Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KĨ THUẬT LÊN LỚP ĐỂ DẠY TỐT MỘT TIẾT KỂ CHUYỆN Ở LỚP 4 – 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.61 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KĨ THUẬT LÊN LỚP ĐỂ DẠY TỐT MỘT TIẾT KỂ CHUYỆN

Ở LỚP 4 – 5

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người , khơng những trẻ em mà thậm chí
cả người lớn cũng thích được nghe Kể chuyện . Sở dĩ như vậy vì kể chuyện là một hình
thức thơng tin nhanh gọn , truyền cảm bằng ngôn ngữ . Mặc dù đã có những phương tiện
thơng tin đại chúng như ti vi , đài phát thanh , rađiô , cát sét , người ta vẫn thích nghe nói
nói chuyện trực tiếp bằng lời .

Hồ Chí Minh thường dạy : “ Tiếng nói là thứ của cải vơ cùng lâu đời và vô cùng quý
báu . Chúng ta phải biết quý trọng nó , giữ gìn nó , phát triển nó” . Nhờ có tiếng nói
và lao động mà con người đã thốt hẳn đời sống lồi vật , vươn lên làm chủ bản thân ,
làm chủ xã hội , làm chủ thiên nhiên . Như vậy Kể chuyện là nhu cầu của cuộc sống , cho
dù đó là cuộc sống trong xã hội hiện đại đi nữa .

Trong nhà trường Tiểu học , Kể chuyện là một nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi học
sinh nhỏ . Từ tuổi lên ba bập bẹ nói , các em đã thích nghe kể chuyện . Đến tuổi Mẫu giáo
, nhu cầu cần nghe kể chuyện lại tăng lên nhiều . Kể chuyện và thơ ca là hai môn quan
trọng ở các trường Mẫu giáo hiện nay . Bước vào tuổi học sinh Tiểu học , nhu cầu nghe
Kể chuyện vẫn không hề giảm mà lại tiếp tục tăng thêm . Tại sao vậy ? Những truyện kể


là một trong những hình thức nhận thức thế giới của các em , giúp các em chính xác hóa
những biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh , từng bước cung cấp thêm những
khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em . Những tác phẩm ấy giúp các
em xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh .



Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Kể chuyện ở Tiểu học là bồi dưỡng thêm tâm hồn ,
đem lại niềm tin , trau dồi vốn sống , vốn văn học , phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ
. Sẽ nghèo nàn đi mất bao nhiêu khi mà trẻ em không được tiếp xúc với truyện , dặc biệt
là kho tàng truyện cổ dân gian trong sáng và sinh động . Như vậy nhiệm vụ giáo dục ,
giáo dưỡng của phân môn Kể chuyện lại trở nên đa dạng , phong phú . Dạy tốt một tiết
Kể chuyện , giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển năng khiếu ở học sinh , tạo
điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau. Đó cũng là một mặt trong xây dựng
nhân cách con người mới , con người của thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa .

Đối với học sinh lớp 4 – 5 , dạy kể chuyện là một quá trình giáo viên dẫn dắt học
sinh thuộc truyện , nhớ truyện và kể lại được truyện bằng ngơn ngữ của mình . Dạy Kể
chuyện ở đây cũng là quá trình giáo viên hướng dẫn tổ chức các hoạt động của học sinh
về phân môn Kể chuyện .

Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện như trên , trong suốt 3
năm học vừa qua bản thân tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp nhằm giảng dạy
tốt phân mơn Kể chuyện góp phần giáo dục học sinh một cách tồn diện . Qua 3 năm thực
hiện , tơi đã đạt được một kết quả khả quan , lớp tơi ln có học sinh đạt giải trong các
cuộc thi Kể chuyện cấp trường , cấp huyện . Các em cũng năng động , mạnh dạn hơn
trong học tập . Nhận thấy trong thực tế , nhiều giáo viên chưa thấy được ảnh hưởng tích


cực của phân môn Kể chuyện đối với các môn học khác , ln coi Kể chuyện là mơn phụ
vì vậy tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về “ Kĩ thuật lên lớp – dạy tốt một
tiết Kể chuyện ở lớp 4 – 5” để các đồng nghiệp cùng tham khảo .

