Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

luận văn:Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.8 KB, 45 trang )

Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


1





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



Đề tài: “ BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN XUYÊN QUỐC GIA”







Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


2



MỤC LỤC



Trang

Lời mở đầu 2
I. Bản chất và quá trình phát triển các tổ chức độc quyền 4
1. Tổ chức độc quyền xuyên quốc gia? 4
2. Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia 4
1. Bản chất và đặc trưng của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia7
II. Vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia 11
1. Thúc đẩy thương mại quốc tế 11
2.
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài 13

3.
Phát triển nguồn nhân lực 15

4.
Phát triển nghiên cứu, chuyển giao công nghệ 16

III. Hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam21
1. Đặc điểm hoạt động 21
2. Tác động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tới nền kinh
tế Việt Nam 23
3. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với hoạt động và thu hút các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam 27
Kết luận 32




Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


3





Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


4

LỜI MỞ ĐẦU

“Chủ nghĩa tư bản độc quyền- giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
Sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ thối nát là hai xu thế cùng song song
và tồn tại trong nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Xu thế phát triển nhanh chóng của được thể hiện ở chỗ: tốc độ phát tăng
trưởng thần kì của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, hiệu
quả lao động sản xuất được nâng cao một cách rõ rệt, sự phát triển không
ngừng của lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng như vũ bão của khoa học
công nghệ Làm cho thế giới trở thành ngôi nhà chung, các nước xích lại
gần nhau hơn nhằm tận dụng lợi thế của mình.
Và các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ra đời, nó là sản phẩm của quá
trình quốc tế hoá và là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất trong
điều kiện lực lượng sản xuất quốc tế hoá sâu rộng, các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia ngày càng gia tăng cả về chất lượng và số lượng . Ngày
nay, hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã thấm sâu vào

các lĩnh vực kinh tế và có ảnh hưởng sâu sắc về các mặt chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hoa.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình
quốc tế hoá sản xuất và sự tăng trưởng nền kinh tế. Sự phát triển của các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia đã ngày càng đáp ứng được đòi hỏi quốc tế
về sản xuất và tư bản
,
qua đó thúc đẩy toàn bộ quá trình quốc tế hóa đời
sống kinh tế thế giới. Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia làm cho quá
trình phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn trong từng ngành và giữa
các quốc gia với nhau.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia có vai trò quan trọng trong việc
phổ biến khoa học –kĩ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất lao động.
Thông qua các chi nhánh được lập ra ở các nước và khu vực, các tổ chức
độc quyền xuyên quốc gia có lợi thế trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


5

tài nguyên trên thế giới. Ngoài ra, do cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc
các tổ chức này phải coi trọng công tác nghiên cứu phát triển, không ngừng
đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là chủ thể chính của hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ khai thác các nguồn lực nhàn rỗi và
nguồn lực chưa được khai thác góp phần gia tăng năng lực sản xuất hiện
có. Ngoài ra, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia còn thúc đẩy sự phát
triển của thương mại quốc tế và làm cho các hoạt động thông tin, tài chính,
và ngân hàng ngày càng sôi động hơn.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh toàn cầu của các tổ chức độc quyền

xuyên quốc gia cũng làm tăng nhân tố không ổn định của nền kinh tế thế
giới.
Hoà cùng vào xu thế kinh tế chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
trở thành một nền kinh tế mở, mở cửa để nhìn ra thế giới, sẵn sàng làm bạn
với tất cả các nước trên thế giới, mở cửa để phát triển kinh tế đất nước, để
tiếp nhận các nguồn lực Vì vậy các nhà kinh tế tương lai của đất nước
phải có những kiến thức cơ bản, nền tảng tránh những lúng túng, bỡ ngỡ
khi hoà vào nền kinh tế thế giới. Chúng em- những sinh viên kinh tế khi
trước mắt chúng em mọi thứ còn đang rất mờ mờ tỏ tỏ, chưa rõ; mang
trong mình bản chất hiếu động thích khám phá, tìm hiểu cái mới. Đồng thời
với sự tò mò của riêng em và những kiến thức đã được tích luỹ trong
trường đại học em đã quyết định chọn đề tài:


Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên
quốc gia .


Bài viết của em còn nhiều thiếu sót do sự tích luỹ tri thức chưa được nhiều
đồng thời em còn chưa có những kinh nghiệm sâu sắc trong những bài viết
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


6

công phu. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy. Em xin trân trọng cảm
ơn.

Sinh viên
Trần Thuý Diệp-BH45A.












Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


7

I.BẢN CHẤT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC
ĐỘC QUYỀN XUYÊN QUỐC GIA:
1.Tổ chức độc quyền xuyên quốc gia:
Độc quyền là sự tập trung vào trong tay một số ít các xí nghiệp, các
công ti lớn những ưu thế và những quyền lực về kinh tế trên cơ sở đó họ có
những ưu thế về chính trị.
Tổ chức độc quyền là những liên minh giữa các nhà tư bản nắm phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nhất định trên cơ sở đó loại
trừ được cạnh tranh quy định giá cả độc quyền cao.
Tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là các tổ chức, các công ti tư bản độc
quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó. Chủ
tư bản ở một nước cụ thể nào đó có công ti mẹ đóng tại nước đó và thực
hiện kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách lập các công ti con.
Các công ti xuyên quốc gia là sản phẩm của quá trình quốc tế hóa và là

hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất (QHSX) trong điều kiện quốc
tế hóa sâu rộng.
Trên thế giới đã có hơn 60.000 công ti xuyên quốc gia thưj thụ với khoảng
hơn 500.000 chi nhánh nước ngoài có tổng doanh thu trên 10.000 tỉ USD.
Điển hình là một số tập đoàn như : Sony của Nhật với số vốn là hơn 46 tỉ
USD, tập đoàn Ford của Mỹ với 232 tỉ USD.
Ngày nay các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã chiếm được những vị
trí then chốt trong nền kinh tế thế giới : chúng kiểm soát 80% hoạt động
nghiên cứu, 60% buôn bán quốc tế, 40% sản lượng công nghiệp, 90% trong
lĩnh vực đầu tư nước ngoài Với tiềm lực to lớn, với hệ thống chi nhánh
trải rộng khắp thế giới, các công ti này đã gắn kết các bộ phận của nền kinh
tế thế giới đồng thời đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa nối kết nền kinh tế
các nước với nền kinh tế thế giới tạo ra những cơ hội để các nước phát triển
nền kinh tế của mình .
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


