Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.01 KB, 34 trang )

Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phần mở đầu
1.

Đặt vấn đề

Trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới với sự nỗ
lực và cố gắng đã được nhiều bước tiến và những thành tựu nổi bật thể hiện rõ nhất là sự
tốc độ tăng trưởng kinh tế và phần lớn các nước đã thoát khỏi mức thu nhập thấp để đạt
mức thu nhập trung bình như một số nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan,
Malaysia, Mexico,…Năm 2009, Việt Nam đã chính thức thốt khỏi nhóm nước có thu
nhập thấp và trở thành nước có thu nhập trung bình đạt được, với mức 1.168
USD/người/năm, tuy nhiên so với Indonesia VN tụt hậu 51 năm, 95 năm so với Thái Lan
và 158 năm so với Singapore. Đây là cột mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội và thách
thức cho một quốc gia. Nhiều quốc gia đã thành công khi vượt qua mức thu nhập trung
bình điển hình là Hàn Quốc, Đài Loan,.. Nhưng nhiều quốc gia sau khi đạt được mức thu
nhập trung bình trì trệ sau một khoảng thời gian dài vẫn khơng vượt qua được ngưỡng
này hay nói cách khác những nước này đã vướng vào cái bẫy mà được gọi là: “bẫy thu
nhập trung bình” những nước vấp phải tiêu biểu là Philippines, Thái Lan, Indonexia, các
nước Châu Mỹ La tinh… Philippines đã không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD trong
nhiều thập niên, Indonesia cũng mất hơn một thập niên để từ trên 1.000 USD vượt lên
hơn 2.000 USD/người, còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất hơn hai
thập niên mới vượt qua con số 3.000 USD.
Việt Nam tuy đã đạt được mức thu nhâp trung bình đây là một kết quả đáng trân
trọng thể hiện được những nỗ lực của VN trong nhiều năm, nhưng bên cạnh đó chúng ta
cần phải nhìn lại kết quả này và đặt ra một câu hỏi rằng Việt Nam đã dựa vào những gì để
đạt những thành tựu như vậy và trong tương lai sẽ ra sao? Liệu Việt Nam có thể thốt ra
được cái “bẫy thu nhập trung bình” để bước vào hàng ngũ của các nước có thu nhập cao
hay khơng? Người ta chia thu nhập trung bình làm 4 nhóm: thu nhập trung bình thấp
(1.000- 4000 USD/người/năm), trung bình trung bình (4000- 8000 USD/người/năm),


trung bình cao ( 8000- 9800 USD/người/năm) và thu nhập cao trên 10.000
USD/người/năm. Việt Nam đạt được thu nhập trung bình là sự chuyển đổi lớn chứng tỏ
được chúng ta đã chuyển ra kinh tế thị trường, phát huy được tinh thần kinh doanh, sự
năng động của người dân cà thu hút được đầu tư của nước ngoài. Việt Nam chủ yếu đạt
được mức tăng trưởng đó là do chúng ta dựa vào khai thác tài nguyên và sử dụng lao
động giá rẻ, tức là làm gia công, lắp ráp. Thu nhập cùa chúng ta hiện nay dựa vào hơn
70% từ nguồn tài nguyên. Nhưng tài nguyên thiên nhiên thì hữu hạn, nếu chúng ta cứ

1


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
khai thác khơng hợp lý thì nguồn nhiên liệu tự nhiên sẽ mất dần đi và khơng cịn nữa thì
chúng ta sẽ nhờ vào cái gì để mà vượt qua bẫy thu nhập trung bình này đây? Vì vậy,
chúng ta cần phải nhận ra rằng, cái vốn quý lớn nhất của chúng ta là nguồn lực con người
và cần phải đào tạo để họ trở thành những người có trình độ cao.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nhiều hạn chế cũng được bộc lộ rõ ràng
như hiệu quả đầu tư thấp, hạ tầng kỹ thuật ngày càng bất cập so với mức độ và nhu cầu
phát triển kinh tế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường; hệ thống pháp
luật và hành chính cịn q nhiều rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp; hệ thống an sinh xã hội còn mỏng nên chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Tốc độ tăng trưởng nhanh cũng làm xuất hiện ngày càng nhiều hơn những vấn đề xã hội
mới và ô nhiễm môi trường rất đáng lo ngại, và vấn nạn tham nhũng vẫn đang tiếp tục
diễn ra. Những hạn chế nêu trên cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế trong những năm qua còn chưa cao. Dù suy giảm kinh tế từ
năm 2008 là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng phần lớn những
suy giảm vẫn là do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế. Vì thế, một vấn đề ngày càng trở
nên cấp thiết được đặt ra là trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính thế
giới, suy giảm kinh tế toàn cầu và bối cạnh tranh ngày một gay gắt hơn sau khủng hoảng,
làm thế nào để tăng trưởng nhanh, bền vững đi liền với cải thiện năng suất, chất lượng

cuộc sống của người dân trong giai đoạn tới? Chúng ta muốn phát triển một cách tồn
diện và bền vững thì cần phải phát triển nội lực bên trong đó là chất lượng và trình độ
nguồn lực con người. Do đó, chúng ta cần phải chuyển từ việc tăng trưởng chiều rộng
dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ sang xây dựng các thương hiệu
có năng lực cạnh tranh quốc tế, thế giới, phát triển KHCN, dựa vào đội ngũ lao động có
trình độ tri thức. Phải giải quyết từng bước và có quyết tâm trước hết là thay đổi bộ máy
hành chính có năng lực hơn, tiếp tục chống tham nhũng, giải quyết ơ nhiễm mơi trường,
thu nhập bất bình đẳng và các vấn đề xã hội. và từng bước chuyển sang nền kinh tế tri
thức. Điều này đòi hỏi cần phần nhìn nhận một cách tồn diện hơn bản chất mơ hình tăng
trưởng ở nước ta, nhất là chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế trong giai đoạn vừa qua để có đối sách kịp thời. Trong bối cảnh đó, việc tiến hành
nghiên cứu, phân tích tác động của “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát
triển, từ đó đề xuất các biện pháp cho Việt Nam tránh “bẫy thu nhập trung bình”, cũng
như chỉ ra những thách thức có thể nảy sinh đối với một nước thu nhập trung bình là một
nhiệm vụ mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực sự quan trọng.