B/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.

I/ Qúa trình phát triển kinh nghiệm .


Giờ Kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em , góp phần
hình thành nhân cách , đem lại những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh cho tâm hồn học sinh .
Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ , sức mạnh này bắt nguồn từ sức
mạnh của công cụ mà môn Kể chuyện sử dụng . Nhờ có truyện , đặc biệt là những truyện
cổ tích mà trẻ em nhận thức được thế giới khơng chỉ bằng trí tuệ mà bằng trái tim , truyện
cung cấp cho trẻ những hiện tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi nghĩa , là ngọn nguồn
phong phú và khơng có gì thay thế được để giáo dục tình yêu Tổ quốc . Đây cũng là phân
mơn mà các em rất thích học . Tuy thế nhưng có một thực tế là từ lớp Một đến lớp Bốn –
Năm , các em được nghe rất nhiều truyện nhưng khi được yêu cầu kể lại thì các em chẳng
nhớ được bao nhiêu , có nhớ thì cũng chỉ một vài chi tiết không đầu không cuối . Hãn hữu
mới có một vài em nhớ được trọn vẹn một câu chuyện xong khả năng diễn đạt khi kể của
các em lại rất kém . Tại sao vậy ? Qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy tơi nhận thấy có
những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là :

+ Phân môn Kể chuyện dường như bị coi là một phân môn phụ và cho đến nay vị trí
phân mơn này vẫn chưa dược coi trọng đúng mức .


+ Sự đầu tư nghiên cứu , xây dựng một tiết Kể chuyện trên lớp của giáo viên còn hạn
chế . Giáo viên thường thay thế tiết Kể chuyện bằng tiết đọc truyện .

+ Giáo viên chưa tự bồi dưỡng , nâng cao tiềm lực sư phạm và nghệ thuật dạy Kể
chuyện .

Để khắc phục những nguyên nhân đã làm ảnh hưởng đến hứng thú học Kể chuyện
của học sinh như trên , bản thân tôi đã áp dụng những biện pháp thực hiện sau :

II.


PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT LÊN LỚP Ở PHÂN MƠN KỂ CHUYỆN :

1. Tìm hiểu phương pháp dạy đặc trưng của phâ môn Kể chuyện :

Tôi thấy rằng phân môn Kể chuyện như tên gọi , nó sẽ có đặc trưng là kể chứ khơng
phải là đọc là giảng , là làm bài tập . Cụ thể hơn , đó là phân mơn dạy học mà người giáo
viên bằng ngơn ngữ của chính mình kể lại cho học sinh nghe truyện và học sinh sau khi
nghe giáo viên kể sẽ tập kể lại bằng ngôn ngữ của mình . Cũng như nhiều phân mơn khác
, phân mơn Kể chuyện sử dụng phương tiện chính là lời nói hay gọi là ngơn ngữ . Cũng
có lúc người giáo viên làm việc với sách truyện đọc , với bảng đen , với tranh ảnh và hiện
vật minh họa nhưng cái cốt yếu đó là phương tiện lời nói . Theo N. V. Savin: “ Lời nói
của giáo viên là một công cụ dạy học dễ hiểu nhất và phổ biến nhất . Khi nắm được
cách sử dụng lời nói , giáo viên làm cho những khái niệm và tư tưởng trừu tượng
nhất cũng trở thành dễ hiểu đối với trẻ . Nhờ lời nói , giáo viên có thể khiêu gợi
trong ý thức các em những bức tranh rõ ràng của quá khứ , tương lai tuyệt đẹp của
nhân loại : cấu tạo của vũ trụ . Lời nói làm tích cực trí tưởng tượng , trí nhớ , tình


cảm của học sinh . Ở giai đoạn học tập đầu tiên khi các em còn chưa học được cách
sử dụng sách , lời nói dường như là cơng cụ duy nhất để nhận thức thế giới .”

