LỜI MỞ ĐẦU
Sau thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường đại học, mỗi sinh viên
đều được trang bị những kiến thức khá đầy đủ và cần thiết về lĩnh vực nghiên
cứu. Là sinh viên khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, những vẫn chưa có
nhiều cơ hội để đem những kiến thức đã học tại trường đại học ứng dụng vào
công việc thực tế.
Được sự cho phép của Nhà trường, Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Đông Đô, qua một thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu và
quan sát nhiều hoạt động của các phòng ban, cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo của
TH.S. Nguyễn Thị Thanh Hà cũng như cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Báo cáo tổng hợp của em gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi
nhánh Đông Đô.
Phần II: Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Đông Đô trong 5 năm gần đây.
Phần III: Đánh giá hoạt động và phương hướng phát triển của chi nhánh
Ngân hàng BIDV Đông Đô
Vì còn rất nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế
nên báo cáo này không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự
góp ý, nhận xét của các thầy cô trong khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế để
em hoàn thành báo cáo này.
1
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM VÀ CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Invesment and Development of Viet
Nam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp A, Tòa nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 042200422
Fax: 042200399
Website: www.bidv.com.vn
Email:
1.1. Quá trình hình thành, phát triển và những thành tựu tiêu biểu của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng
thương mại lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là
doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình
Tổng công ty Nhà nước.
Bên cạnh việc huy động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương
mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
Ngân hàng và phi Ngân hàng, làm Ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các
nguồn vốn, các tổ chức kinh tế…BIDV luôn khẳng định là Ngân hàng chủ lực
phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
2
cho các thành phần kinh tế; là Ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các
dự án trọng điểm.
Thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam
Ngày 26/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
− Thời kỳ 1957 – 1980
Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam ( Trực thuộc Bộ Tài
Chính) tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành
lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ. Quy
mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng
Kiến Thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
− Thời kỳ 1981 – 1989
Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam theo quyết định số 259-CP của hội đồng Chính Phủ. Nhiệm vụ chủ yếu
là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực
của nền kinh tế thuộc kế hoạch Nhà nước.
− Thời kỳ 1990 – 2008
+ 1990 – 1994: Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển theo quyết định số 401 –
CT của Chủ tịch Hội động Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
3
+ 1995-1996: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi căn bản của BIDV: được
phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một Ngân hàng thương mại, phục vụ
chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước.
+ 1997-2008: Được ghi nhận là thời kỳ chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng
đất nước; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của
BIDV.
1.1.2. Những thành tựu tiêu biểu qua các giai đoạn phát triển
− Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)
+ Giai đoạn 1957-1960: Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực
hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn
phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ
nghĩa xã hội. Ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản
lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, nhiều công trình lớn đã được xây dựng
nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng như: Hệ thống nông Bắc
Hưng Hải, Nhà máy xi măng Hải Phòng…
+ Giai đoạn 1960-1965: Ngân hàng cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết
những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc
kế dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền kinh tế miền Bắc.
Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như Khu gang thép
Thái Nguyên, thuỷ điện Thác Bà, phân lân Văn Điển…
+ Giai đoạn 1965-1975: Ngân hàng cùng với nhân dân cả nước thực hiện
nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công
trình phòng không. Sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan
trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao
thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.
4
+ Giai đoạn 1975-1980: Cùng nhân dân cả nước khôi phục hàn gắn vết
thương chiến tranh, tiếp quản và xây dựng các cơ sở kinh tế ở Miền Nam
− Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)
Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng
trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản,
nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên
và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung
ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản
không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được
mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm
bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị
xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản
xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã
từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng
định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước
chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung
và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng
chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Những đóng góp của Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả về
tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định
đã hình thành trong nền kinh tế .
Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình
to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong
lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng
5
Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch,
nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,...
− Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 2008)
+ Giai đoạn 1991-2000: Thực hịên đường lối đổi mới
Tự lo vốn để đầu tư phát triển: BIDV đã chủ động sáng tạo đi đầu trong
việc áp dụng các hình thức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Nhờ việc
đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức nên vốn của BIDV huy động
được dành cho đầu tư và phát triển ngày càng tăng.
Hoàn thiện các nhiệm vụ đặc biệt: BIDV phối hợp với Ngân hàng Ngoại
thương Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào- Việt với
mục tiêu góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, hỗ trợ quan hệ thương
mại cho các doanh nghiệp hai nước. Năm 1998 thực hiện chỉ thị của Chính
phủ và Thống đốc NHNN về việc sử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi
nợ vay của NHTMCP Nam Đô, ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được
thành lập và tích cực thu hồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam
Đô
Xây dựng ngành vững mạnh: Từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ
khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập
chia tách, BIDV đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn
thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm đổi mới và nhất là từ năm 1996 tới nay
cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạt động đã phát triển mạnh mẽ.
+ Giai đoạn 2000-2008: Đổi mới và hội nhập
Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao: đến
30/06/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt một quy mô
hoạt động của NHĐT & PTVN tăng gấp 10 lần so với năm 1995.
6
Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV đã tích cực chuyển
dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng
doanh nghiệp nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ; Tiếp tục mở rộng quan hệ đối
ngoại; Bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang thị trường mới. Liên tục được
các Ngân hàng lớn trên thế giới trao tặng chứng nhận chất lượng thanh toán
qua SWIFT tốt nhất của Citibank, HSBC, Bank of NewYork…
Chuẩn bị tốt các tiền đề cho cổ phần hoá: BIDV chủ động xây dựng đề
án cổ phần hoá, trình và được Chính phủ chấp nhận. Nỗ lực nâng cao năng
lực tài chính bằng việc phát hành 3.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2;
minh bạch hoá hoạt động kinh doanh với việc thực hiện và công bố kết quả
kiểm toán quốc tế.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình tập đoàn:
được sự chấp nhận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình thành
tập đoàn tài chính với 4 trụ cột Ngân hàng - Bảo hiểm- Chứng khoán- Đầu
tư tài chính trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Từ ngày đầu thành lập, bộ máy tổ chức của Ngân hàng mới chỉ có 8 chi nhánh
với trên 200 cán bộ công nhân viên. Năm 1990 có 45 chi nhánh với 2000 cán
bộ nhân viên. Đến nay, một mô hình tổng công ty đã được hình thành, theo 5
khối:
− Ngân hàng thương mại nhà nước: với 81 chi nhánh cấp 1, sở giao dịch tại
tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.
7
− Khối công ty gồm 4 công ty độc lập: Công ty chứng khoán, công ty cho
thuê tài chính 1, công ty cho thuê tài chính 2, công ty quản lý nợ và khai thác
tài sản.
− Khối liên doanh gồm: Ngân hàng liên doanh VID- Public, Ngân hàng liên
doanh Lào- Việt, công ty liên doanh bảo hiểm Việt- Úc.
− Khối đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm công nghệ thông tin và trung tâm
đào tạo.
− Khối đầu tư
1.2. Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Đông Đô
Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh BIDV Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao
dịch 2 tại 14 Láng Hạ, đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số
191/QĐ- HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội Đồng Quản Trị BIDV Việt Nam,
là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV chú
trọng triển khai nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, lấy phát tiển dịch vụ và đem lại
tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động mô hình giao dịch một cửa
với quy trình nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng
dự án hiện đại hoá Ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Việc thành lập chi nhánh BIDV Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện
chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững
chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát
triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả
an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm
nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng.