2


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

“Bẫy thu nhập trung bình” đây là vấn đề của nhiều nước đang phát triển đặc biệt là
những nước vẫn đang trong q trình trì trệ mà vẫn khơng thể thốt ra được. Vì vậy, đây
là một vấn đề rất cấp thiết, việc xác định mục tiêu nghiên cứu là vô cùng quan trọng bởi
vì nó xác định được hướng đi của đề tài. Thực hiện đề tài này, nhóm chúng tơi hướng tới
mục tiêu đó là:
Thứ nhất, phân tích ngun nhân bẫy thu nhập trung bình” và giải pháp đối với

các nước đang phát triển trên thế giới và Việt Nam.
Thứ hai, dựa vào tình hình của các nước đã mắc phải để giúp Việt Nam tránh khỏi
hiện trạng “bẫy thu nhập trung bình” trong tương lai, đồng thời đưa ra gợi ý một số biện
pháp định hướng đúng để Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển bền vững trong thời gian
tới.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

a. Đối tượng nghiên cứu đề tài: hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước
đang phát triển.
b. Phạm vi nghiên cứu: một số nước mắc phải “bẫy thu nhập trung bình” và một số
nước đã vượt qua được.
4.

Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Tìm kiếm tài liệu phù hợp, có liên quan đến mục đích nghiên cứu đề tài, thơng
qua những bài báo, bài viết trên mạng, sách, báo và các giáo trình có liên quan đến đề tài.
- Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp thành và cấp bộ về nội dung liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thông quan những tài liệu vừa thu thập được, xử lý, đưa rra những trích dẫn phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu về: nội dung, số liệu, tư liệu, hình ảnh,…
- Nhận xét và nêu ý kiến về tài liệu đó: có những mặt thừa và mặt thiếu, những ưu
và khuyết điểm gì. Từ đó đưa ra những ý kiến bổ sung phù hợp với mục tiêu của đề tài.
b. Phương pháp phân tích tổng hợp
c. Phương pháp phân kì lịch sử

3



Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
5.

Nguồn số liệu

Thu thập và nghiên cứu số liệu là một công việc rất quan trọng và cần thiết cho bất
kỳ một nghiên cứu nào. Trong đề tài này, nhóm chúng tơi đã sử dụng những số liêu thứ
cấp sau: sách giáo khoa, giáo trình, báo chí, tập san chuyên đề, tạp chí, báo cáo khoa học,
internet, sách tham khảo, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, tài liệu văn thư. Trong đó,
luận cứ khoa học và khái niệm được thu thập từ thống kê của Ngân hàng thế giới (WB),
các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê và tổng thống kê, Tổng Cục Hải Quan.
6.

Nội dung nghiên cứu đề tài

Trong đề tài này, nhóm sẽ trình bày các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về “Bẫy thu nhập trung bình”
Chương 2: Bẫy thu nhập trung bình ở một số nước và rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 3: Kết luận

4


Chương 1: Cơ sở lý thuyết về “Bẫy thu nhập trung bình”
1.1. Các quan niệm về “Bẫy thu nhập trung bình”
Từ kinh tế học phát triển, ta có thể đưa ra một số giả thiết như sau:
Chuyển từ một nước nghèo sang một nước có thu nhập trung bình là một quá trình

phát triển kéo dài rất nhiều năm. Tuy nhiên, nếu quá trình phát triển bền vững tiếp tục thì
từ mức thu nhập trung bình cao tiến lên mức thu nhập cao chỉ cần một khoảng thời gian
ngắn. Quá trình nầy chỉ cần 15 năm nếu thu nhập đầu người tăng mỗi năm 5%. Đây là
khoảng thời gian rất ngắn.Tuy nhiên, như nhiều người (Spence 2011:20 chẳng hạn) đã
nhận định, q trình đó ngắn nhưng rất khó khăn. Cái khó phải vượt qua chính là "bẫy
thu nhập trung bình".
Hình 1:Các giai đoạn phát triển của một nền kinh tế

E

AB: Xã hội truyền thống, chưa phát triển, trực diện với bẫy nghèo.
BC: Giai đoạn phát triển ban đầu, thoát khỏi bẫy nghèo, thị trường đang trên quá
trình hình thành, C là mức thu nhập trung bình.
CD: Tiếp tục phát triển bền vững lên mức thu nhập cao (D).
Con đường chuyển dịch từ B sang C là một quá trình dài chuyển một nước
từ nơng sang cơng nghiệp, trong đó cơng nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỉ
trọng lớn trong GDP và cơ cấu lao động có việc làm. Đó cũng là quá trình chuyển

5


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
dịch cơ cấu lợi thế so sánh và nhiều mặt khác của nền kinh tế như thị trường lao
động, thị trường vốn và trình độ cơng nghệ, kỹ thuật.
Khi nền kinh tế đạt điểm C, điểm ghi mức thu nhập trung bình, chắc chắn
sẽ gặp những vấn đề mới, những thách thức mới, vì nếu khơng thì sẽ trì trệ hoặc
phát triển với tốc độ rất thấp, trực diện bẫy thu nhập trung bình.
Các nước có thu nhập trung bình bị ép, bị cạnh tranh giữa một bên là các nước thu
nhập thấp, nhân công rẻ, cạnh tranh mạnh trong các mặt hàng cơng nghiệp có hàm lượng
lao động cao, và một bên là những nước có thu nhập cao, đang cạnh tranh mạnh trong các

ngành ln cách tân cơng nghệ. Nói cách khác, những nước có thu nhập trung bình phải
thành cơng trong việc leo lên các bậc thang phát triển để đuổi theo các nước tiên tiến.
Tiếp tục phát triển lên mức thu nhập cao chỉ đạt được khi mọi người cùng nâng
cao năng lực và làm việc chăm chỉ. Tăng trưởng chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nguồn vốn FDI hay lợi thế vị trí địa lí thì sớm muộn rồi cũng đến hồi kết. Cần phải
có chính sách cơng nghiệp tiên phong để tháo gỡ rào cản này. Hiện nay với q trình
chuyển đổi một cách có hệ thống và sự hội nhập toàn cầu ngày càng trở nên sâu sắc, việt
Nam cần xây dưng giá trị nội tại để tiếp tuc tăng trưởng để tránh rơi vào bẫy thu nhập
trung bình.
Theo GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Tokyo lại cho
rằng : “Bẫy thu nhập trung bình” có thể được hình dung giống như “chiếc trần thủy tinh
vơ hình” ngăn cản sự phát triển kinh tế giữa giai đoạn II với giai đoạn III trong quá trình
4 giai đoạn của sự tăng trưởng và phát triển . Năm giai đoạn của sự tăng trưởng và phát
triển và “chiếc trần thủy tinh vơ hình” được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Hình 2: Các giai đoạn của tăng trưởng và “Trần thủy tinh vơ hình”