Kể chuyện là phân mơn dạy học sử dụng lời nói nên nó cũng rất phức tạp và khó .
Đã có khơng ít giáo viên thường xa rời đặc trưng cơ bản này và thay thế tiết Kể chuyện
bằng tiết đọc truyện . Điều đó làm giảm đi rất nhiều hiệu quả của tiết Kể chuyện vì Kể
khác với Đọc . Kể vì mang sắc thái ngôn ngữ riêng của người kể nên dễ gây sự chú ý của
người nghe . Kể có thể dừng lại , kể chậm , tô đậm hoặc đặt câu hỏi giữa chừng và tự trả
lời , khắc sâu tình tiết cốt truyện , làm cho người nghe có điều kiện theo dõi được nhân
vật , được tình tiết và cốt truyện , khác với đọc , chỉ nghe thoảng qua khó ghi nhớ lại . Kể
có thể biểu lộ tình cảm yêu ghét , buồn , vui nên dễ được sự đồng cảm của người nghe .
Và khác hẳn với mọi phân môn dạy học khác , kể có tác dụng truyền cảm ngay tức khắc ,

có hiệu quả tại chỗ và rõ ràng chứ không đợi học sinh về nhà học bài , ôn luyện làm bài
tập mới rõ kết quả .

Nhưng phương pháp đặc trưng này có được qn triệt hay khơng thể hiện rõ rệt nhất
trong kĩ thuật lên lớp của một tiết kể chuyện .

2. Kĩ thuật lên lớp một tiết Kể chuyện

Phân mơn Kể chuyện có các bước lên lớp riêng , theo đúng quy định dư phạm .
Sau đây là những bước đi cụ thể của một tiết Kể chuyện mà tôi đã thực hiện :

a. Chuẩn bị của giáo viên:


Chuẩn bị của giáo viên thường diễn ra trước tiết lên lớp một vài ngày thậm chí một
hai tuần . Thực ra thì số tiết chuẩn bị ở nhà có thể tăng nhiều hơn tùy theo trình độ nghề
nghiệp và năng lực thực tế của giáo viên . Lao động của người giáo viên ở bước chuẩn bị
này thường là thầm lặng và ít được tính đến , song thật ra có tính quyết định cho sự thành
cơng của một tiết lên lớp . Và điều này đã trở thành một chân lí : Khơng có sự chuẩn bị
cơng phu chu đáo khơng thể có tiết dạy thành cơng được .

Sự chuẩn bị của giáo viên bao gồm những công việc sau:

 Đọc truyện , tìm hiểu thâm nhập truyện .

Đây là khâu cơ bản đầu tiên của Kể chuyện . Để có thể kể được , kể có nghệ thuật
, hấp dẫn , rõ ràng , hơn ai hết giáo viên phải là người thuộc truyện , nắm vững tình tiết
cốt truyện , hiểu cặn kẽ ý nghĩa bài học rút ra từ truyện . Đối với truyện của lớp 4 năm
nay hầu hết là truyện mới ,nhưng ngay cả đối với những truyện đã quen thuộc , việc đọc
truyện vẫn là cần thiết . Vì sao vậy ? Vì có đọc truyện mới biết được nội dung của truyện

từ đầu đến cuối , mới làm quen với nhân vật , với tình huống của truyện .

Song đọc truyện cũng phải có phương pháp . Tơi rút ra hai phương pháp đọc là :

-

Đọc thầm

-

Đọc thành tiếng .


Lúc đầu tơi đọc thầm tồn bộ truyện ,sau đó đọc to thành tiếng có kết hợp ngữ điệu
phù hợp để tìm giọng điệu chuẩn . Đọc truyện thành tiếng còn tạo điều kiện kiểm tra khả
năng nghệ thuật phát âm thực tế của mình . Việc đọc truyện kể cịn biểu hiện được sắc
thái ngơn ngữ của các nhân vật khác nhau , ngôn ngữ đối thoại theo tâm trạng nhân vật .

VD: Truyện “ Những chú bé không chết” hấp dẫn ở phần đối thoại , giáo viên cần có
giọng kể phù hợp với mức độ diễn biến câu chuyện . Giọng tên sĩ quan lúc đầu hống hách
,sau ngạc nhiên , kinh hãi đến hoảng loạn; còn câu trả lời của các chú bé du kích ; dõng
dạc, kiêu hãnh.

