Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI HƯỚNG DỊCH VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 167 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

BÙI CAO HỌC – NGUYỄN VĂN TÝ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG
THƯƠNG MẠI HƯỚNG DỊCH VỤ
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN TIN HỌC
NĂM 2012
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU 7
1.1 Lý do chọn đề tài 7
1.2 Mục đích 8
1.3 Đối tượng 9
1.4 Phạm vi nghiên cứu 9
Chương 2 TỔNG QUAN 10
2.1 Tình hình Thương mại điện tử 10
2.2 Xu hướng phần mềm hướng dịch vụ (SaaS) 15
2.3 Thuận lợi và khó khăn cho TMĐT ở Việt Nam 16
2.4 Hướng tiếp cận 17
Chương 3 KIẾN THỨC NỀN TẢNG 18
3.1 Kiến thức cơ bản 18
Chương 4 PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ 48
4.1 Yêu cầu thiết kế 49
4.2 Phương pháp thiết kế và môi trường phát triển 49
4.3 Thiết kế hệ thống 53
4.4 Thiết kế Cơ sở dữ liệu 69
4.5 Thiết kế xử lý 73
4.6 Thiết kế giao diện 82
Chương 5 KIỂM CHỨNG HỆ THỐNG 90


5.1 Kiến thức nền tảng, mục tiêu của việc kiểm chứng hệ thống 91
5.2 Cách thức kiểm chứng 91
5.3 Môi trường và công cụ giả định 92
5.4 Kết quả 92
Chương 6 CÀI ĐẶT – TRIỂN KHAI 93
MỞ ĐẦU 2
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
6.1 Mục tiêu triển khai 93
6.2 Yêu cầu triển khai 93
6.3 Chi phí triển khai 95
6.4 Các bước triển khai 95
Chương 7 NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ 96
7.1 Kết quả đạt được 96
7.2 Hạn chế luận văn 100
7.3 Hướng phát triển 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Sách, Ebooks 103
Luận văn, luận án 104
Websites, Blog chuyên gia 104
PHỤ LỤC 105
Phụ lục A. Giao diện ứng dụng SaaSSystem 105
Giao diện ứng dụng SaaSSystem - ứng dụng cha 106
Giao diện ứng dụng SaaSCustomer – ví dụ về ứng dụng con 111
Phụ lục B. Mô tả thuộc tính các bảng cơ sở dữ liệu 126
Phụ lục C. Đặc tả các Use-case 134
Đặc tả các Use-case của SaaSAdmin 134
Đặc tả các Use-case của SaaSCustomer 136
Đặc tả các Use-case của đối tượng ClientCustomer 145
Phụ lục D. Các phần mềm hỗ trợ và bộ thư viện sử dụng trong luận văn 148
Phụ lục F. Danh mục các test case đã thực hiện được 149

Phụ lục G. Cấu hình IIS và tập tin Web.config 163
Danh sách các hình
MỞ ĐẦU 3
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Danh sách bảng biểu
Bảng 1 Thống kê tỉ lệ người dùng Internet trên thế giới (tính đến 31/12/2008) 10
Bảng 2 Phí thánh toán với gói dịch vụ tiêu chuẩn của Paypal 32
Bảng 3 Phí thánh toán với gói dịch vụ chuyên nghiệp của Paypal 33
Bảng 4 Một số so sánh giữa Google Checkout và Paypal 40
Bảng 5 So sánh phần mềm SaaS và phần mềm truyền thống (không chạy qua mạng).44
Danh sách các thuật ngữ sử dụng
*

B2C (Business to Consumer): là những giao dịch trực tuyến giữa các doanh nghiệp và
người tiêu thụ riêng biệt.
B2B (Business to Business): là các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau.
B2E (business-to-employee): là trường hợp con của intrabusiness. Trong đó, công ty
cung cấp dịch vụ, thông tin hay sản phẩm đến các nhân viên.
Back-end: là công cụ quản lý dành cho các nhà quản trị website.Phần hệ thống này chỉ
có những nhà quản trị website mới được đăng nhập và sử dụng.
Banner: là các khung hình thể hiện thông tin quảng cáo hoặc cổ động.
C2B (Consumer to Business): C2B là mô hình TMĐT trong đó mỗi cá nhân sử dụng
Internet để bán sản phẩm hay dịch vụ tới các tổ chức, hay là các tổ chức tìm kiếm
những người tiêu dùng và bán sản phẩm cho họ.
C2C (Consumer-to-Consumer): C2C là mô hình TMĐT trong đó người tiêu thụ bán
trực tiếp cho một người tiêu thụ khác.
ClientCustomer: Tên tự đặt – khách hàng đầu cuối - là đối tượng khách hàng của
website thành viên (SaaSCustomer).
CRM (Customer Relationship Management): quản trị mối quan hệ khách hàng.
MỞ ĐẦU 4

Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
DDoS: Viết tắt của từ Distributed Denial of Service – đây cũng là phương pháp tấn
công từ chối dịch vụ nhưng không giống như DoS mà gọi là DDos (từ chối dịch vụ
phân tán), nghĩa là cùng một lúc nhiều máy tính sẽ được huy động để gởi gói tin đến
máy chủ đích, đến một lúc nào đó sẽ làm máy chủ đích bị quá tải và không thể hồi đáp
các yêu cầu khác, dẫn đến làm tê liệt hệ thống
(1)
.
DoS: Viết tắt của từ Denial of Service - là kiểu tấn công làm cho các dịch vụ mạng bị
tê liệt và không còn khả năng đáp ứng được yêu cầu nữa. Loại tấn công này ảnh hưởng
đến nhiều hệ thống, rất dễ thực hiện và lại khó bảo vệ hệ thống khỏi bị tấn công
(2)
.
Digital banking: Giao dịch ngân hàng số hóa.
Digital securities trading: Giao dịch chứng khoán số hóa.
EDI: Viết tắt của từ Electronic Data Interchange – dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử -
tiền thân của thương mại điện tử hiện nay.
E-tailing: là bán lẻ trực tuyến, thường là B2C.
E-Commerce (EC): Thương mại điện tử.
E-Business: Hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông
tin số hóa.
E-Gorvernment: Chính phủ điện tử. Chính phủ mua/cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay
thông tin từ/đến các doanh nghiệp (G2B) hoăc cá nhân (G2C).
E-Marketing: Tiếp thị điện tử.
E-Market: Thị trường điện tử - là nơi người bán và người mua gặp nhau trực tuyến để
trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tiền tệ.
E-marketplace: Sàn giao dịch điện tử.
E-Mobile: Các giao dịch hay hoạt động được thực hiện ở môi trường không dây.
E-Payment: Thanh toán điện tử.
E-Purseb: Túi tiền điện tử, còn gọi là “ví tiền điện tử”– là nơi để gởi tiền mặt Internet,

chủ yếu thể hiện dưới dạng thẻ thông minh (Smart card).
MỞ ĐẦU 5
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
ERP (Enterprise Resource Planning): Hệ thống chương trình hoạch định tài nguyên
doanh nghiệp.
Front-end: là phần thấy được bên ngoài của website dành cho khách viếng thăm.
FEDI: Trao đổi dữ liệu tài chính, chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các
công ty giao dịch điện tử với nhau.
Hacker: kẻ tấn công các ứng dụng qua mạng.
Internet Cash: Tiền mặt điện tử - là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân
hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng
tiền khác thông qua Internet, áp dụng cho phạm vi một nước cũng như giữa các quốc
gia với nhau.
Internet: Mạng toàn cầu kết nối các máy tính với nhau.
3
Intranet: Mạng máy tính cục bộ sử dụng công nghệ Internet để bảo mật việc chia sẻ
thông tin trong một tổ chức.
4
Extranet: là mạng cục bộ sử dụng giao thức kết nối Internet và mạng để bảo mật chia
sẻ thông tin giữa các phòng ban trong một tổ chức hoặc giữa tổ chức với các nhà phân
phối, các nhà cung ứng và các đối tác. Một mạng extranet có thể xem như là mạng
intranet của một công ty mở rộng, cho phép người dùng bên ngoài có thể sử dụng.
5
Mô hình EC: là phương thức kinh doanh của công ty để phát sinh lợi nhuận cho công
ty. Mô hình EC giải thích một công ty đóng vai trò như thế nào trong một dây chuyền.
P2P (Peer-to-Peer): là công nghệ sử dụng khả năng của mạng máy tính đơn lẻ chia sẽ
dữ liệu và xử lý với những máy khác một cách trực tiếp; có thể được dùng trong mô
hình C2C, B2B, và B2C.
PaaS: Viết tắt của từ Platform as a Service – cung cấp nền tảng để xây dựng ứng dụng.
Các nhà phát triển PaaS mong muốn cung cấp một nền tảng để các nhà lập trình có thể

phát triển chương trình của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng.
SaaS: Viết tắt của từ Software as a Service – phần mềm hướng dịch vụ - Theo định
nghĩa của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC thì SaaS là: "Phần mềm hoạt động trên web,
được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa". Về cơ bản
các thuật ngữ SaaS và On-Demand Software được hiểu như nhau.
MỞ ĐẦU 6
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Sàn giao dịch: là một loại đặc biệt của thị trường điện tử. Giá cả trong thị trường có
thể qui định và giá cả có thể thay đổi sao cho phù hợp giữa cung và cầu.
SSO: Viết tắt của từ Single Sign On – đăng nhập một lần cho nhiều ứng dụng. Giả sử
bạn có một tài khoản Gmail, sau khi bạn đăng nhập vào hộp mail của mình thì bạn có
thể sử dụng Google Docs, Picasaweb Album … mà không cần phải đăng nhập lại vào
các ứng dụng này một lần nữa vì tất cả các ứng dụng trên đều sử dụng dữ liệu người
dùng chung.
SaaSSystem: Tên tự đặt – hệ thống website SaaSSystem – cho phép thành viên đăng
ký trên đó. Sau khi đăng ký, thành viên (SaaSCustomer) có một website riêng cho
mình.
SaaSCustomer: Tên tự đặt – thành viên đăng ký trên website SaaSSystem. Đồng thời
đóng vai trò là quản trị hệ thống đối với website họ có được.
WWW (World Wide Web): tập hợp những văn bản, nội dung trên Internet.
*
Giáo trình Thương Mại Điện tử - Lê Thị Nhàn, giảng viên khoa CNTT, trường ĐH KHTN.
1, 2
Luận văn Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật- SVTH: Nguyễn Duy Thăng – Nguyễn Minh Thu – GVHD: Th.S Mai Văn
Cường.
3, 4, 6
www.en.wikimedia.org
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay Thương Mại Điện Tử (TMĐT) đã trở thành một công cụ thương mại phổ