6


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

“Chiếc trần thủy tinh vơ hình” giữa giai đoạn II và giai đoạn III chính là “bẫy thu
nhập trung bình”. Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh tế
sẽ chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hồn tồn dựa vào nội lực.
Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hồn tồn lao động nước ngồi,
nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩm chất lượng cao đáp
ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới.
Theo đúng nghĩa, phát triển phải hình thành nhờ nâng cao chất lượng vốn con
người hơn là nhờ may mắn vì có được nguồn tài ngun thiên nhiên dồi dào hay vị trị địa
lý thuận lợi để dễ dàng tiếp nhận hỗ trợ và đầu tư nước ngoài. Nếu phụ thuộc vào những

yếu tố khơng tự mình tạo ra, quốc gia có thể tăng trưởng đến mức thu nhập thấp, trung
bình hay cao với một chút nỗ lực, nhưng rồi cuối cùng cũng sẽ bị mắc kẹt ở mức thu nhập
đó nếu khơng xây dựng được ý thức quốc gia và những thể chế để khuyến khích nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Tình trạng này được gọi là “Bẫy phát triển”. Nếu đất nước
có chút ít lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, đất nước đó sẽ dễ bị rơi vào
“Bẫy thu nhập trung bình”
Theo Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân
hàng thế giới “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình”

7


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
là tình trạng khơng đáp ứng nổi những đòi hỏi cao và rất cao khi nền kinh tế đã đạt đến
mức thu nhập trung bình. Có hai mốc quan trọng: GDP trên 1000 USD người/năm và
khoảng 10.000 USD người/năm. Chỉ có nền kinh tế nào vượt qua mốc thứ nhất và sau đó
tiếp tục tăng trưởng mạnh để đạt tới mốc thứ hai, rồi vẫn tiếp tục tăng trưởng thì mới trở
thành nền kinh tế cơng nghiệp hóa.
Chúng ta có thể rút ra một khái niệm ngắn gọn về “ Bẫy thu nhập trung bình” như
sau:
“ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là
một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thốt nghèo, gia
nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫn không trở
thành quốc gia phát triển.
1.2. Nguyên nhân của các nước đang phát triển vướng phải bẫy thu nhập
trung bình
Các quốc gia đang phát triển lại vướng vào “ bẫy thu nhập trung bình” là do các
nguyên nhân chính sau :
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng lớn. Bởi nói tới phát
triển kinh tế là phải nói tới con người, cụ thể là nguồn lao động tham gia làm nên

sự phát triển ấy. Cái gọi là “lợi thế nhân công giá rẻ”, bây giờ đã thực sự trở thành
“cái bẫy” ngăn trở sự phát triển. Quốc gia nào khi mới đi vào nền kinh tế thị
trường cũng đều phải dựa vào nguồn nhân lực sẵn có và chưa được đào tạo sâu của
mình như một lợi thế đầu tiên để thu hút đầu tư. Nhưng qua thời gian, khi các quốc
gia khác có cùng xuất phát điểm như mình đã có những chiến lược nhằm đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, riêng mình vẫn dừng lại ở nguồn nhân cơng giá rẻ,
thì các nhà đầu tư sẽ dần từ bỏ mình để tới với những quốc gia có nguồn nhân lực
được đào tạo bài bản và có kỹ năng cao.
Sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng. Quốc
gia mắc vào bẫy thu nhập trung bình vẫn tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế
gia công, nền kinh tế trong nước không đủ sức tạo ra giá trị gia tăng mới để tham
gia vào chuỗi giá trị cơng nghiệp tồn cầu. Các hãng mang thương hiệu nước
ngồi thống trị thị trường.
Sự phân hóa giàu nghèo cao dẫn đến phân cực và bất ổn xã hội.
Ngoài ra, các nước mắc phải bẫy thu nhập trung bình cịn là do trong q trình đi
từ nước có thu nhập thấp lên thu nhập trung bình, nước đó đã cố gắng tăng trưởng bằng
mọi giá, trong đó có việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường
sống, khiến cho sau này phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục (có những thứ

8


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
vĩnh viễn không phục hồi được). Thậm chí là tâm lý hưởng thụ sớm, thoả mãn với những
gì đạt được mà khơng tiếp tục vươn lên.
Thực tế, có nhiều nền kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập trung
bình, nhưng có rất ít trong số đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc.
Philippines là quốc gia điển hình của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình đã
không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD trong nhiều thập niên. Indonesia cũng mất hơn
một thập niên để từ trên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000 USD/người. Còn Thái Lan thì bất

ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất hơn hai thập niên mới vượt qua con số 3.000 USD.
Nước ta với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 USD như hiện nay,
nếu không rút kinh nghiệm từ các nước láng giềng trên đây, cũng như không học tập mơ
hình phát triển của Đài Loan và Hàn Quốc thì liệu 15 đến 20 năm nữa có vượt qua bẫy
thu nhập trung bình hay khơng? Chính vì thế mà Việt Nam phải cẩn trọng để tránh vướng
vào “bẫy thu nhập trung bình”.
1.3. Các giải pháp để các nước đang phát triển thốt ra khỏi bẫy thu nhập
trung bình
a)
Các giải pháp để thốt khỏi tình trạng “Bẫy thu nhập trung bình” dưới
góc nhìn của các chun gia
Chuyển từ đa dạng hóa sang chun mơn hóa: Khi bắt đầu tăng trưởng, các
nền kinh tế đều có xu hướng đa dạng hóa. Nhưng xu hướng này đảo ngược thành
chun mơn hóa khi nền kinh tế đạt tới một ngưỡng nào đó về hiệu quả tính trên
quy mơ tương ứng.
Áp dụng phương thức đổi mới công nghệ: Khi các doanh nghiệp trong một
nền kinh tế đạt tới “biên giới cơng nghệ” thì cần phải khuyến khích sự xuất hiện
của các doanh nghiệp mới với cơng nghệ mới. Điều này địi hỏi phải thay đổi từ
luật lệ, chính sách đến bản thân doanh nghiệp. Chọn thời điểm thực hiện bước
chuyển này và xử lý được sự phản kháng của các nhóm lợi ích là thách thức lớn
đối với các chính phủ.
Ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học: Chuyển ưu
tiên từ đầu tư chung cho giáo dục sang đầu tư cho các nghiên cứu khoa học (R&D)
khi nền kinh tế đạt tới trình độ nào đó về chun mơn hóa, địi hỏi phải sản xuất
được những sản phẩm mới với các quy trình cơng nghệ mới.
b) Thực hiện chính sách cơng nghiệp tiên phong:

9



Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Cam kết mạnh mẽ hội nhập toàn cầu và tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn
dắt.
Chính phủ mạnh và khơn khéo định hướng cho khu vực tư nhân.
Duy trì các cơng cụ chính sách vừa đủ cho các nước cơng nghiệp hóa đi
sau.
Khơng ngừng học hỏi chính sách thơng qua các dự án và chương trình cụ
thể.
Nội lực hóa các kỹ năng và cơng nghệ như làmột mục tiêu quốc gia.
Đối tác công tư hiệu quả.
Cả chính phủ và doanh nghiệp đều thu thập và có đầy đủ thơng tin về cơng
nghiệ.
c) Về xã hội
Tập trung vào giải quyết các vấn đề bất bình đẳng trong xã hội để mọi
người dân đều được thụ hưởng những thành quả của tăng trưởng kinh tế mang lại.
Nâng cao năng lực quản trị điều hành đất nước. Đây là vấn đề hết sức quan
trọng, trong đó cần tập trung chống lại nạn tham nhũng, nâng cao năng lực cạnh
tranh và chất lượng dịch vụ công trong xã hội.
Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

10


Chương 2: Bẫy thu nhập trung bình ở một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam
2.1. Khái quát về tình hình thu nhập của các quốc gia trên thế giới.
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á công bố tháng 4/2012, ta
xem xét thu nhập của 124 quốc gia trên thế giới như sau:
Hình 3: Sự thay đổi mức thu nhập của 124 quốc gia trên thế giới


Hình trên cho ta thấy được:
Số lượng các nước trong nhóm có thu nhập thấp đã giảm theo thời gian, từ
82 nước năm 1950 xuống còn 40 nước trong năm 2010.
Trong năm 1950, đã có 39 quốc gia phân loại là thu nhập trung bình
(33nước thấp hơn thu nhập trung bình và 6 nước trên thu nhập trung bình). Con số
này tăng lên đến 56 (46 nước thấp hơn thu nhập trung bình và 10 nước trên thu
nhập trung bình) trong năm 1980. Nhưng số lượng các nước thu nhập trung bình
vẫn ở khoảng 50 từ giữa những năm 1990 và 2010, bởi vì có rất ít quốc gia có thu
nhập thấp đạt thấp hơn ngưỡng thu nhập trung bình, và cũng có rất ít quốc gia đã
tăng từ thu nhập trung bình thấp đến trên thu nhập trung bình. Trong năm 2010, 52

11


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
quốc gia được phân loại là thu nhập trung bình (38 thấp hơn thu nhập trung bình
và 14 trên thu nhập trung bình).
Sự gia tăng mạnh số lượng các quốc gia có thu nhập cao giữa cuối những
năm 1960 và 1980, và từ cuối những năm 1980 và 2010. Từ 23 quốc gia trong
1990 lên tới 32 quốc gia trong năm 2010.
Tóm lại, các ngưỡng phân phối thu nhập của 124 quốc gia trong năm 2010 như
sau: 40 nước được phân loại là có thu nhập thấp; 38 là thấp hơn thu nhập trung bình, 14
như trên thu nhập trung bình và 32 như các nước có thu nhập cao.
a)
Các nước đã vượt qua ”Bẫy thu nhập trung bình”
Bảng 1: 23 quốc gia đã vượt được mức từ thu nhập trung bình cao sang thu nhập cao
trước 1950

12



Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Với

UM: thu nhập trung bình cao
UH: thu nhập cao
GDP per capita growth rate (%): tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người trong
giai đoạn từ thu nhập trung bình cao lên thu nhập cao.
Nhận xét:
Nhìn chung ta thấy các nước này mất một khoảng thời gian ngắn để chuyển
từ thu nhập trung bình cao sang thu nhập cao so với những nước chuyển từ thu
nhập trung bình thấp sang thu nhập trung bình cao.
Argentina đã mất hết 40 năm để đạt được tới mức thu nhập cao, nó trải qua
một thời gian quá dài so với những nước như Hong Kong, Taipei (Đài Bắc) –
Trung Quốc, Hàn Quốc chỉ mất 7 năm để có thể đạt tới mức thu nhập cao. Tốc độ
chuyển đổi để phát triển kinh tế của những nước này rất cao đạt được tốc độ tăng
trưởng gần 7%/năm và chất lượng cuộc sống của con người cũng được nâng cao
đáng kể.
Những nước mà mất nhiều thời gian hơn để chuyển từ thu nhập trung bình
cao sang thu nhập cao thì tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP/người thấp hơn so với
những nước chuyển đổi nhanh hơn. Cho thấy rằng năng lực của những nước
chuyển đổi chậm hơn chưa được cao so với những nước chuyển đổi nhanh hơn.
Những nước này đã vượt qua được “bẫy thu nhập trung bình”để đạt tới mức
thu nhập cao cho thấy rằng năng lực cạnh tranh mạnh, tăng trưởng về chất lượng,
chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực, hiệu quả đầu tư và sản xuất cao => Khả
năng thích nghi cao với sự biến động của nền kinh tế, có những chính sách và
phương hướng phù hợp để phát triển kinh tế và trên mọi mặt trong đời sống xã
hội.
b) Những nước đang mắc phải bẫy thu nhập trung bình.

Bảng 2: Các quốc gia mắc “Bẫy thu nhập trung bình” năm 2010

13


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bảng số liệu trên cho ta biết được số năm mà các quốc gia này vẫn cịn đang duy
trì ở mức thu nhập trung bình thấp, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2010, số
năm mà các quốc gia này đạt được tới ngưỡng thu nhập trung bình cao là $7.250 nếu đạt
được tốc độ tăng trưởng như trên trong giai đoạn từ năm 2000-2010.