Khi đọc truyện , cũng thường dừng ở những chỗ cần thiết để tìm hiểu rõ từng tình
tiết , từ ngữ của truyện , lược ghi ra nháp những tình tiết chính để thấy rõ cả mạch truyện
và khi kể khơng bỏ sót. Cũng trong q trình đọc truyện tơi tìm hiểu những chú giải của
từ ngữ , địa danh , tên nhân vật , ý nghĩa của truyện và bài học rút ra từ truyện để có thể
định hướng cho học sinh .

 Kế hoạch bài dạy .


Không như kế hoạch bài dạy các môn học khác , kế hoạch bài dạy phân môn Kể
chuyện gần với thiết kế một tiết lên lớp nhiều hơn là nội dung bài giảng . Ngồi các mục
đích giáo dục , giáo dưỡng như thường thấy thì kế hoạch bài dạy tiết Kể chuyện không
đi kĩ vào nội dung truyện mà đi nhiều về mặt phương pháp va cách điều khiển học sinh
kể chuyện .


Cũng có thể ghi tỉ mỉ các câu hỏi cần gợi mở , các tình huống cần lưu ý , các học
sinh cần được kiểm tra hoặc ghi rõ thời gian cho từng bước tiến hành như sau:

-

Ổn định : 1 phút đầu.

-

Kiểm tra bài cũ : 5 – 6 phút ( HS kể lại truyện ở tiết trước và GV giới thiệu
truyện mới )

-

GV kể 2 đến 3 lần trong vòng 8 – 10 phút.

-

Hướng dẫn HS kể : 5 phút .

-


Còn 15 – 20 phút cuối cho HS kể chuyện.

Giáo viên cần dự kiến các biện pháp bổ sung để bằng bất cứ giá nào cũng tạo điều
kiện cho các em hưởng trọn vẹn yêu cầu của tiết Kể chuyện .

b. Các bước lên lớp của một tiết Kể chuyện :

Q trình lên lớp được tính đến từ khi giáo viên bắt đầu tiết Kể chuyện . Quá trình
này cũng phản ánh một phần trong kế hoạch bài dạy của mỗi giáo viên.

1. Ổn định lớp , kiểm tra truyện kể lần trước.


Q trình này khơng nên kéo dài q vì kéo dài thời gian chờ đợi , căng thẳng của
học sinh , giáo viên cần nói những câu ngắn , gợi hứng thú tò mò của học sinh với truyện
sắp kể . Việc kiểm tra truyện cũ không nên làm theo phương pháp chiếu lệ mà qua đó cần
kiểm tra nhận thức và tình cảm của học sinh . Có thể gọi một hai em học sinh nói lại tên
truyện , tên nhân vật , một vài tình tiết chính , một chút ý nghĩa của truyện . Sau đó bằng
một số câu chuyển tiếp ngắn đã chuẩn bị sẵn , giáo viên nêu tên truyện sẽ kể và viết tên
truyện đó lên bảng .

2 . Giáo viên kể

Theo kinh nghiệm của tơi thì để lơi cuốn sự chú ý của cả lớp ngay từ đầu câu
chuyện giáo viên nên đứng ở gần bàn học sinh đầu tiên của lớp để kể . Nói chung khơng
nên đứng ơ vị trí q gần hoặc quá xa đối với đối tượng tiếp thu . Giọng kể nhỏ nhưng
vang , đủ cho cả lớp nghe , kể cả các em ngồi ở bàn cuối . Kể rành mạch các tình tiết ,
ngơn ngữ trong sáng , dễ hiểu. Cử chỉ nét mặt phải phù hợp với ngôn ngữ kể chuyện .
Không nên cường độ hóa cử chỉ và nét mặt , cũng như khơng bắt chước hoàn toàn các
tâm trạng của nhân vật trong truyện .


Ví dụ : Khơng nên bắt chước tiếng cười , tiếng khóc một cách dễ dãi tự nhiên sẽ gây ra
hiện tượng cười đùa vô nguyên tắc . Ngừơi giáo viên dù kể bất kì truyện nào cũng nên
biết mình chỉ là người kể chứ khơng phải là người trực tiếp ở trong truyện đó .

