Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.04 KB, 10 trang )

0
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua thực tế giảng dạy lớp 5 trong nhiều năm qua và trực tiếp bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Tiếng việt. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh lớp 5” nhằm trau rồi cho các em có
kỹ năng thực hành cảm nhận được giá trị nghệ thuật sau khi học các văn bản cụ
thể.Từ đó các em xác định được cái hay, cái đẹp qua mỗi hình ảnh sinh động để
giúp các em thực hành viết được bài văn hay, giàu hình ảnh, hấp dẫn…
Dạy cảm thụ văn học là tiền đề hỗ trợ Tập làm văn Trong môn Tiếng Việt
ở tiểu học, Tập làm văn là phân mơn mang tính tổng hợp. Muốn có bài văn hay ,
học sinh tích lũy cho mình vốn từ ngữ hay, hình ảnh đẹp và sinh động.
Tập làm văn là phân môn sử dụng tổng hợp kết quả của các phân môn
thành phần khác như tiết dạy chính tả để cung cấp, chính xác hóa, tích cực hóa
kiến thức trong đó cảm thụ văn học góp phần không nhỏ. Để vận dụng làm được
một bài văn hay ta phải cảm nhận được những điều mà mình muốn viết, muốn
thể hiện. Khơng chỉ có thế, Tập làm văn cũng giúp phần tích cực hóa, chính
xác hóa những vốn kiến thức đó của học sinh. Vì vậy, dựa vào các bài Tập làm
văn, các nhà giáo dục có thể điều chỉnh vốn từ và cách khai thác và cách thực
hành bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh.
Để dạy các dạng bài tập cảm thụ văn học có hiệu quả đặt ra cho các giáo
viên Tiểu học là một vấn đề không phải đơn giản. Qua thực tế dạy tơi đã gặp
phải khơng ít những khó khăn. Việc hướng dẫn làm các bài tập cảm thụ văn học
mang tính chất máy móc, khơng mở rộng cho học sinh nắm sâu kiến thức của
bài. Về phía học sinh, làm các bài tập chỉ biết làm mà không hiểu tại sao làm
như vậy, học sinh khơng có hứng thú trong việc giải quyết kiến thức. Do vậy
việc tổ chức cho học sinh trong các giờ giải quyết các bài tập cảm thụ văn học là
vấn đề trăn trở cho các giáo viên và ngay bản thân tơi.
Trong q trình dạy học cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôi
cũng như một số giáo viên khác khi dạy đến phần cảm thụ văn học, đặc biệt các
khái niệm về biện pháp nhân hóa, so sánh, điệp ngữ... bộc lộ khơng ít hạn chế.
Về nội dung chương trình dạy phần đó trong sách giáo khoa rất ít. Chính vì vậy


học sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán không thu hút học
sinh vào hoạt động này. Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần có một phương pháp tổ
chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho phần bài tập cảm thụ văn học của lớp 5.


1
PHẦN II: NỘI DUNG
1 . Thực trạng dạy học cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học.
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy học sinh được học về cảm thụ văn
học chưa thực sự đầy đủ và xuyên suốt vì bài tập ở dạng này khơng giảng dạy
độc lập theo bài hay theo tiết mà chỉ học xen kẽ một vài ý nhỏ trong phần bài tập
Luyện từ và câu hoặc bài tập đọc nên hầu hết giáo viên chúng ta thường hay lướt
qua mà không chú trọng nhiều .
Phân tích thực trạng việc dạy cảm thụ văn cho học sinh giỏi lớp 5 để phục
vụ thi học sinh giỏi các cấp. Có thể thấy năng lực cảm nhận cái hay, cái đẹp
thơng qua các hình ảnh cụ thể của học sinh cịn chưa linh hoạt khi nói, khi viết.
Bản thân giáo viên chưa nhận thức rõ và sâu về mối quan hệ giữa dạy tập đọc
nhấn mạnh nội dung cảm thụ văn thông qua các biện pháp tu từ để hỗ trợ thực
hành làm bài Tập làm văn hồn chỉnh có cấu trúc rõ ràng và có hình ảnh hay. Về
năng lực sử dụng các biện pháp tu từ của học sinh cịn nhiều hạn chế. Năng lực
tìm hiểu nội dung câu hỏi cịn hay nhầm lẫn. Tơi nhận thấy các em thường mắc
một số lỗi: về hình thức sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh còn nhiều hạn
chế; dùng sai nghĩa của từ; lỗi về khả năng kết hợp từ; lỗi về tính hệ thống của
từ ngữ trong văn bản; lỗi dùng từ không đúng phong cách chức năng ngôn ngữ
văn bản; lỗi lặp từ, thừa từ, dùng từ công thức, sáo rỗng, câu văn lộn xộn…….
Phân tích cơ sở lý luận trên cho thấy việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh lớp 5 thông qua môn tập đọc và việc dạy học sinh viết văn
có mối quan hệ khăng khít với nhau. Song thực tế cho thấy mối quan hệ trên
chưa được triển khai một cách sâu, rộng và hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân,
cụ thể là: Sách giáo khoa chưa chú trọng việc dạy cảm thụ văn cho học sinh