8

Mặt khác nó cũng mang nhiều hạn chế ,sự phát triển của các công ty xuyên
quốc gia lại làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển,
giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển

2.Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền xuyên
quốc gia :
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là thời kì bùng nổ của những phát minh
khoa học vĩ đại , lực lượng sản xuất phát triển đã đẩy nhanh quá trình tích
tụ và tập trung sản xuất của chủ nghĩa tư bản, hình thành nên những xí
nghiệp có quy mô lớn.
Tốc độ gia tăng nhanh chóng của các phát minh khoa học và sự ứng dụng

ngày càng rộng rãi những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã
tạo ra một sức sản xuất mới, xuất hiện những ngành mới : luyện kim, hóa
chất, điện máy móc ra đời đã làm thay thế bớt sức người và nâng cao
năng suất lao động : động cơ điezen, máy phát điện, máy tiện, máy phay,
ngoài ra các phương tiện vận tải mới : ôtô, tàu thủy, máy bay, đường sắt
nó dẫn đến năng suất lao động tăng, khả năng tích lũy tư bản lớn ngày càng
nhiều thúc đẩy sản xuất lớn .
Các cuộc khủng hoảng kinh tế làm phá sản của hàng loạt các công ti, xí
nghiệp, sự thâm nhập và thôn tính lẫn nhau dẫn tới sự đổi mới hàng loạt tư
bản cố định ngày càng hiện đại hơn đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung
sản xuất.
Do tác động của những quy luật kinh tế vốn có của chủ nghĩa tư bản: quy
luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy tư bản, quy luật cạnh tranh sản xuất
càng đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất .
Cuộc cạnh tranh giữa các nhà tư bản ngày càng quyết liệt hơn bao giờ hết
buộc họ phải tăng quy mô để thắng thế trong cạnh tranh . Mặt khác sự phát
triển của hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất bằng
các hình thức lập các công ti cổ phần.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


9

Khi tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra với tốc độ cao và trên quy mô rộng
lớn như vậy đã dẫn thẳng tới độc quyền đây là một quy luật phổ biến và
căn bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào thời kì này . Sở dĩ
như vậy là do:
Một số các xí nghiệp lớn bao giờ cũng dễ tìm thấy sự thỏa thuận với nhau
hơn các xí nghiệp nhỏ.
Quy mô to lớn hơn của các xí nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình cạnh tranh mặt

khác cũng đặt xí nghiệp muốn né tránh cạnh tranh, muốn né tránh đối đầu
tìm kiếm các giải pháp trong sự thỏa hiệp.
Chính vì vậy các xí nghiệp đi đến thỏa hiệp với nhau, kí kết với nhau
những hiệp ước mang tính chất độc quyền.
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa hình thức liên kết chủ yếu theo
chiều ngang: đó chính là sự liên kết các doanh nghiệp cùng ngành, tiến
thêm một bước nữa nó đã tổ chức thành các hình thức: Cac ten, Xanh đi ca,
Tơ rớt, Công soóc xi om, Công glô mê rat
Các ten: là hình thức tổ chức tư bản độc quyền mà các nhà tư bản tham gia
kí hiệp định thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng, về phân chia thị
trường còn các nhà tư bản tham gia hình thức này vẫn độc lập với nhau cả
về sản xuất và thương nghiệp .
Xanh-đi-ca: hình thức này cao hơn, ổn định hơn Các ten, nó có một ban
quản trị đứng ra đảm nhiệm việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm để
họ khống chế giá mua và giá bán. Như vậy các nhà tư bản đã mất độc lập
với nhau về thương nghiệp chỉ còn độc lập về sản xuất.
Tơ-rớt: được tổ chức giống như các công ti cổ phần. Tài sản của các xí
nghiệp tham gia được tập trung lại giao cho một ban quản trị chung thống
nhất quản lí, ban quản trị này thống nhất trong cả sản xuất và thương
nghiệp. Các thành viên tồn tại với tư cách là những cổ đông họ sẽ được
hưởng lợi nhuận căn cứ vào cổ phần mà họ đóng góp.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


10
Công-soóc-xi-om: là hình thức tổ chức độc quyền mang tính chất tổ chức
đa ngành, là một liên minh bao gồm nhiều ngành: hãng buôn, ngân hang,
công ti bảo hiêm trên cơ sở phụ thuộc tài chính vào một tập đoàn lớn
nhất, tất cả các tư bản đã tham gia vào Cac ten, Xanh đi ca, Tơ rớt vẫn có
thể gia nhập vào một Công sooc xi om .

