Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.86 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG
BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
GVHD:TS.Nguyễn Chí Hải
SVTH: Trần Thị Hiền K104010023
Phạm Thị Bảo Hoài K104010028
Trần Thị Thúy Kiều K104010040
Nguyễn Trúc Nhã K104010058
Phan Thị Nhung K104010064
Trương Thị Thùy Ni K104010065
Lớp: K10401
1
_Tp.HCM, 4/2013_
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cưu 3
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
7. Kết cấu của đề tài 3
B. PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Các quan niệm về bẫy thu nhập trung bình 4


1.2 Nguyên nhân rơi vào tình trạng bẫy thu nhập trung bình 8
1.3 Giải pháp để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình 9
1.3.1 Dưới góc nhìn của các chuyên gia
9
1.3.2 Chính sách công nghiệp tiên phong
10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC CÓ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI 12
2.1 Bẫy thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển 12
2.1.1 Thái Lan
12
2.1.1.1
Khái quát kinh tế Thái Lan
12
2
2.1.1.2 Hoạt động R&D và chất lượng nguồn nhân lực 14
2.1.1.3 Thể chế chính trị 15
2.1.1.4 Năng lực cạnh tranh quốc tế 16
2.1.2 Philippines
17
2.1.2.1
Khái quát kinh tế Philippines
17
2.1.2.2 Hoạt động R&D và chất lượng nguồn nhân lực 18
2.1.2.3 Thể chế chính trị 20
2.1.2.4 Năng lực cạnh tranh quốc tế 21
2.2 Sức ép của bẫy thu nhập trung bình ở các nước có nền kinh tế mới nổi 22
2.2.1 Trung Quốc
22
2.2.1.1

Khái quát kinh tế Trung Quốc
22
2.2.1.2 Hoạt động R&D và chất lượng nguồn nhân lực 23
2.2.1.3 Thể chế chính trị 25
2.2.1.4 Năng lực cạnh tranh quốc tế 26
2.2.2 Ấn Độ
26
2.2.2.1
Khái quát kinh tế Ấn Độ
26
2.2.2.2 Hoạt động R&D và chất lượng nguồn nhân lực 27
2.2.2.3 Thể chế chính trị 28
2.2.2.4 Năng lực cạnh tranh quốc tế 29
3
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 31
3.1 Khái quát kinh tế Việt Nam 31
3.2 Nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình 32
3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35
3.3.1 Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và Philippines 35
3.3.2 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc 36
3.3.3 Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ 37
C. PHẦN KẾT LUẬN 38
1. Kết luận 38
2. Kiến nghị 39
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người của Thái Lan giai đoạn 2008 – 2011 12
Bảng 2.2: Số lượng bằng sáng chế được cấp theo năm 24
Bảng 2.3: Đầu tư vào giáo dục của Trung Quốc năm 2010 24
Bảng 3.1:Tóm tắt các chỉ số tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 1990-2009 33

Bảng 3.2 Chỉ số tham nhũng của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 34
Bảng 3.3: Tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của các quốc gia 35
4
DANH MỤC HÌNH Trang
Hình 1.1: Sơ đồ về bẫy thu nhập trung bình của ông Kenichi Ohno 6
Hình 1.2: Các giai đoạn phát triển của một nền kinh tế 7
Hình 2.1 Thể chế liên quan hoạt động kinh tế tại Thái Lan 15
Hình 2.2: Chỉ số cạnh tranh giữa hai ngành công nghệ tại Thái Lan 16
Hình 2.3: Thể chế liên quan hoạt động kinh tế tại Philippines 20
Hình 2.4: Chỉ số cạnh tranh giữa hai ngành công nghệ tại Philippines 21
Hình 2.5: Chỉ số tham nhũng ở Trung Quốc năm 2010 25
5
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hành trình “ hóa rồng” của các nước thế giới thứ 3 là hành trình đầy thử
thách. Các quốc gia đang phát triển không những phải đối mặt với những bất cập
của nền kinh tề như chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của
nền kinh tế còn thấp, các cân đối vĩ mô chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân
lực…. Bên cạnh đó còn là vấn đề phải vượt qua bẫy thu nhập trung bình”.
Năm 2009, Việt Nam chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập thấp, trở thành
quốc gia có thu nhập trung bình theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB).
Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà
Việt Nam có được trong một thời gian qua ngoài lý do chính sách đổi mới đúng
hướng hiệu quả, sự điều hành kinh tế vĩ mô nhạy bén, phù hợp thì phần quan trọng
là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, đồng thời đã tận dụng lợi thế vị trí địa
lý, nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động trẻ dồi dào, … Nhưng liệu Việt
Nam có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, tiếp đó có thể đứng vào các
nước có thu nhập cao như Hàn Quốc, Đài Loan đã làm trong thời gian qua, hay
chúng ta lại đi vào vết xe đổ của Philippines (2.123 USD/năm) và Indonesia (2.900
USD/năm)?