14


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhận xét:
Trong số 30 quốc gia vẫn trong tình trạng thu nhập trung bình thấp thì 11
quốc gia thuộc Châu Mỹ Latinh, 9 nước ở Trung Đông và Bắc Phi, 6 nước trong
tiểu vùng Sahara Châu Phi, 2 nước ở châu Âu và 2 nước ở châu Á. Điều này cho
thấy rằng bẫy thu nhập trung bình là một hiện tượng ảnh hưởng đến hầu hết các
nước Mỹ Latinh và Châu Phi.
Các nước châu Mỹ và châu Phi. Các nước như Brazil, Colombia, Iran,
Panama, và Tunisia là gần với ngưỡng trên thu nhập trung bình của $ 7.250.
Ngược lại, El Salvador, Libya, Yemen, và CHDC Congo với thu nhập bình quân
đầu người dưới $3.000, thu nhập của những nước này đã cách quá xa so với mức
thu nhập trung bình cao $7.250. Điều đáng lưu ý rằng các quốc gia như Colombia,
Jamaica, Panama, Peru, Jordan, Lebanon, Namibia, Nam Phi, Brazil, Ecuador họ
vẫn nằm trong mức thu nhập trung bình hơn 4 thập kỷ qua nhưng vẫn khơng đạt

được tới ngưỡng thu nhập trung bình cao chứng tỏ rằng những nước này đang nằm
trong cái bẫy thu nhập trung bình. Botswana và Sri Lanka vẫn duy trì mức thu
nhập trung bình thấp trong hơn 2 thập kỷ qua.
Một vài quốc gia đang vướng phải vào bẫy thu nhập trung bình có thể thốt
khỏi trong một vài năm tới nếu như họ duy trì được mức tăng trưởng thu nhập
bình quan đầu người.. Nhưng cũng có một số nước vẫn vướng phải trong thời gian
dài mà khó có thể vượt qua được nếu như vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng thu
nhập bình quân đầu người thấp.
Panama, Iran, Tunisia, Brazil, Colombia, Peru, Iran, Jordan, và Sri Lanka
có thể vượt qua được bẫy thu nhập trung bình trong vòng chưa đầy 10 năm, nếu
tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tiếp tục ở mức như trên. Ngược
lại, El Salvador và Yemen vẫn còn ở lại trong bẫy thu nhập trung bình thấp hơn
một thế kỷ (2 trong trường hợp của El Salvador) nếu thu nhập bình qn đầu
người tiếp tục tăng trưởng ít hơn 1 phần trăm mỗi năm. Các nước như Albania,
Botswana, Ecuador, và Philippines có thể sẽ có thêm 2 đến 3 thập kỷ và Bolivia,
CHDC Congo, và Paraguay hơn 4 thập kỷ. Đặc biệt là Gabon và Jamaica, quốc gia
này sẽ không bao giờ vượt qua được thu nhập trung bình thấp nếu thu nhập bình
quân đầu người tiếp tục tình trạng trì trệ.

15


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

c) Những quốc gia nguy cơ bị mắc phải bẫy thu nhập trung bình.
Bảng 3 :Các quốc gia có nguy cơ mắc “Bẫy thu nhập trung bình”

Đây là 8 quốc gia vẫn chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong năm 2010.
Trong đó, có 6 nước nằm ở Châu Á, 2 nước còn lại thuộc khu vực Châu Mỹ Latinh và 1
nước trong tiểu vùng Sahara Châu Phi. Bảng trên cho biết được thu nhập bình quân đầu

người năm 2010, số năm mà các quốc gia này vẫn duy trì ở mức thu nhập trung bình, và
số năm cịn lại nó sẽ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng trung bình
giai đoạn từ 2000-2010, tốc độ tăng trưởng thu nhập mà mỗi quốc gia để đạt được
ngưỡng thu nhập trung bình cao $7.250.
Nhận xét:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các nước này phải đạt được là
15% để tránh được bẫy thu nhập trung bình trong thời gian 2011-2013. Điều này là
rất khó có thể đạt được, nên các nước này có nguy cơ sẽ rơi vào bẫy thu nhập
trung bình .
Trong trường hợp của Pakistan, mặc dù nó vừa đạt được mức thu nhập
trung bình thấp, nhưng địi hỏi thu nhập bình qn đầu người phải tăng nhanh hơn
và phải tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân 2000-2010 để tránh được
bẫy thu nhập trung bình.

16


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Honduras đạt được mức thu nhập trung bình thấp gần đây, nhưng nó cũng
có thể bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp nếu nó vẫn tiếp tục ở tốc độ tăng
trưởng thu nhập bình qn là 1,6% . Với tỷ lệ này thì nó khơng thể nào vượt qua
được bẫy thu nhập trung bình cho đến năm 2083. Nếu không đạt đạt tốc độ tăng
trưởng bình qn cao hơn thì nó sẽ là quốc gia tiếp bước các nước Châu Mỹ
Latinh rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong một khoảng thời gian dài trước khi
thoát khỏi.
Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam và Mozambique đã trở thành
nước có thu nhập trung bình thấp cách đây ít hơn một thập kỷ. Các nước này có
thể tránh được cái bẫy thu nhập trung bình thấp nếu tăng trưởng thu nhập bình
quân đầu người của họ đạt được như trong thời gian 2000-2010. Nếu đạt được
điều này, những quốc gia này có thể trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao

trong hai thập kỷ hoặc ít hơn nữa-Myanmar trong năm 2020, Ấn Độ trong năm
2023, Campuchia và Việt Nam trong năm 2024, và Mozambique trong năm 2030.
2.2. Tình hình thu nhập của khu vực châu Á
Hình 4: Tình hình thu nhập bình quân đầu người một số nước Đông Á và Đông Nam Á
giai đoạn 1950-2005

Hình 4 mơ tả thu nhập bình qn đầu người của một số nước Đông Á và Đông
Nam Á. Mức thu nhập này được quy đổi theo giá năm 1990 và tính bằng phần trăm thu
nhập bình qn đầu người của Mỹ để đảm bảo tính so sánh. Kết quả cho thấy, cho đến
giữa những năm 1960, các nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á (trừ Nhật Bản) đều có
mức thu nhập bình qn đầu người như nhau. Tuy nhiên, Đài Loan và Hàn Quốc đã cất

