Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

69 Kế toán tại sản cố định ở Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189-Tổng Công ty XD Sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 92 trang )

PhÇn I
Thùc tr¹ng tæ chøc h¹ch to¸n kÕ to¸n trong c¸c
doanh nghiÖp dÖt may viÖt nam
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam
1.1.1 Vai trò của doanh nghiệp dệt may trong cơ cấu nền kinh tế
Doanh nghiệp dệt may có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Dệt may là một trong những ngành công nghiẻp sản xuất, xuất khẩu quan trọng
của nền kinh tế quốc dân Việt Nam: với khả năng thu hút lao động, đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cho đất
nước. Sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may góp phần quan trọng trong việc
giải quyết những mục tiêu kinh tế của đất nước:
Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may chiếm ưu thế về số lượng so với các
doanh nghiệp trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác. Năm 2005, cả
nước có 113.352 doanh nghiệp, trong đó có gần 2.000 doanh nghiệp dệt may.
Thứ hai, ngành dệt may đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế:
Năm 2005, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu
ngành Dệt may vẫn đạt trên 4,8 tỷ USD. Năm 2006, Việt Nam đạt 40 tỷ USD kim
ngạch xuất khẩu (tăng trưởng 23%). Đây được xem là bước đệm và mốc phát triển
quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả này góp phần không
nhỏ vào mức tăng trưởng kinh tế (GDP 8,2%) chung của đất nước. Con số 40 tỷ
USD kim ngạch xuất khẩu có sự đóng góp quan trọng của ngành dệt may, năm
2006 ngành dệt may đóng góp gần 5,8 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005, góp
15% vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Theo đánh giá của các chuyên gia
thuộc Trung tâm thương mại thế giới UNCTAD/WTO và Cục Xúc tiến thương
mại, trong 10 năm tới, Dệt may vẫn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực
1
của nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của ngành Dệt may đến năm 2010 phải đạt
kim ngạch xuất khẩu 10-12 tỷ USD.
Bảng 1.1: Giá trị sản lượng công nghiệp theo giá thực tế
phân theo ngành công nghiệp


2
2002 2003 2004
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số 476350,1 100,0 620067,7 100,0 808958,3 100,0
Công nghiệp khai thác 61362,4 12,9 84040,1 13,6 103815,2 12,8
Khai thác than 6740,4 1,4 8168,6 1,3 12295,1 1,5
Khai thác dầu thô và khí tự nhiên 49222,3 10,3 68903,3 11,1 84327,5 10,4
Khai thác quặng kim loại 624,2 0,1 926,7 0,1 1259,4 0,2
Khai thác đá và mỏ khác 4775,5 1,0 6041,5 1,0 5933,2 0,7
Công nghiệp chế biến 388228,7 81,5 504364,0 81,3 657114,7 81,2
Sản xuất thực phẩm và đồ uống 100664,2 21,1 124282,1 20,0 156096,5 19,3
Sản xuất thuốc lá, thuốc lào 10448,7 2,2 12422,2 2,0 13651,3 1,7
Sản xuất sản phẩm dệt 20059,6 4,2 24741,2 4,0 29703,2 3,7
Sản xuất trang phục 18484,8 3,9 25241,3 4,1 32573,9 4,0
Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 19304,7 4,1 25646,1 4,1 33480,1 4,1
Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 8587,0 1,8 11249,0 1,8 14786,8 1,8
Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng
giấy 9163,3 1,9 11440,4 1,8 15201,6 1,9
Xuất bản, in và sao bản ghi 5545,6 1,2 8032,9 1,3 9901,5 1,2

Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ
tinh chế 1015,9 0,2 1060,0 0,2 1585,5 0,2
Sản xuất hóa chất và các sản phẩm
hóa chất 24708,9 5,2 30793,2 5,0 43855,3 5,4
Sản xuất sản phẩm cao su và plastic 17334,0 3,6 23021,3 3,7 32426,9 4,0
Sản xuất các sản phẩm từ chất
khoáng phi kim loại khác 32865,2 6,9 41114,8 6,6 46203,2 5,7
Sản xuất kim loại 15239,1 3,2 21873,8 3,5 31010,4 3,8
Sản xuất sản phẩm bằng kim loại
(trừ máy móc, thiết bị) 19320,1 4,1 25985,0 4,2 35039,3 4,3
Sản xuất máy móc, thiết bị 6293,6 1,3 8795,8 1,4 12820,5 1,6
Sản xuất TB văn phòng, máy tính 4006,6 0,8 6721,4 1,1 7945,0 1,0
Sản xuất thiết bị điện 13777,7 2,9 17205,7 2,8 24154,8 3,0
Sản xuất radio, tivi và TB truyền
thông 11063,6 2,3 14089,3 2,3 17652,5 2,2
Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác,
dụng cụ quang học và đồng hồ các
loại 1344,2 0,3 1824,9 0,3 2553,5 0,3
Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ 15730,9 3,3 22602,7 3,6 26911,2 3,3
Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận
tải khác 19981,1 4,2 25103,3 4,0 38596,6 4,8
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 12971,6 2,7 20719,7 3,3 30356,7 3,8
Sản xuất sản phẩm tái chế 318,3 0,1 397,9 0,1 608,4 0,1
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt và nước 26759,0 5,6 31663,6 5,1 48028,4 5,9
Sản xuất và phân phối điện, ga 24848,4 5,2 29465,2 4,8 45313,0 5,6
Sản xuất và phân phối nước
1910,6 0,4 2198,4 0,4
2715,4
0,3

3
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 1.2: Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
giai đoạn 1996 - 2005
STT Mặt hàng
1996- 2000 2001-2005
Giá trị
(Triệu USD)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(Triệu USD)
Tỷ lệ
(%)
1 Dầu thô 9.619 23,41 23.261 27,73
2 Hàng may sẵn 7.744 18,85 17.541 20,91
3 Hàng thuỷ sản 4.788 11,65 11.191 13,34
4 Giày dép 5.398 13,14 11.454 13,65
5 LK điện tử và ti vi;
Máy tính và LK máy
tính
2.311 5,63 4.672 5,57
6 Gạo 4.438 10,8 4.427 5,28
7 Cà phê 2.598 6,32 2.594 3,09
8 Hàng cói, ngô, dừa 205 0,5 687 0,82
9 Hàng mây tre 83 0,2 0 0
10 Hàng mỹ nghệ 135 0,33 151 0,18
11 Hàng thêu 143 0,35 172 0,21
12 Thảm (đay, len) 36 0,09 28 0,03
13 Cao su 885 2,15 2.216 2,64

14 Than đá 517 1,26 1.480 1,76
15 Hàng rau quả 534 1,3 1.131 1,35
16 Hạt tiêu 462 1,12 608 0,72
17 Hạt điều 603 1,47 1.576 1,88
18 Chè 242 0,59 412 0,49
19 Lạc nhân 238 0,58 198 0,24
20 Thiếc 72 0,18 51 0,06
21 Thịt chế biến 5 0,01 15 0,02
22 Quế 26 0,06 34 0,04
Tổng cộng 41.082 100 83.899 100
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Thứ bai, tạo việc làm cho người lao động:
4
Các nước đang phát triển như nước ta thường có nguồn lao động dồi dào
đến mức dư thừa. Vì vậy, sử dụng tốt số lao động có tầm quan trọng đặc biệt, bởi
các lý do: Lao động là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế; do quy mô
kinh tế còn nhỏ, năng suất lao động còn thấp, nước ta chưa có điều kiện để tạo lập
quỹ trợ cấp thất nghiệp; thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ làm cho thu nhập và sức
mua có khả năng thanh toán của dân cư thấp, tác động xấu đến tăng trưởng kinh
tế; thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh, phát triển
các tệ nạn xã hội.
Ngành dệt may với đặc điểm sử dụng nhiều lao động, đã góp phần giải
quyết các vấn đề trên. Năm 2005, cả nước có khoảng 6.243.500 lao động hoạt
động trong các doanh nghiệp, trong đó ngành Dệt may đã sử dụng gần 2 triệu lao
động, với khoảng 2000 doanh nghiệp; Trong đó lao động làm việc trong doanh
nghiệp Nhà nước chiếm 10%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 70% và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gần 20%. Đồng thời tạo việc làm cho
hàng trăm nghìn lao động sản xuất các ngành phụ trợ như trồng bông, trồng dâu
nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao bì, phụ liệu... và hàng chục nghìn lao động dịch
vụ khác. Mục tiêu của ngành Dệt may đến năm 2010 phải tạo việc làm và thu hút

