Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận TLH DC phân tích bản chất của tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.93 KB, 18 trang )

PHÂN HIỆU HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ:
PHÂN TÍCH ĐỂ THẤY RÕ BẢN CHẤT “TÂM LÝ NGƯỜI LÀ
HÌNH ẢNH CHỦ QUAN CỦA THẾ GIỚI KHÁCH QUAN”
CỦA TÂM LÝ HỌC
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thúy Mơ
Mã số sinh viên: K7LTCTXH10
Ngành học: Cơng tác xã hội
Khóa học: 2021 – 2023
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Cẩm Giang

TP Hồ Chí Minh - năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phân hiệu Học viện Phụ
nữ Việt Nam đã tạo điều kiện để em có thể tham gia lớp học giúp nâng cao trình
độ chun mơn của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Thạc sĩ
Phan Thị Cẩm Giang đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
thời gian học tập vừa qua. Qua bộ môn tâm lý học đại cương, em được hiểu rõ
hơn về đặc điểm tâm lý con người, có cái nhìn và đánh giá khách quan hơn về
mọi thứ xung quanh. Những kiến thức em tiếp thu được hỗ trợ rất tốt cho em trong
công việc giảng dạy kỹ năng sống ở hiện tại.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế
còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã nổ lực nghiên cứu tài liệu nhưng chắc chắn bài
tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác,


kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”
Sinh viên: Lê Thị Thúy Mơ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 2
3.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
4.1. Phương pháp phân tích tài liệu ....................................................................... 2
4.2. Phương pháp quan sát .................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CHỦ
QUAN CỦA THẾ GIỚI KHÁCH QUAN CỦA TÂM LÝ HỌC .................... 3
2.1. Các khái niệm và kiến thức liên quan ........................................................ 3
1.1.1. Tâm lý và tâm lý học ................................................................................... 3
1.1.2. Tâm lý người ............................................................................................... 3
1.1.2. Bản chất ....................................................................................................... 4
1.1.3. Chủ quan ..................................................................................................... 4
1.1.4. Khách quan .................................................................................................. 4
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tâm lý người ...... 5
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT “TÂM LÝ NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH
CHỦ QUAN CỦA THẾ GIỚI KHÁCH QUAN” CỦA TÂM LÝ HỌC ........ 8

2.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý người ....................................................... 8
2.1. Tâm lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ................. 9
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 13
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 11
1. Kết luận .......................................................................................................... 11
2. Kiến nghị ........................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 13



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tâm lý học được hình thành vào cuối thế kỷ XVI ở Châu Âu và bắt đầu
phát triển mạnh mẻ vào thể kỉ XIX với rất nhiều trường phái tâm lý học như: Tâm
lý học nhận thức, Tâm lý học nhân văn, Phân tâm học…. Bất kì một trường phái
tâm lý học nào khi nghiên cứu, tìm hiểu về con người đều đặt ra câu hỏi: Bản chất
tâm lý người là gì? Tại sao đặc điểm tâm lý của mỗi cá nhân lại có sự khác nhau?
Thế giới tâm lý con người vơ cùng diệu kì và phong phú. Điều đó được mọi
người quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển của nhân
loại. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai, tâm lý học đã hình thành và phát triển
khơng ngừng, ngày càng giữ một vai trị quan trọng trong nhóm các khoa học về
con người. Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và tâm lý. Vì thế nghiên
cứu tâm lý con người cần phải tìm hiểu cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội và bản chất
các hiện tượng tâm lý người.
Nhận thức rõ vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Phân tích để thấy rõ bản chất
tâm lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan của tâm lý học” để
hiểu rõ hơn về bản chất của tâm lý người. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp
nhằm tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại trong việc giáo dục cũng như trong
các mối quan hệ ứng xử, đồng thời trong phương pháp tiếp cận và hỗ trợ thân chủ
của nhân viên công tác xã hội.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về tâm lý người và đi sâu vào phân tích nhằm thấy rõ bản chất
“Tâm lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” của tâm lý học.
Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn đang tồn
tại trong việc giáo dục cũng như trong các mối quan hệ ứng xử, đồng thời trong
phương pháp tiếp cận và hỗ trợ thân chủ của nhân viên công tác xã hội.

