuyết thời đại Hùng Vương kể về cuộc sống sản xuất, sinh hoạt
khi dân ta bắt đầu chuyển từ đời sống săn bắn, hái lượm sang trồng trọt và chăn
nuôi, những câu chuyện chống thiên tai và đánh giặc giữ nước gắn liền với công
lao của các nhân vật anh hùng.
- Nhân vật phổ biến trong các truyền thuyết trên là Vua Hùng (Hùng Vương)
cùng các bộ tướng của nhà vua.
- Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương là hình ảnh về buổi đầu dựng nước
của dân tộc ta (thường gọi là thời kì Văn Lang – Âu Lạc). Các truyền thuyết này
hầu hết có gốc từ thần thoại. So với thần thoại, truyền thuyết gần gũi với đời sống
hơn. Sức mạnh của nhân vật anh hùng chủ yếu không dựa trên sự trợ giúp của thần
linh mà trên tài năng của cá nhân kết hợp với sức mạnh tập thể của cả cộng đồng

Nội dung 2. Tìm hiểu văn bản: HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐĨNG ĐƠ
2. Văn bản: HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐĨNG ĐƠ
a.Mục tiêu:
- Nhận biết được một số đặc điểm (nhân vật, cốt truyện, yếu tố kì ảo, nội dung
phản ánh, ...) của truyền thuyết về thời đại Hùng Vương nói chung và truyền
thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đơ nói riêng.
- Biết kể lại một truyền thuyết, trao đổi về ý nghĩa của truyền thuyết đó. Tập sưu
tầm truyền thuyết ở địa phương.
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Đọc và nghiên cứu văn bản “Hùng Vương chọn đất đóng đơ”
- Thảo luận trả lời 5 câu hỏi SGK trang 19
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả
lời 5 câu hỏi SGK.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận:
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở:
KẾT LUẬN:
- Để tính kế lâu dài cho đất nước, Vua Hùng tìm một nơi hội tụ nhiều mặt thuận lợi
để làm kinh đô. Truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đơ là cách giải thích của
người xưa về việc này.
- Truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đơ cho thấy việc chọn đất đóng đơ
được
tính tốn rất cẩn trọng, tuy có yếu tố hoang đường nhưng cũng chứa tinh thần khoa
học, thể hiện tầm nhìn xa trơng rộng của nhà vua: đất đóng đơ phải hội đủ các điều
kiện về tự nhiên lẫn con người. Điều này cũng cho thấy khát vọng xây dựng một

nước Văn Lang hùng mạnh của dân ta thời ấy.
- Những chi tiết kì ảo và những cảnh thiên nhiên hoang sơ đã khiến câu chuyện trở
nên kì vĩ và mĩ lệ, nửa hư nửa thực.
Hoạt động 3: Luyện tập
9


a. Mục tiêu:
- Kể lại được Truyền thuyết HV chọn đất đóng đơ và một số truyền thuyết khác.
- Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết về thời đại Hùng Vương và nêu cảm
nghĩ về truyền thuyết đó.
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ
sau:
Nhóm 1: Thảo luận trả lời câu hỏi 1 SGK trang 20
Nhóm 2: Thảo luận trả lời câu hỏi 2 SGK trang 20
Nhóm 3: Thảo luận trả lời câu hỏi 3 SGK trang 20
- GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu
hỏi.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận:
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thực hiện câu 1, câu 2 phần vận dụng SGK trang 20, 21
* Hướng dẫn về nhà:
Thực hiện YC ở HĐ4
Nghiên cứu trước chủ đề 3

10


TIẾT 11, 12: CHỦ ĐỀ 3:
MỘT SỐ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU THỜI HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Điểm chung về các nhân vật thời Hùng Vương dựng nước.
- Tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu thời Hùng Vương dựng nước.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
- Năng lực riêng:
Trình bày được điểm chung về các nhân vật thời Hùng Vương dựng nước
Kể tên, nêu được ý nghĩa biểu tượng của những nhân vật tiêu biểu thời Hùng
Vương dựng nước.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
- Tự hào về truyền thống; có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt
đẹp của quê hương.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
- Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giấy A4, A5. Phiếu học tập, power point.
- Máy tính (Dạy học trực tuyến qua ứng dụng zoom)
2. Chuẩn bị của HS:
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1:
Câu 1. Kể lại truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đơ.
Câu 2. Kể (trước nhóm hoặc lớp) một truyền thuyết khác về thời Hùng Vương mà
em biết. Trao đổi với bạn về ý nghĩa của truyền thuyết đó.
- Tiết 2: Chọn một truyền thuyết về thời Hùng Vương để viết thành bài văn kể
chuyện và nêu cảm nghĩ của em?
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (Giới thiệu bài mới)
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới; Giới thiệu nội dung bài học;
11