biến trên thế giới và Việt Nam. Ở VN, điển hình có các trang: www.gophatdat.com,
www.timnhanh.com, www.vietnamworks.com.vn, www.travel.com.vn … đang có tình
hình phát triển tốt. Tuy nhiên, để hình thành nên những trang TMĐT khá nổi tiếng đó
là cả một quá trình. Thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra không ít.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, các doanh nghiệp đã dần ý thức được tác dụng của
kênh thông tin Internet. Các cơ hội kinh doanh và hợp tác làm ăn có thể nảy sinh từ
MỞ ĐẦU 7
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Internet. Trong khi đó, hiện nay, để một doanh nghiệp triển khai được ý định kinh
doanh của mình trên môi trường mạng Internet là một vấn đề không hề đơn giản. Vấn
đề đó chính là chi phí, thời gian triển khai và bảo trì hệ thống. Theo mô hình truyền
thống, để triển khai một phần mềm cần phải có các giai đoạn sau đây:
• Doanh nghiệp xác định yêu cầu hệ thống cần triển khai
• Thuê một công ty tư vấn để tư vấn về vấn đề kĩ thuật
• Thuê một công ty phần mềm để phát triển hệ thống
• Triển khai hệ thống
• Bảo trì hệ thống
Chính vì có quá nhiều giai đoạn nên chi phí của một phần mềm rất cao. Hơn nữa thời
gian phát triển phần mềm kéo dài, có thể lên đến vài năm nếu hệ thống lớn. Sau khi hệ
thống đã đi vào hoạt động doanh nghiệp phải trả tiền thuê nhân viên kĩ thuật, tiền bản
quyền phần mềm để duy trì hệ thống. Đây chính là vấn đề nan giải đối với doanh
nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều này khiến việc đầu tư
kinh doanh qua môi trường mạng Internet của nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều
khó khăn. Một câu hỏi đặt ra là: Có giải pháp nào giúp doanh nghiệp và người dùng có
thể tiếp cận với TMĐT dễ dàng hơn, có thể tiếp cận TMĐT với chi phí thấp nhất, thời
gian triển khai nhanh nhất và duy trì, bảo trì hệ thống dễ dàng?
Đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên cũng chính là lý do chọn đề tài “Xây dựng hệ
thống TMĐT hướng dịch vụ”.
1.2 Mục đích
Tìm hiểu và làm rõ các khái niệm về TMĐT, phần mềm hướng dịch vụ (SaaS), kĩ thuật

lập trình trên môi trường mạng Internet. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống TMĐT
hướng dịch vụ với các mục đích sau:
Cung cấp một giải pháp toàn diện về TMĐT cho người dùng là doanh nghiệp, tổ chức
hay cá nhân. Việc cung cấp giải pháp TMĐT này phải thỏa các tiêu chí sau:
 Có đầy đủ các tính năng như một website TMĐT bình thường.
 Chi phí triển khai thấp.
MỞ ĐẦU 8
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
 Thời gian triển khai nhanh.
 Chi phí duy trì, bảo trì hệ thống thấp.
 An toàn, ổn định và bảo mật dữ liệu.
1.3 Đối tượng
Đối tượng mà đề tài phục vụ đó chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân và
người sử dụng mạng Internet.
Với đối tượng người dùng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, luận văn sẽ nghiên cứu và cung
cấp cho đối tượng này giải pháp TMĐT toàn diện với chi phí thấp nhất, thời gian triển
khai nhanh nhất và bảo trì hệ thống dễ dàng nhất có thể.
Với đối tượng là các cá nhân muốn kinh doanh qua môi trường mạng Internet, họ có
thể sử dụng kết quả luận văn với tư cách là một doanh nghiệp hoặc với tư cách là một
người dùng mạng.
Với đối tượng là người sử dụng mạng Internet, họ có thể là người dùng đầu cuối của
các hệ thống TMĐT của những doanh nghiệp ở trên hoặc họ đơn thuần chỉ là tìm kiếm
thông tin để phục vụ nhu cầu của mình, kết quả của luận văn cũng cung cấp cho họ một
nơi tập trung thông tin của một lĩnh vực nào đó – như ta vẫn thườg gọi bằng từ “cộng
đồng” – để họ có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
TMĐT là một lĩnh vực rộng cả về nghiệp vụ chuyên môn lẫn lý thuyết ứng dụng.
Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có thời gian để tiếp cận
và hiểu nó. Với một khoảng thời gian có hạn, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong một
phạm vi có thể:

- Tìm hiểu lý thuyết về TMĐT.
- Tìm hiểu lý thuyết về phần mềm hướng dịch vụ (Software as a Service).
- Triển khai thử nghiệm một hệ thống TMĐT theo mô hình phần mềm hướng
dịch vụ.
MỞ ĐẦU 9
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Tình hình Thương mại điện tử
2.1.1 Thế giới
Theo thống kê của website www.internetworldstats.com thì tổng số người truy cập
Internet trên thế giới tính đến ngày 31/12/2008 là 1.581.571.589 người chiếm 23.6%
dân số toàn cầu.
Chi tiết bảng thống kê người dùng Internet trên thế giới như sau:
Vùng Dân số Người dùng
Internet
( 31/12/2000)
Người dùng
Internet
(số liệu mới
nhất)
% dân
số
Tăng so
với năm
2000 (%)
Tỉ lệ
(%)
Châu Phi
975.330.899 4.514.400 54.171.500 5,6 % 1.100,0 % 3,4 %
Châu Á