1


2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu các khái niệm, lý luận liên quan đến vấn đề “tâm lý người là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
Phân tích rõ về bản chất tâm lý con người là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bản chất tâm lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan của tâm
lý học.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tâm lý người
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Với bài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp chính đó là
phân tích tài liệu có sẵn. Thông qua các tài liệu thu thập được từ các giáo trình, từ
Internet, các nghiên cứu, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học, tài liệu hội thảo, tập
huấn…để tìm ra những vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó phân tích
những vấn đề cần quan tâm được nêu trong tài liệu đã thu thập được.
4.2. Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát các hiện tượng tâm lý của con người, từ đó
có cái nhìn và đánh giá chính xác.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CHỦ
QUAN CỦA THẾ GIỚI KHÁCH QUAN CỦA TÂM LÝ HỌC
2.1. Các khái niệm và kiến thức liên quan
1.1.1. Tâm lý và tâm lý học
Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó
gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng
của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng
chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố
bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.
Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có
mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình
thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự
phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.
1.1.2. Tâm lý người
Tâm lý người là một hiện tượng về tâm lý của con người xảy ra khi họ phản
ứng lại với các hiện tượng xã hội. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiện tượng
tâm lý con người.
Theo quan điểm duy tâm của các nhà nghiên cứu theo trường phái duy tâm
cho rằng: Tâm lý con người không phải do bản thân người đó tạo ra mà tâm lý
của một người được thượng đế tạo ra và nhập vào con người. Qua đó, các nhà
nghiên cứu cho rằng tâm lts người không bị phụ thuộc bởi các yếu tố khách quan
bên ngồi, đặc biệt là điều kiện sống, mơi trường sống của họ không ảnh hưởng
đến tâm lý của họ.


3


Theo quan điểm duy vật tầm thường của các nhà khoa học: Tâm lý người
được cấu thành từ vật chất, một thực thể hiện hữu và do một vật chất cụ thể tạo
ra. Từ đó họ đồng nhất và đưa ra quan điểm về tâm lý người là sự đồng nhất của
vật lý, sinh lý và tâm lý với nhau.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Tâm lý người là sự phản
ánh khách quan các yếu tố bên ngồi vào não bộ con người, qua đó con người thể
hiện các hoạt động cá nhân của mình.
1.1.2. Bản chất
Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên
hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát
triển của sự vật.
1.1.3. Chủ quan
Chủ quan cịn là cách nhìn nhận của con người thơng qua hành động thể hiện
ý chí, quan điểm cá nhân tồn tại trong sự vật, sự việc. Chủ quan cũng là cách mà
chúng ta nhìn nhận sự vật theo ý nghĩa của chính bản thân mình. Khi bạn cho rằng
điều đó là hiển nhiên, là đúng đắn thì nó sẽ ln là đúng. Ngồi ra, chủ quan cịn
mang nghĩa là chủ tức là bản thân mỗi người và trong đó, quan tức sẽ là cách nhìn.
1.1.4. Khách quan
Khách quan là khái niệm mang tính trừu tượng và có tính tương đối nên khó
có thể định nghĩa chính xác khái niệm, bản chất hay nguyên nhân khách quan là
gì. Xét theo phạm trù “khách quan” trong triết học, ta có thể định nghĩa khách
quan như sau:
Khách quan là một phạm trù được dùng để chỉ tất cả những thứ gì tồn tại trên
trái đất này, và không phụ thuộc vào một chủ thể xác định. Tất cả những thứ đó
sẽ hợp thành một hiện thực có đặc điểm là thường xuyên tác động đến việc xác
định mục tiêu, nhiệm vụ hay phương hướng. Quan điểm khách quan là nói đến