17


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
cánh vào cuối những năm 1960 và cải thiện thu nhập một cách nhanh chóng. Malaysia và
Thái Lan cũng có cải thiện nhất định về thu nhập bình quân đầu người nhưng sau hơn ba
thập kỷ vẫn là nước có thu nhập trung bình và có vẻ như đang rơi vào ‘bẫy’ thu nhập
trung bình. Inđơnêxia và Philipin gần như khơng có sự cải thiện về thu nhập, thậm chí đối
mặt với nguy cơ đình trệ do những bất ổn chính trị và kinh tế trong một thập kỷ gần đây.
Việt Nam vừa mới đạt được mức thu nhập trung bình sau một thời gian dài là một trong
những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Trong phần này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự thành cơng và thất bại trong q
trình thốt khỏi “ bẫy của các nước thu nhập trung bình” của một số nước trong khu vực
Châu Á như Hàn Quốc và Thái Lan để rút ra những bài học cho mình.
a)
Trường hợp của Hàn Quốc
Trong số các nước Châu Á, Hàn Quốc đại diện cho một trường hợp đặc biệt của
một quá trình chuyển đổi nhanh chóng và trở thành một nền kinh tế tiên tiến. Nền kinh tế

Hàn Quốc đã đi từ một mức thu nhập bình quân đầu người khoảng $ 2,000 trong năm
1960 đến mức GDP bình quân đầu người $ 28,000 vào năm 2008 (theo PPP), chính thức
lọt vào trong nhóm các nước phát triển.
Q trình phát triển và chuyển đổi nhanh chóng của Hàn Quốc thường được chia
thành ba giai đoạn:

Bắt đầu vào năm 1962, với sự ra đời của những kế hoạch năm năm giúp
hướng dẫn cải thiện hiệu suất và tăng tốc nền kinh tế, đến năm 1997, Hàn Quốc đã
đạt một tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%. Giai đoạn đầu tiên được đặc trưng bởi
mức độ tiết kiệm và đầu tư cao cùng chính sách cơng nghiệp với mục tiêu được
xác định là liên tục "nâng cấp" công nghệ để ngành xuất khẩu phát triển nhờ dựa
vào lợi thế so sánh, tạo tiền đề thuận lợi cho trong giai đoạn kế tiếp của sự phát
triển của Hàn Quốc. Với định hướng phát triển lúc này được xác định với mục tiêu
“xuất khẩu là hàng đầu” và “xây dựng đất nước bằng thúc đẩy xuất khẩu”, Chính
phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp mạnh mẽ bằng việc cung cấp các nguồn đầu
tư và các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô. Tất cả những ngành xuất khẩu đều được
Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, hỗ trợ trong giai đoạn ban đầu.
Trên thị trường lao động, Chính quyền Hàn Quốc vào thời điểm đó cũng
tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển với lởi thế lao động rẻ và dồi dào.

Giai đoạn thứ hai trùng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998,
làm chậm lại nền kinh tế và gia tăng thất nghiệp. Kết quả tăng trưởng âm trong
năm 1998, với mức tăng mạnh tỷ lệ thất nghiệp (từ 2,4% vào năm 1997 lên đến

18


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
6,8% trong năm 1998) và một tỷ lệ đói nghèo cao hơn (từ 11,4%trong 1997 tăng
lên 23,2%trong năm 1998).


Giai đoạn thứ ba trong sự phát triển của Hàn Quốc nền kinh tế được đặc
trưng bởi sự phục hồi nhanh chóng từ khủng hoảng. Tăng trưởng GDP năm 1999
là 10,7% (cao nhất kể từ năm 1988 và cao nhất trong khu vực Đông Á). Xuất khẩu
đã tăng gần 9% trong năm 1999 và 18,2% trong 2000. Thất nghiệp giảm từ 6,8%
năm 1998 chỉ còn 4,5% vào cuối năm 1999. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 23,2%
trong 1998 cịn 18,0% trong năm 1999. Sau đó, kinh tế Hàn Quốc đã có thể duy trì
tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5%/năm trong giai đoạn 1998-2008. Những lý do
cho việc phục hồi nhanh chóng của Hàn Quốc đó là tập trung vào chính sách tiền
tệ tích cực và tài khóa phản chu kỳ, tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu khu vực;
và dòng cao của đầu tư trực tiếp nước ngồi. Ngồi ra, Hàn Quốc cịn thực hiện cải
cách kinh tế trong đó với các biện pháp cơ cấu lại các ngành kinh doanh, ngân
hàng, khu vực công, và thị trường lao động.
Bảng 4: Các chỉ số kinh tế của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trường hợp thành cơng trong q trình phát triển kinh tế và là
một quốc gia bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong cuộc khủng hoảng năm 1997,
nhưng đã nhanh chóng thốt ra nhờ tiến hành chính sách cải cách mạnh mẽ trong hàng
loạt các lĩnh vực, như luật pháp, tài chính, doanh nghiệp…

19


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Có rất nhiều nhân tố tạo ra sự tăng trưởng bền vững kéo dài này, như việc thực thi
chiến lược tăng trưởng hướng vào xuất khẩu, cải cách thể chế và chính sách cơng, đầu tư
vào nguồn nhân lực và lực lượng doanh nhân chất lượng cao, sử dụng hiệu quả nguồn lực
công cho phát triển kết cấu hạ tầng và giáo dục, khả năng điều chỉnh linh hoạt đối với các
thay đổi của giới doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách, khả năng duy trì được
phân phối thu nhập khá đồng đều.