Trong q trình kể cần bao quát toàn lớp xem các em học sinh có hồn tồn tập
trung theo dõi câu chuyện khơng ? Nếu thấy có những hiện tượng thiếu tập trung cần uốn


nắn , điều chỉnh giọng điệu kịp thời . Nhìn chung giọng kể vừa phải , trầm ấm là thích
hợp nhất với truyện kể.

Để học sinh có thể nắm được tình tiết cốt truyện thì ở lần kể thứ hai giáo viên cần
kể chậm , thong thả hơn kết hợp chỉ vào tranh .

3 . Học sinh kể:

Trước khi bước vào phần học sinh kể , giáo viên cần gợi mở cho học sinh nắm cốt
truyện thông qua đàm thoại tại chỗ một số câu hỏi vài học sinh trả lời những câu hỏi đó .
Giáo viên cần tổ chức cho học sinh tập kể trong nhóm 2 hoặc nhóm 4 trước khi kể trước
lớp vì như thế các em có thể giúp đỡ , bổ sung cho nhau . Quá trình học sinh tập kể cũng
là một quá trình tịnh tiến , lúc đầu là kể từng đoạn rồi tiến tới kể cả câu chuyện . Cần lần
lượt gọi tất cả các đối tượng học sinh tập kể vì mục tiêu chính của phân mơn Kể chuyện
là rèn kĩ năng giao tiếp , việc rèn kĩ năng kể , kĩ năng nói là rèn cho cả lớp .

-

Đối với học sinh thuộc truyện , kể hấp dẫn , giáo viên cần khuyến khích , động

viên kịp thời . Đối với những học sinh kể ấp úng , nói khơng thành từ thành câu , giáo

viên cần kiên trì hướng dẫn , không để cho học sinh xấu hổ , khơng để cho học sinh đứng
trước lớp mà khơng nói được câu nào . Đối với học sinh yếu không tự mình kể được thì
giáo viên có thể kể lại tình tiết và yêu cầu các em nhắc lại .

Giáo viên cần phát hiện học sinh có năng khiếu để chú ý khuyến khích bồi dưỡng
thêm . Những học sinh này có thể chất thường nhanh nhạy , có nghệ thuật diễn cảm , có
khả năng bắt chước , khả năng đóng hoạt cảnh và chính các em sẽ tạo nên khơng khí


hứng thú cho tiết Kể chuyện , làm cho lớp hoạt động sôi nổi , thúc đẩy chung cho phong
trào học tập . Mỗi lớp có thể chọn được từ một đến ba em có năng khiếu và với những dịp
tổ chức thi Kể chuyện , hội diễn , những học sinh này góp một phần quyết định cho sự
thành công . Thực tế cho thấy rất nhiều diễn viên sân khấu , điện ảnh , các nghệ sĩ ưu tú
biểu diễn chuyên nghiệp thường lớn lên từ phong trào thi kể chuyện ở các trường phổ
thơng . Đó là một trong những hiệu quả cụ thể của việc rèn kĩ năng trong phân môn Kể
chuyện .

4. Đàm thoại

Việc đàm thoại sau khi học sinh tập kể lại chỉ nên xoay quanh ý nghĩa của truyện
và tính cách một số nhân vật trong truyện . Đàm thoại ở tiết Kể chuyện nhằm củng cố ,
đúc rút ý nghĩa , bài học cuộc sống chứ không như phần luyện tập ở các mơn học khác .
Từ nội dung tình tiết cốt truyện , từ các nhân vật của truyện thường ghi dấu ấn rất sâu về
ý nghĩa và bài học thiết thực rồi .Không nên kéo dài thời gian đàm thoại vì thực tế khơng
cho phép . Q trình đàm thoại cũng là quá trình củng cố của tiết Kể chuyện .

Bước củng cố của tiết Kể chuyện cũng không giống với bất kì bước củng cố của
các mơn học khác . Giáo viên khơng nên lúc nào cũng dặn dị những câu đại loại như : “
các em về học lại bài này , chú ý tập kể cho anh chị hoặc các em nhỏ nghe” thường mang
nội dung nhàm chán . Có thể giáo viên gợi ý “ Tuần này các em đã được nghe cô kể và

tập kể một câu chuyện lí thú . Tuần sau cơ và các em sẽ kể tiếp một truyện lí thú hơn nữa”
, như thế sẽ gây được tâm lí chờ đợi ở tiết Kể chuyện tiếp theo. Với những câu gợi mở
như thế , người giáo viên đã góp phần hình thành được tâm thế có lợi cho người học ,
người dạy .