3.780.819.792 114.304.000 650.361.843 17,2 % 469,0 % 41,1 %
Châu Âu
803.903.540 105.096.093 390.141.073 48,5 % 271,2 % 24,7 %
Trung
Đông
196.767.614 3.284.800 45.861.346 23,3 % 1.296,2 % 2,9 %
Bắc Mĩ
337.572.949 108,096,800 246.822.936 73,1 % 128,3 % 15,6 %
Mĩ La-
tinh
581.249.892 18,068,919 173.619.140 29,9 % 860,9 % 11,0 %
Châu Úc
34.384.384 7,620,480 20.593.751 59,9 % 170,2 % 1,3 %
Tổng cộng
6.710.029.070 360.985.492 1.581.571.589 23,6 % 338,1 % 100,0 %
Bảng 1 Thống kê tỉ lệ người dùng Internet trên thế giới (tính đến 31/12/2008)
Nguồn: Internet World Stats
MỞ ĐẦU 10
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Theo thống kê ở bảng trên ta thấy Châu Á là khu vực có tổng số người truy cập
Internet cao nhất thế giới là 650,4 triệu người (41,1%), vị trí tiếp theo là Châu Âu với
390,1 triệu người (24,7%) và Bắc Mĩ 246,8 triệu người (15,6%), cuối cùng thấp nhất là
châu Úc với chỉ 20,6 triệu người (1,3%). Hình vẽ sau thể hiện cái nhìn trực quan hơn
về bảng số liệu thống kê ở trên:

Hình 2-1 Thống kế số người sử dụng Internet trên thế giới năm 2008
Nguồn: Internet World Stats
Theo thống kê của hãng nghiên cứu Forrester Research, doanh số bán hàng trực tuyến
trên toàn thế giới trong năm 2006 ước đạt khoảng gần 2.500 tỷ USD, với tốc độ tăng
trưởng trung bình trên dưới 7% năm, và dự kiến trong năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng sẽ là

8%.
Tóm lại: tình hình thương mại điện tử trên thế giới đang ngày một phát triển trong đó
khu vực châu Mĩ đang có chiều hướng giảm lại nhường chỗ cho các nước đang phát
triển đặc biệt là khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
2.1.2 Việt Nam
Theo báo cáo về tình hình TMĐT VN năm 2007 thì TMĐT VN đã có những chuyển
biến tích cực và thể hiện ở các mặt sau:
MỞ ĐẦU 11
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Hiệu quả ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày
càng tăng
1
Mảng sáng nhất trong năm 2007 là hiệu quả đầu tư cho thương mại điện tử khá cao và
có xu hướng tiếp tục tăng. Kết quả điều tra cho thấy trên một phần ba doanh nghiệp có
doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử ở mức 15% trở lên so với tổng
doanh thu. Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ tương ứng 8% của năm 2005 thì có thể thấy
rõ các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới thương mại điện tử và đã biết cách biến
những lợi ích tiềm tàng của nó thành hiện thực. Tín hiệu lạc quan nhất là có tới 63%
doanh nghiệp tin tưởng rằng doanh thu có được từ các đơn đặt hàng sử dụng phương
tiện điện tử sẽ tiếp tục tăng. Kết quả trên có mối tương quan mật thiết với tỷ trọng cũng
như cơ cấu đầu tư cho thương mại điện tử. Một mặt, chi phí đầu tư cho thương mại
điện tử tăng mạnh, năm 2007 có tới 50% số doanh nghiệp tham gia điều tra (cao gấp ba
lần tỷ lệ 18% của năm 2005) cho biết đã dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư
cho thương mại điện tử. Mặt khác, cơ cấu đầu tư trở nên hợp lý hơn với khoảng một
nửa chi phí dành cho phần cứng và một phần năm dành cho đào tạo. Cơ cấu đầu tư này
cho thấy đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức tới triển khai thương mại thương
điện tử nếu so sánh với các tỷ lệ tương ứng của năm 2005. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho
phần mềm và giải pháp hầu như không thay đổi trong ba năm qua và chỉ dừng ở mức
23%. Rõ ràng, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía để nâng cao tỷ lệ này.
Một trong những thước đo định lượng về đầu tư cho thương mại điện tử là tỷ lệ các

doanh nghiệp xây dựng và vận hành website tăng đều qua các năm và đạt tới 38%
trong năm 2007, tức là cứ 10 doanh nghiệp tham gia điều tra thì đã có tới 4 doanh
nghiệp có website. Đồng thời, trong năm 2007 đã có 10% doanh nghiệp tham gia các
sàn giao dịch thương mại điện tử (e-marketplace), 82% có mạng cục bộ (LAN) và đáng
lưu ý nhất là có tới 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức kết nối chủ yếu
là băng thông rộng ADSL.
MỞ ĐẦU 12
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Hình 2-2 Tình hình TMĐT Việt Nam (2005-2007)
Thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng
2
Trước hết, toàn ngành ngân hàng đã có 15 ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300
máy ATM, 24.000 máy POS. Thứ hai, 29 ngân hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ
thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ. Trong đó, hệ thống các ngân hàng
thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và
đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng
thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công
nghệ chip điện tử. Thứ ba, hầu hết các nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các ngân
hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã được ứng dụng công nghệ thông tin.
Hiện có khoảng 20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet
Banking) và tin nhắn di động (SMS Banking). Thanh toán qua thẻ hay POS được đưa
vào ứng dụng rộng rãi hơn với các chức năng ngày càng đa dạng. Bên cạnh ngân hàng,
đối tượng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử đang mở rộng sang những loại hình
doanh nghiệp khác. Mô hình cổng thanh toán (payment gateway) đã được hình thành
và bắt đầu đi vào hoạt động. Đặc biệt, năm 2007 là năm đầu tiên một số website
thương mại điện tử Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao
gồm Pacific Airlines (www.pacifi cairlines.com.vn), 123mua! (www.123mua.com.vn),
Viettravel (www.viettravel.com.vn) và Chợ điện tử (www.chodientu.vn).
MỞ ĐẦU 13
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên

Hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử tiếp tục được
coi trọng và bắt đầu đi vào chiều sâu
3
Nhiều doanh nghiệp không chỉ nhận thức được lợi ích to lớn của thương mại điện tử
mà đã thấy sự cần thiết phải tập hợp lại để hỗ trợ nhau trong việc triển khai. Những
doanh nghiệp tiên phong nhất trong lĩnh vực này đã trở thành thành viên sáng lập của
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) vào giữa năm 2007. Nhiều sự kiện
lớn về thương mại điện tử đã được tổ chức và tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin
đại chúng như Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam 2007 (Vebiz), Hội thảo bảo vệ
dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, Chương trình đánh giá xếp hạng website
thương mại điện tử uy tín (TrustVn), Chương trình sinh viên với thương mại điện tử,
các sự kiện liên quan tới bình chọn và trao giải thưởng cup vàng về thương mại điện tử
của Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
Vinasa). Đào tạo chính quy về thương mại điện tử tiếp tục được nhiều trường đại học
quan tâm. Một số trường đại học đã có kế hoạch đầu tư sâu cho việc đào tạo thương
mại điện tử với việc hoàn thiện giáo trình và hạ tầng công nghệ phục vụ cho đào tạo,
gắn đào tạo với thực tiễn kinh doanh hết sức năng động và đổi mới liên tục của thương
mại điện tử.
Hệ thống pháp luật cho thương mại điện tử cơ bản đã được xác lập
4
Văn bản pháp luật:
1. Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm
2007.
Nghị định chính phủ:
1. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
3. Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
4. Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công

nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
MỞ ĐẦU 14
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Văn bản khác:
1. Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký điện tử
trong ngành ngân hàng
2. Quy trình cấp phát, quản lý và sử dụng chứng chỉ số của Ngân hàng Nhà nước,
v.vv…
Tóm lại: TMĐT Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, hứa hẹn sẽ có những
bước tiến mang tính bùng nổ trong một vài năm tới đây.
2.2 Xu hướng phần mềm hướng dịch vụ (SaaS)
2.2.1 Thế giới
Ở phần này, chúng ta khoan hãy đề cập đến phần mềm SaaS là gì, có ích lợi như thế
nào, có khác gì với phần mềm truyền thống … mà hãy hiểu nôm na: Phần mềm hướng
dịch vụ là phần mềm cho phép nhiều người cùng sử dụng và được truy cập qua môi
trường mạng Internet. Những đặc điểm và vai trò của phần mềm này trong xu thế ngày
này thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở những chương sau.
Xu hướng cung cấp phần mềm dạng hướng dịch vụ đang ngày càng được chú trọng và
phát triển trên thế giới. Điển hình là một số hãng phần mềm nổi tiếng đã cho ra đời
nhiều ứng dụng dạng SaaS như Google với Google Docs (một dạng ứng dụng thay thế
Excel và Word nhưng chạy qua môi trường mạng), Google Apps, Gmail ; Microsoft
thì có Online Office, Microsoft Dynamics CRM ; SalesFoce thì có website
www.salesfoce.com – một website nổi tiếng về cung cấp các ứng dụng SaaS; Amazon
thì nổi tiếng với website www.amazon.com; Ebay – hãng mua bán trực tiếp lớn nhất
thế giới hiện nay- thì nổi tiếng với website www.ebay.com Đặc điểm chung các
website dạng này là đều cung cấp ứng dụng dạng SaaS cho người sử dụng. Có thể là
miễn phí hoặc có thể là thu phí định kì. Các phần mềm dạng SaaS hiện rất đa dạng: từ
phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu đại chúng như email, Word, Excel, Access đến
các phần mềm cao cấp thuộc các lĩnh vực như CRM, ERP thì SaaS đều góp mặt. Ứng
dụng dạng SaaS có thể cung cấp miễn phí tới người dùng như Gmail, Google Docs

