Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.13 KB, 81 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
ền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển đa dạng và sự hội nhập
kinh tế toàn cầu là cơ hội thách thức cho tất cả các doanh nghiệp. Bất kỳ
doanh nghiệp hay tổ chức nào muốn có chỗ đứng và phát triển trên thị trường
thì việc tổ chức, kiểm tra, kiểm soát được mọi hoạt động trong doanh nghiệp, tự
cân đối hạch toán kinh tế là vấn đề vô cùng cần thiết. Kế toán là công cụ quản lý
kinh tế gắn liền với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội. Chính vì vậy hạch
toán kế toán đòi hỏi phải cung cấp thông , kiểm tra việc chấp hành quản lý các
hoạt động tính toán kinh tế, kiểm tra bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn
nằm đảm bảo chủ động sản xuấtt kinh doanh và chủ động tài chính trong doanh
nghiệp. Không những vậy kế toán còn là công cụ cho việc ghi chép những hoạt
động trong doanh nghiệp để thuận tiện cho việc kiểm tra giám sát của cấp trên,
giúp cho người lãnh đạo đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình của
doanh nghiệp và thị trường.
N
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán trước yêu cầu đòi hỏi của cuộc
sống,của thị trường, ngoài việc trang bị cho mình một kiến thức đầy đủ về lý
thuyết trên ghế nhà trường. Thực hiện phương châm giáo dục: ''học đi đôi vơí
hành, nhà trường gắn liền với xã hội”. Sau khi kết thúc việc học lý thuyết mỗi
sinh viên khoa kinh tế được thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
để tìm hiểu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian thực tập tại
Công ty CP Truyền Thông Cuộc Sống em đã chọn đề tài: ''Các loại thuế phải
nộp của doanh nghiệp'' để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của
mình
Nội dung đề tài bao gồm 2 phần:
Phần I: Bản chất của thuế trong doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Trong quá trình hoàn thành bài viết sẽ có nhưng sai sót do chưa có nhiều
kinh nhiệm .Vậy em kính mong thầy cô giúp đỡ em dể em hoàn thành báo cáo
của mình.


Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP.
I- BẢN CHẤT CỦA THUẾ:
1- Khái niệm :
Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước, để đảm bảo thu-chi trong xã
hôị,và cân bằng nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc nộp thuế và thu thuế rất quan
trọng ,và là khoản thu bắt buộc mà mỗi đơn vị kinh doanh phải có nghĩa vụ nộp
thuế vào ngân sách nhà nước, theo đúng thời gian và chế độ quy định .
2- Đặc điểm :
Trong kỳ kế toán ,các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán với nhà
nước các loại thuế như: thuế trực thu và gián thu .
-tính ,kê khai đúng các khoản thuế
-phản ánh kịp thời số tiền các khản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số
chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế ,,tài chính hệ thống bảng kê khai,
sổ chi tiết các khoản thanh toán và hệ thống ghi nhật ký ,sổ caí tổng hợp.
3-chứng từ:
Các chừng từ liên quan đến thuế đó là các :
+ hoá đơn GTGT
+ hoá đơn mua vào
+ hoá đơn bán ra
+ hoá đơn thông thường
Ngoài ra còn có những số liệu như : số thuế kỳ trước chuyển sang và tình
hình sử dụng hoá đơn từ tháng trước .
Doanh nghiệp có áp dụng hình thức ghi sổ là :Chứng từ ghi sổ.
4-Tài khoản sử dụng
A) Kế toán sử dụng TK 133: thuế GTGT đầu vào(thuế GTGT được khấu
trừ)
Bên nợ:Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên có:-số thuế GTGT đau vào đã khấu trừ

-kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không đước khấu trừ
-thuế GTGT đầu vào của hàng hoá đã mua đã trả lại ,được giảm giá
được hưởng triết khấu thương mại.
-số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
Số dư nợ:số thuế GTGT đàu vào còn được khấu trừ ,ssó thuế GTGT đầu vào
đã hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa trả lại .
TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:
+TK1331:Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá ,dịch vụ
+TK1332:Thue GTGT được khấu trừ của tài sản cố định
B)Kế toán sử dụng TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Thuế
GTGT đầu ra).
Bên nợ:-Nộp thuế ,phí ,lệ phí và các khoản khác cho nhà nước.
-Số thuế nhà nước miễn giảm hoặc bù trừ
-Số tiền trợ cấp ,trợ giá của nhà nước chưa nhận được.
Bên có:-Thuế ,phí ,lệ phí và các khản phải nộp nhà nước
-số tiền trợ cấp ,trợ giá của nhà nước đã nhận được.
Số dư bên có: Số tiền doanh nghiệp còn nợ nhà nước
Số dư bên nợ:Số tiền nộp thừa cho nhà nước hoặc số tiền trợ cấp ,trợ giá của
nhà nước chưa nhận được.
TK333 có các TK cấp 2 sau:
+TK3331:Thuế GTGT phải nộp
(TK 33311:Thuế GTGT đầu ra )
(TK 33312:Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
+TK3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
+TK3333:Thuế xuất ,nhập khẩu
+TK3334:Thuế thu nhập doanh nghiệp
+TK3335:Thu trên vốn
+TK3336: Thuế tài nguyên
+TK3337: Thuế nhà ,đất, tiền thuê đất
+TK3338:Các loại thuế khác (thuế thu nhập ,thuế môn bài ,thuế trước bạ…)

+TK3339: Phí ,lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông,lệ phí
cầu phà….khấu hao TSCĐ phải nộp , trợ giá)
5-Phương pháp kế toán
Theo luật thuế GTGT các doanh nghiệp có thể tính thuế theo 1 trong 2
phương pháp :phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp trên GTGT.
Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là:
-Cá nhân sản xuất ,kinh doanh là người Việt Nam
-Tổ chức ,cá nhân nước ngoài kinh doanh theo luật đâù tư nước ngoài tại VN
chưa được thực hiện đày đủ các điều kiện về kế toán ,hoá đơn chứng từ để làm
căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
-cơ sở kinh doanh mua bán ngoại tệ ,vàng bạc, đá quý
Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế :
Là các đơn vị tổ chức kinh doanh,bao gồm các doanh nghiệp nhà nước ,
doanh nghiệp đàu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân ,các công ty cổ phần
,hợp tác xã các đơn vị ,tổ chức kinh doanh khác .
a .Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
*Xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế
GTGT
Phải nộp
=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT
đầu vào được
khấu trừ
*Thuế GTGT đầu ra =giá tính thuế x thuế suất
*Thuế GTGT đầu vào =tổng số thuế ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá

Thuế GTGT đầu vào của cơ sở kinh doanh được khấu trừ quy định như sau:
+thuế đầu vào của hàng hoá ,dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng
hoá ,dịch vụ chịu thuê GTGT thì được khấu trừ .
+thuế đàu vào của hàng hoá , dịch vụ được khấu trừ trong thnag nào được kê
khai khấu trừ khi xác minh số thuế phải nộp của tháng đó ,không phân biệt đã
xuất hay còn để trong kho.
+trường hợp cơ sở kinh doanh mua vật tư ,hàng hoá không có hoá đơn
,chứng từ hoặc có hoá đơn ,chứng từ nhưng không phải là hoá đơn GTGT , hoăc
hoá đơn GTGT nhưng không ghi riêng số thuế GTGT ngoài giá bán thì không
được khấu trừ thuế đầu vào.
a.Ph ương pháp hạch toán thuế GTGT đầu vào:
-Khi mua vật tư ,hàng hoá ,tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hoá , chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế ,kế toán ghi:
Nợ TK 152: nguyên liệu ,vật liệu
Nơ TK 156: hàng hoá
N ợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Nợ TK 611: Mua hàng
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331….(tổng giá thanh toán)
-Khi mua vật tư ,dịch vụ dùng vào sản xuất ,kinh doanh hàng hoá ,diach vụ hcịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế ,kế toán phản ánh giá thực tế chưa
có thuế GTGT ,thuế GTGT đầu vào và tổng giá thnah toán ,ghi:
Nợ TK 621,627,641,642…
Nợ TK133 :Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331….(Tổng giá thanh toán)
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập
kho) ,ghi:
Nợ TK 632:giá vốn hàng bán
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331…
-Khi trả lại hàng cho người bán hoặc được hưởng chiết khấu thương mai,giảm
giá hàng mua kế toán phải ghi giảm thuế GTGT đầu vào(nếu có):
Nợ TK 111,112,331….Gía thanh toán của hàng trả lại cho người bán
Có TK 133: thuế GTGT đầu vào
Có TK 152,153….. Gía hàng xuất trả lại
b.Ph ương pháp hạch toán thuế GTGT đầu ra:
-Đối với kinh doanh hàng hoá ,dịch vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế ,kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131…..tổng giá thang toán
Có TK 3331(33311):Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511,512:Gía chưa có thuế GTGT
-Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại :
Nợ TK 531 :hàng bán bi trả lại
Nợ TK 3331:giảm thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112,331…..Gía thanh toán
-Khi phát sinh các khoản doanh thu tủ hoạt động tài chính ,các khoản thu nhập
khác thuộc đói tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ(thu về bán
bất động sản,thanh lý ,nhượng bán…)
Nợ TK 111,112,331 :Tổng giá thanh toán
Có TK 515 :doanh thu từ hoạt động tài chính
Có TK 711 :thu nhập khác
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp
-Đơn vị nộp thuế GTGt theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hoá,dịch
vụ để biếu tặng ,từ quỹ phúc lợi ,hoặc trả lương trả thưởng bằng sản phẩm hoàn
thành của doanh nghiệp,kế toán ghi:
Nợ TK 431,334 :giá có thuế GTGT
Có 512 :doanh thu bán hàng
Có 3331 (33312) :thuế GTGT phải nộp
-Khi nhập khẩu vật tư ,thiết bị ,hàng hoá ,kế toán ghi sổ thuế GTGT phải nộp

