Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.72 KB, 15 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
~~~~~~*~~~~~~
ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài:
XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : KHƯƠNG VĂN THÀNH
Lớp : KTCT 26
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐÀO PHƯƠNG LIÊN
HÀ NỘI - 2008
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................. 2
A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................3
B. NỘI DUNG......................................................................................... 4
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.....................................................................4
1. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường Việt Nam...............4
2. Đặc trưng, bản chất của KTTT định hướng XHCN ở nước ta..................6
II. THỰC TRẠNG CỦA KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM...8
1. KTTT ở Việt Nam còn ở tình trạng sơ khai chưa đạt đến trình độ nền
KTTT thế giới................................................................................................8
2. Các yếu tố thị trường trong nước đang trong quá trình hình thành nhưng
chưa đồng bộ.................................................................................................9
3. Nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường..................................10
4. Khả năng mở cửa hội nhập gắn kết với thị trường khu vực và thế giới
còn hạ chế....................................................................................................10
5. Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội vẫn còn yếu kém.............................11
III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KTTT ĐỊNH
HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM...................................................................11
1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần .....................11


2. Đẩy mạnh CNH-HĐH ứng dụng KH - CN hiện đại trên cơ sở đó đẩy
mạnh phân công lao động xã hội.................................................................11
3. Phát triển đồng bộ các loại thị trường.....................................................11
4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại...................................12
5. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật.....................12
6. Xoá bỏ triệt để cơ chế thị tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế
quản lý kinh tế của nhà nước.......................................................................13
C. KẾT LUẬN......................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................15
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập Đảng và nhân dân ta cùng nhau tiến
hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây
dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế. Tuy nhiên lúc đó nền kinh
tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bởi vậy nền kinh tế nước ta
không những không phát triển mà còn trượt dài trên con đường suy thoái. Trước
tình hình đó tại Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986, Đảng ta đã quyết
định đổi mới kinh tế xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Một trong những nội dung lớn của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng
là: Xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới. Đảng ta đã xác định chính sách
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN có ý nghĩa chiến lược lâu dài,
có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, có tác dụng to lớn trong
việc động viên nhân dân xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. Hiện
nay trong các thành phần kinh tế thì kinh tế nhà nước đóng góp vào GDP vẫn
luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Song trên thực tế kinh tế nhà nước chưa thực sự
phát huy hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường.
Các chính sách kinh tế gần đây ở Việt Nam đã ảnh hưởng tích cực tới cấu
trúc và sự tăng trưởng kinh tế. Các biện pháp kinh té như kiểm soát lạm phát,
giảm dần thiếu hụt ngân sách, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt…kết hợp với

các biện pháp tự do hoá như giảm bớt sự can thiệp của chính phủ trung ương đối
với các hoạt động kinh tế đã tạo nên những chuyển biến đáng mừng về tốc độ
tăng trưởng và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên chưa có tiền lệ nào
trong lịch sử về quá độ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trừơng nên công cuộc đổi mới đang đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề về lý
luận và thực tiễn. Nền kinh tế là một cơ chế sống luôn phát triển và đòi hỏi mọi
sự quản lý, điều hành phải sáng tạo.
Hi vọng phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới của Việt Nam có lẽ
sẽ phụ thuộc vào rất nhiều vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản mà nội dung
của chúng có liên quan đến chính sự tiếp tục quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.
Vấn đề nổi bật nhất và là mục tiêu số một là xác định vai trò quản lý của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi Việt nam phải xây dựng mô hình kinh tế sử
dụng được những khiếm khuyết của cả hai yếu tố thị trường và sự can thiệp của
nhà nước về hai mặt: Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
3
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường Việt Nam
a. Khái niệm
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó
toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều được mua bán thông qua
thị trường.
Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường có cùng nguồn gốc và bản chất
nhưng khác nhau về trình độ.
b. Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở
Việt Nam.
- Phân công lao động xã hội phát triển ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu:
Nền kinh tế nước ta hiện nay bao gồm nhiều ngành kinh tế khác nhau, do
tác động của CNH-HĐH nền kinh tế đang xuất hiện thêm nhiều ngành nghề

mới với trình độ chuyên môn hoá cao hơn. Thêm vào đó, chuyên môn hoá và
hợp tác hoá sản xuất trong một số lĩnh vực đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và
mang tính quốc tế. Điều này nghĩa là, mặc dù còn ở trình độ thấp hơn các nước
phát triển, nhưng phân công lao động trong nền kinh tế nước ta hiện nay đã và
đang tạo điều kiện khách quan cho phát triển kinh tế thị trường.
- Nền kinh tế nước ta đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư
liệu sản xuất với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các doanh
nghiệp tồn tại hoạt động với tư cách là các chủ thể kinh tế độc lập. Trong điều
kiện đó, sự trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể kinh tế với nhau trên thị trường
dưới hình thức hàng hoá - tiền tệ là một tất yếu.
- Thực tiên lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam, cho
thấy một thời đã áp dụng cho mô hình kinh tế chỉ huy tập trung, quan liêu, bao
4
cấp, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài mà nguyên nhân chủ yếu là
do phủ nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ, phủ nhận kinh tế thị trường. Lối ra khỏi
khủng hoảng kinh tế xã hội ở nước ta chỉ có thể thông qua đổi mới để chuyển
sang phát triển kinh tế thị trường. Kết quả gần 20 năm đổi mới, nước ta đã ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đưa lại những thắng lợi to lớn. Điều đó
càng khẳng định sự tồn tại phát triển kinh tế thị trường là khách quan và cần
thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
- Đảng ta khẳng định: kinh tế hàng hoá không đối lập với CNXH, mà là
thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết
cho công cuộc xây dựng, CNXH và cả khi CNXH được xây dựng xong. Đại hội
IX chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đại hội X nhấn mạnh phát triển đồng bộ các loại thị trường và tiếp tục hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể tuy cũng dựa trên sở hữu
công cộng nhưng giữa các doanh nghiệp này tồn tại tính độc lập tương đối về
kinh tế.
- Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại,

đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng
sâu sắc vì vậy mỗi nước là một quốc gia riêng biệt là chủ sở hữu đối với các
hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải là theo
nguyên tắc ngang giá.
Như vậy, khi kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách quan,
thì không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ nó được.
5
c. Tác dụng của phát triển kinh tế thị trường đối với Việt Nam.
- Phá vỡ thế tự cung tực cấp của nền kinh tế, phát triển rộng rãi quanhệ
hàng tiền.
- Thúc đẩy LLSX phát triển, thúc đẩy trình độ xã hội hoá cao của sản xuất.
- Kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh
tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, cũng như tăng khối
lượng hàng hoá và dịch vụ.
- Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng
hoá, đến lượt nó sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy sự phân công lao
động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.
- Sự phát triển KTTT sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do
đó tạo điều kiện ra đời và sản xuất lớn, xã hội hoá cao; đồng thời chọn lọc được
những người sản xuất, kinh doânh giỏi, hình thành đội ngũ quản lý có trình độ,
lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Thực tiễn 20 năm đổi mới ở Việt Nam ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn
của đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng KTTT.
2. Đặc trưng, bản chất của KTTT định hướng XHCN ở nước ta
Nền kinh tế được xây dựng ở nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Một mặt nó vừa có tính chất chung của KTTT.
+ Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh
doanh.
+ Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy
đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành kinh

tế.
+ Nền kinh tế vận động theo các quy luật vốn có của kinh tế thị trường như
quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh.
6

×