b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra các câu hỏi:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giô Tổ mùng Mười tháng Ba”
Quốc lễ giỗ Tổ hằng năm được tổ chức tại Đền Hùng (xã Hy Cương, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) từ lâu đã trở thành ngày lễ đặc biệt của cả dân tộc. Em có biết
Quốc giỗ được tổ chức nhằm mục đích gì? Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về thời

Hùng Vương dựng nước thông qua việc giới thiệu về một số nhân vật liên quan đến
thời kì lịch sử này với các bạn trong lớp.
GV yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1
a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa biểu tượng của những nhân vật tiêu biểu thời
Hùng Vương dựng nước.
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm: Đọc
thơng tin và khai thác các hình trong mục 1, Hãy cho biết điểm chung về các
nhân vật lịch sử thời Hùng Vương dựng nước; Dựa vào hiểu biết của bản thân và
liên hệ với kiến thức đã học, em hãy kể tên một số nhân vật liên quan đến thời
Hùng Vương dựng nước.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức và HD HS QS:

HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương dựng nước đều được biết đến
thông qua các truyền thuyết dân gian và các thần tích lưu giữ tại các đền thờ, được
truyền từ đời này qua đời khác.
Các nhân vật này được xây dựng và truyền tụng trở thành những biểu tượng, là
hiện thân của những giá trị và truyền thống lịch sử – văn hố tốt đẹp của dân tộc ta
trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
12


Nội dung 2. Một số nhân vật tiêu biểu thời kỳ Hùng Vương
2. Một số nhân vật tiêu biểu thời kỳ Hùng Vương
a.Mục tiêu: Kể tên, nêu được ý nghĩa biểu tượng của những nhân vật tiêu biểu
thời Hùng Vương dựng nước.
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Dựa vào tư liệu trả lời các câu hỏi sau;
1. Hãy kể lại nội dung chính của truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ mà em
đã được đọc/được học.
2. Theo em, hình tượng Lạc Long Qn và Âu Cơ có ý nghĩa như thế nào trong
tâm thức của người Việt.
3. Hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh theo cách của em.
4. Sơn Tinh – Tản Viên Sơn Thánh có cơng lao gì đối với cộng đồng,
dân tộc? 3. Theo em, ý nghĩa giáo dục thơng qua hình tượng Sơn
Tinh là gì?
5. Hãy giới thiệu về nhân vật chính được nhắc đến trong truyền thuyết Bánh
chưng, bánh giầy.
6. Theo em, ý nghĩa giáo dục thơng qua hình tượng bánh chưng, bánh giầy và
nhân vật Lang Liêu là gì?

7. Vợ chồng ông bà Vũ Thê Lang – Nguyễn Thị Thục được biết đến là người như
thế nào?
8. Nhân dân địa phương lập đền thờ ông bà Vũ Thê Lang – Nguyễn Thị Thục
chứng tỏ điều gì?
* Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở:
1. Lạc Long Quân và Âu Cơ:
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân chính là Rồng, còn Âu Cơ là Tiên. Rồng
sống ở vùng đồng bằng, còn Tiên sống ở vùng non cao. Lạc Long Quân và Âu Cơ đã
kết đôi và cùng chung sống, sinh ra bọc trăm trứng, rồi nở thành một trăm người con
trai.
Rồng và Tiên đã trở thành biểu tượng cho tổ tiên của người Việt; bọc trăm trứng
vừa là tổ tiên của người Việt, vừa là biểu tượng cho tinh thần đồn kết, gắn bó cộng
đồng (đồng bào), đồng thời trứng cịn là biểu tượng của sự sinh sơi nảy nở, phồn
vinh.
13


