Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.29 KB, 35 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế khác nhau đều phải chuyển mình và thay đổi hoàn toàn để thích nghi
với môi trường và không ngừng đi lên. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải
đáp ứng được những đòi hỏi, những yêu cầu của thị trường đó là hoạt động kinh
doanh phải thu được lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đã trở thành mục tiêu và động lực cho sự
phát triển và tồn tại cho doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là đích cuối
cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều vươn tới.
Công ty Cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng là một doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại. Cũng như mọi doanh nghiệp Nhà
nước khác khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty đã gặp rất nhiều khó
khăn. Nhưng với sự cố gắng, quyết tâm của ban Giám đốc, cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên, công ty đã vượt qua những khó khăn, dần đi vào hoạt động ổn
định, có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên
được cải thiện rõ rệt và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước. Để
tiếp tục duy trì và nâng cao lợi nhuận, đòi hỏi công ty phải lập kế hoạch, định
hướng phát triển và đề ra các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện công ty và
thích ứng với thị trường.
Xuất phát từ tầm quan trọng vai trò to lớn của lợi nhuận trong hoạt động
kinh doanh, từ ý nghĩa to lớn của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân nói chung, qua thời gian thực
tập tại công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng em đã đi sâu
nghiên cứu tìm hiểu và mạnh dạn lựa chọn đề tài:"Lợi nhuận và một số biện
pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất
khẩu Hải Hưng” làm đề tài luận văn.
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận
trong nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận của công ty từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1 : Một số lí luận chung về lợi nhuận, các phương pháp xác
đinh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưỏng đến lợi nhuận.
Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện lợi nhuận tại
công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng.
Chương 3: Nhận xét đánh giá và một số biện pháp chủ yếu nhằm góp
phần làm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu
Hải Hưng.
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên luận văn của em chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo nhiệt tình
của các thày cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thày giáo tiến sĩ Trần Công Bảy và các
anh chị cô chú làm việc tại phòng kế toán của công ty cổ phần vật tư và giày dép
xuất khẩu Hải Hưng đã tạo điều kiện cho em để em hoàn thành luận văn này.
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN, CÁC
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN.
I.MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN:
1.Khái niệm, nguồn gốc về lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều đối tượng quan
tâm đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp và cũng từ đó đã tồn tại

nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận, xét trên các góc độ khác nhau ta có các
khái niệm khác nhau về lợi nhuận như sau:
Các nhà kinh tế học cổ điển trước K.Mark cho rằng:”Các phần trội lên nằm
trong giá bán so với chi phi sản xuất là lợi nhuận".
Theo Adam Smíth lợi nhuận là:”Khoản khấu trừ thứ hai" .
Còn theo David Ricardo:" Lợi nhuận là phần giá trị thừa ngoài tiền công".
K.Mark thì cho rằng: "giá trị thặng dư hay là lợi nhuận chính là phần dôi ra
ấy của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó; nghĩa là phần dôi ra của
tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được
trả công chứa đựng trong hàng hoá”.
Các nhà kinh tế học hiện đại như : PA Samuelson và WD Nordhus lại cho
rằng: "Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra,bằng tổng số thu trừ tổng số chi".
Hay nói cách khác: "Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập của một
doanh nghiệp và tổng chi phí".
Xét về mặt lượng, các định nghĩa đều thống nhất rằng: "Lợi nhuận là số
thu dôi ra so với chi phí đã bỏ ra".
Từ góc độ doanh nghiệp, có thể thấy rằng: "Lợi nhuận của doanh nghiệp là
khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
được doanh thu từ các hoạt động doanh nghiệp đưa lại”.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Nguồn gốc lợi nhuận cũng là một đề tài được nhiều nhà kinh tế học tranh cãi:
Chủ nghĩa trọng thương cho rằng : " Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực
lưu thông, lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là
sự lừa gạt".
Chủ nghĩa trọng nông khẳng định : " Nguồn gốc sự giàu có của xã hội lại là
thu nhập trong sản xuất nông nghiệp".
Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh mà đại diện là Adam Smiths lại cho

