Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Lý luận, thực trạng, giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.72 KB, 16 trang )

A – LỜI MỞ ĐẦU
Sau hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đã
vượt qua được khủng hoảng, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan
trọng trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh
tế tăng trưởng nhanh, chính trị ổn định, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn và công nghệ,
phát huy nội lực đất nước, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, bộ mặt
kinh tế thay đổi từng ngày, đời sống đại bộ phận nhân dân đã cải thiện rõ nét
so với trước.
Trong quá trình đổi mới, một trong những vấn đề tư duy cốt lõi thuộc
về đường lối là việc cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà
xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt, quan trọng nhất. Thực chất của quá trình
chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là quá
trình kết hợp giữa nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp sang
nền kinh tế hàng hoá tiến tới nền kinh tế thị trường và quá trình chuyển cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước.
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đại hội VII đã
xác định, đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan. Do
vậy từ Đại hội VIII đến nay, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở
hữu…
Trên cơ sở nghiên cứu những học thuyết về vai trò kinh tế của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường và tham khảo tài liệu sách báo, với những
thành tựu đạt đã đạt được của công cụ đổi mới, em đã chọn đề tài: “Xây
dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Lý luận, thực
1
trạng, giải pháp” . Đồng thời đề tài này cũng giúp em hiểu và thấy được
những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước
trong quá trình đổi mới.


Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những sai
sót mắc phải trong khi thực hiện là điều khó tránh khỏi, em rất mong nhận
được những lời phê bình và góp ý của cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
B – NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Kh ái niệm và đặc trưng của kinh tế thị trường:
1.1: Khái niệm kinh tế thị trường.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng kiến hai loại
hình kinh tế là : Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá.
Kinh tế hàng hoá : Là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà những sản
phẩm do nó sản xuất ra là nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
Kinh tế hàng hoá ra đời là cả một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều
mô hình với những đặc trưng khác nhau và nó có ưu thế hơn hẳn so với kinh
tế tự nhiên. Còn kinh tế thị trường xuất hiện như một yêu cầu phát triển
khách quan của nền kinh tế hàng hoá. Xét về mặt lịch sử kinh tế hàng hoá có
trước kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hoá ra đời thì thị trường cũng xuất
hiện nhưng không có nghĩa là đã có kinh tế thị trường. Với sự tăng trưởng
của kinh tế hàng hoá, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ; các
quan hệ kinh tế thị trường tương đối hoàn thiện mới có kinh tế thị trường.
Như vậy:
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá,
trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông
qua thị trường. Các yếu tố của sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng
tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý; các sản phẩm dịch
vụ tạo ra; chất xám đều là đối tượng mua bán, là hàng hoá. Kinh tế hàng hoá
và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ
phát triển, về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
1.2: Đặc trưng của kinh tế thị trường.

Về cơ bản thì nền kinh tế thị trường bao gồm có 4 đặc trưng sau:
+ Trong nền kinh tế thị trường tất cả các chủ thể kinh tế đều có tính
độc lập và tính tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Kinh tế thị trường được
3
coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế, khi các quan hệ kinh tế giữa các
chủ thể đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.
+ Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển
đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế
vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị
trường như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…Sự tác
động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.
+ Nếu nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế.
1.3: Vai trò của kinh tế thị trường:
Nền kinh tế thị trường có một số những ưu điểm và tác dụng đối với
phát triển & tăng trưởng kinh tế như sau:
Thứ nhất: Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá
phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng
hoá và kinh tế thị trường, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất.
Thứ hai: Kinh tế thị trường tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc
mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh
được về giá cả, đứng vững trong cạnh tranh.
Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải căn cứ vào
nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm
gì, với khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Do đó kinh tế thị
trường kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích

việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, cũng như tăng khối lượng hàng
hoá dịch vụ.
4
Thứ tư: Thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát huy được tiềm
năng, lợi thế của từng vùng cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở
rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Thứ năm: Sự phát triển kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ
và tập trung sản xuất tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn đồng thời chọn
lọc được những người sản xuất, kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ
quản lý có trình độ, lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nước.
2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
- Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam nhằm : phát triển
lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với cải thiện đời
sống nhân dân, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
- Nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở tồn tại nhiều thành phần kinh
tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và công hữu là nền tảng.
- Nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều hình thức phân phối trong đó
phân phối theo lao động là chủ yếu.
- Cơ chế vận hành của nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, kế hoạch và thị trường được kết hợp với
nhau (kế hoạch định hướng cho thị trường và doanh nghiệp còn thị trường
vừa là đối tượng vừa là căn cứ của công tác kế hoạch hoá).
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
được phát triển theo hướng mở cửa giữa nước ta với những nước khác trong
khu vực và trên thế giới.
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Kinh t ế thị trường còn ở tình trạng sơ khai, chưa đạt tới trình độ của
nền kinh tế thị trường hiện đại:

5
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp, trình độ trang bị kỹ thuật
và công nghệ trong các doanh nghiệp còn lạc hậu nên năng xuất lao động
thấp, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất, giá thành cao, năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp còn yếu kém.
- Kết cấu hạ tầng nhỏ bé, cũ nát, kém phát triển, hạn chế giao lưu kinh
tế giữa các vùng, giữa các địa phương trong nước. Nhiều tiềm năng của các
địa phương không có điều kiện khai thác và phát huy.
- Phân công lao động kém phát triển, chuyển dịch cơ cấu chậm: năm
2005 Nông nghiệp chiếm 20,9% GDP, lao động nông nghiệp chiếm 56,8%,
lực lượng lao động xã hội (năm 2000: tỷ trọng nông nghiệp chiếm 24,5%
GDP, lao động nông nghiệp chiếm 68,2% trong tổng lực lượng lao động xã
hội) ; trong nông nghiệp trồng trọt vẫn chiếm ưu thế (68% giá trị sản lượng
nông nghiệp) và tình trạng độc canh lúa vẫn là phổ biến.
2. C ác yếu tố của thị trường trong nước đang trong quá trình hình
thành nhưng chưa đồng bộ (cả các yếu tố đầu vào và đầu ra).
- Thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ: đang từng bước đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng, tuy nhiên tính cạnh tranh còn thấp. Tổ
chức thị trường còn thiếu chặt chẽ. Thị trường dịch vụ, nhất là dịch vụ chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh (bảo hiểm, tư vấn đầu
tư, tư vấn pháp luật, đào tạo…) còn ở trình độ rất thấp, chưa hội nhập được
với quốc tế.
- Thị trường sức lao động.
+ Hoạt động mang tính tự phát.
+ Mất cân đối cung - cầu.
+ Tỷ lệ người lao động tham gia vào thị trường còn rất thấp, mới
khoảng 17%. Khu vực nông thôn chiếm hơn 60% lực lượng lao động của cả
nước nhưng mới chỉ khoảng 4% lao động này tham gia vào thị trường.
6

×