Do vậy, trong tâm thức của người Việt, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã trở thành
biểu tượng cho cội nguồn cao quý “con Lạc cháu Hồng” của dân tộc Việt Nam.
2. Sơn Tinh – Thủy Tinh:
Theo truyền thuyết, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là các vị thần, là hiện thân của các
hiện tượng tự nhiên, núi non, sông nước, được hình tượng hố thành những con người

có những tài năng và phẩm chất khác nhau. Qua truyền thuyết, nếu như Thuỷ Tinh đại
diện cho sức mạnh thiên nhiên dữ dội, hung bạo (hiện tượng bão, lụt xảy ra hằng
năm), thì Sơn Tinh lại là biểu tượng cho sức mạnh của nhân dân, của cộng đồng.
Thơng qua hình tượng Sơn Tinh và những cuộc đương đầu chống lại Thuỷ Tinh thể
hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của người Việt trong cơng
cuộc trị thuỷ, phịng chống thiên tai; đồng thời phản ánh ước mơ, khát vọng chinh
phục, chế ngự thiên tai của nhân dân ta.
3. Lang Liêu:
Bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh do Lang Liêu, con Vua Hùng thứ sáu làm
để dâng vua cha trong cuộc thi chọn người lên kế vị.
Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm, cái tài, nhất
là lòng trung, hiếu của Lang Liêu, xứng đáng được Vua Hùng truyền ngơi báu. Hình
tượng Lang Liêu và truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thể hiện ý thức lấy dân làm
gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất của con người
Việt Nam.
4. Vũ Thê Lang:
Khai mở trí tuệ cho nhân dân, nghề dạy học của cha và sống cuộc đời đạm bạc
bên người vợ tảo tần, nuôi tằm, dệt vải. Tiếng lành đồn xa, sự mẫu mực và tài đức của
người thầy giáo làng đã truyền đến triều đình lúc bấy giờ. Hùng Vương thứ mười tám
mời ơng vào kinh, giao cho trọng trách chăm lo sự học của hai cô công chúa là Ngọc
Hoa và Tiên Dung.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập trong sách giáo khoa
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Lập bảng hệ thống (hoặc thể hiện dưới dạng sơ đồ tư duy,...) về các nhân vật tiêu biểu
thời Hùng Vương dựng nước (tham khảo gợi ý dưới đây).
TT

Tên nhân vật
Truyền thuyết liên
Ý nghĩa giáo dục
1
?
?
?
2
?
?
?
...
?
?
?
- GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu
hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
14


* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở
Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Có quan điểm cho rằng: các nhân vật thời Hùng Vương đều là nhân vật truyền
thuyết, nên khơng có thật và khơng có giá trị lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó
khơng? Vì sao?
2. Liên hệ và cho biết ở địa phương em có di tích lịch sử – văn hoá nào liên quan đến
các nhân vật thời Hùng Vương dựng nước. Điều đó chứng tỏ truyền thống tốt đẹp
nào của dân tộc ta?
3. Nội dung về nhân vật nào trong bài chứng tỏ truyền thống hiếu học của nhân dân
vùng Đất Tổ? Hãy viết khoảng 5 – 7 câu thể hiện hiểu biết của em về việc kế thừa
truyền thống đó ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- GV: Hướng dẫn học sinh làm dự án theo nhóm và tổ chức cho học sinh tranh biện
trước lớp vào giờ học tiếp theo
* Hướng dẫn về nhà:
Thực hiện YC ở HĐ4
Tìm hiểu đọc trước chủ đề 4: Nghệ thuật trình diễn dân gian Phú Thọ.

15


TIẾT 6:

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU:
- Thông qua giờ kiểm tra, giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về
kiến thức, kỹ năng đã học. Qua đó, HS củng cố và khắc sâu được những kiến thức
đã học về Phú Thọ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào trong đời sống; rèn kĩ năng tổng hợp

kiến thức và làm bài kiểm tra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên: Đề kiểm tra; Máy tính (Kiểm tra trực tuyến)
2. Học sinh: - Giấy kiểm tra
- Đã ơn tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Lớp Tiết
Ngày soạn
Ngày dạy
Sĩ số (Tên HS vắng)
6A
6B
2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
3. Các hoạt động dạy học:
Ma trận:
Các cấp độ tư duy
Thông hiểu

Nhận biết
Chủ đề

Vận dụng

Vận
dụng cao
TNKQ
TL
TNK T
TNKQ

TL
Q
L
Nêu được một Kể tên được một
số dấu ấn nổi
số nhân vật tiêu
bật về Nhà
biểu trên địa bàn
nước Văn Lang tỉnh Phú Thọ đã
– Âu Lạc trên
tham gia đội
Vận dụng