rằng: "Lợi nhuận trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo
hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản". Ông đã không thấy được sự khác nhau
giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư nên đã tuyên bố : "Lợi nhuận chỉ là những hình
thái khác nhau của giá trị thặng dư". Còn D. Ricardo lại không biết đến giá trị
thặng dư.
Kế thừa có chọn lọc các nhân tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ
điển, kết hợp với những phương pháp biện chứng duy vật, K Mark đã xây dựng
thành công lý luận về hàng hoá sức lao động. Cơ sở để xây dựng học thuyết giá
trị thặng dư, đi đến kết luận : "Giá trị thặng dư là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng
ra mang hình thái biến tướng là lợi nhuận".
Kinh tế học hiện đại dựa trên các quan điểm của các trường phái và sự phân
tích thực tế thì kết luận rằng nguồn gốc của lợi nhuận doanh nghiệp : " Thu nhập
mặc nhiên từ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư cho kinh doanh; phần
thưởng cho sư mạo hiểm sáng tạo đổi mới cho doanh nghiệp và thu nhập độc
quyền".
2.Ý nghĩa,vai trò của lợi nhuận:
2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các
doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế và với nhà nước. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả
kinh doanh cuối cùng của đơn vị. Nếu kinh doanh có lãi chứng tỏ doanh nghiệp
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
tổ chức kinh doanh hợp lý, cải tiến kĩ thuật, chất lượng sản phẩm tốt, giảm chi
phí, hạ giá thành, đầu tư đúng hướng. Điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp
củng cố uy tín gọi vốn kinh doanh đầu tư phát triển sản xuât tạo điều kiên tăng
thu nhâp cho cán bộ , và doanh nghiệp có cơ sở để tái sản xuất mở rộng sản xuất
kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân. ngược lại, nếu kinh doanh
thua lỗ sẽ làm giảm thu nhập người lao động, doanh nghiệp không duy trì được
sản xuất và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế quốc dân là điều khó tránh khỏi.

Nói tóm lại, lợi nhuận có tác động rất lớn đến quản lý kinh tế tài chính và chỉ đạo
sản xuất của đơn vị.
Thông qua kết quả kinh doanh, nhà nước nắm được hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở đơn vị . Từ đó có chính sách kinh tế hợp lý điều chỉnh các qui chế quản
lý, bổ sung các chính sách xã hội có liên quan đồng thời nhà nước cũng xem xét
các nguồn thu (nộp ngân sách, tính khấu hao tài sản cố định, thu các loại thuế
hợp lý.
Đối với tổ chức kinh tế các đối tượng liên quan (như ngân hàng, chủ nợ,
ngưòi cung ứng, khách hàng, cổ đông...) là những đối tượng quan tâm đến lợi
nhuận của doanh nghiệp bởi lẽ đó chính là cơ sở, là căn cứ để đảm bảo cho việc
thanh toán công nợ và quan hệ khác trong cung cấp nguyên liệu, hợp đồng kinh
tế.
2.2 Vai trò của lợi nhuận.
Lợi nhuận có vai trò quan trọng đôí với cả doanh nghiệp và xã hội.
• Đối với doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều nhằm
vào mục tiêu bao trùm, lâu dài đó là tối đa hoá lợi nhuận.
Lợi nhuận là mục tiêu là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh, là động
lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn
lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất. Để được
cung cấp hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thị trường các nhà doanh
nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Chi phí đó có thể là tiền thuê đất
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
đai, thuê lao động, tiền vốn... trong quá trình kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá. Ngoài việc mong muốn giá cả mà hàng hoá họ tiêu thụ ít nhất cũng bù
đắp được chi phí đã bỏ ra mà họ còn mong muốn có phần "dôi ra" để mở rộng sản
xuất, trả cổ tức... như vậy suy cho cùng họ muốn có lợi nhuận. Nếu không có yếu
tố này họ sẽ không sẵn sàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Do vậy lợi nhuận là