Công-glô-mê-rat: cũng là một tập đoàn kinh doanh đa ngành được hình
thành trên cơ sở thôn tính sáp nhập nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác
nhau kết hợp lại với nhau thành một khối kinh tế đặt dưới sự kiểm soát và
quản lí chung của một công ti tư bản lớn nhất. Từ đó thành lập nên các
công ti đa quốc gia, xuyên quốc gia.
Cùng với sự xuất hiện độc quyền trong sản xuất thì quá trình độc quyền
trong ngân hàng, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất cũng diễn ra mạnh
mẽ :
- Số lượng các ngân hàng độc lập giảm xuống trong khi đó số chi
nhánh và số tiền gửi vào ngân hàng ngày càng tăng mạnh.
- Do tác động của cạnh tranh trong nội bộ ngành ngân hàng, các ngân
hàng nhỏ bị thôn tính hoặc sát nhập vào các ngân hàng lớn
Xuất hiện những ngân hàng khổng lồ, trên cơ sở những ngân hàng khổng lồ
đó các tổ chức độc quyền trong ngân hàng ra đời và nó giữ vai trò mới.
Ngoài vai trò truyền thống là nhận gửi tiền tệ, do được tích luỹ hầu hết tư
bản tiền tệ trong tay nên nên ngân hàng đã trở thành một tổ chức có thế lực
vạn năng được xem là trung tâm thần kinh chi phối toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, vì vậy cả ngân hàng và độc quyền trong công nghiệp đều muốn
thống lĩnh nền kinh tế, họ bắt tay nhau và quá trình thâm nhập lẫn nhau
giữa ngân hàng và công nghiệp làm xuất hiện tư bản tài chính. Từ sự xuất
hiện của tư bản tài chính kéo theo sự xuất hiện của bọn đầu sỏ tài chính đó
là những tư bản tài chính kếch sù nắm trong tay hầu hết của cải và thu
nhập quốc dân , thống trị các ngành kinh tế chủ yếu; có quyền lực kinh tế ắt
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


11
có quyền lực về mặt chính trị nên nó thống trị về mọi mặt của đời sống xã
hội .
Để hình thành nên các tổ chức độc quyền các công ti các xí nghiệp phải

liên doanh, liên kết với nhau, phải thôn tính, đồng hoá lẫn nhau nhằm tạo ra
sức mạnh to lớn cho mình nâng cao sức cạnh tranh, từ đó hình thành nên
những làn sóng sát nhập. Lần đầu tiên, vào cuối thế kỉ XIX, các xí nghiệp
hợp nhất với nhau theo chiều ngang để tạo thành công ti độc quyền. Tiếp
theo là vào những năm 20 của thế kỉ XX một làn sóng hợp nhất theo chiều
dọc diễn ra mạnh mẽ kéo theo nạn đầu cơ tiền tệ, đó chính là một trong
những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng 29-33. Lần thứ ba, vào nửa
cuối những năm 1960, sự sáp nhập hỗn hợp đã tạo thành những công ti
khổng lồ, nhưng khó quản lí nên hiệu quả không cao. Và lần sát nhập thứ
tư được bắt đầu từ nửa cuối những năm 1980- làn sóng sát nhập thôn tính
lẫn nhau giữa các công ti đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới và
nó mang những đặc điểm rất mới :
- Việc mua bán sát nhập không còn hãn hữu mà đang trở thành một xu
thế tất yếu, mạnh mẽ.
- Làn sóng sát nhập động chạm tới tất cả các ngành.
- Quy mô sát nhập của công ti lớn đã lên tới mấy chục tỉ USD.
- Việc mua bán, sát nhập đã hình thành nên các đế chế – công ti khổng
lồ trên khắp châu lục chiếm thị phần quan trọng trên thị trường thế giới.
Các công ti được thành lập từ việc sát nhập đều trở thành siêu độc quyền,
do đó về bản chất chúng cũng là độc quyền nhưng được nâng nên ở một
trình độ mới cao hơn.
Khi đã trở thành những tổ chức độc quyền xuyên quốc gia thì nó có ảnh
hưởng rất to lớn đối với nền kinh tế thế giới.

3. Bản chất và đặc trưng của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia:
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


12
Về bản chất khi chủ nghĩa tư bản bước lên một giai đoạn phát triển mới-

giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Thì quan hệ sản xuất của nó đã có
sự biến đổi hết sức to lớn về cả khía cạnh chủ sở hữu, đối tượng sở hữu,
hình thức sở hữu.
Chủ sở hữu không còn đơn thuần là chỉ một người sở hữu trong một công
ti, xí nghiệp, mà là có nhiều chủ cùng sở hữu. Nền sản xuất của các nước
của các nước tư bản ngày càng đòi hỏi phải mở rộng quy mô vượt ra khỏi
biên giới quốc gia. Quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền sản xuất đòi hỏi
phải có nguồn vốn khổng lồ, vượt ra khỏi khả năng của từng công ti, tập
đoàn. Quá trình cổ phần hoá, cùng với sự gia tăng của tương ứng của các
cổ đông làm cho giai cấp tư sản mất dần địa vị quyết định trong xã hội. Các
công ti lớn, các tập đoàn không chỉ dựa vào vốn của một ông chủ duy nhất
hay của một nhóm các ông chủ, mà phải dựa và sự đầu tư của rất nhiều
người; mặt khác, để thắng trong cạnh tranh, các tập đoàn không còn cách
lựa chọn nào khác là phải sử dụng vốn của nhiều người trong xã hội để đảm
bảo tối đa hoạt động đổi mới, hoàn thiện kĩ thuật công nghệ, sử dụng tốt
tiềm năng sáng tạo của người lao động
Trong quá trình đó, người công nhân hiện đại đã trở thành chủ sở hữu ( với
tư cách là cổ đông) và trở thành chủ thể sở hữu kinh tế. Do đó quan hệ sở
hữu trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ đã thay đổi, với việc
mở rộng các cổ đông, việc hình thành các cổ phiếu liên công ti, khả năng
vay vốn , làm xuất hiện xu thế phi cá thể hoá sở hữu tư nhân lớn. Từ những
năm 1990 trở đi xu thế này xuất hiện ngày càng mạnh, ở Nhật tỉ lệ cổ phiếu
của các liên công ti đã lên tới 72%, vốn tư nhân của các cổ đông trong công
ti trong tổng số vốn hoạt động cao nhất thường chiếm 19%, còn lại là số
vốn của các cổ đông còn lại hoặc có thêm một phần vốn đi vay. Xu thế này
đã biến các tổ hợp công ti lớn thành các chủ thể sở hữu liên kết kinh tế, hay
đúng hơn là tạo nên hình thức sở hữu hỗn hợp. Trong loại hình này, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công nhân cùng tham gia vào tập đoàn với tư
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.