của hàng nhập khẩu được khấu trừ:
Nợ TK 133 :thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 (33312): thuế GTGT phải nộp
+trường hợp nhập khẩu dùng vao hoạt động sản xuất ,kinh doanh hàng hoá
,diạch vụ không chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào
hoạt động sự nghiệp ,chương trình dự án ,văn hoá , phúc lợi,số thuế GTGT hàng
nhập khẩu không được khấu trừ ,kế toán ghi:
Nợ 152,156 ,211:
Có TK 3331(33312):thuế GTGT phải nộp
-Khi nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách nhà nước ,ghi:
Nợ 3331(33312):thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112:
*Quyêt toán thuế GTGT
-Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT đàu vào được khấu trừ và số thuế
GTGT phải nộp trong kỳ,ghi:
Nợ TK 3331:số thuế GTGT phải nộp
Có 133:thuế GTGT được khấu trừ
-Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 3331:thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112…
*Nếu số thuế GTGT đàu vào được khấu trừ > số thuế GTGT đầu ra phát sinh
trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào=số thuế GTGT đầu ra .Số
thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ vào kỳ thuế sau ,hoặc được xét hoàn
thuế.
-Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá ,dịch vụ thuộc đối tương nôp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế mà thương xuyên có số thuế GTGT đàu vao
lớn hơn số GTGTđầu ra thì được cơ quan có thẩm quyền cho phep hoàn
thuếGTGT theo qui định cua chế độ thuế.Khi nhận được tiên ngân sach nhà
nước thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại kế toán ghi:
Nợ TK111,112

Có TK133 :Thuế GTGT được khấu trừ
-đối với vật tư hàng hoá mua về dùng đồng thời trong sản xuất kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế và ko chịu thuế GTGT nhưng ko tách tiêng được thì cuối
kì kế toán tính va xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và ko được
kháu trườ trên cơ sở phân bổ theo tỉ lệ doanh thu .Số đầu vao ko được khấu trừ
tinh vào giá vôn hàng bán trong kì kế toán ghi :
Nợ 632:Giá vốn hàng bán
Có 133
-Số GTGT đầu vào ko được khấu trừ trong kì tính vào giá vốn hàng bán cửa kì
kế toán sau ,thì kế toán ghi:
Nợ 142:Chi phí trả trước
Có 133
-Khi tính số GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kì
kế toán sau:
Nợ 632:Giá vốn hàng bán
Có 142 :chi phí trả trước
-Khi nộp thuế vào ngân sách nhầ nước trong kì ,
Nợ 3331: thuế GTGT phải nộp
Co 112,111
-Trương hợp đơn vị được giảm thuế GTGT :
Nợ 3331: trừ vào thuế GTGT phải nộp
Nợ 111,112: nhận bằng tiền
Có 711:thu nhập khác
a .Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Số thuế
GTGT phải
nộp
=
GTGT của
hàng hoá chịu