Đầu tiên, với triết lý cơ bản của chính quyền của Tổng thống Park Chun Hee lúc
đó là “xuất khẩu là hàng đầu” và “xây dựng đất nước bằng thúc đẩy xuất khẩu”, Chính
phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp mạnh mẽ bằng việc cung cấp các nguồn đầu tư và
các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô. Tất cả những ngành xuất khẩu đều được Chính phủ
Hàn Quốc tài trợ, hỗ trợ trong giai đoạn ban đầu.
Sau khi củng cố khả năng công nghệ, vào những năm giữa thế kỷ XX, Hàn Quốc
đã bắt đầu tự do hóa thương mại bằng việc giảm thuế quan. Tuy nhiên, ưu đãi thuế quan
đối với các ngành công nghiệp chiến lược lại bị xóa bỏ và điều này khơng dẫn tới sự sụp
đổ của ngành công nghiệp Hàn Quốc, mà ngược lại, tạo ra sức ép cần thiết để nhiều
ngành công nghiệp cạnh tranh trở thành số một thế giới.
Về chính sách ngành, Chính phủ Hàn Quốc đã cam kết tạo ra một nền kinh tế
mạnh dựa vào sở hữu trong nước, có xu hướng cơng nghiệp hóa kiểu “cú hích lớn”. Hàn
Quốc cũng phải chịu sức ép từ việc nâng cấp và tái cấu trúc ngành công nghiệp từ thâm
dụng vốn và lao động sang thâm dụng cơng nghệ. Khó khăn chính của q trình này là
Hàn Quốc thiếu khả năng cơng nghệ để chuyển lên các hoạt động có giá trị gia tăng cao
hơn. Lúc này, sự can thiệp của Chính phủ là thơng qua các doanh nghiệp lớn (chaebol)
của Hàn Quốc đã phát huy tác dụng. Những ngành công nghệ cao của các chaebol được
bảo hộ trước cạnh tranh toàn cầu và được tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ. Hai nhân tố
quan trọng trong giai đoạn ban đầu này là sự cam kết của Chính phủ và các ngân hàng
quốc doanh để làm giảm rủi ro của việc phát triển công nghệ.
Một điểm nổi bật nữa của Hàn Quốc là sự phát triển nguồn nhân lực nhanh chóng.
Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp xuất khẩu thâm dụng lao động kỹ
năng đã thúc đẩy giáo dục của xã hội. Chính phủ Hàn Quốc, bằng việc xác định nhu cầu
tương lai của lực lượng lao động kỹ năng phục vụ cho phát triển công nghiệp, đã đưa ra
nhiều chương trình quản lý nguồn nhân lực. Vì vậy, khi các dịng cơng nghệ mới từ nước
ngồi vào Hàn Quốc đã thực hiện rất tốt do đầu tư vào nguồn nhân lực được đào tạo tốt
ngay từ thời kỳ đầu cơng nghiệp hóa.

20



Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
b) Trường hợp của Thái Lan
Vào ngày đầu tiên của tháng bảy năm 2011, Ngân hàng Thế giới đã công bố Thái
Lan đã di chuyển lên từ một nền kinh tế thu nhập trung bình thấp lên một nền kinh tế phát
triển có thu nhập trung bình cao . Trong hơn nửa thế kỷ qua (1952-2011), Thái Lan đã đạt
được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình 6,2%/năm, giúp đưa nước này trở thành một
trong những nền kinh tế thành công nhất sau khi chiến tranh thế giới thứ hai. Tiến bộ kinh
tế còn giúp đạt được nhiều thành tựu khác, chẳng hạn như giảm tỉ lệ đói nghèo hơn 40%
trong 25 năm, cuộc sống người dân đầy đủ, và được tiếp cận nhiều hơn với hàng hóa và
dịch vụ cơng cộng.
Như Malaysia, Thái Lan từ lâu đã bị mắc kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình.
Trong hơn 20 năm, Thái lan mới đạt được mức thu nhập trên mức trung bình của Ngân
hàng Thế giới. Xem xét thu nhập bình quân hiện tại của 5395 USD/năm (khoảng 134.000
baht) – năm 2012, Thái Lan vẫn cịn xa để đạt được tình trạng thu nhập cao.
Đáng lẽ Thái Lan đã có thể đạt được mức thu nhập này từ nhiêu năm trước nếu
duy trì được mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 1963-1993 với tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm là 8,4%. Nhưng từ năm 2000, khi Thái Lan bắt đầu phục hồi từ cuộc
khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn đã được chỉ có
4%. Đầu tư - yếu tố quan trọng để duy trì tăng trưởng kinh tế, vẫn chưa phục hồi trước
cuộc khủng hoảng, mức đầu tư giảm từ mức trung bình 40% trước khủng hoảng chỉ còn
khoảng 20% tổng sản phẩm. Hiệu quả đầu tư thấp làm giảm tổng cầu, giảm thu nhập
trong ngắn hạn, và nó giảm tốc độ hình thành vốn, hạ thấp triển vọng tăng trưởng dài hạn.
Hình 5: Diễn biến tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan 1957-2011

Điều gì đã khiến Thái Lan rơi vào “Bẫy thu nhập trung bình”?

21



Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thiếu lao động có tay nghề cao. Thái Lan đang trải qua một giai đoạn
thiếu lao động có tay nghề và lao động phổ thơng trong nhiều năm. Việc thay đổi
nhân khẩu học trong tương lai sẽ buộc phải tăng độ tuổi trung bình của người lao
động lên. Dựa người lao động nước ngồi khơng phải là một lựa chọn thực tế, giải
pháp này chỉ kéo dài mơ hình phát triển "lao động rẻ" khơng bền vững. Bên cạnh
đó, xu hướng hiện tại của sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở nước láng giềng
nước sẽ hạn chế việc cung cấp lao động nước ngoài cho Thái Lan.

Giáo dục. Hệ thống giáo dục của Thái Lan được đánh giá là chưa chuẩn bị
cho sinh viên tốt nghiệp những kĩ năng phù hợp với thị trường lao động ngày càng
phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu. Các kĩ năng liên quan như: những điều cần
thiết về công nghệ thông tin, thông tin liên lạc, lãnh đạo… tất cả đều đang thiếu.
Tình trạng này khiến cho một phần các nhà đầu tư, kể cả trong và ngoài nước đều
tránh đầu tư sản xuất vào những ngành cần sử dụng nhiều lao động kĩ năng.
Hiện nay đầu tư vào các ngành công nghiệp thâm dụng vốn hoặc công nghệ cao ở
Thái Lan không phổ biến rộng rãi, một mặt vì chất lượng nguồn nhân lượng chưa đáp
ứng nhu cầu mà cịn do khơng phù hợp với hoạt động xuất khẩu chính của Thái Lan. Mặc
dù Thái Lan đã cố gắng để đưa vào chuỗi giá trị vào xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghệ
tiên tiến, như điện tử và ô tô nhưng các công ty Thái Lan vẫn chỉ là lắp ráp các sản phẩm
được thiết kế bởi các quốc gia khác, thay vì đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đổi
mới sản phẩm của mình.