Có thể thấy, hiện nay Việt Nam đã vượt qua khỏi ngưỡng đói nghèo, nhưng
những gì mà chúng ta đã làm để vượt qua khỏi ngưỡng đó thì lại phụ thuộc quá
nhiều vào ngoại lực, vào các chính sách mở cửa với các luồng vốn FDI (vốn đầu tư
trực tiếp) – trong khi những nguồn nội lực thì chưa được phát huy một cách hiệu quả
và tích cực. Sự phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài này có thể giúp Việt
Nam tăng trưởng tới mức thu nhập trung bình, thậm chí có thể trung bình cao,
nhưng rất có thể cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức đó mà thôi – hay nói cách khác là đã rơi
vào “bẫy thu nhập trung bình”. Theo lý thuyết kinh tế và bài học rút ra từ các quốc
gia đã vượt qua khỏi mức thu nhập trung bình thì quốc gia đó phải có “chính sách
tốt” và “sự năng động của khu vực tư nhân”.
6
Thái Lan, Malayxia đã thành công với giai đoạn đầu quá trình công nghiệp
hóa. Nhưng họ cũng chỉ quẩn quanh mãi ở mức thu nhập bình quân đầu người
5000$/năm trong suốt 30 năm nay. Các nước Mỹ Latinh đã từng tăng trưởng ấn
tượng liên tục 50-60 năm, đặc biệt là Brazil với mức tăng trưởng bình quân 6%/năm
suốt 100 năm, nhưng đến nay khu vực này vẫn đang giậm chân tại chỗ. Chỉ có Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và mới đây nhất là Chile mới thoát khỏi
bẫy thu nhập trung bình và vươn lên hàng ngũ các quốc gia có thu nhập cao.
Vậy Việt Nam chúng ta, đất nước đi sau, mới đây đã gia nhập vào hàng ngũ
các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trung bình liệu có rơi vào “bẫy thu
nhập trung bình” như các nước láng giềng hay không ? Liệu Việt Nam sẽ vươn lên
thành quốc gia phát triển trong nay mai hay cứ giậm chân tại chỗ ở mức thu nhập
trung bình khi mà điều kiện nước ta hiện nay đang rất giống với các nước như Thái
Lan, Malayxia,… ở những thập niên 80, 90 (thế kỷ XX) về rất nhiều mặt. Đó là lý
do nhóm 1 chọn đề tài “Hiện tương “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang
phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Nghiên cứu vấn đề bẫy thu nhập trung bình ở các quốc gia đang phát triển:
Philippines, Thái Lan và sức ép của bẫy thu nhập trung bình từ các nền kinh
tế mới nổi: Trung Quốc, Ấn Độ.

• Khái quát nền kinh tế Viêt Nam và nguy cơ mắc bẫy từ kinh nghiệm của các
quốc gia rút ra bài học cho Việt Nam để có thể vững bước hơn trên con
đường phát triển kinh tế.
3. Đối tương nghiên cứu
• Tình hình kinh tế của Thái Lan, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ.
• Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và chất lượng nguồn nhân lực của
Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ.
• Thể chế chính trị của Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ.
• Năng lực cạnh tranh quốc tế của Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ.
4. Phạm vị nghiên cứu
7
Nghiên cứu vấn đề bẫy thu nhập trung bình ở các quốc gia đang phát triển:
Philippines, Thái Lan, Malaysia và sức ép của bẫy thu nhập trung bình từ các
nền kinh tế mới nổi: Trung Quốc, Ấn Độ.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thống kê, thu thập thông tin trên các trang web.
• Phương pháp đánh giá.
• Phương pháp tổng hợp.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ những cơ sở lý thuyết, phân tích và đánh giá tác giá bẫy thu nhập trung
bình ở các nước đang phát triển: Philippines, Thái Lan, Malaysia và sức ép
của bẫy thu nhập trung bình từ các nước nền kinh tế mới nổi: Trung Quốc,
Ấn Độ. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ta có thể đưa ra các giải
pháp cho Việt Nam tránh “bẫy thu nhập
trung bình”, cũng như chỉ ra những
thách thức có thể nảy sinh đối với một nước thu
nhập trung bình.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
• Chương 1: Cơ sở lý thuyết

• Chương 2: Thực trạng bẫy thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển và
các nước có nền kinh tế mới nổi
• Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
8
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Các quan niệm về hiện tượng bẫy các nước thu nhập trung
bình
Theo đúng nghĩa, phát triển phải hình thành nhờ nâng cao chất lượng vốn
con người hơn là nhờ may mắn vì có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay vị
trị địa lý thuận lợi để dễ dàng tiếp nhận hỗ trợ và đầu tư nước ngoài. Nếu phụ thuộc
vào những yếu tố không tự mình tạo ra, quốc gia có thể tăng trưởng đến mức thu
nhập thấp, trung bình hay cao với một chút nỗ lực, nhưng rồi cuối cùng cũng sẽ bị mắc
kẹt ở mức thu nhập đó nếu không xây dựng được ý thức quốc gia và những thể chế để
khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tình trạng này được gọi là “bẫy
phát triển”. Nếu đất nước có chút ít lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý,
đất nước đó sẽ dễ bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”
 Theo Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân
hàng thế giới (WB) thì “ bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “bẫy thu
nhập trung bình” là tình trạng không đáp ứng nổi những đòi hỏi cao và rất cao
khi nền kinh tế đã đạt đến mức thu nhập trung bình. Thu nhập của các quốc
gia trên thế giới được chia theo 3 mức:
• Nước có thu nhập thấp: thu nhập bình quân đầu người dưới mức
1000USD/năm.
• Nước có mức thu nhập trung bình: thu nhập bình quân đầu người đạt từ
1000USD đến 10000USD/năm.
• Nước có mức thu nhập cao: thu nhập bình quân đầu người đạt trên
10000USD/năm.
Trong đó có hai mốc quan trọng: thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD
người/năm và trên 10.000 USD người/năm. Chỉ có nền kinh tế nào vượt qua mốc thứ