8
Những ngày đầu mới thành lập, chi nhánh BIDV Đông Đô phải đối mặt với
rất nhiều những khó khăn như trụ sở chính chi nhánh được đặt trên địa bàn có
hơn 10 tổ chức tín dụng lớn, lượng khách ít, cán bộ nhân viên trẻ thiếu kinh
nghiệm. Những chỉ sau 2 năm, với sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ
nhân viên, chi nhánh đã trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh
doanh có hiệu quả tiêu biểu của hệ thống. Năm 2005 chi nhánh Đông Đô
BIDV Việt Nam khen thưởng là một trong những chi nhánh đứng đầu toàn hệ
thống trong công tác huy động vốn. Riêng 6 tháng đầu năm 2006, lượng vốn
huy động của toàn chi nhánh đạt gần 1.690 tỷ đồng, dư nợ đạt gần 1.100 tỷ
đồng, tỷ lệ nợ quá hạn đạt thấp dưới 1%, không có nợ khó thu, thu dịch vụ đạt
80% so với cả năm 2005. Kết quả đó là sự nỗ lực, cố gắng đáng ghi nhận của
ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên.
1.2.2. Các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh
1.2.2.1. Huy động vốn
+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư;
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như tiết
kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng,
tiết kiệm tích luỹ;
+ Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.
Cho vay, đầu tư
+ Cho vay ngằn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức
kinh tế và dân cư;
+ Tài trợ xuất nhập khẩu: chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất;
9
+ Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn
vốn dài;
+ Cho vay, tài trợ, uỷ thác theo chương trình của các tổ chức quốc tế, tổ chức
phi chính phủ, các hiệp định tín dụng khung;
+ Thấu chi, cho vay tiêu dùng
+ Hùn vốn liên doanh liên kêt với các tổ chức tín dụng và các định chế tài
chính trong nước và quốc tế;
+ Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Thanh toán và tài trợ thương mại
+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh
toán thư tín dụng nhập khẩu;
+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp
nhận hối phiếu (D/A);
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế;
Chuyển tiền nhanh Western Union;
Thanh toán uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, sec;
Chi trả kiều hối.
Ngân quỹ
+ Mua bán ngoại tệ;
+ Mua bán các chứng từ có giá ( trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,
thương phiếu);
+ Thu, chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ
10
PGD
1,2,4
,5
P.
Quản
lý tín
dụng
1
QTK
&
ĐGD
+ Cho thuê két sắt; cất giữ, bảo quản vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ có giá.
Hoạt động khác
+ Khai thác Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ;
+ Tư vấn đầu tư và tài chính;
+ Cho thuê tài chính;
+ Môi giới, bảo lãnh, phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký
chứng khoán;
Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và
khai thác tài sản
1.2.3. Mô hình tổ chức
Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô thực hiện điều hành theo
chế độ một thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đứng đầu
chi nhánh là giám đốc, thực hiện quản lý và quyết định những vấn đề cán bộ
trong bộ máy theo phân công uỷ quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô có 1 Giám đốc và 3 phó
Giám đốc với nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt hoạt
động của chi nhánh theo sự phân công của giám đốc.
Bên dưới Giám đốc và Phó giám đốc được chia thành các phòng chức năng
riêng do một trưởng phòng điều hành và có một phó phòng giúp việc, chịu
trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.
11
PGD
1,2,4
,5
P.
Quản
lý tín
dụng
1
QTK
&
ĐGD
Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy BIDV Đông Đô
1.2.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối trực tiếp kinh
doanh
Phòng dịch vụ khách hàng
− Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng
12
Giám Đốc
PGĐ 1 PGĐ 2
P. Kế
hoạch
tổng
hợp
nguồn
vốn
P. Tổ
chức
hành
chính
QL
&DV
kho
quỹ
PGD
1,2,4
,5
P.
Quản
lý tín
dụng
1
P.
Quản
lý rủi
ro
Tổ
điệ
n
toá
n
P.
Dịch
vụ
khách
hàng
P. Tài
chính
kế
toán
Than
h
toán
quốc
tế
PGĐ 2
QTK
&
ĐGD
Quan
hệ
khác
h
hàng
1
Quan
hệ
khác
h
hàng
2