cho theo tiêu chí nội dung nên phần lớn các em khơng biết viết cảm thụ
văn, thậm chí trả lời câu hỏi đơi khi cịn sai Trong khi đó, để phục vụ tập làm
văn thì học sinh cần được cung cấp nhiều từ ngữ giàu hình ảnh đẹp, nổi bật để
làm cho bài văn hay hơn , sinh động hơn.
2. Các biện pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng dạy học.
a. Biện pháp 1: Xây dựng hướng xử lý đối với câu hỏi khó ở phân
mơn Tập đọc lớp 5.
Với mục tiêu giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa cũng như nôi dung
của một đoạn văn hay nội dung của cả bài tập đọc bởi vì những câu hỏi khó này
thường khơng có sẵn bằng những cụm từ hay câu văn có trong bài đọc mà học
sinh phải có sự tư duy và cảm nhận .


2
Xuất phát từ thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc ở lớp 5 tôi nhận thấy:
Nhiều bài Tập đọc là văn bản mang tính nghệ thuật cao. Nếu chỉ luyện cho học
sinh đọc đúng thì chưa đủ mà phải giúp học sinh đọc diễn cảm để cảm thụ được
"Cái thần" của văn bản mà các yếu tố nghệ thuật là phương tiện để chuyển tải
nội dung. Chính vì thế, nếu bỏ hẳn hoặc lướt qua các câu hỏi khó này thì mục
tiêu chính của phân mơn Tập đọc sẽ bị thiếu hụt làm hạn chế năng lực cảm thụ
của học sinh đặc biệt là những học sinh có năng khiếu khơng được phát hiện và
bồi dưỡng. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp xử lý câu hỏi
khó bằng cách khơng đặt câu hỏi kiểm tra học sinh nhưng cần giảng bằng cách
dẫn dắt chuyển ý, tóm tắt hay hướng dẫn cách đọc hoặc kết hợp dạy cách cảm
thụ Văn học qua một số hình ảnh , giá trị nghệ thuật. Chẳng hạn:
Với câu hỏi 3 trong bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" (TV5/
T1trang10) "Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh
làng quê thêm đẹp và sinh động ?". Đối với câu hỏi này, tôi lồng vào phần
hướng dẫn tìm hiểu giá trị nghệ thuật thơng qua cách sử dụng nghệ thuật nhân
hóa bằng các từ láy“ thơm thơm”, “nhè nhẹ”, “hanh hao”, “mải miết” … của tác