những gì tồn tại một cách độc lập, được đặt ở bên ngồi và khơng phụ thuộc vào
chủ thể hoạt động. Nói một cách dễ hiểu hơn, khách quan là sự vật động, thay đổi
và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng không phụ thuộc vào yếu tố là con người.
Khách quan là từ dùng để chỉ những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ
thể xác định, hợp thành một hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định
mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương hướng. Khi nhắc đến khách quan là người
ta đang muốn nhắc đến những gì tồn tại độc lập bên ngồi, khơng phụ thuộc vào
chủ thể hoạt động.
Nói một cách đơn giản, khách quan là sự vận động, phát triển của mọi sự vật
và hiện tượng không phụ thuộc vào con người. Khách quan còn là cụm từ đòi hỏi
việc nhận thức của con người phải dựa vào thực tế, sự thật và không thể nhận định
sai sự thật.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tâm lý người
Yếu tố di truyền
Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trị tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật
chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như
đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của
các giác quan… Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy
sinh do biến dị (bẩm sinh).
Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là
sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định
(sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới sạng nhưng tư chất và năng lực) đã được
ghi lại trong hệ thống gen di truyền.
Yếu tố môi trường
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, mơi trường xã hội có tầm quan
trọng đặc biệt vì nếu khơng có xã hội lồi người thì những tư chất có tính người

5



cũng không thể phát triển được. Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài,
các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động
sống và phát triển của trẻ nhỏ.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một
mơi trường nhất định. Mơi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương
tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh
được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách cịn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ
của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng
lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường.
Yếu tố giáo dục
Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện
có hiệu quả các mục đích đã đề ra. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các
nhân tố khác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường, hồn cảnh khơng thể có
được.
Giáo dục khơng chỉ thích ứng mà cịn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy
nó phát triển. Giáo dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển nhân cách.
Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ,
hứng thú và nó phù hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân.
Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị
khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người.
Giáo dục cịn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển
theo chiều hướng mong muốn của xã hội.


Yếu tố hoạt động
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người

là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng
những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Hoạt động cá nhân đóng
vai trị quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Thông qua hoạt động của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã
hội và biến nó thành nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú,
niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm
lý mới… ở mỗi các nhân mà nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị
khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người.
Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển
theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
Yếu tố giao tiếp
Giao tiếp là hình thức hoạt động đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người
với con người, thơng qua đó thực hiện sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở 3
q trình: trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau và tác động lẫn nhau.
Giao tiếp đóng vai trị cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi
vì nó ko thể có tâm lí con bên ngồi mối quan hệ giao tiếp, con người khơng thể
tồn tại bên ngồi giao tiếp. Thông qua giao tiếp để tiếp thu, lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử – xã hội mà các thế hệ trước để lại để trở thành thành viên của xã
hội.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương I đã làm rõ một số khái niệm, công cụ để phục vụ nghiên cứu đề tài,
bao gồm các khái niệm về tâm lý, tâm lý học, tâm lý người, bản chất, chủ quan và
khách quan. Đặc biệt, chương I đã nêu các yếu tố hình thành và phát triển tâm lý
7


con người. Từ đó, chúng ta có cơ sở để phân tích bản chất “Tâm lý người là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan” trong tâm lý học.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT “TÂM LÝ NGƯỜI LÀ HÌNH

