Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sử Thi Đăm Săn... pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.81 KB, 8 trang )

Sử Thi Đăm Săn





1. 1. Một số kiến thức về sử thi:
- Sử thi còn gọi là anh hùng ca, bài ca anh hùng, trường ca. Đây là thể loại tác
phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân tộc
nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trong đại đối
với dân tộc trong buổi bình minh lịch sử.
- Đặc trưng của sử thi là:
* Ra đời và phản ánh thời kì ấu thơ của dân tộc- tộc người. Thể hiện những bức
tranh xã hội rộng lớn cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại.
* Biểu dương chiến tích của những anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp,
đại diện cho lợi ích cộng đồng. Thế giới sử thi là thế giới đặc biệt trong đó con người
và thần linh giao tiếp với nhau thật dễ dàng; hình ảnh thế giới hiện ra còn như môït
tổng thể toàn vẹn và hài hoà- điều đó phản ánh xã hội con người ở các dân tộc- tộc
người còn chưa bị phân hoá, cá nhân còn gắn bó với cộng đồng.
* Có ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca, gọi chung là phong cách cao cả. Nghe hát
– kể sử thi là một sinh hoạt văn hoá tập thể và mọi giá trị của sử thi, do đó, là thành
tựu chung của cả cộng đồng.
Sử thi là một câu chuyện kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn, vì theo Hêghen
“nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và
cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới một hình thức khách quan của một
biến cố thực tại”. Các nhân vật chính của sử thi là các anh hùng dũng sĩ tiêu biểu cho
sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh. Lòng dũng cảm của cộng
đồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những tận
giao chiến với kẻ thù, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả những nét trong sinh
hoạt đời thường của họ nữa, điều đáng chú ý là tất cả những cái này đều được miêu tả
trong vẻ đẹp kì diệu khác thường. Sỡ dĩ như vậy là vì, sử thi ra đời vào thời điểm nối


tiếp thần thoại tức là từ thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của con
người, do đó cái nhìn đậm màu sắc thần kì nói trên đối với các nhân vật trong sử thi là
không tránh khỏi. Mác từng nhấn mạnh rằng vẻ đẹp của sử thi thể hiện trong tính hài
hoà đặc biệt của nó vốn có liên quan đến các quan hệ xã hội chưa chín muồi lắm. Mác
gắn sử thi với thời đại khởi thuỷ của sự sản xuất nghệ thuật đích thực và đồng thời còn
cho rằng sử thi trong hình thức cổ điển của nó đã tạo nên một thời đại trong lịch sử
văn hoá. Trong sử thi chủ yếu miêu tả hành động của nhân vật hơn là những rung
động tâm hồn. Nhưng trong những câu chuyện kể, cốt truyện thường được bổ sung
thêm những chi tiết miêu tả có tính chất tĩnh tại và những cuộc đối thoại trang trọng
có tính nghi thức.Những tác phẩm sử thi nổi tiếng trong văn học thế giới còn lưu giữ
được cho đến nay không nhiều. Có thể kể tên những tác phẩm tiêu biểu như Iliat và
Ôđixê của Hy Lạp, Mahabaharata và Ramayana của Ấn Độ…. Bên cạnh những tác
phẩm sử thi đồ sộ nói trên, các dân tộc khác cũng có những tác phẩm sử thi ngắn gọn
hơn dưới dạng những bài ca tráng sĩ hay dũng sĩ, nhưng không kém phần nổi tiếng
như Bài ca chàng Rô lăng của Pháp, Ilia Murometx của Nga và Nibelnghen của
Đức… Về sau những đặc trưng của sử thi dần dần biến đổi và được tiểu thuyết hiện
đại tiếp nhận để hình thành một thể loại mới là “tiểu thuyết sử thi” như Chiến tranh và
hoà bình của Lép Tônxtôi… Ở Việt Nam, những tác phẩm như Thánh Gióng, Sơn
Tinh- Thuỷ Tinh, Đăm Săn mang những đặc trưng khá rõ nét của TLST.
- Người ta chia làm 2 loại sử thi:
* Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Aúm ệt luông (Thái), Cây nêu
thần (Mơ nông)…
* Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đam Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê Đê), Đam Noi
(Ba na)…
- Vùng sử thi Tây Nguyên: Trong lúc sử thi ở nhiều nước là rời rạc, lẻ tẻ thì ở
Việt Nam, nó lại quần tụ thành vùng, tiêu biểu là ở Tây Nguyên. Người ta gọi là vùng
sử thi Tây Nguyên.
Sử thi Tây Nguyên, mà mỗi tộc người gọi tên khác nhau: khan (Ê Đê), hơ ri
(Gia rai), hơ mon (Ba na), Oùt nơ rông ( Mơ nông) trở thành một đặc trưng thể loại
tiêu biểu cho vùng văn hoá Tây Nguyên. Vùng sử thi Tây Nguyên có căn nguyên từ