thuế
X Thuế suất
GTGT của
hàng hoá,
dịch vụ
=
Giá thanh
toán cử hàng
hoá và dịch
vụ bán ra
-
Giá thanh
toán của hang
hoá và dich
vụ mua vào
* Giá trị gia tăng xác định với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
-Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh
số bán với doanh số vật tư, hàng hoá ,dịch vụ mua vào cho sản xuất kinh doanh
-Đối với xây dựng ,lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng .
-Đối với vận tải
-Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống
c.h ạch toán các loại thuế:
1.Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt:(TK 3332)
Thuế TTĐB là loại thuế gián thu được thu trên giá bán của một số mặt hàng
mà nhà nước hạn chế tiêu dùng: rượu ,bia, thuốc lá…
Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ chịu thuế và
thuế suất:
Gía tính thuế
TTĐB
=

Giá bán hàng hoá dịch vụ
1+thuế suất
Gía bán của cơ sở là giá ghi trên hoá đơn bán hàng và các khoản phụ thu của sơ
sở.
-Với hàng nhập khẩu :giá tính thuếTTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện
chịu thuế TTĐB được xác định:
Gía tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
-Thuế suất :thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá ,dịch vụ được quy đinh theo
biểu thuế TTĐB.
-Việc khấu trừ thuế TTĐB được thực hiện cùng với việc kê khai nộp thuế ,xác
định thuế phải nộp trong trường hợp này theo công thức sau:
Thuế TTĐB
phải nộp
trong kỳ
=
Thuế TTĐB
của hàng xuất
kho tiêu thụ
trong kỳ
-
Thuế TTĐB
đã nộp ở khâu
mua NVL
tương ứng.
-Khi bán hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB kế toán ghi doanh thu:
Nợ TK 111,112,331…
Có TK 511,512
-Khi nhận được thông báo nộp thuế TTĐB của cơ quan thuế :
Nợ TK 511,512
Có TK 3332

-Đối với thuế TTĐB phải nộp của hàng nhập khẩu :
Nợ TK 151,152,156,211
Có TK 3332
-Khi nộp thuế TTĐB :
Nợ TK 3332
Có TK 111,112:
-Nếu doanh nghiệp được hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp hàng tạm nhập
tái xuất ,thuế nộp theo tơ khai nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn,kế toán ghi âm để
giảm số thuế TTĐB phải nộp :
Nợ TK 511
Có TK 3332
-Nếu được hoàn lại bằng tiền:
Nợ 111,112
Có TK 3332
-Nếu được giảm thuế TTĐB
N ợ 3332
Có TK 711:
2.Hoạch toán thuế xuất ,nhập khẩu(TK 3333)
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu ,nhập
khẩu qua cửa khẩu biên giới VN.Kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa
vào khu chế xuất ,từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước.
Thuế
XNK
phải nộp
=
Số lượng
ghi trong
tờ kê
khai
x

Giá tính
thuế
x Thuế suất
Thuế XNK được ghi giảm doanh thu của doanh nghiệp ,khi xác định được số
thuế xuất khẩu phải nộp,kế toán ghi:
Nợ 511
Có 3333 :chi tiết thuế XNK
Đây là loại thuế phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hoá .Vì vậy nó được
tính vào giá thực tế của vật tư hàng hoá nhập khẩu :
Nơ 151: hàng đang đi đường
Nợ 152,156: hàng nhập đã nhập kho
Nợ 211,241: hàng nhập khẩu là TSCĐ
Có 3333:
Phản ánh số thuế nhập khẩu được hoàn lại ,kế toán ghi âm các khoản số thuế
phải nộp:
Nợ 511
Có 3333
Nếu được hoàn lại bằng tiền :
Nợ 111,112
Có 3333:
Trong trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu :
Nợ 3333 :thanh toán bù trừ
Nợ 111,112: được hoàn thuế bằng tiền
Có 632 :ghi giảm giá vốn hàng tái xuất
Có 711:ghi tăng thu nhập khác
Khi nộp thuế xuất ,nhập khẩu :
Nợ 3333
Có 111,112:
3.H ạch toán thuế tài nguyên :
Tài nguyên thiên nhiên là thuộc sở hữu của nhà nước ,vì vậy các đơn vị cá