Một điều cần chú ý là không kéo dài tiết Kể chuyện sang giờ nghỉ của học sinh vì
như thế sẽ gây cảm giác mệt mỏi , chán nản . Cũng cần lưu ý là trong cả tiết Kể chuyện ,
giáo viên nên chú ý nói ít , tạo điều kiện cho học sinh được nói nhiều . Tiết Kể chuyện
thành công là tiết kể chuyện sôi nổi và khi kết thúc còn để lại nhiều dư âm cho học sinh .

3 Một số thủ thuật sư phạm :

Thủ thuật sư phạm đối với bất kì một mơn học nào cũng là cần thiết vì nó làm tăng
một cách đáng kể hiệu quả của tiết lên lớp . Nhưng một thủ thuật sử dụng không đúng
chỗ , đúng lúc thường gây hiệu suất thấp cho giờ dạy . Phân môn Kể chuyện văn học là
phân môn dạy tác phẩm văn học bằng phương pháp kể truyền cảm . Các thủ thuật sư
phạm vì vậy mang ý nghĩa thực tiễn kịp thời bổ sung cho truyện thêm sinh động , thêm
truyền cảm . Sau đây là một số thủ thuật cơ bản nhất mà tôi đã đúc rút được :

* .Thủ thuật sử dụng ngữ điệu

+ Ngữ điệu là giọng điệu riêng của lời nói . Trong ngữ pháp học , người ta chia
thành bốn ngữ điệu chính về câu theo mục đích nói là : ngữ điệu kể , ngữ điệu hỏi , ngữ
điệu cầu khiến , ngữ điệu cảm thán .

+ Người kể phải tạo cho mình quy tắc cần thiết khi chậm rãi , lúc khẩn trương , lúc
rành rẽ , lúc duyên dáng . Không nên chỉ sử dụng một nhịp độ nói sẽ gây cảm giác đơn
điệu , buồn ngủ . Khơng nói thao thao bất tuyệt dễ gây ấn tượng chói gắt , . Khơng dùng
các âm thanh the thé , gắt gỏng trong khi kể chuyện . Cũng cần chú ý trong cùng một câu

nói , nếu nhấn mạnh ở từ này hoặc từ kia , nghĩa có thể hồn tồn khác nhau .


Ví dụ

Tơi hỏi “Thu, Lan có nhà khơng ?” khác hẳn với câu : Tơi hỏi “ Thu Lan có nhà
không ?” .

Người giáo viên khi kể chỉ nên dùng giọng trung bình , có độ vang và sâu .

Ngắt giọng là những chỗ ngừng giọng nhất định . Có hai loại ngắt giọng : ngắt giọng
lơgíc theo dấu chấm câu , ngắt giọng tâm lí theo tình cảm người kể .

Người giáo viên

trong quá trình kể chuyện trước những tình tiết gay cấn , thắt nút , đỉnh điểm dù khơng có
dấu cấu cũng nên ngắt giọng tâm lí để gây sự hồi hộp chờ đợi .

Chẳng hạn : Ở truyện “Ông lão đánh cá và gã hung thần” đoạn gã hung thần hiện
ra và địi giết ơng lão , nhưng ơng lão đã nhanh trí lừa được gã hung thần chui vào lọ rồi
ông lão vứt chiếc lọ xuống biển . Ở đoạn này kịch tính của câu chuyện được phát triển
khá nhanh , nút truyện được thắt lại bất ngờ nhưng lại được gỡ ra khá đột ngột .

Phù hợp với sắc thái ngữ điệu là việc biểu lộ nét mặt . Nếu là ngữ điệu vui , nét mặt
người kể cũng phải vui , nếu là ngữ điệu buồn ,nét mặt người kể cũng biểu lọ vẻ buồn .
Bên cạnh việc biểu lộ nét mặt thì việc biểu lộ cử chỉ cũng cần không kém . Cử chỉ ở đây
là động tác của tay , của đầu , của mặt nhằm gây cảm giác gợi trí tưởng tượng của học
sinh . Đối với phân môn Kể chuyện cử chỉ cần đơn giản , trung thực , biểu cảm và mang
nội dung rõ rệt .Nhìn chung phương pháp dạy kể chuyện rất cần sự sáng tạo của giáo viên
nhưng đó là những sáng tạo nhằm thực hiện tốt mục đích , u cầu của phân mơn kể

chuyện.