động lực thôi thúc các doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.
Cơ chế quản lý mới đã xoá bỏ bao cấp của nhà nước, các doanh nghiệp tự
chủ về tài chính, phải chủ động tìm nguồn tài nguyên cho mọi nhu cầu sản xuất
của đơn vị, lợi nhuận không những trở thành mục đích thiết thực mà còn là động
lực trực tiếp mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không có lợi nhuận
doanh nghiệp sẽ không mở rộng được qui mô sản xuất, không có điều kiện để
thay đổi công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện đời sống công
nhân viên ... từ đó sản phẩm bán ra không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
giá thành cao dẫn đến thất bại trong cạnh tranh về lâu dài có thể dẫn tới phá sản.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động sản xuất nâng cao
năng suất lao động. Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục,
có hiệu quả, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí... các doanh nghiệp phải
quan tâm đến người lao động thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng.
Nguồn cơ bản để doanh nghiệp thực hiện chính sách đối với người lao động là lợi
nhuận. Lợi nhuận là nguồn để trích lập các quĩ khen thưởng phúc lợi... từ đó
doanh nghiệp có thể giải quyết từng bước nhu cầu vật chất tinh thần cho cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp nhằm khuyến khích người lao động tạo động
lực cho sản xuất kinh doanh phát triển .
• Đối với xã hội
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản quyết định sự thành bại của thị
trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất của
nền kinh tế. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp do đó nó phản ánh hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Nền kinh tế
phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, tài chính, đầu tư...
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh có lãi và nó tác động trở lại

thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, lợi nhuận có mối quan hệ với các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật khác như chỉ tiêu về đầu tư sản xuất, chi phí, giá thành. Lợi
nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn
có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Lợi nhuận của doanh nghiệp một phần sẽ được
chuyển vào ngân sách nhà nước thông qua các sắc thuế. Đây là cơ sở để tiến hành
tái sản xuất mở rộng, củng cố tiềm lực quốc phòng duy trì bộ máy quản lý hành
chính, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân.
Qua việc nghiên cứu trên ta thấy lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng
trưởng và phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ xã hội, doanh nghiệp muốn
tăng trưởng, mở rộng sản xuất phải có tích luỹ, tức là phải có nhiều lợi nhuận,
nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi sẽ đưa nền kinh tế ngày càng tăng
trưởng.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay để thích nghi với giai đoạn mới
của nền kinh tế, nhà nước đã ban hành chính sách tài chính mới nhằm từng bước
cải thiện môi trường kinh doanh buộc các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh
doanh theo cơ chế thị trường lấy thu bù chi và có lãi. Qua thực tiễn cho thấy đã
có nhiều doanh nghiệp nhà nước rất năng động linh hoạt thích nghi với môi
trường kinh doanh mới các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc tìm kiếm lợi
nhuận siêu ngạch lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Kết quả là các doanh
nghiệp này đã phát triển mạnh, đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
Tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp nhà nước còn rất lúng túng chậm thích
nghi với cơ chế thị trường, vẫn còn mang phong cách kinh doanh cũ, tâm lý ỷ lại
trông chờ nhà nước dẫn tới kết quả làm ăn kém hiệu quả lợi nhuận thu được thấp,
thậm chí thua lỗ kéo dài dẫn tới phải ngừng sản xuất kinh doanh, giải thể doanh
nghiệp gây tác động tiêu cực cho xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, nâng cao lợi nhuận không chỉ là mục tiêu hàng
đầu mà còn là điều kiện quyết định sự tồn tại phát triển của các doanh nghiệp
đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước.
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
II.CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU
TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN Ở
DOANH NGHIỆP:
1. Phương pháp xác định.
1.1 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bao gồm :
Hoạt động sản xuất kinh doanh : Là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của các nghành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất
kinh doanh phụ.
Hoạt động tài chính: Là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn
hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời như đầu tư chứng khoán cho thuê tài sản kinh
doanh bất động sản mua bán ngọai tệ...
Hoạt động khác: Là hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính
trước hoặc có dự tính nhưng ít khả năng thực hiện như giải quyết các vấn đề xử
lý tài sản thừa, thiếu chưa rõ nguyên nhân...
Lợi nhuận của doanh nghiệp thường được cấu thành từ ba bộ phận sau:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động khác.
Tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận có sự khác nhau
giữa các doanh nghiệp do các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng như môi
trường kinh tế khác nhau.
1.2 Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp
Lợi nhuận doanh nghiệp = lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh + lợi
nhuận hoạt động tài chính + lợi nhuận hoạt động khác.
Xác định lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp.
a.Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đây là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ
của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ trong doanh
nghiệp.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = doanh thu thuần - giá thành toàn bộ.
Doanh thu thuần là số chênh lệnh giữa tổng doanh thu với các khoản giảm
giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu của số hàng hoá bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ
Tổng doanh thu có ý nghĩa với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó đảm bảo
trang trải các khoản chi phí, thực hiện tái sản xuất và các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Các khoản giảm trừ bao gồm:
* Chiết khấu bán hàng: Là số tiền thưởng tính trên tổng doanh thu trả cho
khách hàng do đã thanh toán tiền hàng trước thời hạn qui định.
* Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn
hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm
chất, không đúng qui cách giao hàng không đúng thời hạn... ( do chủ quan của
doanh nghiệp). Khoản giảm giá còn bao gồm khoản thưởng cho khách hàng do
mua một khối lượng lớn hàng hoá .
* Hàng bán bị trả lại: Là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người
mua từ chối trả lại do người bán không thực hiện đúng hợp đồng đã kí kết.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu: Là các loại thuế theo luật định, áp
dụng cho các loại hàng thuộc phạm chịu thuế tiêu đăc biệt và các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng hoá.
Như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh được xác định
bằng công thức:
LNKD = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng- Chi phí quản
lý doanh nghiệp
Hay:
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG

9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Lợi nhuận từ kinh doanh = Lãi gộp - Chi phí bán hàng- Chi phí quản lý doanh
nghiệp.
b) Xác định lợi nhuận hoạt động tài chính:
Là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động
tài chính.
Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính - Chi
phí hoạt động tài chính
Trong đó:
Thu nhập hoạt động tài chính: Là khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính
hoặc kinh doanh về vốn đưa lại gồm: Thu về hoạt động góp vốn tham gia liên
doanh, thu nhập hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán dài hạn và ngắn hạn, thu
nhập về cho thuê tài sản, thu nhập về các hoạt động kinh doanh khác như bất
động sản, thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay vốn, hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu
tư dài hạn và ngắn hạn..
Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí cho các hoạt động đầu
tư tài chính và các chi phí liên quan hoạt động về vốn gồm: Chi phí về liên doanh
không tính vào giá trị vốn góp, lỗ liên doanh,lỗ do bán chứng khoán, chi phí đầu
tư tài chính, chi phí liên quan đến vay vốn, chi phí liên quan đến mua bán ngoại
tệ, lỗ do bán ngoại tệ, chi phí khấu hao TSCĐ thuê tài chính, giá trị gốc của bất
động sản, dự phòng giảm giá đầu tư...
c. Xác định lợi nhuận khác:
Là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí hoạt động khác.
Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác - Chi phí hoạt động
khác.
Thu nhập hoạt động khác: còn gọi là thu nhập đặc biệt là những khoản
thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc những khoản thu bất thường
không xảy ra môt cách đều đặn và thường xuyên. Những khoản thu nhập có thể
do chủ quản của doanh nghiệp hay khách hàng đưa đến gồm: thu về nhượng bán,

thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
xử lý xoá sổ, thu các khoản nợ không xác định được chủ, các khoản thu nhập
kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay lãng quên chưa ghi sổ kế toán năm nay,
mới phát hiện ra, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các khoản thu
khó đòi, giá trị hàng bán bị trả lại của năm trước quá lớn không thể trừ vào doanh
thu của năm sau.
Chi phí khác: là những khoản lỗ do các nghiệp vụ riêng biệt với những
hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Những khoản chi phí bất thường có
thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đưa tới gồm: giá trị còn lại của
TSCĐ khi thanh lý nhượng bán, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy
nộp thuế., các khoản chi phí kế toán ghi nhầm hay sai sót khi vào sổ chênh lệch
phải thu khó đòi hoặc dự phòng phải thu khó đòi (không đủ) hoặc khoản thu khó
đòi mất chắc chắn mà chưa lập dự phòng, số tiền trả lại khách hàng do số hàng
bán bị trả lại của năm trước quá lớn không thể trừ vào doanh thu của năm sau.
Xác định lợi nhuận theo phương pháp trung gian:
Doanh thu bán hàng,cung cấp dịch vụ Hoạt động tài
chính
Hoạt động khác
Các khoản
giảm trừ
Doanh thu thuần
Doanh
thu hoạt
động
tài
chính
Chi phí

hoạt
động
tài
chính
Giá
vốn
hàng
bán
Lợi nhuận
gộp hoạt động
kinh doanh
Doanh
thu hoạt
động
khác
Chi phí
hoạt
động
khác
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Lợi nhuận hoạt
động tài chính
Lợi nhuận hoạt
động kinh doanh.
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước thuế của DN
Thuế thu nhập Lợi nhuận sau thuế
2. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta cần xác định tỷ lệ về khả năng
sinh lời( tỷ suất lợi nhuận). Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu
quả kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận cao cho ta
thấy hiệu quả kinh tế cao của kinh doanh và ngược lại.Hơn nữa tỷ suất lợi nhuận
cho thấy rõ 2 mặt, một mặt là tổng số lợi nhuận đã tạo ra do các hoạt động mang
lại cao hay thấp; hai là số lợi nhuận tạo ra do các tác động của chi phí cao hay
thấp .Do yêu cầu nghiên cứu phân tích và đánh giá khác nhau của từng doanh
nghiệp mà có phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận khác nhau:
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:Là quan hệ giữa lợi nhuận tiêu
thụ và doanh thu bán hàng trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế (hoặc trước thuế)
doanh thu = ---------------------------------------------- * 100
Doanh thu thuần
Ý nghĩa : nói lên 1 đồng doanh thu tạo nên bao nhiêu đồng lợi nhuận . Tỷ suất
này càng cao càng tốt.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD bình quân:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế(hoặc truớc thuế)
vốn kinh doanh = ---------------------------------------------- *100
bình quân Vốn kinh doanh bình quân
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ý nghĩa : nói lên 1 đồng kinh doanh tạo nên bao nhiêu đồng lợi nhuận . Tỷ suất
này càng cao càng tốt.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế(hoặc trước thuế)
Vốn chủ sở hữu = ------------------------------------------ *100
Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa : nói lên 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận .
 Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh:Là mối quan hệ giữa

lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau thuế
trên = ------------------------------------------------- *100
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tham gia tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng hay là đưa lại bao đồng lãi thực.
 Lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân .
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế ( hoặc trước thuế )
vốn lưu động = ----------------------------------------------- *100
bình quân Vốn lưu động bình quân
Ý nghĩa : nói lên 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng vốn lợi nhuận .
 Lợi nhuận trên vốn cố định bình quân:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế ( hoặc trước thuế)
vốn cố định = ---------------------------------------------- *100
bình quân Vốn cố định bình quân
Ý nghĩa :nói lên 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong 1 kỳ
kinh doanh.
 Lợi nhuận trên giá thành sản xuất (hay giá thành toàn bộ):
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế (hoặc trước thuế)
Giá thành sản xuất = ----------------------------------------------- *100
(Giá thành toàn bộ) Giá thành sản xuất (Giá thành toàn bộ)
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ý nghĩa : tỷ suất này phản ánh hiệu quả kinh tế của các chi phí bỏ ra.
MSV: 04D03757 ĐINH THỊ NAM PHƯƠNG
14

×