kinh tế- xã hội Tây Nguyên như: xã hội tiền giai cấp, kinh tế nương rẫy…Sử thi anh
hùng Tây Nguyên có 3 đề tài chính: hôn nhân, chiến tranh và lao động xây dựng. Đề
tài chiến tranh quan trọng hơn cả, là đề tài trung tâm của sử thi anh hùng và thu hút
các sự kiện thuộc 2 loại đề tài kia.
1.2. Sử thi Đăm Săn:
- Sử thi Đăm Săn là một trong những thiên sử thi anh hùng nổi tiếng của dân
tộc Ê Đê (Việt Nam). Tên đầy đủ là Bài ca chàng Đăm Săn (tiếng Ê Dê là Klei khan Y
Đăm Săn). Sử thi Đam San lần đầu tiên được L.Sabatier (một viên công sứ người
Pháp tại Tây Nguyên) phát hiện vào năm 1923-1924. Sabatier đã dịch sử thi này ra
tiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1928. Năm 1959, sử thi này được giới thiệu trên
tạp chí Văn nghệ quân đội và được nhà xuất bản Văn hoá in song ngữ Việt – Ê Đê
(bản dịch của Đào Tử Chí) với tên gọi là Bài ca chàng Đăm Săn. Năm 1988, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội đã công bố văn bản sưu tầm và dịch sử thi Đăm Săn rất công phu
của Nguyễn Hữu Thấu.
- Sử thi Đăm Săn có 7 chương khúc tóm tắt như sau:
1- Chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí theo luật tục chuê- nuê, đòi lấy Đăm Săn làm
chồng, Đăm Săn không chịu.
2- Đam San bỏ về nhà chị là Hơ Aâng, Trời làm anh chết đi sống lại nhiều lần
và anh tự thân cứu được Hơ Nhí anh chịu thành hôn với hai người.
3- Tù trưởng Mtao Grư (tù trưởng Ó) cướp Hơ Nhí. Đăm Săn đánh lại, giành
được vợ, bắt làm tù binh.
4. Đam San đi phát rẫy, dọn ruộng, Mtao Mxây (tù trưởng Sắt) lại cướp vợ anh,
anh giết được kẻ thù, thành một tù trưởng giàu mạnh.
5. Đam San chặt cây thần. Cây đổ, hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí chết, Đăm
Săn lên trời toan chém đầu trời, được Trời bày phép làm cho vợ sống lại.
6. Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ, bị từ chối. Anh chết chìm trong
rừng đất nhão.
7. Vía của Đăm Săn hoá thành con ruồi, bay vào miệng Hơ Âng, Hơ Âng thụ
thai sinh được một con trai, cũng đặt tên là Đăm Săn. Đó là Đăm Săn cháu gọi Đăm
Săn đã mất là cậu. Đăm Săn cháu tiếp tục nối dây với chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí.