* Thủ thuật sử dụng bảng.

Yêu cầu đầu tiên của việc ghi bảng là thống , ít , dễ nhìn , dễ xem , hết sức chọn
lọc . Phần ghi bảng gồm tên truyện , có thể thêm tên nhân vật – đặc biệt là tên các nhân
vật trong các truyện nước ngồi ( Ví dụ : Đa – ghét – xtan…), đơi khi cả các tình tiết chủ
yếu để hỗ trợ học sinh yếu khi tập kể không bỏ sót các tình tiết chính của truyện.

Giáo viên kể lần đầu không nên ghi bảng . Sở dĩ như vậy là để câu chuyện kể của
giáo viên không bị đứt mạch , rời rạc và tác dụng truyền cảm trong lời kể của giáo viên
lắng sâu vào tâm trí học sinh . Học sinh vừa chú ý nghe kể chuyện , vừa theo dõi ghi bảng
ngay thì sẽ rất mệt , kém hứng thú . Trước khi học sinh tập kể , giáo viên mới ghi bảng ,
học sinh mới có điều kiện tái hiện câu chuyện trong trí nhớ để chuẩn bị kể lại cho cả lớp
nghe . Việc ghi bảng có tác dụng nhắc học sinh khơng bỏ sót những tình tiết chính khi kể
chuyện .

* Thủ thuật sử dụng đồ dùng dạy học :

Đồ dùng dạy học của phân môn Kể chuyện thường là tranh , ảnh , hiện vật ,Tranh
ảnh minh họa nói nói chung có tác dụng gợi trí tưởng tượng cụ thể , gián tiếp mở rộng
vốn sống cho học sinh , trong giờ kể chuyện , tranh ảnh minh họa vừa giúp học sinh có
những biểu tượng cụ thể về nhân vật , hành động … của truyện , vừa làm “ điểm tựa” cho
học sinh ghi nhớ diễn biến câu chuyện , phục vụ cho việc tái hiện nội dung và dễ dàng kể
lại câu chuyện .


Dạy tiết Kể chuyện có tranh ảnh minh họa, giáo viên tiến hành thuận lợi hơn , đỡ
vất vả hơn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt trong giảng dạy, giáo viên cần lưu ý 1 số điểm

về cách sử dụng tranh như sau:

-

Cần đưa tranh minh họa đúng lúc , đúng chỗ , nghĩa là cái thời điểm mà tâm trạng

người nghe đang chờ đợi , mong mỏi thì mới phát huy hết tác dụng .

Ví dụ : Kể chuyện “ Một nhà thơ chân chính” xong rồi giáo viên mới chợt nhớ đến bức
tranh vẽ cảnh nhà thơ bị đưa lên giàn hỏa thiêu để giới thiệu với học sinh thì sẽ làm giảm
quá nhiều thú vị cho các em.

-

Nên sử dụng tranh minh họa trong lần kể từng đoạn (kể lần thứ hai ) ; kết hợp đưa ra

từng tranh có nội dung phù hợp với lời kể của giáo viên.

-

Dùng tranh minh họa kèm theo các câu gợi ý nhằm giúp học sinh tìm hiểu truyện ,

nắm vững nội dung, nhớ được các hình ảnh , chi tiết quan trọng và hành động , diễn biến
của truyện.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :

Qua vận dụng ở thực tế giảng dạy mấy năm , bản thân đã thu được những kết quả
cụ thể sau:


- Học sinh đã hình thành và rèn luyện được kĩ năng diễn đạt bao gồm kĩ năng nói ,
kĩ năng dùng từ , lựa chọn từ , đặt câu .