giả gợi lên bức tranh làng quê rất hữu tình, thời tiết đẹp,mưa nắng thuận hòa,
con người cần mẫn,siêng năng, cảnh làng quê thật ấm no và tràn đầy sức sống.
nhộn nhịp, xôn xao và đẹp đẽ.
Với câu hỏi 1 trong bài “Bài ca về trái đất” (TV5/T1 trang 41): Hình ảnh
trái đất có gì đẹp? Sau khi học sinh nêu những hình ảnh đẹp của trái đất: Có “
Quả bóng xanh bay giữa trời xa. Bồ câu ơi cánh chim gù thương mến. Hải âu ơi
cánh chim vờn sóng biển.” Tôi ngầm dạy cho các em cảm nhận được trái đất là
tài sản vô giá, là cái nôi của lồi người, là của chúng mình trên khắp năm châu.
Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh “trái đất” với “quả bóng xanh” bay giữa trời
xanh cho thấy vẻ bình yên. Trái đất luôn ấm áp bởi tiếng “chim gù thương mến”.
Trái đất thật nên thơ bởi “cánh hải âu” bay chập chờn “trên sóng biển”. Vậy khi
đọc em cần đọc thế nào?
Trong câu hỏi 1 bài “Mùa thảo quả” sách giáo khoa Tiếng việt 5 tập 1
trang 113: “ Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?” Tôi thay bằng
cách luyện đọc câu ngắn như: Đất thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm...đã làm
cho cảnh vật được vén ra, được mở ra. , còn trong câu dài tác giả sử dụng hàng
loạt các tính từ, động từ thật chính xác và tinh tế: lướt thướt bay, quyến , rải,
ngọt lựng, thơm nồng, thơm đậm, ủ ấp... để làm nổi bật mùi hương thảo quả khi
thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Sau đó tơi cho học sinh đọc diễn cảm
các câu văn. Có như vậy học sinh mới cảm nhận được “cái thần” trong văn bản .


3
Tứ đó viết thành cảm xúc của mình. Câu văn diễn tả hương thơm của thảo quả
bao trùm khắp không gian rộng lớn….
Nói tóm lại:
Dưới hình thức hướng dẫn đọc, chuyển ý hay tóm ý, tơi lồng nội dung
câu hỏi giảm tải để cung cấp cho học sinh giỏi về nghệ thuật của bài hay giúp
học sinh cảm thụ văn học một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra ở mỗi bài học, đoạn có
biện pháp tu từ, so sánh, đảo ngữ, nhân hố, tượng trưng, điệp từ, tơi đều gợi ý

để học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản làm nổi bật nội dung. Đây
cũng là một cách để bồi dưỡng học sinh giỏi ngay tại lớp, ở từng giờ học.
b. Biện pháp 2: Các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học.
Với mục tiêu giúp học sinh nắm bắt được một số cách lĩnh hội kiến thức, tích
lũy vốn từ, vốn hiểu biết, vốn sống để viết đoạn văn, bài văn được hay hơn.
+ Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc thơ văn:
Ngay từ khi cịn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ơng bà, cha mẹ hoặc
người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân vào trường tiểu học được tiếp xúc với
những câu thơ, bài văn hay trong SGK Tiếng Việt, nhiều em muốn đọc to một
cách thích thú. Đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú, cần giữ gìn
và ni dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê. Chính vì
thế phần đầu của chương trình tơi thường cho các em tiếp cận với những bài thơ,
bài văn tuyển chọn. Những bài thơ được bố trí đọc trước bởi thơ vốn là tiếng nói
kì diệu của tâm hồn. Với ngôn ngữ được chắt lọc, giàu hình ảnh, nhạc điệu, lại
gợi cảm, thơ tác động trực tiếp đến con tim trong những sắc thái tình cảm khác
nhau: vui, buồn, thương, giận...tạo cho các em có hứng thú khi tiếp xúc với thơ
văn để từ đó các em đến với văn học một cách tự giác, say mê - đây là một yếu
tố quan trọng của cảm thụ văn học.
+Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học:
Quá trình cảm thụ văn học mang tính chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn
sống, những kinh nghiệm hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học. Cái "vốn"
ấy trước hết được tích luỹ bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân qua sự
hoạt động và quan sát hàng ngày. Chính vì vậy tôi nhắc các em tập quan sát
thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt - nhìn, tai - nghe, tay - sờ,
mũi - ngửi, lưỡi - nếm). Trong quá trình quan sát cần tìm ra nét chính, thấy
được đức tính riêng của mỗi cảnh vật, con người, sự việc diễn ra xung quanh.