nhất và sau đó tiếp tục tăng trưởng mạnh để đạt tới mốc thứ hai, rồi vẫn tiếp tục tăng
trưởng thì mới trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa.
9
 Theo quan niệm của Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách Quốc gia
Tokyo và của Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế
giới, sự ngộ nhận về khả năng đáp ứng yêu cầu cao và rất cao về trình độ
chuyên môn hóa của nền kinh tế, trình độ nguồn nhân lực bản địa và trình độ
quản lý vĩ mô chính là bẫy thu nhập trung bình ngăn cản sự hóa rồng của nền
kinh tế: tưởng là đã đáp ứng được các nhu cầu để tiếp tục phát triển, nhưng
hóa ra thế vẫn chưa đủ để “cất cánh”; không còn quá nghèo để phải dồn mọi
nguồn lực cho tăng trưởng, song lại chưa đủ giàu về hạ tầng kinh tế - xã hội,
về các nguồn lực nội sinh cho “bước nhảy sinh mệnh” của đất nước. Cái
chính của bẫy thu nhập ở đây chính là chất lượng phát triển, trình độ phát
triển của một đất nước không thể vượt qua được cái ngưỡng do chính mình
tạo ra.
Cũng theo giáo sư Kenichi Ohno, bẫy thu nhập trung bình được ví như một
cái “trần thủy tinh vô hình” ngăn cản sự phát triển của các quốc gia từ giai đoạn 2
lên giai đoạn 3 trong quá trình phát triền 4 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Do sự gia tăng FDI ồ ạt, các lĩnh vực của nền kinh tế như thiết
kế, công nghệ, sản xuất và marketing đều được chỉ đạo bởi người nước ngoài.
Ở giai đoạn này, các nguyên liệu và các thành phần quan trọng của sản xuất
đều phải nhập khẩu, nguồn lực trong nước chỉ cung cấp đất công nghiệp và
lao động kỹ năng thấp. Điều đó tạo việc làm cho người nghèo, nhưng giá trị
nội tại thấp và giá trị được tạo ra chủ yếu bởi người nước ngoài. Việt Nam
đang ở giai đoạn này.
• Giai đoạn 2: Khi FDI tích lũy và sản xuất mở rộng, cung nội địa cho nền kinh
tế bắt đầu phát triển. Ở giai đoạn này, công nghiệp lắp ráp trở nên cạnh tranh
và vòng tuần hoàn giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp được thiết lập. Nguồn
lực trong nước đã tạo ra sự phát triển cho nền công nghiệp. Sáng tạo giá trị
nội tại tăng, nhưng sản xuất cơ bản vẫn dưới sự quản lý và hướng dẫn nước

ngoài. Thái Lan và Malaysia đã đạt đến giai đoạn này.
10
• Giai đoạn 3: Nội địa hóa kỹ năng và kiến thức bằng cách phát triển nguồn
nhân lực trong nước để thay thế lao động nước ngoài ở mọi khâu của sản xuất
bao gồm quản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành xí nghiệp, hậu cần, quản lý
chất lượng, và marketing là thách thức tiếp theo của nền kinh tế. Khi mức độ
phụ thuộc nước ngoài giảm, giá trị nội tại tăng đáng kể. Nền kinh tế nổi lên
như một nhà xuất khẩu năng động của các sản phẩm chất lượng cao, thách
thức những đối thủ cạnh tranh ở trình độ cao hơn và thiết lập lại bức tranh
công nghiệp toàn cầu. Hàn Quốc và Đài Loan đang trong giai đoạn này.
• Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng, nền kinh tế tạo được khả năng tạo ra sản
phẩm mới và xu hướng thị trường toàn cầu. Nhật Bản, Mỹ và một số nước
EU hiện đang là những nhà sáng tạo công nghiệp.
Hình 1.1: Sơ đồ về bẫy thu nhập trung bình của ông Kenichi Ohno

Nguồn: www.tinkinhte.com
Chiếc trần thủy tinh vô hình giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chính là “bẫy thu
nhập trung bình”. Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh
tế sẽ chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàn dựa vào
nội lực. Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toàn lao động
nước ngoài, nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩm
chất lượng cao đáp ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới.
11
 Theo Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo thì khung khái niệm cơ
bản của “bẫy thu nhập trung bình” bắt đầu bằng việc phân tích ba giai đoạn
phát triển của một nền kinh tế:
Hình 1.2: Các giai đoạn phát triển của một nền kinh tế
Nguồn: Theo tạp chí nghiên cứu và phát triển Thời đại mới số 24 - GS.Trần Văn Thọ
• AB: Xã hội truyền thống, chưa phát triển, trực diện với bẫy nghèo.
• BC: Giai đoạn phát triển ban đầu, thoát khỏi bẫy nghèo, thị trường đang trên