13
cách là các vệ tinh, các chủ sở hữu về mặt kinh tế và địa vị của họ được
thực hiện theo chế độ “tham dự”.
Như vậy, trong các xí nghiệp , các công ti, tập đoàn và các siêu tập đoàn có
cả nhà tư bản lớn, nhà tư bản nhỏ, và công nhân cùng tham gia và là đồng
sở hữu với các tỉ lệ khác nhau. Việc người công nhân cùng sở hữu với nhà
tư bản là một xu hướng “dân chủ hoá về kinh tế” và đảm bảo sự dân chủ
hoá cho công nhân hơn trước, đồng thời cũng kích thích sự nhiệt tình trong
lao động hơn của công nhân và làm dịu mâu thuẫn giữa nhà tư bản với
công nhân.
Đối tượng sở hữu cũng có sự biến đổi. Đối tượng sở hữu không còn bị bó
hẹp trong việc sở hữu tư liệu sản xuất( sở hữu hiện vật) mà là sở hữu về
mặt giá trị (dưới nhiều hình thức như : vốn tự có, vốn cổ phần, vốn cho
vay, trí tuệ ), sở hữu trí tuệ, sở hữu các công trình khoa học, bằng phát
minh sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thông tin , các hình thức này ngày
càng trở nên quan trọng và mang tính quyết định đối với việc tăng trưởng
kinh tế.
Ngày nay khi nền kinh tế tri thức đang ngày càng đóng vai trò quan trọng,
thì sở hữu trí tuệ có vai trò đặc biệt quan trọng, vì chính trí tuệ là nguồn gốc
sinh ra của cải của xã hội. Sở dĩ nói được như vậy là vì lao động không chỉ
là lao động chân tay mà còn bao gồm cả lao động trí thức, lao động này tạo
ra sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhờ có sự tiến bộ này mà năng suất lao
động ngày càng cao khối lượng của cải tạo ra ngày càng nhiều, chất lượng
ngày càng tốt. Các nước tư bản luôn kích thích nhứng hoạt động nghiên
cứu, phát minh, sáng tạo công nghệ. Lợi nhuận siêu ngạch do áp dụng
những thành tựu của khoa học- công nghệ ngày càng lớn. Bây giờ lao động
trí óc trội hơn lao động chân tay, nội dung trí tuệ của sản phẩm trội hơn
hình thức vật chất của nó. Trong sản phẩm công nghiệp, hàm lượng chất
xám tăng cao, giá trị vật tư nguyên liệu giảm. Các ngành công nghiệp được

ưu tiên chủ yếu là những ngành công nghiệp mới, mang ưu thế của khoa
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


14
học công nghệ. Bí quyết công nghệ đã trở thành một cái gì đó tựa như tài
sản quốc gia, trong lĩnh vực cạnh tranh giữa các nước phát triển và một số
nước đang phát triển đều có chính sách công nghệ và chế độ bảo hộ sở hữu
trí tuệ.
Người công nhân hiện đại là những người đã qua đào tạo và thường xuyên
đào tạo lại, đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất hiện đại. Những người
công nhân này được tách ra và không tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất, đứng trên quá trình sản xuất trực tiếp, kết hợp các yếu tố của sản xuất
để tạo ra sản phẩm bằng cách điều khiển các thiết bị tự động, họ xử lí
chúng thông qua hàng loạt các thông số có quan hệ phức tạp và biến động
không ngừng. Kết quả của sản xuất không những phụ thuộc vào trình độ, tri
thức, tay nghề mà còn có cả thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm của
người công nhân nữa, sự nhiệt tình của người công nhân .
Đây chính là những biểu hiện của xu hướng xã hội hoá ngày càng cao của
quan hệ sở hữu, xã hội dân chủ hơn, phân phối lợi ích đã chú ý tới người
lao động và được coi là nguồn lực chủ yếu của sự phát triển xã hội. Sự điều
chỉnh này vừa để thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, vừa đảm bảo lợi
ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền, vừa là để làm dịu bớt những mâu
thuẫn căng thẳng xã hội.
Mặt khác, đối với các công ti xuyên quốc gia động cơ thông thường nhất
của việc đầu tư vào một nước nào đấy là tiếp cận nguồn tài nguyên thiên
nhiên, những dự án được thực hiện tài nguyên thiên nhiên được chuyên trở
về nước đầu tư. Các công ti có thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài để tiếp
cận được với thị trường trong nước, nhà đầu tư nước ngoài có thể quyết
định mở rộng sản xuất ra nước ngoài để tránh hàng rào thuế quan của nước

nhận đầu tư. Ngay từ đầu những năm 60 các công ti của Mĩ đã quyết định
đầu tư vào Philipin, Ấn độ để khai thác thị trường trong nước .
Một số động cơ khác khi đầu tư ra nước ngoài là để tận dụng lợi thế về giá
nhân tố sản xuất, đặc biệt là giá lao động rẻ. Sản phẩm trước tiên có thể
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


15
được sản xuát tại nước nhận đầu tư với chi phí thấp, sau đó được tái xuất
khẩu sang nước đầu tư hay xuất khẩu sang nước thứ ba. Hình thức đầu tư
này phục vụ cho việc mở rộng thương mại và tận dụng tốt những lợi thế
của nước nhận đầu tư.
Cuối cùng là tận dụng lợi thế của phân công lao động. Các công ti đa quốc
gia thường mở rộng các hoạt động của họ ra khỏi phạm vi một quốc gia,
bao gồm các hoạt động mang tính kĩ thuật cao như nghiên cứu và phát
triển, hoạt động thiết kế sản xuất .
Khi đã tận dụng được lợi thế cuả mình các công ti bắt đầu bành chướng thế
lực độc quyền, do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền
bắt đầu áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua và cao khi
bán. Các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và
thu lợi nhuận độc quyền cao. Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là
lao động của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động
không công của các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư
của nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất do thua thiệt trong cạnh tranh ,
Như vậy cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức của các nhà tư bản diễn ra rất
khốc liệt nó bao gồm :
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền,
các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí
nghiệp ngoài độc quyền.
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau

Một trong những đặc điểm quan trọng nữa của các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia là xuất khẩu tư bản nhằm thoả mãn khát vọng độc quyền
cao. Nó được thể hiện chủ yếu qua hình thức đầu tư trực tiếp FDI, đây là
hình thức lập ra ở nước ngoài hoặc mua lại những cơ sở sản xuất kinh
doanh nước ngoài hình thành nên những doanh nghiệp, công ti ở nước
ngoài gọi là hình thức đầu tư trực tiếp. Mục đích kinh tế của xuất khẩu tư
bản là đảm bảo lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền phát
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


16
triển thị trường. Còn mục đích chính trị của nó là mở rộng phạm vi ảnh
hưởng, duy trì các nước nhập khẩu tư bản trong sự lệ thuộc vào các nước
xuất khẩu tư bản.
Để tổ chức thành một hệ thống, một tập đoàn thì các công ti liên kết với
nhau theo chế độ tham dự, một tập đoàn tài chính lớn nhờ có số cổ phiếu
khống chế mà nắm được công ti lớn nhất với tư cách là công ti gốc (hay
công ti mẹ); công ti này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị được
các công ti khác gọi là các công ti con, công ti con đến lượt nó lại chi phối
các công ti chau cũng bằng cách như thế
Nhờ có chế độ tham dự và các phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu
móc xích như vậy, mà các tổ chức độc quyền có thể khống chế và điều tiết
được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Và cuối cùng đạt tới mục tiêu tối
đa hoá lợi nhuận trong các hoạt động của mình.

II. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN XUYÊN QUỐC
GIA:

1.Thúc đẩy thương mại thế giới :
Ngày nay, hoạt động của các công ti quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia

đã thấm sâu vào lĩnh vực kinh tế và có ảnh hưởng sâu sắc về các mặt chính
trị, kinh tế, xã hội và văn hoá.
Một trong những vai trò nổi bật của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
là thúc đẩy thương mại quốc tế. Thật vậy, tổng giá trị thương mại quốc tế
của các chi nhánh công ti xuyên quốc gia đã tăng 15% bình quân năm trong
giai đoạn từ 1995-2000. Phần lớn sản phẩm của các tổ chức xuyên quốc gia
tập trung vào hàng chế tạo và hướng nhập khẩu. Trong hơn thập kỉ qua, giá
trị thương mại của các chi nhánh của các tổ chức xuyên quốc gia đã tăng
nhanh chóng, đến giữa những năm 1990, giá trị thương mại của các chi
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


17
nhánh này ở nước ngoài đã lớn hơn giá trị nhập khẩu của khu vực Nam,
Đông và Đông Nam Á.
Theo số liệu của IMF, tổng khối lượng xuất nhập khẩu hàng hoá trên toàn
thế giới tăng gấp 3 lần từ năm 1980. Tổng giá trị thương mại quốc tế về
hàng hóa và dịch vụ năm 1997 đã đạt 6.700 tỉ USD, lớn hơn GNP của tất cả
nền kinh tế các nước Mỹ La Tinh và Châu Á kết hợp lại. Từ năm 1996 tăng
trưởng mậu dịch hàng hoá toàn cầu đã tăng 10% hàng năm. Trong thế giới
đang phát triển, tổng mậu dịch của cả Châu Á, Cận Đông và Mỹ La Tinh
đã vượt tỉ lệ tăng trưởng trung bình của thế giới
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về khối lượng, cơ cấu mặt hàng và phương
hướng địa lí của các luồng thương mại quốc tế cũng biến đổi mạnh trong
những thập kỉ vừa qua. Tỉ trọng hàng sơ chế giảm trong khi tỉ trọng hàng
chế tạo, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công nghệ trong
thương mại quốc tế tăng. Sự thay đổi cơ cấu mặt hàng trong thương mại
quốc tế phản ánh quá trình phân công lao động quốc tế theo chiều sâu. Các
lợi thế về tài nguyên và các sản phẩm dùng nhiều dùng lao động ngày càng
giảm, nhường chỗ cho các sản phẩm tinh chế. Sự thay đổi này đã gây ra

những bất lợi đối với các nước đang phát triển xuất khẩu hàng nguyên liệu
nông sản và nhập máy móc thiết bị , ảnh hưởng đến quan trọng đến sự thay
đổi phương hướng địa lí của luồng thương mại.
Một điểm nổi bật nữa là trong những năm gần đây là sự gia tăng mạnh mẽ
của thương mại dịch vụ bao gồm: vận tải, du lịch, viễn thông, bảo hiểm,
dịch vụ ngân hàng, và các dịch vụ nghề nghiệp khác. Trong năm 1995 đã
có 1200 tỉ USD dịch vụ được trao đổi giữa các nước, trong đó 30% số đó là
của các nước đang phát triển.
Tầm quan trọng của thị trường quốc tế là kết quả của quá trình tự do hoá
thương mại, đồng thời cũng là lực đẩy cho sự hình thành thị trường thế giới
thống nhất.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


18
Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra sự liên kết
giữa thương mại và đầu tư, các công ti mẹ thường đầu tư chuyển giao trực
tiếp công nghệ, nguyên liệu và dịch vụ cho các chi nhánh của mình ở các
nước.
Tuy nhiên trao đổi giữa các chi nhánh của các tổ chức xuyên quốc gia
thường đi cùng với giá chuyển giao, tức là giá cả không dựa trên cơ sở
quan hệ cung cầu mà là giá thoả thuận giữa các chi nhánh trong cùng một
tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Tình trạng này làm thiệt hại đến nước
chủ nhà. Đây là vấn đề mà đáng lưu ý nhất đối với các nước đang phát triển
hiện nay .
Mở rộng và phát triển các chi nhánh của các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia thông qua hoạt động FDI đã góp phần to lớn đối với việc thúc đẩy xuất
khẩu tư bản của các nước đang phát triển.

2. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài:

Hầu hết những hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các tổ chức độc quyền
xuyên quốc gia là hình thức đầu tư trực tiếp FDI. Đầu tư trực tiếp nhằm tận
dụng lợi thế của phân công lao động, nó đã trở thành yếu tố quan trọng
hàng đầu trong việc hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế và các tổ chức
độc quyền xuyên quốc gia chính là những người tạo dựng mạng lưới này.
Hệ thống phân công lao động quốc tế ngày nay không đơn thuần là sự phân
công giữa các quốc gia theo mô hình cổ điển được thực hiện thông qua
buôn bán quốc tế nữa. Với sự xuất hiện và mở rộng hoạt động của các tổ
chức xuyên quốc gia, quá trình sản xuất quốc tế được thực hiện trên phạm
vi toàn cầu. Một sản phẩm hoàn chỉnh không còn do một công ti duy nhất
sản xuất ra và một công ti không còn chỉ sản xuất một loại sản phẩm cho
thị trường. Sản xuất ở nước ngoài trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh
giá mức độ toàn cầu hoá của một công ti hoặc một quốc gia.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


19
Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua
các kênh của các tổ chức xuyên quốc gia. Với lợi thế của mình về nhiều
vốn, kĩ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn,
các tổ chức này luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi
nhuận trên phạm vi toàn cầu. Năm 1997, các chi nhánh của tổ chức xuyên
quốc gia với tổng tài sản trên 12,6 nghìn tỉ USD đã đầu tư ra nước ngoài
lượng FDI là 422 tỉ USD, và năm 1999 theo UNCTAD.FDI của thế giới là
644 tỉ USD trên phạm vi rộng hơn 100 quốc gia.
Năm 1996, nguồn FDI ra của thế giới là 346,8 tỉ USD, trongđó từ các nước
phát triển là 294,7 tỉ USD (chiếm khoảng 85%), Mĩ là nước đầu tư nhiều
nhất thế giới với 85 tỉ USD ( 1995 là 93 tỉ USD) chiếm khoảng 25% FDI
của thế giới. Nhiều nước Đông Nam Á và cả Trung Quốc cũng đầu tư ra
nước ngoài, nhưng với giá trị không lớn đạt 9,14 tỉ USD và 2,2 tỉ USD (

chiếm khoảng 2,6% và 0,63% lượng FDI ra thế giới).
Như vậy có thể thấy nguồn đầu tư chính ra nước ngoài là các nước phát
triển, trước hết là các nước G7 và một số nước Châu Âu, và các nước này
lại có công nghệ nguồn, do đó nguồn vốn FDI của chúng có ý nghĩa quan
trọng hơn.
FDI chiếm một tỉ lệ khá quan trọng trong GDP của các nước. Năm 1996, tỉ
trọng FDI vào và ra trong GDP của thế giới chiếm 10,6% và 10,8% đối với
các nước Đông, Nam, và Đông Nam Á tỉ trọng đó là 15,8% và 8,1%. Đối
với Việt Nam tỉ trọng FDI vào trong GDP rất lớn, chiếm 40,2%.
Xu hướng gia tăng việc sát nhập và thôn tính các công ti ngoai quốc của tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia, trong đó chủ yếu là Mỹ và Tây Âu, là một
trong những nguyên nhân gây quan trọng gây bùng nổ đầu tư nước ngoài
(giai đoạn 1995-1996) .
Các tổ chức xuyên quốc gia tác động mạnh đến động thái dòng vốn đầu tư
nước ngoài, nó tăng mạnh qua các năm và đạt đến con số 3,2 nghìn tỉ USD
vào năm 1996 . Hơn nữa cơ cấu dòng vốn đầu tư cũng có sự thay đổi lớn
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


20
do điều chỉnh chiến lược kinh doanh của các tổ chức xuyên quốc gia. Trong
những thập kỉ gần đây, các tổ chức xuyên quốc gia đã chuyển sang hoạt
động ở phạm vi rất rộng cả về tính chất kinh doanh và khu vực lãnh thổ.
Thêm vào đó, cùng với sự phát triển mạnh của thị trường tài chính quốc tế
đã thúc đẩy các hình thức đầu tư gián tiếp ngày càng tăng. Những ngành
nghề chế tạo với công nghệ hiện đại, các ngành tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm rất được chú trọng quan tâm.
Nhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào
các nước đang phát triển. Thật vậy, thống kê năm 1997 của công ti tài

chính quốc tế –IFC, dòng vốn FDI thực hiện bởi các tổ chức xuyên quốc
gia ở các nước đang phát triển tăng dần qua các năm trong gần ba thập kỉ
lại đây, đặc biệt tăng nhanh từ sau giữa thập kỉ 1980. Nếu trước những năm
1985, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển chỉ đạt trung bình
khoảng 6,5 tỉ USD và tăng 1,7% trên mỗi năm thì sau đó vốn đã tăng nhanh
từ mức gần 15 tỉ USD năm 1985 lên tới hơn 40 tỉ USD năm 1990 và tiếp
tục tăng tới khoảng 110 tỉ USD vào năm 1996 và 138,2 tỉ USD vào năm
1997. Những con số này đã nói lên tầm quan trọng của tổ chức xuyên quốc
gia đối với thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển trong thời gian qua.
Như vậy, qua các số liệu trên chứng tỏ rằng các tổ chức xuyên quốc gia đã
có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy lưu chuyển dòng FDI trên thế giới,
trong đó có vai trò đặc biệt vào các nước đang phát triển. FDI vài các nước
đang phát triển năm 1991 chiếm 26% FDI thế giới, các năm sau là:
1992:28%; 1993:33%; 1995:30%; 1996:40%.
Tuy nhiên, mức độ tác dụng tích cực của các tổ chức xuyên quốc gia đối
với thúc đẩy dòng FDI vào các nước đang phát triển phụ thuộc quan trọng
vào chính sách và môi trường thu hút tổ chức xuyên quốc gia của nước chủ
nhà.

Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


21
3. Phát triển nguồn nhân lực :
Tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tác động đến phát triển nguồn lao động
theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.
Cách trực tiếp là thông qua các dự án đầu tư, các tổ chức này đào tạo lực
lượng lao động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của dự án.
Cách gián tiếp là tạo ra cơ hội và động lực cho sự phát triển của lực lượng
lao động thông qua các hình thức như : liên kết kinh tế, cung cấp dịch

vụ, Ở các nước đang phát triển, các tác động này có vai trò rất to lớn đối
với phát triển nguồn lực lao động, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn kĩ thuật và quản lí. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao năng
suất lao động ở các nước này.
Không những tác động đến số lượng lao động, các tổ chức này tác động tới
cả chất lượng nguồn lao động ở các nước nhận đầu tư. Đó là lao động trí
thức ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh, nó được biểu hiện ở nhiều khía
cạnh: tăng về số lượng tuyệt đối, tăng về tỉ lệ trong tổng lao động, tăng ở
các lĩnh vực khác nhau ở cả sản xuất vật chất, tinh thần tới quản lí xã hội.
Minh chứng cho sự gia tăng về mặt số lượng chúng ta có thể tìm thấy trong
nhiều công trình nghiên cứu, điển hình là trong tác phẩm “ Các giai cấp
đang thay đổi” được xuất bản tại London 1993. Toàn bộ người lao động
được chia làm 10 nhóm bao gồm: các làng nghề truyền thống; lao động
không có tay nghề; quản lí; chuyên nghiệp; hành chính, văn phòng; bán
chuyên nghiệp; bán hàng; dịch vụ có tay nghề; lao động có tay nghề; dịch
vụ không có tay nghề.
Lao động của nhóm tri thức tiêu biểu là: quản lí; chuyên nghiệp; dịch vụ có
tay nghề, tất cả các nhóm ngành này đã có sự tăng đáng kể trong những
thập kỉ qua. Tỉ lệ của ba nhóm ngành này vào năm 1990 ở các quốc gia
được nghiên cứu là : Đức 9,8%; Mĩ 20,5%; Anh 25,3%;
Đối với sự gia tăng lao động tri thức ở các lĩnh vực thì biểu hiện đặc biệt
gây ấn tượng là sự gia tăng số lượng các nhà nghiên cứu khoa học trong
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


22
mọi lĩnh vực. Loại lao động phức tạp trước đây chỉ tập trung trong một số ít
nhà bác học và những người giúp việc cho họ thì nay nó đã trở thành loại
lao động phổ biến ở nhiều tổ chức chính phủ, ở vô vàn các công ti tư nhân,
tại các nước có trình độ cao cũng như các nước có trình độ thấp hơn. Ở Mĩ

cùng với đầu tư tăng số lượng cán bộ nghiên cứu cũng tăng mạnh. Nếu như
vào năm 1995 số bác học và kĩ sư dành cho công tác nghiên cứu ứng dụng
mới là 801.900 người thì tới năm 1996- sau một năm số người tăng tới
962.700 người.
Ngoài lĩnh vực nghiên cứu và quản lí, lao động tri thức còn tăng mạnh ở
trong chính các dây truyền sản xuất. Càng ở các dây truyền sản xuất hiện
đại và siêu hiện đại thì tỉ lệ lao động tri thức càng lớn.
Nhờ có các hoạt động trợ giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu
và đào tạo nghề, quản lí do các tổ chức xuyên quốc gia cung cấp và đồng
thời trang bị các thiết bị khoa học cho các trường đại học, viện nghiên cứu
mà hàng năm đã tạo được khoảng trên 45 triệu lao động có tri thức. Theo
ước tính tổ chức xuyên quốc gia đã tạo được khoảng 70 triệu lao động
trong mỗi năm ( con số này được tính cho những năm của thập kỉ chín
mươi), trong số đó có khoảng 2/3 số việc làm được tạo ra ở các nước phát
triển.
Nhìn chung, các tổ chức xuyên quốc gia thường tạo việc làm ở các ngành
công nghiệp và dịch vụ hơn là các ngành nông nghiệp và các ngành khác.
Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp ước tính chiếm khoảng 4/5
tổng số lao động được tạo ra bởi các tổ chức xuyên quốc gia. Điều này
phản ánh đặc điểm của các tổ chức xuyên quốc gia chủ yếu đầu tư vào các
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Nhiều việc làm gián tiếp, theo ước tính
chiếm khoảng một nửa tổng số việc làm được tạo ra bởi các chi nhánh của
các tổ chức xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển.
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


23
Số lượng việc làm được tạo ra một cách trực tiếp và gián tiếp, ước tính có
khoảng 150 triệu lao động, chiếm khoảng 3% lực lượng lao động của thế
giới do các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tạo ra.


4. Phát triển nghiên cứu, chuyển giao công nghệ:
Cạnh tranh sinh ra độc quyền nhưng độc quyền không thủ tiêu được cạnh
tranh đó là một quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Bước vào giai đoạn
độc quyền quy mô của cạnh tranh mở rộng, mức độ của cạnh tranh quyết
liệt. Cạnh tranh càng ác liệt càng buộc nhà tư bản không ngừng nghiên cứu
kĩ thuật- công nghệ mới, sử dụng kĩ thuật- công nghệ mới để làm các sản
phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Do đó
cạnh tranh vẫn là sức mạnh để thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, sau chiến
tranh các nước tư bản phát triển giải quyết tương đối tốt quan hệ giữa sản
xuất và tiêu dùng. Điều này có tác dụng không nhỏ trong việc thúc đẩy
khoa học – công nghệ chuyển hoá thành sức sản xuất xã hội tương đối
nhanh. Chính sách thu nhập và các biện pháp về phúc lợi, bảo hiểm xã hội
mà nhà nước tư bản phát triển sử dụng khiến cho khả năng tiêu dùng của
đông đảo nhân dân được nâng cao đáng kể, khiến cho đời sống vật chất và
văn hoá của họ được cải thiện tương đối nhiều. Điều đó đã làm dịu một
cách tương đối mâu thuẫn to lớn giữa nhà sản xuất và tiêu dùng trước đây,
mở rộng nhu cầu thị trường, từ đó cũng đẩy mạnh tiến bộ khoa học –công
nghệ nhanh chóng chuyển thành sức sản xuất xã hội nhờ cơ chế vận động
tương đối thuận từ khoa học công nghệ đi vào sản xuất, từ sản xuất đi vào
tiêu dùng. Ngày càng nhiều hàng tiêu dùng có hàm lượng khoa học công
nghệ mới được sử dụng rộng rãi trong các gia đình. Ví dụ như ở Nhật Bản
cứ 100 họ dân cố 112,3 chiếc xe hơi, 201,3 máy vô tuyến truyền hình màu,
126,5 gian phòng có máy điều hoà nhiệt độ, 131,2 máy ảnhm 119,4 tủ lạnh,
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.