4
Khi quan sát cần ghi chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận như: một câu

nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng tiếng động, ánh đèn, nét mặt,
một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên và
khi thấy bật lên được thì thích thú, hào hứng và ghi lại. Vì thế khi dạy mỗi bài có
gắn với thực tế địa phương bao giờ tôi cũng nhắc các em quan sát.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tôi nhắc các em
hãy quan sát cụ thể cảnh làng mạc quê em vào những ngày mùa , có đồng lúa
chín vàng trải rộng mênh mơng. Các em sẽ thấy được niềm vui , phấn khởi nở
rạng ngời trên khuôn mặt của mỗi người dân quê em. Đồng thời các em cũng
thấy được cảnh thanh bình của làng q Việt Nam. Chính vì thế, khi học bài này
khơng khí lớp sơi nổi hẳn lên và hiệu quả bài học cũng cao hơn.
Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, vốn sống cũng được bồi
dưỡng một cách gián tiếp qua sách vở bởi những kinh nghiệm của đời sống,
những thành tựu văn học, khoa học tư tưởng của các thế hệ trước và cả của
những người đương thời phần lớn được ghi lại trong sách vở. Mỗi cuốn sách có
biết bao điều lợi ích và lý thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn và cuộc sống, khơi
sâu những suy nghĩ và cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn cho
các em. Do đó tơi ln động viên các em đến thư viện của trường và sưu tầm
những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, có ích cho việc học tập tu dưỡng để đọc.
Đây chính là điều kiện quan trọng để cảm thụ văn học tốt.
+ Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt:
Đồng thời với việc bồi dưỡng vốn sống, cần phải trang bị cho học sinh
một số kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và một số kiến thức về văn học như các
khái niệm về hình ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, các đặc trưng của ngôn ngữ
nghệ thuật, một số biện pháp tu từ. Muốn cảm thụ được văn phải có tri thức, nếu
khơng, khi đọc văn cũng chỉ như "đàn gảy tai trâu". Do đó tôi đã cung cấp cho
học sinh một số kiến thức cơ bản này trong dịphọc buổi hai cụ thể là:
- Hiểu biết về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt (âm thanh, chữ ghi âm, dấu ghi
thanh, tiếng các bộ phận của tiếng: âm đầu, vần, thanh….)
- Từ ngữ: Có kiến thức từ ngữ sâu rộng về các chủ đề, chủ điểm, các khái
niệm từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa...

- Ngữ pháp: Có kiến thức về câu, từ đó các em mới cảm nhận được cái
hay , cái đẹp, cái sinh động của đoạn văn.


5
- Làm quen với những khái niệm: hình ảnh, chi tiết, bố cục và một số
hình thức tu từ như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ, phóng đại, câu hỏi tu
từ, tượng thanh , tượng hình...
c. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ Văn học.
Với mục tiêu giúp các em biết cách viết một đoạn cảm thụ hoàn chỉnh
theo các thứ tự các bước cơ bản.
Tôi hướng dẫn học sinh khi nhận được bài tập cảm thụ thơ văn cần thực
hiện thứ tự lần lượt theo 4 bước sau :
Bước 1 : - Đọc kĩ đề bài, nắm được đề bài yêu cầu gì ?
- Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn hoặc bài thơ, bài văn… mà đề bài cho. Hiểu khái
quát nội dung và nghệ thuật chính của đoạn, bài.
Bước 2 : - Đoạn thơ, văn ấy có cần phân ý khơng ? Nếu có : phân làm mấy ý ?
- Tìm hiểu dấu hiệu nghệ thuật của từng ý, cách dùng từ, đặt câu, cách sử
dụng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc và
đánh giá giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung.
Bước 3 : - Lập dàn ý đoạn văn :
+ Mở đoạn : Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Thân đoạn : Nêu rõ các ý theo yêu cầu của bài
+ Kết đoạn : Gói lại nội dung cảm thụ bằng 1, 2 câu văn hoặc khéo léo
liên hệ thực tế và bản thân.
Bước 4 : Viết thành đoạn văn cảm thụ dựa vào tìm hiểu ở 3 bước trên.
3. Kết quả đạt được.
Thực nghiệm và dạy thực hành áp dụng thực tế.
Thực hiện đề tài này, khi học sinh đó được củng cố, khắc sâu, mở rộng và
rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập cảm thụ văn học. Tôi thực

hành một ví dụ như sau:
Đề bài : Khổ thơ cuối của bài thơ "Cửa sông", nhà thơ Quang Huy viết :
"Dù giáp mặt cùng biển
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn


6
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng nước non."
Em hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của 4 câu thơ trên như thế nào?
+