ẢNH CHỦ QUAN CỦA THẾ GIỚI KHÁCH QUAN” CỦA TÂM LÝ HỌC
2.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý người
Theo quan điểm duy tâm
Tâm lý con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người.
Tâm lí không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc
sống.
Theo quan điểm duy vật tầm thường
Tâm lý, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như
gan tiết ra mật, họ đồng nhất cái vật lí, cái sinh lí với cái tâm lí, phủ nhận vai trị
của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lí, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội
của tâm lí.
Theo quan điểm duy vật biện chứng:
Tâm lý người là sự phản ánh khách quan của thế giới bên ngồi vào não bộ,
và thơng qua xử lý của não bộ con người có những hoạt động tác động lại xã hội
với các phản ứng của mình. Hiện thực khách quan có ảnh hưởng đến não bộ con
người vào tạo ra tâm lý của họ.
Tâm lý người mang tính chủ thể, với mỗi một hiện tượng trong xã hội con
người sẽ hình thành nên các hình ảnh tâm lý khác nhau. Từ đó cho thấy với mỗi
vấn đề gặp phải thì mỗi cá nhân đều phản ánh khác nhau thơng qua lăng kính riêng
của mình. Bởi hoàn cảnh sống, và điều kiện sống, cùng với cấu tạo não của mỗi
người là khác nhau nên khi gặp cùng vấn đề thì mỗi người sẽ có những phản ứng
khác nhau về tâm lý.
Tâm lý người thể hiện bản chất xã hội và tính lịch sử: Tâm lý người thể hiện
bản chất xã hội bởi tâm lý người có nguồn gốc từ xã hội, với mơi trường sống và
điều kiện sống của mình sẽ hình thành nên tâm lý của cá nhân bạn. Tâm lý người


còn là sự thể hiện các mối quan hệ của bạn trong xã hội và thể hiện mối quan hệ
giai cấp, đạo đức trong xã hội.
Qua đó ta thấy được bản chất hiện tượng tâm lý con người thể hiện 3 khía

cạnh đó là: Là sự phản ánh hiện thực khác quan, mang tính chủ thể, phản ánh bản
chất xã hội và mang tính lịch sử phát triển xã hội con người.
2.1. Tâm lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Thế giới khách quan luôn tồn tại khách quan khơng phụ thuộc vào con người.
Nó ln vận động không ngừng. Thế giới khách quan tác động vào bộ não, các
giác quan con người đã tạo ra một hình ảnh gọi là hình ảnh tâm lý của cá nhân đó.
Hay nói cách khác đó là sự phản ánh tác động của hiện thực khách quan vào con
người, vào hệ thần kinh, bộ não người.
C.Mác nói:" Tư tưởng, tâm lý chẳng qua là vật chất được chuyển vào óc,
biến đổi trong đó mà thôi." Điều đó có nghĩa là, về mặt cơ chế hình thành và diễn
biến của tâm lí có thể coi tâm lí diễn ra theo cơ chế một phản xạ có điều kiện với
ba khâu chủ yếu sau:
Khâu thứ nhất là khâu tiếp nhận các kích thích từ thế giới bên ngồi tạo nên
hưng phấn dẫn truyền vào não theo đường hướng tâm.
Khâu thứ hai diễn ra ở trung ương thần kinh của bộ não, tạo nên các hình
ảnh tâm lí.
Khâu thứ ba là khâu trả lời, dẫn truyền hưng phấn từ trung ương thần kinh
theo đường li tâm gây nên các phản ứng của cơ thể Người ta coi tất cả các hiện
tượng tâm lí đều có cơ sở sinh lí là các phản xạ có điều kiện.
Thế giới
khách quan

Tác động

Bộ não

Hình ảnh
tâm lý

Phản ánh tâm lí tạo ra "hình ảnh tâm lí" về thế giới, hình ảnh tâm lí là kết

quả của q trình phản ánh thế giới quan vào não. Phản ánh là sự tác động qua lại
của hai dạng vật chất kết quả là sự sao chép của hệ thống này lên hệ thống kia
dưới dạng khác.
9