24
64,7 máy điện thoại Cùng với đời sống được nâng cao, đời sống văn hóa

của họ cũng được cải thiện.
Khoa học công nghệ trở thành sức sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản cũng là
một biện pháp làm tăng giá trị. Để những thành quả của khoa học –công
nghệ có thể nhanh đem lại lợi ích thương nghiệp, việc nghiên cứu khoa
học-công nghệ và sản xuất công nghiệp ở các nước tư bản phát triển phải
kết hợp chặt chẽ với nhau. Các công ti độc quyền nói chung đều có bộ máy
nghiên cứu khoa học chuyên ngành kết hợp với chế tạo sản phẩm và kinh
doanh, hình thành mạng lưới tổ chức một cơ quan làm hai nhiệm vụ. Cơ
chế hoạt động kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển kĩ
thuật công nghệ và sản xuất tiêu thụ đã rút ngắn rất nhiều quá trình từ
nghiên cứu đến sản xuất, tăng nhanh việc chuyển hoá thành quả khoa học-
công nghệ thành sức sản xuất xã hội.
Để tiết kiệm giá thành và tăng nhanh việc triển khai khoa học –công nghệ,
các nước tư bản phát triển còn rất chú trọng việc nhập khoa học – công
nghệ tiên tiến của các nước, từ đó làm cho việc buôn bán kĩ thuật công
nghệ phát triển nhanh chóng. Nhập khẩu kĩ thuật công nghệ mới không
những thấy ngay hiệu quả, doanh lợi nhiều, mà còn lôi cuốn được các
ngành khoa học trong nước mình phát triển.
Việc chuyển hoá nhanh khoa học – công nghệ thành sức sản xuất xã hội
vừa đòi hỏi có một số lượng lớn những nhà khoa học, vừa đòi hỏi có một
đội ngũ đông đảo nhân viên kĩ thuật có trình độ tri thức tương đối cao và
những người lao động lành nghề. Điều đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục, bồi
dưỡng nhân tài phát triển tương ứng.
Ngày nay việc nghiên cứu khoa học – công nghệ đã ngày càng xã hội hoá.
Rất nhiều công trình nghiên cứu đòi hỏi ngày càng nhiều sức người, sức
của, và phải gánh chịu những rủi ro ngày càng lớn. Nhiều công trình nghiên
cứu vượt quá khả năng gánh vác của các nhà tư bản cá biệt, thậm chí của
các nhà tư bản độc quyền. Mối liên quan giữa các ngành khoa học –công
Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.



25
nghệ cũng ngày càng rộng rãi và chặt chẽ. Một phát hiện mới của một
ngành khoa học – công nghệ thường đòi hỏi sự phát triển tương ứng của rất
nhiều ngành có liên quan. Điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp mạnh mẽ.
Sự phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ở mức độ đã
đáp ứng được những đòi hỏi về mặt này của sự phát triển khoa học –công
nghệ hiện đại. Chỉ tính riêng về chi phí cho nghiên cứu, mỗi năm chính phủ
các nước tư bản bỏ ra xấp xỉ một nửa số kinh phí của toàn bộ kinh phí của
toàn bộ việc nghiên cứu cuả các nước này. Hơn nữa, số kinh phí đó phần
lớn tập trung vào các đề tài nghiên cứu tương đối lớn và cơ bản, nên tác
dụng thúc đẩy khoa học – công nghệ của nó càng mạnh mẽ.
Ngoài về phương diện kinh phí nghiên cứu khoa học – công nghệ, chính
phủ các nước tư bản này còn có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng nhân
tài để phát triển nghiên cứu khoa học. Một vấn đề then chốt của tiến bộ
khoa học – công nghệ hiện đại là phải có một loạt nhân tài khoa học kĩ
thuật phù hợp và có chất lượng cao, ngay cả những công nhân bình thường
cũng cần nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật mới có thể đáp ứng được yêu
cầu của nền kinh tế hiện đại. Điều đó khó mà dựa vào các nhà tư bản tư
nhân để giải quyết vấn đề bồi dưỡng nhân tài cho sự phát triển, chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước ngày nay có điều kiện và khả năng gánh vác
nhiệm vụ này. Các nước tư bản không chỉ dùng một số tiền bạc để phổ cập
giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục mà còn chi rất nhiều cho việc
tiếp tục giáo dục, giáo dục lại làm cho công nhân viên chức có thể học
hành liên tục, được đổi mới kiến thức, để có thể theo kịp bước đi của tiến
bộ khoa học kĩ thuật và thích ứng với những điều chỉnh của cơ cấu ngành
do tiến bộ khoa học- công nghệ mang lại. Việc đầu tư cho giáo dục ở các
nước tư bản ngày nay, thực tế không chỉ là đầu tư cho khoa học công nghệ,
quốc gia nào chiếm được vị thế có lợi trong việc bồi dưỡng và cạnh tranh
nhân tài, chắc chắn sẽ chiếm được ưu thế trên lĩnh vực khoa học- công

nghệ trong tương lai.

×