quá trình hình thành, C là mức thu nhập trung bình.
• CD: Tiếp tục phát triển bền vững lên mức thu nhập cao (D).
• CE: Trì trệ hoặc phát triển với tốc độ rất thấp, trực diện bẫy thu nhập trung
bình.
Điểm C trong hình chỉ giai đoạn đạt mức thu nhập trung bình. Một nước cò
GDP bình quân đầu người 500 USD nếu phát triển trung bình năm là 7% (không
phải tốc độ GDP mà là tốc độ thu nhập đầu người) nghĩa là tăng gấp đôi thu nhập
đầu người trong 10 năm, thì nước nầy cần bội tăng thu nhập 3 lần (cần 30 năm) để
đạt mức 4.000 USD hoặc cần 40 năm để đạt 8.000 USD là những mức thuộc thu
12
nhập trung bình cao. Nếu thu nhập trung bình tăng mỗi năm 5% thì nước này cần từ
45 đến 60 năm mới đạt được mức thu nhập trung bình cao nói trên.
 Từ việc phân tích trên, ta thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về
“bẫy thu nhập trung bình”. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra khái niệm ngắn
gọn về “bẫy của thu nhập trung bình ” như sau: “bẫy thu nhập trung bình” hiểu
một cách đơn giản nhất đó là khi một quốc gia thoát khỏi mức thu nhập thấp
bước vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình, nhưng trong một thời
gian dài có thể là 30 năm, 50 năm hoặc có thể là mãi mãi nước đó vẫn không
thể vươn lên hàng các quốc gia có mức thu nhập cao – quốc gia phát triển,
nghĩa là nước đó đã mắc vào bẫy thu nhập trung bình.
Việc chuyển từ một nước nghèo sang một nước có thu nhập trung bình là một
quá trình phát triển kéo dài rất nhiều năm. Tuy nhiên, nếu quá trình phát triển bền
vững tiếp tục thì từ mức thu nhập trung bình cao tiến lên mức thu nhập cao chỉ cần
một khoảng thời gian ngắn. Quá trình nầy chỉ cần 15 năm nếu thu nhập đầu người
tăng mỗi năm 5%. Đây là khoảng thời gian rất ngắn.Tuy nhiên, như nhiều người đã
nhận định, quá trình đó ngắn nhưng rất khó khăn.
1.2 Nguyên nhân rơi vào tình trạng bẫy thu nhập trung bình
Các quốc gia đang phát triển lại vướng vào “ bẫy thu nhập trung bình” là do
các nguyên nhân chính sau :
• Sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng.

• Tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công.
• Sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và bất ổn.
Ngoài ra, quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình cũng
ngầm chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình. Đó là sự
hủy hoại môi trường sống mà phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục, sự
thay đổi môi trường xã hội dễ tạo ra những xung đột, tâm lý đòi thưởng công trạng
biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm.
13
Thực tế, có nhiều nền kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập
trung bình, nhưng có rất ít trong số đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan và
Hàn Quốc. Philippines là quốc gia điển hình của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập
trung bình đã không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD trong nhiều thập niên.
Indonesia cũng mất hơn một thập niên để từ trên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000
USD/người. Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất hơn hai thập niên
mới vượt qua con số 3.000 USD.
Nước ta với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 USD như hiện
nay, nếu không rút kinh nghiệm từ các nước láng giềng trên đây, cũng như không học
tập mô hình phát triển của Đài Loan và Hàn Quốc thì liệu 15 đến 20 năm nữa có
vượt qua bẫy thu nhập trung bình hay không? Chính vì thế mà Việt Nam phải cẩn
trọng để tránh vướng vào “bẫy thu nhập trung bình”.
1.3. Giải pháp để thoát ra tình trạng bẫy thu nhập trung bình
1.3.1 Dưới góc nhìn của các chuyên gia:
Ở bất kỳ giai đoạn nào, nếu muốn nền kinh tế có những thành tựu trong
tăng
trưởng và phát triển, mỗi nền kinh tế đều cần phải được quản lý sáng tạo và
điều chỉnh không ngừng. Tuy nhiên, nếu chỉ như thế, nền kinh tế vẫn không vượt qua
được bẫy thu nhập trung bình. Những đòi hỏi cao và rất cao để vượt qua bẫy này,
theo Indermit Gill, Homi Kharas và các chuyên gia WB, gồm:
• Chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa: Khi bắt đầu tăng trưởng,
các nền kinh tế đều có xu hướng đa dạng hóa. Nhưng xu hướng này đảo ngược