TNKQ
Phú
Thọ
Thời
Nguyên
Thủy

Tổng

Nhận biết
được một
số hiện vật
thời nguyên
thủy được

TL


16


đến thế tìm thấy ở
kỉ X
một số địa
điểm trên
địa bàn tỉnh
Phú Thọ
Tổng
1
số câu:
Tổng
2
số
điểm:
20
Tỉ lệ %

địa bàn tỉnh
Phú Thọ

nghĩa binh của
Hai Bà Trưng
chống quân Hán
xâm lược
1

1


3

5

3

10

50

30

100

Đề bài:
Câu 1: Hãy ghép thông tin ở cột bên trái với cột bên phải sao cho đúng?
Địa điểm
Hiện vật được tìm thấy
1. Hang Ngựa
a. Hịn cuội ghè đẽo rìa lưỡi
2. Phùng Ngun
b. Cơng cụ, vũ khí, đồ trang sức bằng đồng
3. Sơn Vi
c. Rìu đã mài nhẵn, xỉ đồng
4. Gị Mun
d. Dấu tích hố thạch
1 nối với …….
2 nối với …….
3 nối với …….
4 nối với …….

Câu 2:
Hãy nêu một số dấu ấn nổi bật về Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ?
Câu 3:
Hãy kể tên một số nhân vật tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tham gia đội
nghĩa binh của Hai Bà Trưng chống quân Hán xâm lược?
Đáp án và thang điểm:
Thang điểm: 10 điểm (trong đó từ điểm 5 trở lên XL Đạt. Dưới điểm 5 XL CĐ).
Câu 1: 2 điểm, mỗi câu nối đúng 0,5 điểm
1 nối với d)
2 nối với c)
3 nối với a)
4 nối với b)
Câu 2: 5 điểm, mỗi ý đúng 1 điểm
- Thời kì dựng nước đầu tiên, các Vua Hùng đã chọn vùng đất hợp lưu của sông
Hồng, sông Đà, sơng Lơ làm đất đóng đơ (với trung tâm là thành phố Việt Trì ngày
nay).
- Thời Văn Lang, cư dân đã có nghề đúc đồng khá phát triển
- Cuối thế kỉ III TCN, sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Hùng
Vương thứ mười tám đã nhường ngôi cho Thục Phán, xưng là An Dương Vương
lập ra nước Âu Lạc. Kinh đơ được chuyển từ vùng Việt Trì (Phú Thọ) về vùng Cổ
Loa (Đông Anh, Hà Nội). Vùng đất Phú Thọ vẫn là địa bàn chính của nước Âu
Lạc.

17


- Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân là sản xuất nông nghiệp. Nghề săn bắt,
chăn nuôi, đánh cá cũng phát triển. Ngồi ra họ cịn làm các nghề khác như dệt vải,
làm gốm,...

- Cư dân sống tập trung trong các làng, chạ; đã tạo dựng một đời sống tinh thần vô
cùng phong phú: sáng tạo ra những điệu nhảy, múa hát, tổ chức lễ hội…
Câu 3: 3 điểm
Tham gia trong đội quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có nhiều nữ tướng ở vùng
Đất Tổ như: Nàng Nội ở Kẻ Lú, Bát Nàn ở trang Phượng Lâu (Việt Trì), Thiều Hoa
ở Hiền Quan (Tam Nơng), Nguyệt Cư ở Điêu Lương (Cẩm Khê), Nguyệt Diện ở
Ca Đình (Đoan Hùng),...
4. Củng cố:
- Thu bài kiểm tra
- Nhận xét giờ kiểm tra: sự chuẩn bị, ý thức thái độ làm bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra vào vở
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: đọc trước chủ đề 2.
TIẾT 13, 14: CHỦ ĐỀ 4:
NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN GIAN PHÚ THỌ
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể được tên các thể loại nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc ít người ở
Phú Thọ (dân ca dân tộc Dao, Cao Lan; tục chàm đuống của người Mường;...).
- Thực hành hát được một bài dân ca hay biểu diễn được một điệu múa truyền
thống ở địa phương.
- Có ý thức trong việc gìn giữ, phát triển các thể loại nghệ thuật truyền thống của
Phú Thọ.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
- Năng lực riêng: Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp
của quê hương.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

- Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giấy A4, A5. Phiếu học tập, power point, video
- Máy tính (Dạy học trực tuyến qua ứng dụng zoom)
2. Chuẩn bị của HS:
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1:
18


