Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tạp chí khoa học và công nghệ trường ĐH Đà Nẵng - số 4: Các dạng câu hỏi và bài tập phục vụ cho kiểm tra đánh giá kỹ năng lời nói bằng tiếng Nga của sinh viên chuyên ngữ giai đoạn đầu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.49 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
144
CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHỤC VỤ CHO
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG LỜI NÓI BẰNG
TIẾNG NGA CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ
GIAI ĐOẠN ĐẦU
QUESTIONS AND EXERCICES FOR TESTING AND ASSESSING
SPOKEN LANGUAGE SKILLS OF RUSSIAN MAJORS AT THE FIRST
STAGE

TRỊNH THỊ THÁI HÒA
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo trình bày tổng quan về những loại hình kiểm tra đánh giá các kỹ năng lời nói
bằng tiếng Nga của sinh viên chuyên ngữ giai đoạn đầu và đưa ra các dạng câu hỏi và
bài tập như là một công cụ sử dụng cho từng loại hình kiểm tra đánh giá.
ABSTRACT
The researcher briefly presents kinds of test used for assessing spoken language skills
of Russian majors at the first stage. In addition, the researcher recommends kinds of
exercises and questions as a tool used for each kind of test.


Kiểm tra đánh giá là một thành tố không thể thiếu của quá trình dạy và học.
Kiểm tra đánh giá có đối tượng, mục đích, phương pháp, nội dung, hình thức và công cụ
để đo lường kết quả học tập. Công cụ đo là các câu hỏi, các dạng bài tập ứng dụng và
các bài tập thực hành. Công cụ đo được xác định trên cơ sở chương trình, nội dung cùng
với mục tiêu đào tạo và đối tượng người học. Kết quả từ công cụ đo không chỉ để đánh
giá người học, mà còn giúp giáo viên điều chỉnh chương trình, nội dung và phương
pháp giảng dạy.
1. Các loại hình kiểm tra đánh giá kỹ năng lời nói bằng tiếng Nga của sinh viên


chuyên ngữ giai đoạn đầu
1.1. Kiểm tra và đánh giá thường xuyên
Hình thức kiểm tra kết quả học tập này luôn luôn có ý nghĩa trong hoạt động
dạy-học nói chung, dạy-học tiếng Nga nói riêng. Nó bảo đảm việc lĩnh hội và củng cố
kịp thời tài liệu học tập ở mỗi giai đoạn dạy học. Việc kiểm tra thường xuyên góp phần
vào việc giải quyết thành công nhiệm vụ hình thành cho sinh viên kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo thực hành. Kiểm tra thường xuyên có mục đích ngăn ngừa hiện tượng quên kiến
thức, mai một kỹ năng, kỹ xảo, điều hòa việc học tập của sinh viên và công tác giảng
dạy của giáo viên, phát hiện ra những thiếu hụt trong kiến thức của sinh viên và trong
công tác giảng dạy của giáo viên và kịp thời bổ sung những thiếu hụt ấy.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
145
1.2. Kiểm tra và đánh giá định kỳ
Đó là việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng thực hành giao tiếp của sinh viên sau
những thời kỳ nhất định của năm học như thi từng quí (зачѐт). Loại kiểm tra này
thường do giáo viên trực tiếp giảng dạy chuẩn bị và tổ chức kiểm tra theo định kỳ trong
thời gian đứng lớp như một phần của quá trình dạy-học tại lớp. Nội dung kiểm tra phải
phù hợp với phần giáo viên dang dạy. Thông tin thu được từ kết quả kiểm tra có thể
dùng để chuẩn đoán những điểm mạnh, yếu của người học. Nếu tổ chức đúng đắn việc
kiểm tra thường xuyên và kiểm tra từng phần theo nội dung dạy và học, giáo viên có thể
cho điểm đánh giá từng quí học, lấy đó làm cơ sở để đánh giá kiến thức và kỹ năng thực
hành của sinh viên tại các lần kiểm tra cuối kỳ và thi học kỳ.
1.3. Kiểm tra và đánh giá tổng kết
Hình thức kiểm tra này không nhất thiết phải do giáo viên trực tiếp giảng dạy
chuẩn bị và tổ chức kiểm tra mà do Tổ bộ môn, hoặc Khoa thực hiện. Nội dung thi
mang tính tổng hợp liên quan đến cả một quá trình dạy-học. Kiểm tra đánh giá tổng kết
nhằm đánh giá được mức độ thành công của từng người học, từng lớp học, từng khóa
học trong việc thực hiện mục tiêu. Có thể kiểm tra kết quả sau khi kết thúc khóa học,
sau mỗi học kỳ hoặc sau từng nội dung dạy và học. Loại hình kiểm tra này luôn phải
căn cứ vào nội dung của chương trình, mục tiêu của khóa học. Kết quả kiểm tra đánh