thành chuyên môn hóa khi nền kinh tế đạt tới một ngưỡng nào đó về hiệu quả
tính trên quy mô tương ứng. Ở Singapore, ngưỡng này là 2500 USD
người/năm. Một số nước khác từ 5000 – 8000 USD người/năm.
• Có ý chí và có phương thức đổi mới công nghệ: Khi các doanh nghiệp
trong một nền kinh tế đạt tới “biên giới công nghệ” thì cần phải khuyến khích
sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới với công nghệ mới. Điều này đòi hỏi
phải thay đổi từ luật lệ, chính sách đến bản thân doanh nghiệp. Chọn thời
14
điểm thực hiện bước chuyển này và xử lý được sự phản kháng của các nhóm
lợi ích là thách thức lớn đối với các chính phủ.
• Biết ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học:
Chuyển ưu tiên từ đầu tư chung cho giáo dục sang đầu tư cho các nghiên cứu
khoa học (R&D) khi nền kinh tế đạt tới trình độ nào đó về chuyên môn hóa,
đòi hỏi phải sản xuất được những sản phẩm mới với các quy trình công nghệ
mới. Thông thường, do không biết chính xác các hoạt động R &D nào cần đầu
tư, các chính phủ buộc phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học và sau đại học.
1.3.2 Chính sách công nghiệp tiên phong:
Chính sách công nghiệp tiên phong nhằm củng cố sự cân bằng vốn rất mong
manh và hay thay đổi giữa chỉ đạo của nhà nước và định hướng thị trường, giữa cam
kết toàn cầu hóa và duy trì công cụ chính sách, giữa lãnh đạo quyết đoán với nhu cầu
lắng nghe doanh nghiệp tư nhân một cách cẩn trọng. Chính sách này rất khó thực
hiện so với việc
đơn giản buông lỏng thị trường hoặc kiểm soát mọi việc bằng cỗ
máy nhà nước. Hợp phần chủ đạo của chính sách này là chấp nhận cơ chế thị
trường và toàn cầu hóa, tinh
thần học hỏi linh hoạt của cả chính phủ và khu vực tư
nhân, và mối tương tác phức tạp,
không ngừng thay đổi giữa hai khu vực này. Cụ
thể hơn, chính sách công nghiệp tiên
phong phải thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:


Phát triển theo cơ chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa:
khu vực tư nhân tham gia chủ yếu vào hoạt động sản xuất, đầu tư, thương
mại và các hoạt động kinh tế khác trong môi trường cạnh tranh mở do cơ
chế thị trường và quá trình
toàn cầu hóa tạo ra. Nhà nước không tham gia vào
hoạt động sản xuất, trừ những lĩnh vực khu vực tư nhân chưa sẵn sang tiếp quản
vai trò của nhà nước.
• Nhà nước mạnh: Nhà nước đảm đương vai trò vững chắc và
chủ động trong việc định hướng và hỗ trợ phát triển mặc dù về nguyên tắc, mọi
hoạt động sản xuất đều do tư nhân tiếp nhận là chủ yếu.
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẪY THU NHẬP TRUNG
BÌNH Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC
NƯỚC CÓ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI
2.1 Bẫy thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển
2.1.1 Thái Lan
2.1.1.1 Khái quát kinh tế Thái Lan:
Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người của Thái Lan giai đoạn 2008 – 2011
Nguồn:
Phục hồi đầu tư tư nhân của Thái Lan sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
1997-1998 đã chậm chạp. Cho đến năm 1996, tốc độ tăng trưởng của Thái Lan đã
được đặc trưng bởi tỷ lệ cao trong tổng đầu tư. Phục hồi đầu tư tư nhân sau khi cuộc
khủng hoảng diễn ra chậm hơn so với sự phục hồi quá khứ và hiện tại tỷ lệ đầu tư
như vậy vẫn còn thấp mặc dù sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau năm 2001. Năm
2004, đầu tư tư nhân chỉ đạt khoảng 15% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với
mức trung bình của hơn 25% trong giai đoạn trước khủng hoảng.
Bản chất của sự tăng trưởng của Thái Lan cũng đã thay đổi trong những năm
gần đây. Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính, như với hầu hết các nền kinh tế
Đông Á, tăng trưởng đã giúp giá cao tích lũy vốn. Giữa năm 1977 và năm 1996,

16
tổng số nhân tố năng suất (TFP) đóng góp tăng trưởng trung bình 1,6 phần trăm mỗi
năm cho sự tăng trưởng của sản lượng so với bốn phần trăm tăng trưởng vốn và 1,6
phần trăm từ việc làm gia tăng. Duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và khả năng
cạnh tranh trong trung và dài hạn, Thái Lan có thể cần phải tham gia vào một chiến
lược khác nhau. cần nỗ lực nhiều hơn để tăng cường sự đóng góp của tăng trưởng
TFP đối với tăng trưởng sản lượng bằng cách nhấn mạnh sự đổi mới, các kỹ năng và
khả năng công nghệ phát triển.
Đầu năm 2010, các dự báo cho rằng, GDP của Thái Lan chỉ tăng từ 4 đến 5%.
Tới đầu tháng 9 này, có các số liệu thống kê và những dự báo về nền kinh tế Thái
Lan đã phác họa bức tranh lạc quan. Sáu tháng đầu năm, GDP đạt mức tăng 10,6%,
sáu tháng cuối năm, mức tăng có thể chậm lại, nhưng chỉ cần ở mức 5%, GDP cũng
đã đạt tỷ lệ tăng từ 7 đến 7,6%.
Các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế Thái Lan dù nếm trải những tổn thương do
bất ổn chính trị nhưng đã biết phát huy tốt thế mạnh xuất khẩu. Phó Thống đốc Ngân
hàng Trung ương Thái Lan Bandid Nijathaworn cũng nhận xét, xuất khẩu tăng
mạnh, chính sách tài chính tiền tệ có tính khuyến khích đã giúp kinh tế nước này
tăng trưởng tốt.
Xét về quy mô nền kinh tế, GDP của Thái Lan đạt 313 tỷ USD, đứng thứ hai
trong các nước ASEAN (sau Indonesia), thu nhập bình quân đầu người khoảng
4.700 USD/năm, đứng sau Singapore, Brunei và Malaysia, sức mua tương đương
đạt 545 tỷ USD. Tuy nhiên, áp dụng tiêu chí tổng thu nhập quốc dân của Ngân hàng
Thế giới trên đầu người để phân loại thu nhập của các nền kinh tế, Thái Lan đang ở
mức trung bình thấp, khoảng 3.800USD. Thái Lan phải mất mất hơn 2 thập kỷ mới
vượt qua con số 3.000USD, nhưng vẫn chưa bước vào được nhóm nước có mức thu
nhập trung bình của trung bình. Nguyên nhân vướng vào bẫy thu nhập trung bình là
do sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng; tiếp tục
tình trạng của một nền kinh tế gia công, sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và
bất ổn.
17

Trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội từ 2007-2011, Thái Lan phấn đấu lọt
vào nhóm trung bình cao (từ trên 3.855USD đến 11.906USD).
2.1.1.2 Hoạt động R&D và chất lượng nguồn nhân lực:
Các hoạt động R&D ở Thái Lan được tập trung chủ yếu tại các trường đại
học, các trường này chiếm 95% tổng số CBQT (công bố quốc tế) của cả nước so với
con số 55% của Việt Nam. Bên cạnh Đại học Chulalongkorn và Mahidol, Thái Lan
còn có nhiều trường Đại học danh tiếng khác như Chiang Mai, Khon Kaen,
Kasetsart, Prince Songkla, Thammasat, và Viện Công nghệ Châu Á, hằng năm mỗi
trường này đều công bố hàng trăm công trình trên các tạp chí quốc tế.tại thái lan
người tốt nghiệp kĩ sư ,đại học chuyên viên chế tạo khoa học kĩ thuật chỉ chiếm 10%
trong khi đó số lượng tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội khá cao.số lượng bằng
sáng chế của Thái Lan được cấp theo năm ngày có xu hướng giảm từ năm 2000 là
744 nhưng cho tới năm 2010 thì con số đó chỉ còn 46.
Đất nước không có số lượng người có tay nghề cao và các nhà nghiên cứu,
mức độ chi tiêu cho R&D, hoặc số lượng bằng sáng chế nộp tại Hoa Kỳ mà là phù
hợp với nguyện vọng của mình để tiến tới một nền kinh tế tri thức. Cải thiện chất
lượng lao động, được đo bởi lợi nhuận trong trình độ học vấn đại diện cho 0,3% mỗi
năm, một nguồn tương đối nhỏ của tăng trưởng. Tuy nhiên, từ năm 1999, tăng
trưởng của Thái Lan đã được thúc đẩy bởi việc sử dụng ngày càng tăng của dự trữ
lớn của lao động nông thôn thiếu việc làm trong lĩnh vực sản xuất. Như sự cạnh
tranh từ các nước láng giềng trong kỹ năng thấp tăng sản xuất, có khả năng là nhu
cầu tương lai cho lao động phổ thông (UL) sẽ giảm.
18
2.1.1.3 Thể chế chính trị:
Hình 2.1 Thể chế liên quan hoạt động kinh tế tại Thái Lan
Nguồn: Theo tạp chí nghiên cứu và phát triển Thời đại mới Số 24 – GS.Trần Văn Thọ
Thái Lan có vị trí tương đối cao trong chi phí hợp đồng, tín dụng tư nhân và
mức độ cạnh tranh tranh trong nước tuy nhiên có một số lĩnh vực lại mức độ lại thấp
bao gồm ổn định chính trị và trách nhiệm giải trình. Như đã xác nhận rằng hoạt
động của họ vẫn đang bị cản trở bởi ba hạn chế lớn:

• Gánh nặng pháp lý nặng nề, thiếu các kỹ năng và cơ sở hạ tầng thiếu đặc biệt
là bên ngoài Bangkok. Hơn 60 phần trăm của 1.385 công ty được khảo sát đã
xác định được gánh nặng pháp lý là một trở ngại hàng đầu để làm kinh
doanh. Khoảng 50% của các công ty xác định tình trạng thiếu kỹ năng và
khoảng 40% thiếu hụt cơ sở hạ tầng như hai hạn chế ràng buộc nhất khác để
hoạt động và hiệu suất của chúng.
19
• Thiếu kỹ năng là một trở ngại chính cho các hoạt động, năng suất và tăng
trưởng của các công ty trong tất cả các vùng, trong khi thiếu hụt trong các
dịch vụ cơ sở hạ tầng và hỗ trợ là nghiêm trọng nhất cho các doanh nghiệp
trong khu vực tồi tệ nhất hiệu suất.
• Trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong vùng có hiệu suất tốt hơn như
Bangkok và vùng phụ cận là quy định nặng
Các vấn đề cụ thể của gánh nặng pháp lý được xác định bởi các công ty bao
gồm các quy định về thuế và / hoặc tỷ giá, gánh nặng quan liêu, nội quy lao động,
quy định nhập khẩu và hải quan và các quy định quyền sở hữu. Các công ty trong
Thái Lan cũng trải nghiệm một mức độ lớn của sự không chắc chắn liên quan đến
thời gian cần thiết để có được giấy phép, giấy phép và ủy quyền. Hiệu suất của Thái
Lan trong cơ sở hạ tầng đặc biệt yếu đối với điện và các chỉ số liên quan đến điện
thoại.
2.1.1.4 Năng lực cạnh tranh quốc tế:
Hình 2.2: Chỉ số cạnh tranh giữa hai ngành công nghệ tại Thái Lan
Nguồn: TheoTạp chí nghiên cứu và phát triển Thời đại mới Số 24 – GS.Trần Văn Thọ
20
Ta thấy chỉ số cạnh tranh sản phẩm hàm lượng thấp của sản phẩm hàm lượng
cao của thái lan có nhiều biến động.
• Chỉ số cạnh tranh của sản phẩm hàm lượng thấp đạt cực đại năm 2000 và có
xu hướng giảm.
• Chỉ số cạnh tranh sản phẩm hàm lượng cao có xu hướng tăng từ năm 1985
tới năm 2000.