Với ví dụ này tôi thu được kết quả như sau.
Kết quả lớp thực nghiệm: Lớp 5A
Lớp

TSHS

Đạt CCG
TS

5A

35

0

%

Hoàn thành


Hoàn thành tốt

TS

%

TS

%

12

34,3

23

65,7

4. Kết luận
Chương trình Tiếng việt ở Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn.
Tiếng Việt góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và
phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp tri thức tiếng Việt, cấu trúc
ngữ pháp, vốn từ vựng…, giúp học sinh bước đầu hiểu được, cảm nhận được cái
hay , cái đẹp trong từng câu văn, câu thơ… Thơng qua các bài Tập đọc trong
chương trình Sách giáo khoa, dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo các
em bước đầu được đọc hiểu và cảm nhận những bài thơ, bài văn hay đồng thời
mở mang tri thức, phong phú về tâm hồn. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các
em càng hứng thú khi thực hành viết văn, càng thêm yêu tiếng Việt và có ý thức
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời năng lực cảm thụ văn học của

mỗi em không hoàn toàn giống nhau. Vậy nên muốn trở thành một học sinh có
năng lực cảm thụ văn tốt, mỗi em cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện nhiều
mặt. Cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn . Chịu khó tích lũy vốn
hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng
Việt. Kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. Chính vì
muốn giúp các em phát triển khả năng viết văn được hay hơn tôi quyết định
chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh lớp 5” với nguyện
vọng giúp học sinh thoát khỏi nỗi lo sợ khi gặp bài văn cảm thụ và đồng thời
nâng cao hiệu quả môn đọc hiểu cho học sinh.
5. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài.
Từ những kết quả thu được trong việc "bồi dưỡng năng lực cảm thụ Văn
học cho học sinh giỏi", tơi xin có một số kiến nghị và đề nghị như sau :
a. Đối với tổ chuyên môn


7
- Tổ chuyên môn thường xuyên triển khai chuyên đề và chú ý tới giáo
dục, bồi dưỡng tập trung nhiều ở phân mơn Cảm thụ văn học nói riêng và mơn
Tiếng Việt nói chung.
- Thành viên giáo viên của tổ cần chủ động tìm hiểu nội dung dạy học
phân nhóm, các phương pháp dạy học tích cực để dạy nội dung này và phân loại
một cách khoa học các dạng bài để có sự lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất.
Coi trọng việc phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh.
b. Đối với Ban giám hiệu
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thời gian nghiên cứu, trao đổi
chuyên môn, phương pháp dạy học vận dụng vào thực tế trong q trình học có
hiệu quả.
c. Đối với Phịng Giáo dục và đào tạo
Phòng giáo dục quan tâm đầu tư đến các đồ dùng, trang thiết bị hiện đại
để khai thác tìm tịi, tài liệu nghiên cứu phục vụ cho cơng tác giảng dạy của giáo

viên.

Bình Dương, ngày 15 tháng 10 năm 2021
Người viết:

Vũ Thị Mến


8
MỤC LỤC

STT

NỘI DUNG

1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

2

PHẦN II: NỘI DUNG

Trang
1

3

1. Thực trạng về dạy học cảm thụ văn học cho học sinh
tiểu học ở trường Tiểu học Bình Dương


1

4

2.Biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học cảm thụ văn
học cho học sinh lớp 5.

2

2

6

2. 1. Xây dựng hướng xử lí đối với câu hỏi khó ở phần Tập
đọc.
2. 2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học.

7

2.3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

6

8

3.Kết quả đạt được

6


9

4 .Kết luận

7

10

5 .Kiến nghị, đề xuất

7

5

4


9
UBND HUYỆN GIA BÌNH
HĐ XÉT BIỆN PHÁP KN
Số:

/GXN-THBD

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Dương, ngày .20 tháng 10 năm 2021

GIẤY XÁC NHẬN HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP, KINH NGHIỆM
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT BIỆN PHÁP, KINH NGHIỆM

TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH DƯƠNG
XÁC NHẬN
Bà: Vũ Thị Mến
Chức danh: Giáo viên lớp 5A
Là tác giả của giải pháp: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn cho học sinh lớp 5Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Giải pháp gồm các nội dung chính như sau:

-.Thực trạng công tác dạy và học
-. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Kết quả đạt được
2. Hiệu quả khi áp dụng giải pháp:
Biện pháp đã được triển khai áp dụng hiệu quả tốt trong công tác dạy cảm
thụ văn học cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Bình Dương.
CHỦ TỊCH HĐ – HIỆU TRƯỞNG

Lê Công Đến



×