giá được lưu vào hồ sơ nhằm phục vụ cho công tác đánh giá, xếp loại theo các mục đích
quản lý khác nhau. Kết quả kiểm tra này có tác động ngược lại buộc người ta phải xây
dựng chương trình, chọn giáo trình và tài liệu phù hợp với mục tiêu mà họ đã đề ra. Hơn
nữa qua kết quả kiểm tra người giáo viên có thể biết được người học đã đạt được đến
mức nào mục tiêu học tập, đồng thời giúp thầy trò cùng chấn chỉnh việc tổ chức dạy-
học. Nó sẽ cho ta thông tin về kết quả đạt được của từng người, từng lớp và chắc chắn
sẽ mang lại tác dụng phản hồi tốt trong việc dạy và học.
2. Các câu hỏi, bài tập phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ và
tổng kết
2.1. Các câu hỏi, bài tập phục vụ cho kiểm tra và đánh giá thường xuyên
Giáo viên không phải mất nhiều thời gian với hình thức kiểm tra đánh giá này vì
có thể dùng ngay những bài tập trong khi học để làm bài kiểm tra và sinh viên cũng
không cảm thấy đấy là kiểm tra. Kiểm tra đánh giá thường xuyên được tiến hành trong
từng tiết học, cuối mỗi buổi học hay sau mỗi nội dung học tập.
Các bài kiểm tra kỹ năng nói là một phần không thể thiếu được trong quá trình
kiểm tra đánh giá liên tục kỹ năng thực hành ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng vào giao
tiếp. Các bài tập này không chỉ có tác dụng kiểm tra đánh giá mà còn góp phần phát
triển và hoàn thiện kỹ năng nói của sinh viên. Có thể dùng một số bài tập sau đây để
kiểm tra đánh giá kỹ năng nói thường xuyên cho cả các lớp thường cũng như các lớp
đông: Bài tập trò chơi, bài tập đóng vai, hội thoại theo tình huống, thảo luận chủ đề theo
nhóm.
Ví dụ: Что вы скажете в следующих ситуациях: (Bạn sẽ nói gì trong những
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
146
tình huống sau).
1. Вы хотите узнать у прохожего, где остановка автобуса (стоянка такси
или станция метро)
2. Вы хотите ехать в центр, но не знаете, как туда попать.
Việc thường xuyên kiểm tra kỹ năng viết được tiến hành theo nhiều cấp đô: viết
cụm từ, viết câu, viết tiếp câu, chuyển đổi câu, mở rộng các thành phần trong câu, viết

theo gợi ý, viết các câu liền ý, viết một đoạn hội thoại theo tình huống, mô tả tranh, viết
một đoạn văn theo thể tự do
Ví dụ: Закончите следующие предложения. (Hãy kết thúc các câu dưới đây).
1. Вечером я слушаю музыку, а мой брат
2. Он живѐт в этом городе, но
2.2. Các câu hỏi, bài tập phục vụ cho kiểm tra đánh giá định kỳ
2.2.1. Đối với kỹ năng nghe:
a) Cấp độ nghe nhận biết:
- Nghe câu chọn đáp án trả lời. (một câu hỏi nhiều lựa chọn (chọn 1 trong 4 giải pháp)).
Ví dụ: Прослушайте диалог и отмечайте правильный ответ
(Hãy nghe đoạn hội thoại và chọn câu trả lời đúng)
1. а) сестра Ани б) соседка Верыв) знакомая Ани и Веры г) подруга Ани
2. а) год б) несколько днейв) один день г) один месяц
b) Cấp độ nghe hiểu:
- Nghe và ghi lại số điện thoại/ Fax và các con số đơn giản.
Ví dụ: Слушайте микротекст. Записывайте числа цифрами
(Hãy nghe bài khóa và ghi lại ngày tháng năm bằng số)
1. Моя мама родилась
2. Мой папа старше мамы на два года. Он родился
3. Мои родители поженились
- Nghe và làm bài tập điền chỗ trống.
Ví dụ: Слушайте микротекст. Пишите пропущенные слова
(Hãy nghe bài khóa và điền vào những từ thiếu)
1. Моя старшая сестра вышла замуж
2. К сожалению, еѐ муж умер.
3. Она была замужем всего
* Loại hình ngôn bản phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá định kỳ:
- Độc thoại: thông báo, tin ngắn, bài giảng, bản tin thời tiết,
- Hội thoại: Cuộc trò chuyện, phỏng vấn,
(Nội dung các ngôn bản bao hàm các chủ điểm được sử dụng trong chương trình