- Thiên sử thi miêu tả những chiến công oanh liệt và khát vọng tự do của một
tù trưởng trẻ tuổi tài năng lỗi lạc tên là Đăm Săn. Theo một tập tục hôn nhân cổ- tập
tục “nối dây” (tục chuê nuê) [1], thì Đam Sam buộc phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ
Bhí, khi chàng đã có người yêu. Đăm Săn được hưởng gia tài của vợ. Đăm Săn lại
đánh thắng nhiều tù trưởng thù địch khác, cướp được nhiều của cải, súc vật, bắt được
nhiều nô lệ và trở thành một tù trưởng giàu mạnh nhất vùng. Nhưng Đăm Săn còn
được muốn giàu mạnh hơn nữa: chàng cưỡi ngựa lên trời định bắt nữ thần Mặt trời về
làm vợ. Do hành động ngông cuồng này, Đam San cả người lẫn ngựa bị lún xuống
bùn, chết ngập trong rừng Sáp đen. Hồn Đam San đầu thai vào người chị ruột của
mình để rồi lại tiếp tục làm chồng dòng họ Hơ Nhí. Đam Sam là một nhân vật anh
hùng thuộc kiểu anh hùng thời thị tộc - bộ lạc. Những hành động và chiến công của
Đam San trong thiên anh hùng ca dân gian này xoay quanh 2 chủ đề chính:
*Thứ nhất là chủ đề đấu tranh để thoát khỏi những ràng buộc của một tập tục
hôn nhân theo chế độ mẫu quyền (tục chuê-nuê). Ở chủ đề này, cuộc đấu tranh của
Đăm Săn được miêu tả với nhiều mâu thuẩn phức tạp. Theo tập tục “nối dây” còn tồn
tại khá rõ trong xã hội người Ê Đê thời cổ, cuộc hôn nhân giữa Đăm Săn với Hơ Nhí
và Hơ Bhí đã được định sẵn từ trước. Khi Hơ Nhí còn nhỏ, bà của Hơ Nhí chết, Hơ
Nhí phải thay bà lấy ông. Ông Hơ Nhí đã nói với Hơ Nhí rằng sau này, Hơ Nhí sẽ lấy
Đăm Săn. Mở đầu thiên sử thi là cảnh bên nhà gái đến nhà Đăm Săn hỏi chồng cho
Hơ Nhí, Hơ Bhí. Đăm Săn cưỡng lại, song trời đã “chống gậy hèo” đến thu xếp việc
cưới hỏi. Đăm Săn phải khuất phục trước sức mạnh của tập tục. Song từ khi về nhà
vợ, chàng vẫn tiếp tục có những hành động chống đối lại cuôïc hôn nhân ấy. Chàng trễ
nải công việc nhà vợ, không chăm sóc vợ và bỏ về nhà chị ruột. Hành động tiêu biểu
và có tính chất tượng trưng nhất cho sự chống đối này là việc Đăm Săn đốn cây thần
Smuk, một thứ cây thần, cây “linh hồn, cây tổ tiên”, cây “sinh ra Hơ Nhí, Hơ Bhí” đã
hai lần chết. Nhưng những hành động chống đối của Đăm Săn đã không dẫn đến kết
quả phá vỡ cuộc hôn nhân ấy. Một mặt, bởi vì sức mạnh của tập tục còn quá lớn. Một
mặt cuộc hôn nhân ấy cũng đồng thời đem lại cho chàng những quyền lợi và một địa
vị mong muốn : chàng được hưởng gia tài của vợ và trở thành một tù trưởng giàu có,
hùng mạnh “chân không phải đi xuống đất”, “có nhiều voi , nhiều tôi tớ”. Hơn nữa, ở

