Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích truyện Mị Châu Trọng Thủy pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.34 KB, 4 trang )

Phân tích truyện Mị Châu -
Trọng Thủy




MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
(Tố Hữu)
Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức
hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu
chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc. Hơn thế nữa,
đây cũng là tác phẩm mang dấu ấn bi kịch sớm nhất trong văn chương dân tộc. Giếng
Mị Châu ở Đông Anh còn đó, bên cạnh bài học về việc cần đề cao cảnh giác với kẻ
thù, tấm oan tình còn để lại những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Mị Châu là con gái của Thục An Dương Vương. Người con gái trong trắng
ngây thơ, tin tưởng tình yêu một cách chân thành cuối cùng đã bị chính người chồng
đưa vào bẫy, làm mất nước. Câu chuyện trong sách giáo khoa chỉ tập trung vào mối
quan hệ Trọng Thủy – Mị Châu nhưng cũng đủ sức giúp ta nhận ra những thủ phạm
và nạn nhân đích thực của bi tình sử này.
Trọng Thủy làm rể của An Dương Vương. Mọi nguyên nhân bi kịch trước hết
bắt đầu từ An Dương Vương khi đã để tình riêng lấn át tầm nhìn của một đấng minh
quân. Nhất là, kẻ ở rể lại phục vụ cho dã tâm của Triệu Đà – lấy bí quyết nỏ thần để
cướp nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương làm mất nước đã đành
, nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ
tình duyên của Mị Châu – Trọng Thủy.
Mặc dù truyền thuyết được ghi lại bởi người đời sau hết sức ngắn gọn, nhưng
cốt lõi của bi kịch ấy vẫn thật rõ ràng: mối quan hệ thông gia của hai nhà vốn dĩ đối


địch tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Vậy mà An Dương lại “vô tình” gả con gái yêu
của mình cho con trai kẻ thù. Theo mạch kể của truyền thuyết, không có những lí giải
về nguyên nhân sâu xa khiến cho Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh cắp lẫy
nỏ thần Kim Qui. Nhưng theo mạch truyện, Mị Châu rõ ràng đã tin Trọng Thủy đến
với nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha
thứ , nhưng vì tình riêng mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình.
Đáng trách hơn, tình yêu ấy thiếu lí trí sáng suốt đế nỗi nàng không nhận ra được
những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh báo với vua cha. Nàng
không đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm tàng hiểm hoạ binh đao: “Ta nay trở
về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy
gì làm dấu?”. Mị Châu mê muội đếm mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ chia
lìa, lại chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Đặt tình riêng lên trên vận mệnh
quốc gia như vậy quả thật đáng phê phán.
Đàng sau tình duyên Mị Châu – Trọng Thủy là cả một âm mưu thôn tính thâm
hiểm của Triệu Đà, không ai khác kẻ thực hiện gian kế ấy lại là Trọng Thủy. Hắn
ngay từ khi đạt chân đến Loa Thành làm rể đã đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ
ổi hơn, hắn đã lợi dụng ngay người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế mĩ mãn. Xét về
bản chất Trọng Thủy là một kẻ gian trá và tham lam: lừa gạt vợ để lấy vuốt Rùa Vàng,
vừa âm mưu cướp được nước, vừa muốn được chiếm đoạt trọn vẹn trái tim của Mị
Châu. Từ thủ phạm, hắn đã biến thành nạn nhân của chính mình. Không thể nào có sự
dung hoà giữa quyền lợi quốc gia với tình yêu đôi lứa khi thù địch là cái mầm hoạ
tiềm ẩn trong mối quan hệ vợ chồng.
An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình. Bản
thân nhà vua mong mỏi hoà hiếu giữa hai quốc gia, chấm dứt cảnh đao binh từ duyên
tình con trẻ. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là chỗ hở để kẻ dã tâm là cha con Triệu Đà lợi
dụng. Bản thân An Dương Vương cũng phải gánh chịu bi kịch khi tuốt gươm trừng
phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình, nhà vua đã đứng trên quyền lợi quốc
gia mà gạt bỏ tình riêng, hành động ấy được trân trọng bằng cách xử lí của dân gian :
Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển. Mị Châu phải trả giá bằng sự nông nổi của
mình, nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra bi kịch của mình. Một người con gái

ngây thơ trong trắng đáng yêu bị phản bội, cuối cùng nàng đã nhận ra bộ mặt kẻ thù
dù quá muộn màng. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu khi để
nàng hoá thân thành ngọc thạch, máu hoá thành hạt châu nhưng cũng thật công bằng
khi từ lập trường yêu nước trừng trị kẻ có tội. Mị Châu quả thật đáng trách nhưng
cũng thật đáng thương. Truyền thuyết không còn chỉ kể lại trang sử mất nước mà chứa
đựng cái nhìn thương cảm cho lứa đôi – khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu.
Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị
Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp
tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói hơn là cái chết lao đầu xuống giếng của
Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông,
lấy nước giếng mà rửa, thì thấy trong sáng thêm”. Sự lừa dối nhơ nhớp của Trọng
Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không
thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước.
Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân
văn, từ bài học cảnh giác cũng như lời nhắc nhở về cách giải quyết các mối quan hệ
riêng – chung, cá nhân – cộng đồng. Câu chuyện bi kịch thấm thía ấy cũng là sư ïthể
hiện lập trường và tình cảm rõ ràng của nhân dân ta trước các vấn đề lịch sử và quan
hệ con người.

×