giảng dạy).
2.2.2. Đối với kỹ năng nói:
+ Diễn đạt theo dạng mô tả, kể: Tả tranh, kể truyện theo tranh.
+ Diễn đạt tự do:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
147
- Đối thoại: trình bày hội thoại theo tình huống.
Ví dụ: Составтье диалоги по данным ситуяциям (Hãy lập hội thoại theo các
tình huống sau)
1. В метро вы случайно встретили друга/ подругу, которого/ которую вы давно не
видели. Вы приветствуете его/ еѐ и разговариваете.
2. Вы звоните другу/ подругу и приглашаете его/ еѐ на фильм.
- Độc thoại: diễn đạt tự do.
Ví dụ: составьте рассказ на тему: “Моѐ любимое занятие”. расскажите, чем
вы увлекаетесь, как вы проводите свободное время, популярное ли ваше
увлечение?
* Loại hình văn, ngôn bản phục vụ cho việc kiểm tra đámh giá định kỳ : Tranh,
ảnh, tranh liên hoàn, tình huống
2.2.3. Đối với kỹ năng đọc:
- Đọc và chọn đáp án phù hợp với ý nghĩa của từ hoặc cụm từ trong câu.
- Đọc và chọn từ, cụm từ, mệnh đề phù hợp.
- Đọc và khớp các phần trong câu với nhau để đạt được nội dung thông báo.
Из данных информаций подберите соответсвующие тому, что сказано слева
1. Он получил двойку по математике.
а) Она была там несколько дней.
2. Виктор долго жил во Вьетнаме.
б) В его работе было много ошибок.
3. Я долго переводил этот текст.
в) У него много друзей-вьетнамцев.


г) В нѐм очень много новых слов.
- Đọc và hoàn thành câu.
- Đọc và chọn đáp án phù hợp với nội dung văn bản đã cho.
- Đọc và chọn đáp án đúng sai.
- Đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung ngữ đoạn đã cho.
* Loại hình văn bản phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá định kỳ: Các ngôn bản
khác nhau có chứa đựng các yếu tố cần kiểm tra, phù hợp với các chủ điểm trong
chương trình .
2.2.4. Đối với kỹ năng viết:
a) Cấp độ câu:
- Dùng các từ, cụm từ cho sẵn (theo một trật tự bị đảo lộn) để viết thành câu.
(Опираясь на данные ниже слова составьте предложения)
1. cкоро, весь день, мы ,экзамен, у ,должен, поэтому, заниматься ,мы.

2. говорить, что, Нам , не ,только , хорошо, учиться , красиво, петь ,русский
язык.

- Với những từ, cụm từ cho sẵn, viết thành câu đúng về ngữ pháp và ý nghĩa
bằng cách thay đối hình thái của chúng và có những bổ sung cần thiết.
(Опираясь на данные ниже слова составьте предложения)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
148
1. вчера , мой, папа , купить , я , интересный , книга.

2. говорить, что, Нам , не ,только , хорошо, учиться , красиво, петь ,русский
язык.

- Dùng cấu trúc từ vựng - ngữ pháp tương đương để diễn đạt lại nội dung của
câu mà đề thi giới thiệu:
(По другому выражайте мысли данных предложений)

1. В нашем городе находится большая река.
У нас
2. В Москве открылась новая международная выставка.
В Москве открыли