nhân khai thác tài nguyên đều phải nộp thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên được xác định trên cơ sở sản lượng khai thác ,giá tính thuế
và thuế suất :
Thuế tài
nguyên
phải nộp
=
Sản lượng
tài nguyên
khai thác
x
Giá tính
thuế
x
Thuế
suât
-khi xác đinh số thuế tài nguyên phải nộp nhà nước :
Nợ 627: chi phí sản xuất chung
Có 3336: thuế tài nguyên
-khi nộp thuế kế toán ghi:
Nợ 3336 :thuế tài nguyên
Có 111,112:
4.H ạch toán thuế nhà đất , tiền thuê đất (TK 3337):
Mọi ttỏ chức cá nhân có quyền sử dụng đất ở ,đất xây dựng đều phải nộp
thuế nhà đất ,theo chế độ hiện hành .Các doanh nghiệp nộp thuế theo diện tích
đất , giá tính thuế của từng hạng đất và thuế suất.
Khi xác định số thuế nhà đất phải nộp hoặc tiền thuê đất phải trả định kỳ,kế
toán ghi:
Nợ 242: Tiền thuê trả trước cho nhiều năm
Nợ 642(6425): thuê nhà trả định kỳ hàng năm

Có 3337:
Khi nộp thuế nhà đất ,tiền thuê đất,kế toán ghi:
Nợ 3337
Có 111,112:
5.C ác loại thuế khác (3338):
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: là loại thuế đánh vào người có
thu nhập cao ,trường hợp người lao động trong doanh nghiệp thuộc diện phải
nộp thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp là người thu hộ thuế cho nhà nước.
-Phản ánh số thu hộ cá nhân thu hộ nhà nước ,ghi:
Nợ 334:
Có 3338: Các loại thuế khác
-Thuế môn bài: là loại thuế nhăm mục đích nắm đơn vị kinh doanh đầu năm
mới .Loại thuế này được tính theo mức thu nhập bình quân hàng tháng của đối
tượng chịu thuế.
+phản ánh số thuế môn bài phải nộp :
Nợ 642(6425)
Có 3338: các loại thuế khác
+khi nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài ,ghi:
Nợ 3338: các loại thuế khác
Có 111 ,112:
6.H ạch toán các khoản thanh toán với nhà nước (TK 3339)
Ngoài các loại thuế ,doanh nghiệp còn phải nộp các khoản phí ,lệ phí như lệ
phí trước bạ,lệ phí giao thông ,phí cầu đường...
-Phản ánh phí trước bạ phải nộp :
Nợ 211:
Có 3339:
- Đối với các đơn vị kinh doanh xăng ,dầu ,khi bán hàng phải thu hộ lệ phí
giao thông ,lệ phí xăng dàu cho nhà nước
Nợ 111,112:
Có 511: doanh thu bán hàng

Có 3331: thuế GTGT phải nộp
Có 3339: lệ phí giao thông
-Khi nộp lệ phí cho nhà nước ,ghi:
Nợ 3339:
Có 111,112:
-Đối với các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp , trợ giá :
Nợ 3339
Có 511(5114):doanh thu trợ cấp trợ giá
-Khi nhận được trợ cấp , trợ giá ,ghi:
Nợ 111,112,331….