hoặc có tính phí với người sử dụng như Office Online, các ứng dụng trong lĩnh vực
CRM, ERP …
MỞ ĐẦU 15
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
2.2.2 Việt Nam
Theo khảo sát của nhóm thực hiện, số lượng phần mềm hướng dịch vụ ở Việt Nam
hiện rất ít so với số lượng phần mềm truyền thống. Điều đó cho thấy, phần mềm hướng
dịch vụ ở Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn đầu. Một vài website TMĐT ở VN đã
cung cấp phần mềm theo hướng dịch vụ dưới dạng cho phép người dùng đăng ký thành
viên và có một website riêng. Điển hình là một số trang như: www.gophatdat.com,
www.1001shoppings.com, www.vietmy.vn, www.dava.vn Trong số những trang trên
thì trang www.gophatdat.com và trang www.dava.vn có mô hình phần mềm hướng
dịch vụ tương đối rõ nét. Tuy nhiên, cũng như những trang TMĐT truyền thống, đa
phần các trang này vẫn vướng phải các hạn chế khách quan và chủ quan như đã nêu
trên. Vì thế để các site này phát triển và thành công một cách toàn diện thì vẫn cần phải
có thời gian.
Hướng đi phát triển phần mềm TMĐT theo mô hình SaaS là một lựa chọn phù hợp với
tình hình thế giới và Việt Nam hiện nay. Để hỏi rõ tại sao mô hình phần mềm này lại
phù hợp với tình hình Việt Nam và thế giới trong tương lai, chúng ta thử phân tích một
số thuận lợi và khó khăn của TMĐT và mô hình cung cấp phần mềm truyền thống ở
Việt Nam để có câu trả lời thích đáng nhất.
2.3 Thuận lợi và khó khăn cho TMĐT ở Việt Nam
2.3.1 Thuận lợi
Những ứng dụng TMĐT nói chung đang nhận được những thuận lợi như sau:
- Số người truy cập Internet tăng nhanh (hơn 20 triệu người/90 triệu dân).
- Các chính sách ưu đãi của nhà nước về công nghệ thống tin.
- Thói quen mua hàng qua mạng đang được người tiêu dùng chú ý.
2.3.2 Khó khăn
Khó khăn có thể gặp phải khi triển khai 1 hệ thống phần mềm TMĐT:
- Thói quen và lòng tin của người dùng vào các phần mềm TMĐT chưa cao.

- Các ngân hàng còn khó khăn trong việc liên kết với các doanh nghiệp kinh
doanh trực tuyến để cho ra đời các sản phẩm thanh toán trực tuyến.
MỞ ĐẦU 16
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
- Tính bảo mật thông tin còn kém trên các website TMĐT ở VN.
- Chi phí phát triển & bảo trì một website TMĐT ở VN vẫn còn cao.
- Thời gian phát một ứng dụng TMĐT hoàn chỉnh khá lâu.
- Chính sách hỗ trợ khách hàng sau khi mua sản phẩm hầu như không được các
doanh nghiệp chú trọng.
2.4 Hướng tiếp cận
Theo tìm hiểu của nhóm thực hiện, các ứng dụng dạng SaaS có thể chia làm 2 loại:
1. Cung cấp nền tảng để xây dựng ứng dụng (PaaS – Platform as a Service)
2. Cung cấp phần mềm trọn gói để sử dụng (SaaS – Software as a Service)
Với dạng 1, đối tượng người dùng mà ứng dụng SaaS muốn nhắm tới là các nhà phát
triển phần mềm, các công ty phần mềm hay các lập trình viên (developer). Mục tiêu
của các phần mềm SaaS dạng này là cung cấp nền tảng chuẩn để hỗ trợ phát triển ứng
dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Ưu điểm của ứng dụng SaaS dạng này là cung cấp nền tảng cơ bản để phát triển ứng
dụng, dựa trên nền tảng đó, các nhà phát triển hay các lập trình viên có thể tùy biến các
ứng dụng nhằm tạo ra một sản phẩm vừa ý và phục vụ hữu ích cho nhu cầu của khách
hàng của họ.
Nhược điểm của ứng dụng dạng này là đòi hỏi người sử dụng phải có am hiểu kĩ thuật,
có trình độ tin học nhất định mới có thể sử dụng. Do vậy, ứng dụng SaaS dạng này ít
phổ biến trên thực tế hiện nay.
Với dạng 2, đối tượng mà các ứng dụng SaaS muốn nhắm đến là các người sử dụng
đầu cuối, các doanh nghiệp và các cá nhân muốn sử dụng Internet làm môi trường kinh
doanh.
Ưu điểm của ứng dụng SaaS dạng này là không đòi hỏi người dùng phải có trình độ tin
học cao, triển khai dễ dàng và nhanh chóng.
Nhược điểm của ứng dụng SaaS dạng này là độ tùy biến của ứng dụng không cao.

Người dùng vẫn có thể tùy biến cho ứng dụng của họ, nhưng có giới hạn. Bởi không
MỞ ĐẦU 17
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
nhà phát triển phần mềm nào có thể viết ra một phần mềm mà thỏa tất cả các yêu cầu
của tất cả mọi người.
Dựa vào những phân tích về ưu và khuyết của từng giải pháp và tình hình thực tế của
TMĐT VN, chúng em quyết định chọn hướng tiếp cận là theo mô hình cung cấp phần
mềm trọn gói hướng dịch vụ (SaaS) vì các lí do sau:
1. Phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay ở Việt Nam.
2. Có thể kết hợp giữa mô hình SaaS và PaaS để cho ra đời một ứng dụng hướng
dịch vụ toàn diện về sau này.
Chương 3 KIẾN THỨC NỀN TẢNG
3.1 Kiến thức cơ bản
3.1.1 Thương mại điện tử (EC)
3.1.1.1 Khái niệm về EC
Là khái niệm chỉ quá trình mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin qua
mạng máy tính, đặc biệt mạng Internet.
Hầu hết các ứng dụng EC được thực hiện thông qua môi trường mạng Internet. Tuy
nhiên, quá trình mua bán này có thể thông qua mạng WAN, LAN hay thậm chí là máy
tính đơn. Khi đó, việc mua bán hàng hóa giữa một máy bán hàng và một thẻ thông
minh (smart card) có thể coi là một EC.
1
3.1.1.2 So sánh E-Commerce và E-Business
Theo định nghĩa của công ty ICONI của Anh như sau: “E-Business có hai ý nghĩa. Thứ
nhất, chỉ một công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng. Thứ hai, chỉ một
công ty điện tử hóa các hoạt động bên trong của mình bằng các công nghệ Internet”
(Definition: e-Business can mean two things. Firstly if a company is set up and deals
solely online it is said to be an e-Business. Or for established companies e-Business
means transforming internal processces using Internet technologies”).
2