Chi tiêu cho các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển(R & D) thấp. Tỷ lệ
R & D chi tiêu so với GDP đã bị đình trệ chỉ khoảng 0,25 % mỗi năm trong nhiều
năm gần đây. Các lĩnh vực kinh doanh của Thái Lan có thể đã thành cơng trong
việc tổ chức, đổi mới và chinh phục thị trường, nhưng trong tăng trưởng dài hạn,
cấp độ tiếp theo của cạnh tranh sẽ cần sản phẩm hơn và quá trình đổi mới.
Hình 6: % GDP chi cho R&D của Thái Lan và một số nước, năm 2006


22


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để nổi trội trong sản phẩm và quy trình đổi mới, một chính sách chủ động vào R & D là
vô cùng cần thiết. Thái Lan đã bị tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực về R & D.
Hình trên cho thấy Thái Lan chi cho R & D còn thấp hơn so với các nước có GDP bình
qn đầu thấp hơn mình, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc đã chi gấp
sáu lần cho R & D so với Thái lan. Do đó, thiếu nguồn lực tài chính khơng phải là một lý
do tốt cho không chi tiêu đủ vào R & D.
2.3. Nguy cơ mắc “Bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam
Từng được đánh giá là một "con hổ châu Á" tiềm tàng hai thập kỷ trước đây, Việt
Nam dường như bắt đầu bị tụt lại sau nhiều nước trong vùng. Với tăng trưởng kinh tế
bình quân vượt mức 7,1% từ năm 1990 đến năm 2009 (theo thống kê của Ngân hàng Phát
triển châu Á), trong gần hai chục năm, Việt Nam đã nằm trong danh sách các nước châu
Á phát triển nhanh nhất. Năm 1990 còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
với GDP bình quân đầu người là 98 USD thì đến năm 2009 mức này đã tăng lên 1.109
USD và đã được xếp vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình thấp theo cách xếp
loại của WB.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, giấc mơ biến thành các con rồng, con hổ châu Á
như Đài Loan, Singapore hay Hàn Quốc của Việt Nam vẫn cịn xa vời. Thậm chí, Việt
Nam cịn có nguy cơ bị rơi vào ‘bẫy thu nhập trung bình’, tức là tình trạng bất lực, khơng
thốt ra khỏi mơ hình kinh tế dựa trên lao động rẻ và phương pháp sản xuất công nghệ
thấp. Đây không phải là khơng có cơ sở vì mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN và
những nỗ lực cải cách trong một thập kỷ rưỡi vừa qua rất đang ghi nhận. Nhưng những
thành quả mà Việt Nam đang có được ngày nay chủ yếu là do tác động của tự do hố và
các yếu tố bên ngồi đi kèm với hội nhập quốc tế chứ không phải do sức mạnh nội tại.
Các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thiếu sức cạnh tranh, các chính sách và các thể chế

vẫn rất yếu kém so với chuẩn mực của các nước Đông Á. Các hoạt động công nghiệp,

23


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
đặc biệt là công nghiệp chế biến hàng hoá xuất khẩu vẫn chủ yếu do các cơng ty nước
ngồi nắm giữ, trong khi giá trị mà người lao động và các công ty trong nước tạo ra là rất
hạn chế. VN thậm chí chưa thực sự bắt đầu xây dựng công nghiệp hỗ trợ hoặc các liên
kết công nghiệp...
a)
-

Các dấu hiệu cho nguy cơ mắc bẫy của Việt Nam
Hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng thấp

Từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990, kinh tế Việt Nam tăng trưởng
rất nhanh nhờ tác động của các cơ chế khuyến khích và ảnh hưởng tái phân bổ của việc tự
do hóa các nguồn lực kinh tế nội địa (công cuộc Đổi mới). Kết quả là, từ giữa những năm
1990 đến nay, tăng trưởng đã được củng cố bởi nhiều cơ hội thương mại mới cũng như
dịng vốn lớn đổ từ bên ngồi vào. Các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
chế biến hàng hố xuất khẩu, vẫn chủ yếu do các cơng ty nước ngoài nắm giữ, trong khi
giá trị mà người lao động và các công ty trong nước tạo ra là rất hạn chế. Hiện nay, Việt
Nam đang tiến gần đến giai đoạn cuối của chuyển đổi hệ thống và hội nhập tồn cầu nên
cần có bước đột phá về năng suất để tiến xa hơn nữa. Tăng trưởng trong tương lai phải
được hậu thuẫn bởi kỹ năng và công nghệ chứ không phải chỉ dựa vào sức mua.
Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam 1990-2011

Năm
1990

1991
1992

Dân
GDP bình
GDP
số
quân đầu
(tỷ
(Triệu
người
USD) người (USD/người
)
)
6.50 66.00
98
7.60 67.20
142
9.90 68.50
144

Tốc
độ
tăng
GDP
(%)
5.1
5.8
8.7


1993

13.20

69.60

189

8.1

1994

16.30

70.80

230

8.8

1995

20.70

72.00

288

9.5


1996

24.70

73.10

337

9.3

1997

26.80

74.30

361

8.2

1998

27.20

75.50

361

5.8


24

Các yếu tố của tăng
trưởng(%)
Vố
n
6.6
8.4
13.
0
41.
5
39.
0
39.
9
36.
4
54.
9
64.

Lao động

TFP

43.9
16.9
14.5


49.5
74.7
72.5

3.31
2.92
2.23

%
Xuất
khẩu
so với
GDP
36.04
30.92
34.75

21.6

36.9

3.25

28.72

18.5

42.5

3.14


34.01

16.2

43.9

3.12

32.81

1.5

62.1

3.34

40.87

16.0

29.1

3.80

43.10

18.6

17.3


5.59

44.85

Chỉ số
ICOR


Hiện tượng bẫy thu nhập trung bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1999

28.70

76.60

374

4.8

2000

31.20

77.60

402

6.8


2001

32.70

78.60

415

6.9

2002

35.10

79.50

440

7.1

2003

39.60

80.50

491

7.3


2004

45.40

81.40

558

7.8

2005

52.90

82.40

642

8.4

2006

60.90

83.30

731

8.2


2007

71.10

84.20

843

8.4

2008 91.10
2009 97.20
2010 106.40
2011 123.60

85.10
86.00
86.90
87.70

1070
1129
1224
1407

6.2
5.2
6.8
5.8


1
62.
2
47.
4
59.
9
44.
2
72.
1
65.
1
59.
8
57.
1
59.
5

17.4

20.4

6.59

49.97

13.8


38.8

4.80

55.03

20.6

19.4

4.89

54.61

27.7

28.2

5.01

56.80

43.7 -15.8

5.09

59.29

21.9


16.6

4.91

65.74

16.4

23.8

4.68

69.36

14.3

28.6

4.88

73.61

14.8

25.7

4.90

76.90


6.60
8.00
6.20
5.90

77.92
68.30
77.53
87.02

Hình 7: Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn 1990-2011

25


×