Giá vốn của hàng đã tiêu thụ

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
II.SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY :
1.QÚA TRÌNH THÀNH LẬP:
Công ty được thành lập vào ngày 15/10/2005,và được lấy tên là :Công ty
TNHH Đào Trọng .Địa chỉ :320 B1 –TT Thành Công –Ba Đình –Hà
Nội.Nhưng đến ngày 04/08/2005 Công ty đã chuyển thành :Công Ty CP Truyền
Thông Cuộc Sống .Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sô 0103008748
cấp ngày 04/08/2005 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp.
Địa chỉ: P 412 TT Bộ Văn Hoá Thông Tin -Núi Trúc- Ba Đình –Hà Nội.
Điện thoại:04.5724688
Mã số thuế:0101804335
Nhưng để tiện cho việc giao dịch ,kinh doanh công ty em đang thực tập có
chuyển đến chi nhánh có địa chỉ :396 Lê Duẩn.
Vốn điều lệ của công ty: 500.000.000 VND
SƠ ĐỒ CÔNG TY
Hạch toán tập hợp chi phí quản lý có thể khai thác bằng sơ đồ sau:

TK 334, 338 TK 642 TK 111, 138, 152
Chi phí nhân viên quản lý
TK 152, 153
Các khoản ghi giảm
chi phí quản lý
Chi vật liệu, dụng cụ
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 111, 333, 112
Thuế, phí, lệ phí TK 911
TK 139, 159 Kết chuyển chi phí quản lý
Chi phí dự phòng
TK 142 (1421), 335 TK 142 (1422)
Chi phí phải trả, trả trước
TK 331, 111, 112
Chi phí khác
CP chờ kết
chuyển
Kết chuyển
5.3.4.2-Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh rất phức tạp, do công tác kế toán trong doanh nghiệp thương mại không chỉ
tập hợp tính toán chi phí quản lý phát sinh trong kỳ mà còn phải tổ chức theo
dõi chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp. Cũng như chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp cũng được Nhà nước quy định rất cụ thể, mỗi đơn vị
thuộc ngành thương mại đều phải tổ chức kế toán chi tiết theo nội dung kinh tế
của chi phí quản lý tức là chi tiết theo yếu tố chi phí. Tuy nhiên doanh nghiệp
cần dựa trên đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể để tổ chức quản lý cụ thể để tổ
chức kế toán chi tiết chi phí như có thể kết hợp với kế toán theo khâu kinh
doanh, địa điểm, đối tượng kinh doanh.

5.4-Tổ chức công tác hạch toán chi phí hoạt động tài chính:
Để hạch toán chi phí tài chính kế toán sử dụng tài khoản 635-"Chi phí tài
chính".
Nội dung và kết cấu tài khoản (TK) 635-"Chi phí tài chính".
Bên nợ:
-Các khoản chi phí của hoạt động tài chính.
-Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đâù tư ngắn hạn.
-Các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong
kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài
hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ.
-Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.
-Dự phòng giảm giá đâù tư chứng khoán.
-Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là
tiêu thụ.
Bên có:
-Hoàn nhập dự phòng giảm giá đâù tư chứng khoán.
-Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản
lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 635-"Chi phí tài chính" không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán chi phí tài chính:
1/ Phản ánh chi phí hoặc khoản lỗ về hoạt động đâù tư tài chính phát sinh,
kế toán ghi:
Nợ TK 635 -chi phí tài chính
Có TK 111, 112
Có TK 141: Tạm ứng
Có TK 121, 128, 221, 222... Các khoản lỗ
2/ Lãi tiền vay đã trả và phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 111, 112, 341, 311, 335
3/ Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, kế toán

ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 141,...
4/ Các chi phí phát sinh cho hoạt động bất động sản, kế toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 141,...
5/ Trị giá vốn bất động sản đã bán, kế toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 228:" đâù tư dài hạn khác".
6/ Các chi phí phát sinh cho hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ, kế
toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 111, 112, 141,...
7/ Cuối năm tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đâù tư
chứng khoán, các khoản đâù tư liên quan đến khoản phải lập dự phòng giảm
giá các khoản đâù tư chứng khoán, so sánh với số đã lập dự phòng năm trước
(nếu có) xác định số chênh lệch để lập thêm hoặc giảm đi (nếu có), kế toán
ghi:
-Trường hợp phải lập thêm (số chênh lệch lớn hơn).
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 129: dự phòng giảm giá đâù tư ngắn hạn.
Có TK 229: dự phòng giảm giá đâù tư dài hạn.
-Trường hợp số đã lập năm trước lớn hơn số đã lập năm nay, doanh
nghiệp hoàn nhập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 129, 229: hoàn nhập dự phòng.
Có TK 635: chi phí tài chính.
8/ Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá dịch vụ được
hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 131, 111, 112,...