MỞ ĐẦU 18
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Một định nghĩa khác: “E-Business có thể được định nghĩa như là việc sử dụng công
nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ tất cả các hoạt động kinh doanh.”
(“Electronic Business, commonly referred to as "eBusiness" or "e-Business", may be
defined as the utilization of information and communication technologies (ICT) in
support of all the activities of business.”).
3
Như vậy, khái niệm E-Business có thể được hiểu với 2 nghĩa:
- Kinh doanh điện tử: công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng
- Doanh nghiệp điện tử: công ty áp dụng các công nghệ thông tin và truyền thông
vào các hoạt động kinh doanh của mình.
Trong thực tế, khái niệm E-Business thường được đề cập với nghĩa rộng hơn E-
Commerce. Trong khi E-Business tập trung đề cập tới chiến lược kinh doanh nhiều hơn
với việc nhấn mạnh các chức năng xuất hiện có sử dụng khả năng của điện tử, thì E-
Commerce chỉ là một nhóm nhỏ trong một chiến lược kinh doanh tổng thể đó.
E-commerce thường thông qua việc sử dụng WWW hoặc Internet để xây dựng và phát
triển các mối quan hệ khách hàng và đối tác thi e-business có thể sử dụng WWW,
Internet, Intranets, Extranets hoặc một dạng kết hợp giữa chúng để thực hiện điều đó.
1
Giáo trình Thương mại Điện tử - Lê Thị Nhàn – Khoa CNTT, ĐH KHTN
2
www.iconi.co.uk/default.asp
3
www.en.wikimedia.org/e-Business
MỞ ĐẦU 19
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
3.1.1.3 Khung hoạt động
Hình 3-3 Khung hoạt động của EC
Có thể tưởng tượng khung hoạt động của EC giống như một ngôi nhà với 3 phần cơ

bản:
1. Cơ sở hạ tầng EC (nền móng ngôi nhà):
o (1): cơ sở hạ tầng cơ bản cho các dịch vụ kinh doanh thông thường, bao
gồm: vấn đề bảo mật, thẻ thông minh, chứng thực người dùng và thanh
toán điện tử.
o (2): Hạ tầng về truyền và phân phối thông tin (EDI, email, chat ).
o (3): Hạ tầng về truyền thông đa phương tiện và xuất bản thông tin qua
mạng.
o (4): Hạng tầng về mạng (các tổng đài, mạng không dây, mạng Internet ).
MỞ ĐẦU 20
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
o (5): Hạ tầng về giao diện đầu cuối (các ứng dụng của các đối tác kinh
doanh và dữ liệu của chúng. VD: Paypal cung cấp các hàm API để xử lý
thanh toán trực tuyến).
2. Hỗ trợ cho EC (giống như phần tường ngôi nhà): Các tác nhân sau đóng vai trò
rất quan trọng trong hoạt động của EC:
o Con người (người mua, người bán, trung gian ).
o Luật lệ (các luật ban hành, các qui định, nghị định của nhà nước, của thế
giới )
o Tiếp thị và quảng cáo: nghiên cứu tiếp thị, quảng cáo và phát hành nội
dung qua web.
o Dịch vụ phụ trợ: hậu cần, thanh toán, hệ quản trị nội dung và các hệ
thống bảo mật.
o Đối tác kinh doanh: cổ đông, hội viên, sàn giao dịch, siêu thị…
3. Các ứng dụng EC (giống như nóc của ngôi nhà): các ứng dụng trong lĩnh vực
EC được phân chia trên nhiều lĩnh vực:
o Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)
o Tìm việc (Search Jobs)
o Ngân hàng trực tuyến (Online Banking)
o Chính phủ điện tử (E-government)

o Quản lý thu-mua (E-purchasing)
o B2B Exchanges
o C-Commerce
o M-Commerce
o Đấu giá (Auctions)
MỞ ĐẦU 21
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
o Du lịch (Travel)
o Xuất bản trực tuyến (Online Publishing)
o Dịch vụ chăm sóc khách hàng
3.1.1.4 Các thành phần tham gia
Hình vẽ sau mô tả các thành phần tham gia trong EC:
Hình 3-4 Các thành phần tham gia hệ thống EC
Nguồn: Giáo Trình Thương Mại điện tử, Lê Thị Nhàn – giảng viên khoa CNTT, ĐH
KHTN.
Các cơ quan tài chính sẽ tham gia vào quá trình thanh toán điện tử.
Chính phủ sẽ tham gia với vai trò điều tiết và ban hành các qui định, nghị định liên
quan.
Cơ quan hành chính: tiếp nhận và xử lý các vấn đề về pháp lý.
Xí nghiệp & công ty: nơi trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng.
MỞ ĐẦU 22
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
Nhà phân phối đóng vài trò vận chuyển hàng hóa tới các đại lý tiêu thụ và người
dùng.
Thế giới kinh doanh thực tế: đóng vai trò như một đối trọng với thế giới kinh doanh
ảo. Cho phép người mua và người bán trong EC có thể đối chiếu so sánh các giá trị
thực của mặt hàng sản phẩm, dịch vụ với nhau.
Cửa hàng ảo thị trường điện tử: lả nơi diễn ra các hoạt động mua bán trong EC. Các
hoạt động này đều thông qua môi trường mạng để thực hiện.
3.1.1.5 Phân loại EC