chàng cũng bộc lộ những tình cảm gắn bó với những người vợ xinh đẹp, đáng yêu.
Khi vợ chết vì những hành động của chính chàng, chàng đã khóc “từ sáng đến tối, từ
tối đến sáng” thương tiếc “người mà thần linh cho chàng” để chàng có người “nấu
cơm, sắm thức ăn, dệt khố áo”. Chàng đã tha thiết xin thần linh cho chàng phép làm
vợ sống lại, vì như chàng nói: “Tôi là lá đa, tôi quyến luyến với cây đa”. Những tình
tiết đó của thiên sử thi cho thấy rõ tính chất phức tạp, đầy mâu thuẫn của cuộc đấu
tranh chống tập tục “nối dây” của Đăm Săn, chứng tỏ Đăm Săn vẫn chưa thoát khỏi sự
ràng buộc của chế độ mẫu quyền. Đáng chú ý là đoạn kết của thiên sử thi với hiện
tượng “Đăm Săn cháu” (con trai Hơ Aâng- chị ruột Đăm Săn ) giống hệt “ Đăm Săn
cậu” và với cảnh anh em họ hàng Hơ Nhí đến nhà “Đăm Săn cháu” hỏi chồng cho Hơ
Nhí, lặp lại gần giống như cảnh mở đầu của thiên sử thi. Đoạn kết này rất tiêu biểu về
mặt phản ánh sức mạnh của tập tục và những mâu thuẩn trong tư tưởng của tác giả
dân gian khi miêu tả cuộc đấu tranh của Đăm Săn để thoát khỏi những ràng buộc của
chế độ mẫu quyền, nhằm vươn tới một cuộc sống tự do phóng khoáng, và khẳng định
vai trò của người đàn ông trong xã hội cũ.
* Chủ đề thứ hai của thiên sử thi là đấu tranh chống những tù trưởng thù địch
để bảo vệ cuộc sống và mở rộng địa bàn cư trú của bộ tộc. Ở chủ đề này, thiên sử thi
đã miêu tả những chiến công oanh liệt của Đam San trong hai trận đánh thắng hai tù
trưởng mạnh tên là Mơtao Grư (tù trưởng Ó) và Mơ tao Mxây (tù trưởng Sắt). Hai tù
trưởng này gây ra cuộc chiến tranh nhằm tranh giành ảnh hưởng với Đăm Săn, cướp
vợ và bắt gia đình, bộ tộc Đăm Săn phải lệ thuộc vào mình. Do thắng được hai tù
trưởng, bộ tộc của Đăm Săn đã trở nên giàu mạnh hơn bao giờ hết: “Trong nhà người
ta đi lại chen chúc nhau, vai sát vai, vú sát vú[IMG]file:///E:/NNT/Tai%20Lieu/AAA-
Van%20Mau/van10-VHVN/chienthangmtao-mxay/17465-Bao-cao-Tam-trang-Hai-
long-Su-Thi-Dam-San-_files/M032.gif[/IMG], trong lòng ai cũng hoan hỉ vì có người
tù trưởng thật oai hùng có không biết cơ man nào là chiêng đồng, là voi nhà, là rừng
núi, đã từng đánh thắng không biết bao nhiêu là địch. Oai linh vang đến tận các thần
núi từ phía Đông cho tới phía Tây”. Nhưng Đăm Săn vẫn chưa vừa lòng với những
chiến công lừng lẫy của mình. Chàng đã có một ý muốn vượt tầm thời đại là tìm
đường lên trời, chiếm lấy nữ thần Mặt trời về làm vợ. Chàng đã chết vì ý muốn ấy.

Cái chết của Đăm Săn phần nào mang ý nghĩa bi kịch vì cái chết ấy mâu thuẩn giữa
khát vọng vô bờ với khả năng hữu hạn của người anh hùng.Thiên anh hùng ca Đăm
Săn đã phản ánh những nét hiện thực xã hội tiêu biểu của dân tộc Ê Đê trong một thời
kì lịch sử mà các quan hệ thị tộc –bộ lạc và tàn dư của chế độ mẫu quyền còn đang
phổ biến. Đăm Săn đại diện cho một lực lượng mới đang lên, khi chế độ phụ quyền
đang dần thay thế cho chế độ mẫu quyền nhưng chưa hoàn toàn chiếm được ưu thế.
Đồng thời cũng là hình ảnh lí tưởng của nhân dân về một người tù trưởng có khả năng
chiến đấu bảo vệ và mở rộng địa bàn cư trú của bộ tộc. Người anh hùng ấy cùng với
các sự kiện trong đời sống lịch sử xã hội ấy của dân tộc đã được miêu tả với nhiều nét
phóng đại tượng trưng và giàu màu sắc thần thoại. Đây là một tác phẩm thuộc thể loại
sử thi anh hùng ca dân gian. Người Ê Đê gọi sử thi này là khan, có nghĩa là một thể
loại truyện kể bằng văn vần có xen lẫn kể xuôi, khi diễn xướng có sử dụng hình thức
đối đáp và đôi khi kèm theo điệu bộ. Thể loại này cũng thấy phổ biến trong một số
dân tộc khác ở Tây Nguyên như dân tộc Gia-rai (tiếng dân tộc gọi là akhan), Ba-na
(tiếng dân tộc gọi hơmon ), dân tộc Cadong (tiếng dân tộc gọi là hơmuôn)…
* Khi phân tích người anh hùng sử thi- khan, cần biết những đặc điểm
thẩm mỹ của người anh hùng sử thi - khan là:
1. Người anh hùng trước hết phải đẹp và lịch sự
2. Người anh hùng tài giỏi, khoẻ mạnh nhiều mặt
3. Người anh hùng có đức tính cơ bản là dũng cảm
4. Người anh hùng phải bách chiến bách thắng
5. Người anh hùng trên tất cả phải giàu có và sang trọng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×