2,5 triệu người lao động và đến năm 2020 là 3 triệu lao động.
Thứ tư, tăng thu nhập cho dân cư: Hiện nay do nền kinh tế còn chậm phát
triển, thu nhập bình quân đầu người của nước ta còn thấp, mới chỉ ở mức 722
USD/người/năm vào năm 2006, đứng thứ 160 trên thế giới. Ngành dệt may là một
ngành gia công với số lượng doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động, nhất là
các lao động phổ thông, yêu cầu về trình độ đối với lao động không cao đã tạo ra
nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho dân cư, nâng cao đời sống dân cứ và
góp phần giảm bớt khoảng cách thu nhập và mức sống giữa các vùng trong nước.
Thứ năm, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may góp phần
quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ lệ lao
5
động trong ngành nông nghiệp và tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành nông
nghiệp, tăng dần tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ lệ
đóng góp vào GDP của hai ngành này.
1.1.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam
Hình thức sở hữu: Các doanh nghiệp dệt may tồn tại ở hầu hết các hình
thức: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Trong số 2.000 doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước
chiếm 0,5%, FDI chiếm 25% và phần lớn là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ
phần.
Nhằm tạo thêm sự năng động, chủ động hơn cho doanh nghiệp trong sản
xuất, kinh doanh và khắc phục những yếu kém, chính sách nhất quán của Việt
Nam là tiến hành cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực dệt may. Kết quả là, từ hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước, đến nay chỉ còn
khoảng 51 doanh nghiệp. Dự kiến, toàn bộ các doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa
vào năm 2007. Số doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng nhanh lên trên 1.500 doanh
nghiệp và số doanh nghiệp FDI có khả năng tăng lên khoảng 500 doanh nghiệp
vào năm này.
Tập đoàn dệt may Việt Nam được thành lập là một khối liên kết giữa các xí

nghiệp trung ương của Nhà Nước trong lĩnh vực dệt may. Vinatex đóng nhiều vai
trò khác nhau như : sản xuất, xuất nhập khẩu và là một mạng lưới tiêu thụ bán
buôn hay bán lẻ hàng dệt may lớn nhất nước ta.
Theo định hướng của Bộ Công nghiệp cũng như xu hướng phát triển hiện
nay, tập đoàn dệt may Việt Nam đang tiến hành cổ phần hoá toàn thể tập đoàn.
Cụ thể, những đơn vị trước đây theo mô hình công ty TNHH một thành viên
cũng chuyển đổi thành cổ phần hóa. Năm 2007, sẽ gần như cổ phần hóa tất cả đơn
vị thành viên. Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể để quyết định
phần vốn của Nhà nước lớn hay nhỏ, chi phối hay không chi phối. Đặc biệt, Nhà
6
nước giữ lại phần vốn chi phối khoảng 70 - 75% tại những đơn vị lớn hoạt động
trong lĩnh vực dệt kim, dệt thoi như 3 tổng công ty Việt Tiến, Phong Phú, Dệt may
Hà Nội để làm nòng cốt cho toàn ngành.
Việc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn mẹ/con của Tổng Công
ty Dệt May Việt Nam đáp ứng được nhu cầu khách quan của sự phát triển. Theo
mô hình Tập đoàn mẹ/con, Công ty mẹ đầu tư vốn và kiểm soát Công ty con thông
qua vốn đầu tư. Quan hệ mệnh lệnh hành chính trước kia trong mô hình Tổng
Công ty 91 được thay thế bằng quan hệ của chủ sở hữu đầu tư. Đồng thời, chuyển
đổi cơ chế quản lý từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần hoạt động theo
Luật doanh nghiệp.
Theo mô hình Tập đoàn mẹ/con, trách nhiệm quyền hạn của bộ máy quản trị
và bộ máy điều hành các Công ty rõ ràng hơn, thúc đẩy chuyên môn hoá và hợp
tác hoá kinh doanh trong toàn hệ thống, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thời gian Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoạt động theo mô hình mới chưa
dài, tuy nhiên, việc cổ phần hoá thì đã được tiến hành từ năm 2003 và đã mang lại
kết quả rõ ràng. Hầu hết các Công ty cổ phần hoá hoạt động với hiệu quả cao hơn
trước. Năm 2004, lợi nhuận của toàn Tổng Công ty là hơn 94 tỷ, năm 2005 là hơn
170 tỷ. Đến nay, toàn bộ Tập đoàn đã cổ phần hoá được 57 đơn vị, hầu hết đều có
hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trước khi cổ phần hoá (VD: Công ty May
Nhà Bè: lợi nhuận trước khi cổ phần hoá là 14.279 triệu đồng và sau khi cổ phần