- Đa số các em đã mạnh dạn , hứng thú và u thích học phân mơn Kể chuyện nói
chung và tiết Kể chuyện nói riêng , đặc biệt là các em khơng cịn thấy ngượng ngùng ,
rụt rè mà có tâm thế muốn được kể chuyện cho cơ cho bạn nghe .

- Song song với sự tiến bộ chung , đội ngũ học sinh tham gia vào các hoạt động
ngoại khóa về kể chuyện để tuyển chọn , phát hiện một số học sinh có năng khiếu ở lớp ,
ở trường ngày càng có chiều hướng gia tăng .

- Hầu hết những học sinh có năng khiếu đã được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời để
tham gia vào các hoạt động ngoại khóa về kể chuyện.

Cụ thể

Năm học

Số học sinh tham gia thi KC đạt giải

Cấp trường

Cấp huyện

Cấp tỉnh

2002 – 2003

2 Em


1 Em

2003- 2004

1Em

1 em

1 em

2004 - 2005

2 em

1 em

1 em


IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

Từ những kết quả đạt được nêu trên , bản thân đã rút ra được bài học kinh nghiệm
như sau :

- Yêu cầu tự bồi dưỡng nâng cao tiềm lực sư phạm là một yêu cầu có tính chất cần
thiết với nghề nghiệp người thầy . Riêng đối với việc nâng cao chất lượng dạy phân mơn
Kể chuyện ở nhà trường Tiểu học nói chung , ở lớp 4 nói riêng thì u cầu tự bồi dưỡng
năng khiếu và trình độ thẩm mĩ , nghệ thuật Kể chuyện truyền cảm càng trở nên bức thiết
. Không thể có tiết Kể chuyện thành cơng mà giáo viên lại hời hợt , hờ hững . Bởi vì bản

thân nghiệp vụ kể đòi hỏi giáo viên gần như phải bộc lộ tâm hồn , năng lực và tình cảm
của mình . Trước con mắt của các em học sinh , người giáo viên rất khó và khơng thể
giấu diếm được nhân cách của mình .

- Người giáo viên cần khắc phục sự lười nhác , ngại khó , thiếu nghị lực . -

-

Xây dựng thói quen đọc sách vì đọc sách giúp cho giáo viên có điều kiện thâm nhập tác
phẩm , nâng cao năng lực cảm thụ văn và năng lực truyền cảm .

- Rèn luyện kĩ năng nói gồm :

+ Kĩ năng thở : Lời nói gắn liền với hơi thở . Thở tự nhiên trong khi nói là điều kiện
cần thiết để lời nói khơng bị đứt đoạn , khơng vừa nói vừa thở .


+ Kĩ năng nói : Lời nói cần rõ ràng , khúc triết từng âm riêng lẻ , từng từ riêng lẻ và
từng câu riêng lẻ . Cần phải cảm thụ sắc thái của từ để phát âm diễn đạt. Khơng nói nhanh
, khơng nói q chậm, khơng nói đều đều , khơng q nhấn mạnh bất kì từ nào.

- Lời động viên của giáo viên , tạo sự thi đua giữa các tổ, nhóm, trang trí hoặc bố trí
lớp học gợi khơng khí câu chuyện… là những biện pháp có hiệu quả tạo tâm thế mong
muốn được tham gia kể chuyện trong tiết học.

C . KẾT LUẬN

Phân môn Kể chuyện có ý nghĩa góp phần tích lũy vốn văn học , mở rộng vốn
sống cho trẻ . Giờ KC cịn mở rộng tầm hiểu biết , khêu gợi trí tưởng tượng cho các em ,
chắp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay bổng , đó chính là hoài bão ước mơ cao

đẹp khi các em bước vào cuộc sống . Cũng thông qua giờ KC , ngôn ngữ nói của các em
được phát triển , đấy là cách nói trước đám đơng một cách có nghệ thuật .

Với những ý nghĩa trên nên tôi thấy rằng việc đầu tư để dạy tốt tiết KC là điều hết
sức cần thiết . Tôi hy vọng với những kinh nghiệm đã đúc rút qua nhiều năm giảng dạy
trên đây của bản thân sẽ phần nào giúp các bạn đồng nghiệp dạy tốt hơn phân môn KC ở
nhà trường Tiểu học .

-----------------------------------------------------------------



×