- Dùng các từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành câu.
(Закончите предложения)
1. Я знаю студентку, которая
2. В письме брат рассказывал мне, как
- Viết một đoạn văn theo gợi ý.
* Loại hình văn bản phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá định kỳ: - Câu có trật tự
từ bị đảo lộn; - Câu cho sẵn để chuyển đổi. (bị động, chủ động, trực tiếp, gián tiếp, v.v.);
- Câu / cụm từ cho sẵn.
2.3. Các câu hỏi, bài tập phục vụ cho kiểm tra đánh giá tổng kết
2.3.1. Đối với kỹ năng nghe:
a) Cấp độ nghe nhận biết:
- Nghe một đoạn văn và chọn đáp án trả lời. (hai đến ba câu hỏi nhiều lựa chọn).
- Nghe một đoạn văn và chọn câu trả lời đúng / sai hoặc có / không.
Ví dụ: Слушайте и выражайте своѐ согласие (Да) или несогласие (Нет) с
тем, о чѐм в них говорится.
1 Ларисе надо сесть на двадцатый автобус.
2 Автобус останавливается за углом.
3 Девушка знает сколько Ларисе надо проехать остановок.
b) Cấp độ nghe hiểu:
- Nghe chọn đáp án trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn. (chọn một trong bốn giải pháp)
- Nghe chọn những nội dung có / không có trong ngôn bản.
Ví dụ: Слушайте и отметьте знаком (+), если это есть в тексте, и знаком (-)
если этого нет в тексте
1. Мама всегда занята и очень устала.
2. В доме отдыха мама часто бывала на стадионе.

3. Дом отдыха, где отдыхала мама, находится на Севере.
- Nghe và sắp xếp lại nội dung theo một trình tự của ngôn bản.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
149
1. ___ Я хочу пригласить тебя в театр.
2. ___ Здравствуй, Оля. Как твои дела?
3. ___ Спасибо, с удовольствием.
4. ___ О, спасибо! А куда?
5. ___ Всѐ в порядке. А ты как?
6. _(1)_ Слушаю вас.
7. ___ Договорились.
8. ___ Серѐжа?
9. ___ Хорошо. Сегодня отдыхаю. Ты сегодня вечером что делаешь?
10. ___ В Большой, на “Евгения Онегина”.
11. ___ Оло, пожалуйста.
12. ___ Спектакль начинается в 7. Давай встретимся в 6. Договорились?
13. ___ Ничего особенного. А что?
- Nghe và điền nội dung liên quan vào sơ đồ, tranh, biểu, bảng.
- Nghe và làm bài tập hoàn thành câu theo nội dung của ngôn bản.
- Nghe và trả lời câu hỏi theo nội dung ngôn bản.
* Loại hình ngôn bản phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá tổng kết:
- Độc thoại: thông báo, hướng dẫn, tin ngắn, bài nói chuyện, bài phát biểu, bình
luận, bài giảng, bản tin chi tiết
- Hội thoại: cuộc trò chuyện, phỏng vấn, tọa đàm, tranh luận, thảo luận
(Nội dung các ngôn bản bao hàm các chủ điểm được sử dụng trong chương trình giảng dạy).
2.3.2. Đối với kỹ năng nói:
a) Diễn đạt tự do:
- Đối thoại: trình bày hội thoại theo tình huống.
- Độc thoại: diễn đạt tự do theo chủ điểm.
b) Hội thoại tự do:

- Trả lời các câu hỏi của giám khảo theo yêu cầu định hướng thống nhất chung,
tự do.
* Loại hình văn, ngôn bản phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá tổng kết: tình
huống, chủ điểm, ý kiến, quan điểm cho sẵn.
2.3.3. Đối với kỹ năng đọc:
- Đọc và chọn đáp án phù hợp theo nội dung của bài đọc qua việc tái hiện các
chi tiết có sẵn trong nội dung văn bản.
- Đọc và trả lời các câu hỏi hợp theo nội dung của bài đọc qua việc tái hiện các
chi tiết có sẵn trong nội dung văn bản.
- Đọc và điền vào chỗ trống một từ thích hợp (từ 10 đến 20 khoảng trống)
- Đọc và chọn đáp án, nêu xuất xứ hoặc ý khái quát của văn bản đó.
- Đọc và chọn tiêu đề cho đoạn đọc.
* Loại hình văn bản phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá tổng kết: các ngôn bản
khác nhau có chứa đựng các yếu tố cần kiểm tra, phù hợp với các chủ điểm trong
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
150
chương trình .
2.3.4. Đối với kỹ năng viết:
a) Cấp độ câu:
- Dùng các từ, cụm từ cho sẵn (theo một trật tự bị đảo lộn) để viết thành câu.
- Với những từ, cụm từ cho sẵn, viết thành câu đúng về ngữ pháp và ý nghĩa
bằng cách thay đối hình thái của chúng và có những bổ sung cần thiết.
- Dùng cấu trúc từ vựng - ngữ pháp tương đương để diễn đạt lại nội dung của
câu mà đề thi giới thiệu.
b) Cấp độ đoạn văn, bài luận thể tự do:
- Viết tóm tắt hoặc lược thuật bằng ngôn từ của mình một đoạn văn bản có độ
dài từ 200 đến 300 từ.
- Viết một đoạn văn hay một bài luận (mô tả tự do (có gợi ý hoặc không có gợi
ý) về một chủ điểm phù hợp với các chủ điểm có trong chương trình.
* Loại hình văn bản phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá tổng kết: - Câu có trật tự