Liên hệ và cho biết ở địa phương em có di tích lịch sử – văn hố nào liên quan đến
các nhân vật thời Hùng Vương dựng nước. Điều đó chứng tỏ truyền thống tốt đẹp
nào của dân tộc ta?
- Tiết 2:
Câu 1. Hát Rang của người Mường thường được hát trong những dịp nào?
Câu 2. Hình thức diễn xướng chàm đuống của người Mường thường được biểu
diễn trong những dịp nào? Đuống được làm bằng gì? Kể tên và mô tả các động
tác cơ bản của chàm đuống.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (Giới thiệu bài mới)
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới; Giới thiệu nội dung bài học;
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra các câu hỏi: GV chiếu video một số làn điệu hát dân gian ở Tỉnh Phú
Thọ. HS trả lời câu hỏi sau:

– Nghe và cho biết tên các điệu hát, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc ít
người tỉnh Phú Thọ.
– Nơi em sinh sống có thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian nào không?
– Em được nghe/được biết đến các thể loại dân ca và nhạc cụ truyền thống trong
hoàn cảnh nào?
GV yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1. Một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của dân tộc
Mường
1. Một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của dân tộc Mường
a. Mục tiêu: Kể được tên các thể loại nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân
tộc ít người ở Phú Thọ (dân ca người Mường;...).
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm: Đọc
thơng tin và khai thác các hình trong mục 1,
- GV chiếu video hát Rang, hát Chàm Đuống của người Mường
1. Hát Rang của người Mường thường được hát trong những dịp nào?
2. Hình thức diễn xướng chàm đuống của người Mường thường được biểu
diễn trong những dịp nào? Đuống được làm bằng gì? Kể tên và mơ tả các
động tác cơ bản của chàm đuống.
* Thực hiện nhiệm vụ
19



HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức và HD HS QS:
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
a) Hát Rang
Hát Rang là lối hát dân dã, lối kể những câu chuyện sử thi, truyền thuyết, ca
ngợi cuộc sống lao động, phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp của người Mường.
Hát Rang thường được hát trong các dịp như Tết, mừng đám cưới, mừng nhà mới,...;
trong các nghi lễ nơng nghiệp: lễ gọi vía lúa, lễ hội xuống đồng,... Những bài hát
Rang có giai điệu mộc mạc, nhẹ nhàng, nội dung lời ca gần với ngôn ngữ giao tiếp
và được thay đổi cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
b) Tục chàm đuống (đâm đuống)
Chàm đuống của người Mường là hình thức diễn xướng dân gian thường được
biểu diễn trong dịp quan trọng như Tết, hội mùa, cưới xin, dựng nhà,... Lễ chàm
đuống được hình thành từ cuộc sống lao động của đồng bào dân tộc Mường trong q
trình làm nơng nghiệp. Người Mường tin rằng trong những ngày Tết, tiếng đuống
vang, rộn ràng thì năm đó sẽ mưa thuận gió hồ, mùa màng bội thu, mọi điều may
mắn.
Nội dung 2. Một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của dân tộc
Cao Lan
2. Một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của dân tộc Cao Lan
a. Mục tiêu: Kể được tên, nêu được ý nghĩa các thể loại nghệ thuật truyền thống
của đồng bào dân tộc ít người ở Phú Thọ (dân ca người Cao Lan;...).

b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- GV chiếu video hát Sình Ca, hát Xúc Tép người Cao Lan
Dựa vào tư liệu trả lời các câu hỏi sau;
1. Sình ca của người Cao Lan thường được hát trong các dịp nào?
2. Múa xúc tép thể hiện hoạt động gì của con người? Em hãy thử thể hiện điệu
múa này dựa theo mô tả trong bài.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở:
20


a) Hát Sình ca (Sịnh Ca)
Sình ca là một thể loại dân ca trữ tình, một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian
đặc sắc, phong phú và hấp dẫn của đồng bào Cao Lan. Sình ca được hình thành và gắn
liền với câu chuyện tình của nàng Lưu Ba, một nữ thần thơ ca xinh đẹp của dân tộc
Cao Lan.
Múa xúc tép thể hiện một hoạt động của con người trong cuộc sống lao động
thường ngày. Điệu múa thường có từ ba người trở lên. Khi múa, hai tay cầm cán
vợt đưa chéo xuống, một chân làm trụ, chân kia bước theo nhịp của trống, hai tay
đưa vợt lên xuống, làm động tác như đang xúc tép.
Nội dung 3. Múa chuông trong lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt

3. Múa chuông trong lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt
a.Mục tiêu: Kể được tên, nêu được ý nghĩa các thể loại nghệ thuật truyền thống
của đồng bào dân tộc ít người ở Phú Thọ (dân ca người Dao;...).
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- GV chiếu video múa chuông trong lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt.
Dựa vào tư liệu trả lời các câu hỏi sau;
Em hãy nêu ý nghĩa của múa chuông trong lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở:
Múa chuông là điệu múa quan trọng nhất, mở màn cho phần chính lễ trong lễ
Tết nhảy. Người Dao Quần Chẹt quan niệm, nếu khơng có điệu múa chng thì coi
như chưa tổ chức lễ Tết nhảy. Đây là điệu múa giới thiệu xuất xứ từng loại dụng cụ
được thờ cúng trong nhà với các thần thánh như: cờ, đao, kiếm, quân bài, lệnh bài,...
Nội dung 4. Múa khèn, thổi kèn lá của dân tộc Mông
4. Múa khèn, thổi kèn lá của dân tộc Mông
a.Mục tiêu: Kể được tên, nêu được ý nghĩa các thể loại nghệ thuật truyền thống
của đồng bào dân tộc ít người ở Phú Thọ (Múa khèn, thổi kèn lá của dân tộc Mông)
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- GV chiếu video múa khèn, thổi khèn của người Mông.

Dựa vào tư liệu trả lời các câu hỏi sau;
1. Động tác nào là động tác chủ đạo trong múa khèn của người Mông?
2. Mô tả hai cách thổi thông thường của kèn lá
* Thực hiện nhiệm vụ

21


HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở:
a) Múa khèn
Khèn là một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống của người Mông và là một
phần quan trọng tạo nên nét văn hố đặc sắc của dân tộc này. Khèn có mặt trong hầu
hết các sinh hoạt văn hoá và tâm linh của người Mông.
b) Thổi kèn lá
Kèn lá là một nhạc cụ trữ tình đơn giản, ở đâu có cây đều có thể hái lá để làm ra
kèn lá. Người thổi kèn lá thường chọn những cây có lá hơi mềm, tương đối dai và mép
lá trơn.
Có nhiều cách thổi kèn lá nhưng thường theo hai cách sau:
– Ngậm ngang chiếc lá ở giữa hai môi, dùng môi để giữ, kết hợp giữa việc sử
dụng lưỡi và đẩy hơi ra qua kẽ hở của mơi.
Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ở hai bàn tay để giữ hai đầu của lá sau khi đã
ngậm ở môi, dùng lưỡi kết hợp với môi đẩy hơi tạo ra âm thanh
Hoạt động 3: Luyện tập

a.Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập trong sách giáo khoa
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Nêu tên các thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của một số dân tộc
ở Phú Thọ. Nêu một vài nét đặc trưng của từng loại hình đó.
2. Em sẽ làm gì để gìn giữ, phát triển các thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian
của Phú Thọ?
- GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu
hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức; HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
22


b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các nhiệm vụ sau:
Lựa chọn một trong hai nội dung dưới đây:
– Tự luyện tập và trình bày một bài dân ca/một điệu múa dân gian được giới
thiệu ở trên hoặc em biết (có thể trình bày với hình thức cá nhân hoặc theo nhóm).

– Chọn một chiếc lá phù hợp, tập thổi và trình diễn kèn lá với một bài dân ca em
biết.
- GV: Hướng dẫn học sinh làm dự án theo nhóm và tổ chức cho học sinh tranh biện
trước lớp vào giờ học tiếp theo
* Hướng dẫn về nhà:
Thực hiện YC ở HĐ4
Ôn tập các nội dung đã học chuẩn bị giờ sau kiểm tra cuối HKI

TIẾT 15:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
- Thông qua giờ kiểm tra, giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh
về kiến thức, kỹ năng đã học. Qua đó, HS củng cố và khắc sâu được những kiến
thức đã học về Phú Thọ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào trong đời sống; rèn kĩ năng tổng
hợp kiến thức và làm bài kiểm tra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên: Đề kiểm tra, Máy tính (Kiểm tra trực tuyến)
2. Học sinh: - Giấy kiểm tra
- Đã ơn tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
3. Các hoạt động dạy học:
Ma trận:
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Vận
Chủ đề
Vận dụng
dụng
TNK
cao
TNKQ
TL
TL
Q
TN
TN T
TL
KQ
KQ L
Một số Nhận biết được
Liên hệ và
23


nhân
vật tiêu
biểu
thời HV
dựng
nước

điểm chung về
các nhân vật lịch
sử thời Hùng

Vương
dựng
nước. Kể được
tên một số nhân
vật liên quan
đến thời Hùng
Vương
dựng
nước