Tại năm 2000 thì con số đã vươn lên là không nhưng những năm sau nó
không có gì biến động hay nói cách khác những năm sau năm 2000 thì chỉ số cạnh
tranh đã bị chững lại.
Mối quan tâm môi trường đầu tư rất khác nhau giữa các khu vực ở Thái Lan.
Bangkok được xếp hạng là môi trường đầu tư tốt nhất bằng 28 % của các công ty,
khu vực trung tâm 25% và khu vực Đông Thái Lan 21%. Miền Nam Thái Lan được
coi là khu vực có môi trường kinh doanh tồi tệ nhất khoảng 55% của các công ty.
Trong khi Bangkok có một cơ sở hạ tầng tốt, sự gia tăng gần đây của xuất khẩu
trong các lĩnh vực "công nghệ cao" được khuyến khích, hầu hết các giá trị gia tăng
đến từ tăng cường lắp ráp. Xuất khẩu máy móc thiết bị điện và phụ tùng, máy móc
không dùng điện và các bộ phận, và các loại xe và phụ tùng chiếm 44% tổng kim
ngạch xuất khẩu sản xuất trong năm 2004 và giải thích nhiều hơn 50% tăng trưởng
sản xuất trong thập kỷ qua.
2.1.2 Philippines
2.1.2.1 Khái quát kinh tế Philippines:
Philippines là quốc gia điển hình về tình trạng vướng bẫy thu nhập trung
bình, khi mất hàng thập kỷ không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD.
Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm đối
với Philippines, lòng tin của các nhà đầu tư cải thiện rõ rệt, thể hiện qua việc giá cổ
phiếu ở nước này tăng 32,95% trong năm 2012 và chỉ số chứng khoán tại đây đã
tăng lên mức cao kỷ lục trong thời gian vừa qua.
21
Trong năm 2012, kinh tế Philippines ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trên
nhiều lĩnh vực, từ dịch vụ, kinh doanh, bất động sản đến chế tạo. Một động lực quan
trọng nữa mang lại sự tăng trưởng khả quan cho kinh tế Philippines là lượng kiều
hối chuyển về nước từ gần 10 triệu người Philippines làm việc ở nước ngoài.
Khoảng 70% nền kinh tế của Philippines là từ tiêu dùng, do vậy nguồn kiều
hối chính là động lực chủ chốt. Điều đó quyết định sức sống tại các trung tâm mua
sắm. Ngay cả trong lĩnh vực bất động sản, Chính phủ tính rằng 1/3 lượng kiều hối
được dùng để mua và thuê nhà.

2.1.2.2 Hoạt động R&D và chất lượng nguồn nhân lực:
Ông Ayala, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Jaime Augusto Zobel de
Ayala của Philippines cũng không quên nhắc đến nguồn lực quan trọng của đất
nước, kiều bào Philippin ở nước ngoài, yếu tố vốn được xem là bằng chứng cho
những yếu kém về cơ cấu.Khoảng 8 triệu người Philippin đang làm việc tại nước
ngoài.Nhiều nhà kinh tế cho rằng, việc không có khả năng tạo ra công ăn việc cho
người dân địa phương đang phản ánh sự yếu kém cơ bản của nền kinh tế. Mặc dù đã
có tiến bộ trong quản lý nhà nước và gia tăng về tỷ lệ tăng trưởng, nhiều học giả và
hội từ thiện vẫn cho rằng lợi ích từ đó vẫn chưa đến được với đại đa số dân nghèo.
Khoảng 40% người dân Philipin vẫn đang có mức sống dưới 2 USD/ngày.
F. Sionil José, tác giả đã ghi lại cuộc đấu tranh giữa Philipin chống lại chủ
nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Hoa Kỳ nói rằng giới cầm quyền đang thiếu sự ý
thức về sứ mệnh đối với quốc gia, yếu tố đã giúp thúc đẩy cho sự thăng tiến của nền
kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản. "Bạn có thể thấy lợi ích của giới tinh hoa nằm ở đâu,
- ở trong các trung tâm thương mại, các chung cư cao tầng, dự án sân golf và khu
nghỉ dưỡng trên bãi biển của họ - chứ không ở trong các nhà máy xí nghiệp, không ở
các xưởng chế biến nông nghiệp ".
Ông Enrile, Chủ tịch Thượng viện Philippines cho rằng những sự móc ngoặc
quyền lực dẫn đến sự thất bại trong việc tạo việc làm trong nước. Ông muốn hiến
22
pháp được sửa đổi để giúp thuận tiện các nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao quyền lợi
quốc gia và tằng cường sức cạnh tranh. Hiện nay người nước ngoài không được sở
hữu đất đai và bị hạn chế tới 40% quyền sở hữu trong hầu hết các ngành công
nghiệp
Theo một xu hướng từ Báo cáo thường niên toàn cầu của IBM, như của tháng
12 năm 2010 Philippines đã vượt qua Ấn Độ như các nhà lãnh đạo thế giới trong
quá trình kinh doanh gia công phần mềm. Phần lớn trong mười BPO công ty hàng
đầu của Hoa Kỳ hoạt động ở Philippines . Tổng số việc làm trong ngành công
nghiệp này đã lên đến 100.000 và tổng doanh thu được đặt tại 960,000,000USD
trong năm 2005. Trong năm 2012, việc làm ngành BPO (Gia công quy trình doanh