từ bị đảo lộn; - Câu cho sẵn để chuyển đổi. (bị động, chủ động, trực tiếp, gián tiếp, v.v.);
- Câu / cụm từ cho sẵn; - Một đoạn văn bản cho sẵn. (Chủ đề của đoạn văn bản có thể
nằm trong hệ chủ điểm do chương trình đào tạo qui định hoặc gắn với hệ chủ điểm này);
- Chủ đề (có hoặc không có gợi ý). Ví dụ: Ngôi trường (đã hoặc đang học ở đó); Quê
hương, Một người bạn, Dự định trong tương lại; v.v…
3. Kết quả nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm sử dụng các dạng câu hỏi và bài
tập nêu trên để kiểm tra đánh giá các kỹ năng thực hành giao tiếp là sinh viên năm thứ
nhất khoa tiếng Nga Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Thực tế cho thấy,
những nội dung kiểm tra, đánh giá đều phù hợp với lượng kiến thức được trình bày
trong các giáo trình và đã được giáo viên truyền đạt theo những phương pháp giao tiếp
tích cực, lấy người học làm trung tâm của hoạt động lĩnh hội kiến thức và thực hành các
kỹ năng lời nói. Căn cứ vào điều kiện và mục tiêu của từng nội dung dạy-học mà chúng
tôi có thể lựa chọn các dạng câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá khác nhau. Kết quả cho
thấy, những sinh viên thường xuyên tiếp cận với nhiều loại bài kiểm tra khác nhau
thường tự tin và đạt được kết quả cao hơn so với những sinh viên chưa quen hoặc ít tiếp
cận với nhiều kiểu dạng câu hỏi và bài tập kiểm tra khác nhau.
Đề kiểm tra, thi kỹ năng nói thường gồm 3 phần trong thời gian trên dưới 10
phút: trình bày theo chủ đề quen thuộc, hội thoại theo tình huống giao tiếp và cùng tranh
luận hoặc trả lời các câu hỏi của giám khảo.
Đề kiểm tra, thi kỹ năng nghe thường gồm 3 phần trong thời gian 25 phút: nghe
những đoạn văn và chọn câu trả lời đúng; nghe đoạn văn và điền từ hoặc cụm từ vào
chỗ trống; nghe hội thoại và trả lời câu hỏi (đúng), (sai) hoặc sắp xếp lại hội thoại theo
một trình tự đúng.
Đề kiểm tra, thi kỹ năng đọc thường gồm 3 - 4 phần trong thời gian 60 -70 phút:
đọc trả lời câu hỏi; đọc chọn câu trả lời đúng nhất; đọc và điền từ hoặc cụm từ; đọc và
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
151
đặt tiêu đề cho đoạn văn.
Đề kiểm tra, thi kỹ năng viết thường gồm 4 phần trong thời gian 70 - 90 phút:

chọn câu trả lời đúng; thành lập câu dựa vào các từ, cụm từ cho trước; chuyển đổi câu;
viết hội thoại theo tranh hoặc theo tình huống được mô tả; viết về một chủ điểm theo thể
loại tự do.
Tuy nhiên, các dạng câu hỏi và bài tập được chúng tôi thường xuyên thay đổi
trong từng lần kiểm tra, thi và số lượng các phần yêu cầu trong cấu trúc đề cũng được
thay đổi tùy thuộc vào mục đích, nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá.
Sau đây là một số kết quả:

Điểm
Kỹ năng
Dưới trung
bình (2 -3 -4)
Trung bình
(5 - 6)
Khá
(7 - 8)
Giỏi
(9 - 10)
Nói
5%
50%
30%
15%
Nghe
22%
60%
15%
3%
Đọc
3%