Số câu:
Số
điểm:
Tỉ lệ %
Nghệ
thuật
trình
diễn
dân
gian
Phú
Thọ

Số câu:
Số
điểm:
Tỉ lệ %
Tổng số
câu:
Tổng số

điểm:
Tỉ lệ %

cho biết được
ở địa phương
có di tích lịch
sử – văn hố
liên quan đến
các nhân vật
thời
Hùng
Vương dựng
nước. Từ đó
nêu lên được
truyền thống
tốt đẹp của
dân tộc ta là

1
3
30

1
3
30
Nêu được tên các
loại hình nghệ
thuật trình diễn dân
gian tiêu biểu của
một số dân tộc ở

Phú Thọ. Liên hệ
bản thân đưa ra
được các biện pháp
để gìn giữ, phát
triển các loại hình
nghệ thuật trình
diễn dân gian của
Phú Thọ
1
4
40

2
6
60

1
4
40

1

1

1

3

3


4

3

10

30

40
Đề bài:

30

100

Câu 1:
Hãy cho biết điểm chung về các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương dựng
nước? Dựa vào hiểu biết của bản thân và liên hệ với kiến thức đã học, em hãy kể
24


tên
một
số nhân vật liên quan đến thời Hùng Vương dựng nước?
Câu 2:
Liên hệ và cho biết ở địa phương em có di tích lịch sử – văn hố nào liên
quan đến các nhân vật thời Hùng Vương dựng nước? Điều đó chứng tỏ truyền
thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?
Câu 3:
Nêu tên các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của một số dân

tộc ở Phú Thọ? Em sẽ làm gì để gìn giữ, phát triển các loại hình nghệ thuật trình
diễn dân gian của Phú Thọ?
Đáp án và thang điểm:
Thang điểm: 10 điểm (trong đó từ điểm 5 trở lên XL Đạt. Dưới điểm 5 XL Chưa
đạt).
Câu 1: (3 điểm)
a) Những điểm chung về các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương dựng nước: (2
điểm) Môi ý đúng 1 điểm
- Các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương dựng nước đều được biết đến
thơng
qua các truyền thuyết dân gian và các thần tích lưu giữ tại các đền thờ, được truyền
từ đời này qua đời khác.
- Các nhân vật này được xây dựng và truyền tụng trở thành những biểu tượng, là
hiện
thân của những giá trị và truyền thống lịch sử – văn hố tốt đẹp của dân tộc ta trải
qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước
b) Kể tên một số nhân vật liên quan đến thời Hùng Vương dựng nước: (1 điểm)
(kể ít nhất được 4 nhân vật)
- Lạc Long Quân & Âu Cơ: Thời Kinh Dương Vương (vua Hùng vương thứ 1)
- Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương): chuyện lưu truyền thời giặc Ân - Vua
Hùng Vương Thứ 6
- Sơn Tinh - Thủy Tinh: đời vua Hùng vương thứ 18
- Truyền thuyết Bánh Chưng - Bánh Giày: đời vua Hùng thứ 6
- Sự tích dưa hấu - Mai An Tiêm trên đảo hoang: đời vua Hùng thứ 17
- Chử Đồng Tử - Tiên Dung: đời vua Hùng thứ 18
Câu 2: (3 điểm)
- Ở địa phương em có di tích lịch sử – văn hoá liên quan đến các nhân vật
thời Hùng Vương dựng nước đó là: Đền mẫu Âu Cơ - Nằm trên vùng đất địa linh
nhân kiệt, xã Hiền Lương (Hạ Hồ, Phú Thọ) (2 điểm)
- Điều đó chứng tỏ truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta đó là truyền

thống uống nước nhớ nguồn. Đền Mẫu Âu Cơ là một cơng trình lịch sử văn hố
đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đồn kết dân tộc.
Hình tượng mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng nước Việt trong một bọc trăm
trứng đã trở thành hình tượng bất hủ sống mãi trong tư tưởng tình cảm và tâm trí
của các thế hệ người Việt Nam. (2 điểm)
Câu 3:

25


×