nghiệp) tăng lên tới hơn 700.000 người và đóng góp cho một tầng lớp trung lưu
đang phát triển.
Trong suốt nhiều năm qua, Philippines là một trong những quốc gia có nền
kinh tế lạc hậu của khu vực Đông Nam Á. Mặc dù mang ưu thế của một quốc gia có
mức độ tây phương hóa cao với hơn 100 triệu người sử dụng tiếng Anh làm ngôn
ngữ chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, và chế độ chính trị cộng hòa hiệu
quả, Philippines gần như vẫn tụt hậu xa so với các quốc gia láng giềng trong cùng
khu vực. mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này chỉ bằng 1/4 Malaysia
và bằng 1/2 so với Thái Lan. Ngoài những trung tâm thương mại xa hoa, sang trọng,
thủ đô Malina đầy rẫy các khu dân cư ổ chuột. Nạn tham nhũng và tình trạng nghèo
đói ở các khu vực nông thôn diễn ra tràn lan.
Sau suốt thời gian dài, nền kinh tế Philippines đã có bước chuyển mình.
Tương tự như Brazil, Ấn Độ, thậm chí cả Trung Quốc - các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế tốt nhất trong những năm gần đây.Quy trình kinh doanh gia công
phần mềm ở Philippines và ngành công nghiệp trung tâm cuộc gọi ở Philippines.
Sự phát triển kinh tế của Philippines đã thổi luồng gió mới vào cuộc sống.
Vào quý trước, kinh tế Philippines đã có mức độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 7.1%.
Tốc độ tăng trưởng hiện đang tăng dần đều ở mức ổn định 5-6%, trong khi vào năm
23
những năm 90, con số này chỉ đạt ở mức 3%. Bộ Tài chính lạc quan tin tưởng rằng
mức độ tăng trưởng sẽ dần tăng lên 6-7% và cuối cùng đạt tới 7-8%.
Vị thế kinh tế của Philippines giờ đã thay đổi, khác xa so với trước kia. Từ
một quốc gia chồng chất nợ nần với các khoản vay nước ngoài, nợ công và thâm hụt
tài chính, Phillippines đã nỗ lực cả thiện kinh tế, tạo đà phát triển cho những năm
tiếp theo.
2.1.2.3 Thể chế chính trị:
Hình 2.3: Thể chế liên quan hoạt động kinh tế tại Philippines
Nguồn: Theo tạp chí nghiên cứu và phát triển Thời đại mới Số 24 – GS.Trần Văn Thọ
Thể chế pháp luật của Philipines nhìn chung không có nhiều biến động
trong các lĩnh cực, lĩnh vực nào cũng thấp so với các nước khác và cần phải thay

đổi, đặc biệt là các lĩnh vực như ổn định chính trị, thực thi pháp luật, bảo vệ
quyền sáng tạo, quyền sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực chính trị, ông Aquino là
người có công trong việc xóa bỏ đường lối chính trị đi theo lối mòn. Bà Gloria
24
Macapagal Arroyo, cựu tổng thống Philippines là một trong những người có mức
độ tham nhũng cao nhất trong thời gian đương nhiệm và đã phải ra hầu tòa.
2.1.2.4 Năng lực cạnh tranh quốc tế:
Hình 2.4: Chỉ số cạnh tranh giữa hai ngành công nghệ tại Philippines
Nguồn: Theo tạp chí nghiên cứu và phát triển Thời đại mới Số 24–GS.Trần Văn Thọ
Từ kết quả trên ta thấy chỉ số cạnh tranh của sản phẩm hàm lượng thấp
và sản phẩm hàm lượng cao đều có nhiều biến động trong thời gian qua:
• Hàm lượng của sản phẩm hàm lượng thấp nhìn chung đang có xu hướng
giảm đặc biệt năm 1994 thì chỉ số cạnh tranh đã đạt mức thấp nhất là 0.
• Chỉ số cạnh tranh sản phẩm có hàm lượng cạnh tranh cao từ năm 1985 tới
năm 1992 xu hướng của nó chưa rõ ràng lúc tăng và lại giảm tuy hiên những
năm sau đó thì nó đã tăng rất nhanh đặc biệt nó đạt 0.1 vào năm 2000.
Một số ngành mới đã gia nhập nền kinh tế. Trong những năm gần đây, ngành
công nghiệp gia công và nhận thuê làm bên ngoài phát triển tới mức Philippines
25

×