25%
40%
32%
Viết
12%
55%
25%
8%
Ngữ pháp
3%
37%
45%
15%
Như vậy, trong 4 kỹ năng được kiểm tra thì kỹ năng nghe hiểu của sinh viên
năm thứ nhất có kết quả không đạt yêu cầu là cao nhất (22%). Đối với kỹ năng nói, sinh
viên còn yếu về phát âm, bao gồm lỗi những âm đơn lẻ, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ
điệu chưa chuẩn. Nhận xét chung các giám khảo là khả năng tương tác (interaction) của
sinh viên còn kém, đa số sinh viên chưa biết cách thể hiện khả năng giao tiếp trong các
tình huống đối đáp, đặt câu hỏi còn chậm và chưa chuẩn xác. Để khắc phục tình hình
trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Tăng cường việc luyện âm cho sinh viên trong mỗi giờ học tiếng. Khi người học
phát âm chuẩn thì các kỹ năng (nghe, nói đọc, viết) của họ sẽ tốt.
- Tích cực sử dụng các thiết bị công nghệ cao vào việc dạy-học ngoại ngữ (tiếng
Nga).
- Định kỳ tổ chức các buổi dạ hội tiếng Nga (Вечер русского языка) nhằm mục
đích tạo ra môi trường giao tiếp để khuyến khích người học thực hành các kỹ
năng lời nói bằng tiếng Nga của mình.
- Chú trọng hoạt động kiểm tra và đánh giá các kiến thức ngôn ngữ và các kỹ
năng lời nói của sinh viên sao cho kịp thời nắm bắt được những thiếu hụt về kiến
thức và yếu kém về kỹ năng giao tiếp để kịp thời bổ xung và điều chỉnh cũng

như hoàn thiện nhằm tiến tới chuẩn.
- Chỉ cho sinh viên thấy rõ vai trò của việc tự kiểm tra đánh giá trong quá trình
học tập. Hướng dẫn họ cách thức thực hiện công việc này một cách thường
xuyên.
- Tăng cường việc giao bài tập về nhà để khuyến khích sinh viên tự học, tự luyện
tập và tự kiểm tra.
- Kiểm tra việc thực hiện các công việc mà sinh viên được yêu cầu phải hoàn
thành ngoài giờ học và giành một quĩ thời gian thích hợp cho việc sửa bài về nhà
hoặc các bài tập phân theo nhóm cho sinh viên.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008
152
- Theo dõi và ghi chép những ý kiến đánh giá về kết quả học tập của sinh viên
một cách đều đặn, lấy đó là căn cứ để đưa ra những nhận xét tổng kết định kỳ
hoặc cuối kỳ.
4. Kết luận
Thực hành giao tiếp là một dạng hoạt động của con người, cho nên để có được
những kỹ năng giao tiếp và hoàn thiện các kỹ năng này đạt tới mức tự động hóa cần
phải có các hoạt động luyện tập, tự kiểm tra và kiểm tra một cách thường xuyên thông
qua việc giải các loại hình bài tập. Bài tập vừa là phương thức để rèn luyện các kỹ xảo
thực hành ngữ liệu ngôn ngữ và kỹ năng lời nói, vừa là công cụ để kiểm tra đánh giá
mức độ nắm vững kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng thực hành lời nói trong quá trình dạy
và học ngoại ngữ nói chung, dạy và học tiếng Nga nói riêng.
Bài tập phải nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, phải có tính tương đồng với
tình huống giao tiếp. Bài tập phải được biên soạn phù hợp với từng ngữ liệu và từng giai
đoạn học tập cũng như mục đích kiểm tra đánh giá cụ thể. Bài tập cần được thực hiện
theo tình huống nhằm đáp ứng những nhu cầu, điều kiện giao tiếp.
Vì điều kiện có hạn nên trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ có thể minh
họa một số ví dụ cụ thể trên cơ sở trình bày vắn tắt các dạng câu hỏi và bài tập sử dụng
để dạy-học cũng như kiểm tra đánh giá các kỹ năng thực hành giao tiếp bằng tiếng Nga
của sinh viên chuyên ngữ giai đoạn đầu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1997), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm
tra và đánh giá thành quả học tập, Nhà xuất bản Giáo dục.
[2] Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ
GD&ĐT, Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
[3] Абитуриент-тест. Русский язык для иностарнцев. Типовой тест по русскому
языку для иностранцев, поступающих в вузв России / Л. П. Клобукова и др.
М., 1994.
[4] Аванесов В. С. Теоретические основы разработки заданий в тестовой форме.
Пособие. М., 1995.
[5] Бизнес-контакт: Тесты по русскому языку как иностранному для делового
общения / Под ред. Л. С. Журавлевой. М., 1996.
[6] Василенко Е. И., Добровольская В. В. Сборник методических задач по
русскому языку. М., 1990. (Библиотека преподавателя русского языка как
иностранного)
[7] Мельникова Л. В. Система упражнений в интенсивном курсе русского ызвка
как иностранного (начальный этап обучения) / / Русский язык за рубежом,
1977.

×