Phản ánh tâm lý khác với các dạng phản ánh khác ở chỗ:
- Phản ánh tâm lý là sự phản ánh của bộ não với hiện thực khách quan để tạo
ra sản phẩm là hình ảnh tâm lý, mang đậm nét của chủ thể.
- Hình ảnh tâm lý có tính tích cực, giúp cho con người có thể nhận thức được
thế giới.
- Sự phản ánh tâm lý mang tính chủ thể sâu sắc, thể hiện ở chỗ:
+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào bộ não từng người khác nhau có
thể tạo ra những hình ảnh tâm lý khác nhau. Ví dụ như khi cùng xem một bộ phim
nhưng những cảm nhận về bộ phim của mỗi người khơng giống nhau. Có nghĩa
là mỗi chủ thể khác nhau có những xuất hiện hình ảnh tâm lý khác nhau cho cùng
một tác động của thế giới khách quan.
+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào con người nhưng ở những thời
điểm, hoàn cảnh, trạng thái tâm lý khác nhau có thể tạo ra hình ảnh tâm lý khác
nhau. Ví dụ như một ngày đi học nhưng có thể cảm xúc tâm lý học buổi sáng sẽ
khác với buổi chiều. Có thể buổi chiều sẽ chán hơn vì học 1 ngày mệt mỏi hay
buổi chiều sẽ vui hơn vì sắp được về, tuy vào cảm nhận của mỗi cá nhâ và hồn
cảnh tại thời điểm đó.
+ Chủ thể hiểu và cảm nhận rõ nhất về hiện tâm lý của mình. Điển hình như
sau khi xem bộ phim cá nhân cảm thấy buồn thì chính cá nhân đó là người hiểu
rõ nhất cảm giác của mình như thế nào? Cảm giác hiện tại ra sao.
Do đâu mà tâm lí người này khác tâm lí người kia về thế giới khách quan?
điều đó do nhiều yếu tố chi phối. Trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm
riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hồn cảnh sống
khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện



mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Vì thế,
tâm lí người này khác tâm lí người kia.
Từ luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận “Tâm lý người
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Chương II đã cũng cấp cho chúng ta biết về các bản chất của tâm lý người
theo nhiều quan điểm khác nhau. Từ đó đi sâu vào phân tích và khẳng định “Tâm
lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” dựa theo quan điểm duy
vật biện chứng.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, để hiểu hơn về tâm lý người thì
chúng ta cần phải hiều bản chất tâm lý người được hình thành, phát triển như thế
nào? Qua bài phân tích này đã cho chúng ta hiểu hơn về tâm lý người.
Tâm lý của con người chính là những phản ánh khách quan từ xã hội và thế
giới quan bên ngồi, sau đó thơng qua hoạt động xử lý thông tin của não bộ, con
người sẽ có những hành động phản ứng lại với xã hội bên ngoài. Những hiện thực
khách quan bên ngoài xã hội luôn ảnh hưởng tới tâm lý con người. Những hoạt
động của con người từ đơn giản đến phức tạp đều dựa trên hoạt động của não bộ
chúng ta. Não con người là nơi hình thành nên tâm lý con người.
Nghiên cứu cho ta biết thêm bản chất tâm lý người mang tính chủ thể khách
quan. Mỗi một hiện tượng xã hội đều phản ánh vào não bộ con người thì mỗi người
sẽ cho ra một chủ thể khách quan khác nhau. Qua đây chứng minh cho chúng ta
thấy một điều là khi con người gặp phải một vấn đề nào đó thì họ đều có những
cách xử lý khác nhau, tâm lý, cảm xúc khác nhau thông qua lăng kính của não bộ
người.

11



2. Kiến nghị
Đối với cá nhân mỗi người
Tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải nghiên cứu mơi trường xã hội,
nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần
phải tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt
động chủ đạo ở tửng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí
con người.
Bản thân mỗi người phải có ý kiến, tự chủ và làm chủ được cảm xúc của mình
để từ đó sẽ ít sự tác động từ các yếu tố bên ngoài.
Cá nhân phải xây dựng mối quan hệ qua lại trong nội bộ tập thể, gắn kết từng
phần vào hoạt động chung, để khi ra quyết định đảm bảo sự tồn tại và hoạt động.
Đối với nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội cần nắm bắt tâm lý, hiểu rõ tâm lý của thân chủ
để có cái nhìn và đánh giá khách quan khi can thiệp ca.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên). (2007). Giáo trình tâm lý học đại cương.
NXB Đại học Sư phạm.
2. Đặng Thanh Nga. (2009). Giáo trình Tâm lí học đại cương. NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
3. Không rõ tác giả. (2013). Giáo dục sự hình thành và phát triển nhân cách con
người

/>
nhan-cach-con-nguoi-6244/. Truy cập ngày 02/04/2022.

13





×