9/ Cuối kỳ kế toán sau khi bù trừ giữa số tăng và số giảm chênh lệch tỷ
giá phát sinh trong kỳ, nếu chênh lệch tỷ giá giảm (dư Nợ TK 413) được
chuyển vào chi phí tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 413: chênh lệch tỷ giá
10/ Số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản
phải thu dài hạn, phải trả dài hạn co gốc nguyên tệ, kế toán ghi:
-Nếu tỷ giá giao dich trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo thấp hơn
tỷ giá hạch toán trong sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 131: phải thu khách hàng
-Nếu tỷ giá giao dich trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo cao hơn
đối với các khoản phải trả dài hạn trong sổ:
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 341: Vay dài hạn (có gốc ngoại tệ)
Có TK 342: Nợ dài hạn (có gốc ngoại tệ)
11/ Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 tiền Việt nam (theo tỷ giá bán)
Nợ TK 635: chi phí tài chính (khoản lỗ nếu có)
Có TK 111, 112: Theo tỷ giá trên sổ kế toán
12/ Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là
tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 635: chi phí tài chính.
Có TK 228: đâù tư dài hạn khác
13/ Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang
TK 911-"xác định kết quả kinh doanh", kế toán ghi:
Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 -chi phí tài chính
5.5-Tổ chức hạch toán chi phí khác:
* Chứng từ : Khi có các khoản chi ra bằng tiền gửi ngân hàng ta co giấy báo

nợ của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc.
* Nội dung kết cấu tài khoản sử dụng : TK 811- Chi phí khác.
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên Có: Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát
sinh trong kỳ sang TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán :
1/ Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ;
• Phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ và ghi giảm TSCĐ nhượng bán
thanh lý.
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (phần giá trị khấu hao).
Nợ TK 811-Chi phí khác (phần giá trị còn lại).
Có TK 211, 213- Nguyên giá TSCĐ
• Các chi phí phát sinh khi nhượng bán thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 811-Chi phí khác
Nợ TK133- thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141...
2/ Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng
hoá xuất khẩu, bị truy thu tiền thuế trong thời hạn 1 năm trở về trước kể từ ngày
kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Số thuế xuất khẩu truy thu phải nộp, kế
toán ghi:
Nợ TK 511- DT bán hàng và cung cấp dịch vụ (nếu trong năm có
DT hàng xuất khẩu)
Nợ TK 811-Chi phí khác (nếu trong năm không có doanh thu hàng
xuất khẩu)
Có TK 3333-thuế xuất nhập khẩu phải nộp
3/ Các khoản chi phí khác phát sinh như chi khăc phục tổn thất và gặp rủi
ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hoả hoạn, cháy nổ,...) kế toán ghi:
Nợ TK 811-Chi phí khác
Có TK 111, 112, 141,...

4/ Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt
thuế, truy nộp thuế,...kế toán ghi:
Nợ TK 811-Chi phí khác
Có TK 111, 112...
Có TK 333- thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác
5/ Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ để xác
định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811- Chi phí khác
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí khác

TK 111, 112, 141 TK 811 TK 911
CP khắc phục tổn thất
trong kinh doanh
Cuối kỳ kết chuyển
chi phí khác phát
TK 211, 213 sinh trong kỳ để
NG ghi giảm TSCĐ giá trị xác định kết quả
t/lý, nhượng bán còn lại kinh doanh
214
Gtrị
hao mòn
111, 112, 141
CP h/đ nhượng bán, th/lý TSCĐ
3333
Số thuế XNK truy thu phải nộp
111, 112, 333, 338
Các khoản bị phạt do VPHĐKT
truy nộp thuế


II- XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH:
1- Khái niệm chung về kết quả kinh doanh:
1.1-Khái niệm:
Kết quả kinh doanh là phần chêch lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
của các hoạt động kinh doanh đã thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Nếu
doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lợi nhuận, nếu doanh thu bằng
hoặc nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp hoà vốn hoặc bị lỗ vốn.
Trong nền kinh tế thị trường mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp
là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả cuối
cùng của các hoạt động kinh doanh trong kỳ. Nó là nguồn tích luỹ nhằm tái sản
xuất xã hội mở rộng, cải thiện và nâng cao đời sông cho người lao động và tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi
nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động đâù tư
tài chính và lợi nhuận bất thường khác.
1.2- Bản chất của kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại được biểu hiện
dưới chỉ tiêu lãi hoặc lỗ.
Khi kết quả kinh doanh là lãi (+) thì có nghĩa là hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đã tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là phần vốn được tăng thêm nguồn
chủ sở hữu do hoạt động kinh doanh. Phần tăng thêm này thường đi đôi với sự
tăng thêm của toàn bộ tài sản. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng đối với
ngân sách, trích lập các quỹ của doanh nghiệp và bổ xung nguồn vốn kinh
doanh.
1.3- Nội dung của kết quả kinh doanh:
Trong doanh nghiệp thương mại, kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh
là kết quả bán hàng hoá. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp có thể là lãi, có thể là lỗ nó được xác định bằng chênh lệch thu chi
của từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động
tài chính và các hoạt động khác.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được xác định bằng công
thức:
KQ hđ sx = DT thuần hđ - Giá vốn - Chi phí - Chi phí
KD dvụ sx KD dvụ hàng bán bán hàng QLDN.
Kết quả hoạt động tài chính: là kết quả thu được của quá trình đầu tư tài
chính đó là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính với chi phí tài
chính:
KQ HĐTC =Thu nhập HĐTC - Chi phí TC - Thuế (nếu có).
Kết quả hoạt động khác: Là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí
khác của các hoạt động riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh
nghiệp. Là những khoản thu nhập từ các nghiệp vụ không thường xuyên ở
doanh nghiệp và nằm ngoài dự tính của doanh nghiệp.
KQ HĐ khác = Thu nhập khác - Chi phí khác.
1.4- Nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh
ghi chép phản ánh kịp thời chính xác các khoản doanh thu, chi phí, từ đó
tính toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư
tài chính và các hoạt động bất thường khác. Riêng đối với các hoạt động kinh
doanh hặc đầu tư tài chính kế toán cần xác định kết quả và hạch toán kết quả
theo từng nghiệp vụ riêng biệt hoặc theo từng đơn vị trực thuộc hoặc theo
nghành, nhóm hàng tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp
Cung cấp đày đủ kịp thời cho người quản lý những thông tin về kết quả họt
động kinh doanh để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế và đề ra những quyết
định trong kỳ kinh doanh tớinhằm thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản
xuất.
2- Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.1- Nội dung của DT bán hàng và các khoản giảm doanh thu:
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng cho
bên ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ, trong đó có:
-Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ dịch vụ.
-Doanh thu nhận bán hàng đại lý, ký gửi.

-Doanh thu nhậ gia công vật tư hàng hoá.
Các khoản giảm trừ bao gồm:
-Chiết khấu thương mại.
-Hàng bán bị trả lại.
-Giảm giá hàng bán.
2.2- Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các TK sau:
-TK 511- ''Doanh thu bán hàng hoá''.
-TK 512- ''Doanh thu nội bộ''.
•Tài khoản 511-"DT bán hàng''có nội dung kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+ Thuế XNK và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
+Cuối kỳ kết chuyển giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu
thương mại.
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911- " xác định kết quả kinh
doanh".
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá.
TK 511 không có số dư cuối kỳ
• TK 512- "Doanh thu nội bộ"
TK này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch
vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp.
Doanh thu nội bộ là số tiền thu được do bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng công ty...
Kết cấu TK 512 "doanh thu nội bộ" giống TK 511 " doanh thu bán hàng".
TK 512 không có số dư cuối kỳ.
•TK 515-" Doanh thu hoạt động tài chính".
Để hạch toán doanh thu hoạt động tài chính, kế toán sử dụng TK 515-
"Doanh thu hoạt động tài chính".
TK này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi
nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
-Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đâù tư
tín phiếu trái phiếu, chứng khoán thanh toán được hưởng do người mua
hàng hoá, dịch vụ, lãi cho thuê...
-Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khac sử dụng tài sản (bằng sáng
chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mêm vi tính,v.v...)
-Cổ tức lợi nhuận được chia.
-Thu nhập về hoạt động đâù tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
-Thu nhập chuyển nhượng cho thuê cơ sở hạ tầng.
-Thu nhập vè các hoạt động đầu tư khác
-Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
-Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn,...

×