3.1.1.5.1 Phân loại theo mô hình thương mại
Trong phần này, nhóm thực hiện xin trích dẫn một số khái niệm từ Giáo trình Thương
mại điện tử của Lê Thị Nhàn – giảng viên khoa CNTT, ĐH KHTN Tp Hồ Chí Minh
như sau:
3.1.1.5.1.1 Đưa ra giá của bạn cần
Mô hình kinh doanh này cho phép người mua đưa ra giá mà người đó đồng ý chi trả
cho một mặt hàng hay dịch vụ nào đó. Ví dụ điển hình cho mô hình hoạt động này là
website www.priceline.com. Website này tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và so
sánh chúng với nhưng dịch vụ mà các nhà cung cấp có được với giá phù hợp với yêu
cầu đó. Người dùng có thể dùng website www.priceline.com để xác định giá trị hàng
hóa.
3.1.1.5.1.2 Tìm giá tốt nhất
Trong mô hình này thì khách hàng cần xác định rõ nhu cầu của mình. Sau đó, công ty
sẽ xác định giá thấp nhất của dịch vụ và mặt hàng cần. Trang sử
dụng mô hình này: khách hàng ghi lại thông tin họ cần, sẽ đối chiếu
các thông tin này với thông tin trong cơ sở dữ liệu xác định giá thấp nhất và gởi cho
khách hàng. Khách hàng có 30 phút để quyết định chấp nhận hoặc hủy bỏ yêu cầu.
3.1.1.5.1.3 Môi giới
Trong mô hình này, nhà cung cấp dịch vụ sử dụng cách thức mời tự động đề đề nghị
khách hàng mua hàng. Các giá bán được đưa ra và chỉnh sửa, xem xét một cách tự
động. Khách hàng không cần nhập vào bất cứ thông tin gì. Trang www.getthere.com -
chuyên cung cấp các dịch vụ và mặt hàng du lịch – là một ví dụ.
MỞ ĐẦU 23
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
3.1.1.5.1.4 Chi nhánh tiếp thị
Đây là một tổ chức mà ở đó người tiếp thị (các doanh nghiệp, các tổ chức, hoặc các cá
nhân) hợp tác với công ty để chuyển khách hàng đến website của công ty đó để mua
mặt hàng hay dịch vụ. Chi nhánh tiếp thị được nhận từ 3-15% hoa hồng trên giá trị mặt
hàng đặt mua. Ví dụ cho mô hình này là hay .
3.1.1.5.1.5 Hệ thống đề nghị điện tử

Phần lớn người mua dù là cá nhân hay tập thể luôn luôn mua hàng hóa thông qua hệ
thống đề nghị. Hiện nay, việc đề nghị có thể thực hiện trực tuyến giúp tiết kiệm thời
gian và tiền bạc.
3.1.1.5.1.6 Bán đấu giá trực tuyến
Ngoài trang ebay.com – trang bán đấu giá lớn nhất thế giới – thì còn có hàng trăm
website thực hiện bán đấu giá trực tuyến như amazon.com, yahoo.com
3.1.1.5.1.7 Sản xuất theo yêu cầu khách hàng và cá nhân hóa
Đây không phải là một mô hình mới trong EC. Điểm chú ý của mô hình này là khả
năng chế tạo hàng hóa theo yêu cầu khách hàng nhưng chi phí không cao hơn so với
hàng hóa sản xuất hàng loạt là mấy. Ví dụ công ty Dell đã hoạt động sản xuất theo mô
hình này.
3.1.1.5.2 Phân loại theo bản chất của giao dịch
Hình 3-5 Mối liên hệ giữa các loại hình kinh doanh trong EC
Theo sơ đồ trên ta thấy, ba đối tượng tham gia vào quá trình kinh doanh trong EC:
khách hàng (consumer), chính phủ (gorvernment) và nhà kinh doanh (business) đều có
những loại hình giao dịch nội bộ trong mỗi loại đối tượng đó. VD: khác hàng thì có mô
MỞ ĐẦU 24
Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên
hình kinh doanh nội bộ là C2C, nhà kinh doanh thì có mô hình kinh doanh nội bộ là
B2B, chính phủ thì có mô hình kinh doanh nội bộ là G2G. Bên cạnh đó, giữa các mô
hình nội bộ đó thì có những mô hình kinh doanh thể hình sự liên hệ giữa các đối tượng
với nhau (mỗi đối tượng có một mô hình kinh doanh (thể hiện mối quan hệ) với đối
tượng còn lại). Chẳng hạn, mối quan hệ thể hiện giữa khách hàng và nhà kinh doanh là
mô hình B2C, giữa nhà kinh doanh và chính phủ thì có G2B, giữa chính phủ và khách
hàng thì có G2C.
3.1.1.6 Hệ thống EC
Hình 3-6 Hệ thống EC
Nguồn: Electronic Commerce 2006, Efaim Turban.
Nhìn hệ thống EC ở trên có thể nhận thấy vai trò quan trọng của mô hình kinh doanh
B2B. Tổ hợp B2B, bộ phần SCM (Supply Chain Management – Quản lý chuỗi cung

ứng), bộ phận kinh doanh & bán hàng, bộ phận tiếp thị (Marketing) và bộ phận CRM
(Customer Relatetionship Management – Quản lý mối quan hệ khách hàng) đã tạo nên
bộ khung cho ERP – Quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
MỞ ĐẦU 25

×