hoá là 17.211 triệu đồng, Công ty May Hưng Yên: lợi nhuận trước khi cổ phần
hoá là 1.790 triệu đồng và sau khi cổ phần hoá là 4.530 triệu đồng).
Khi cổ phần hoá, Tập đoàn có chủ trương chỉ giữ vốn chi phối ở khoảng 10
đơn vị chiến lược để thực hiện chiến lược của Tập đoàn. Tuy nhiên có một số đơn
vị ngành dệt do trước khi cổ phần hoá có lợi nhuận thấp nên không bán được cổ
phần, buộc Tập đoàn phải giữ vốn lớn hơn 50%. Hiện nay, Tập đoàn đang củng cố
thêm các đơn vị này để có thể tiếp tục bán tiếp cổ phần ra ngoài.
7
Tiêu thụ nội địa thấp: Hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch
xuất khẩu, tuy nhiên tiêu thụ nội địa lại ở mức thấp. Theo Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100 triệu dân trong năm 2015, thị
trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể
bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa
ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng
trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%/năm, nhưng thực tế chỉ chiếm
1/4 năng lực sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng
đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương
hiệu tại thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp phải xác định, dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị
trường xuất khẩu là động lực phát triển của ngành dệt may. Khi gia nhập WTO,
Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đón nhận đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng sẽ đối mặt
với nhiều cạnh tranh mới về giá cả, nhất là đối với hàng thời trang Trung Quốc.
Hiện thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính ngạch vào Việt Nam
chỉ còn 10%, thay vì 40%-50% như trước đây.
Chất lượng đào tạo, năng suất lao động chưa cao:
Doanh nghiệp phải đào tạo lại: Ngành dệt may Việt Nam hiện có khoảng
700 doanh nghiệp lớn làm hàng xuất khẩu. Với chỉ tiêu xuất khẩu đạt 10-12 tỷ
USD vào năm 2010, theo các chuyên gia thì số lao động toàn ngành sẽ tăng thêm
khoảng 6% và đây sẽ là thách thức lớn đối với ngành.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, công nhân may Việt Nam được đánh giá
có tay nghề khá so với khu vực và thế giới. Với ngành dệt thì đây là điều đáng lo
ngại. Với kỹ thuật, công nghệ trung bình thì công nhân dệt Việt Nam có thể đáp
ứng được yêu cầu về tay nghề nhưng với các phương tiện máy móc hiện đại, công
nhân Việt Nam còn bất cập. Nguyên nhân chính là do nước ta không có trường
đào tạo công nhân dệt, các doanh nghiệp phải gửi đi nước ngoài hoặc tự đào tạo.
8
Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, đào tạo theo phương thức
kèm cặp trong các nhà máy, xí nghiệp là chính. Toàn bộ ngành chỉ có 4 trường
đào tạo mỗi năm đào tạo khoảng 2.000 công nhân, không thể đáp ứng được yêu
cầu của các doanh nghiệp, thậm chí khi về doanh nghiệp phải chấp nhận tự đào tạo
lại. Chính vì thế, các nhà máy, công ty may vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo
tại đơn vị.
Hiện nay, hàng năm các doanh nghiệp dệt may thường phải bổ sung thêm
lao động, chủ yếu theo phương thức tự đào tạo. Vì đào tạo không có bài bản nên
số lao động thay thế hàng năm chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Do
đó, để hoàn thành các đơn hàng bắt buộc doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều lao
động, thực hiện làm 3 ca, 4 kíp. Đây là nguyên nhân khiến thu nhập của lao động
mới làm việc thấp, thậm chí ở một số doanh nghiệp, thu nhập của người lao động
lâu năm cũng chỉ tương đương thu nhập của lao động mới ở các công ty có danh
tiếng.
Thiếu lao động có tay nghề cao: Với mức tăng trưởng trung bình gần 20%,
kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006 đạt 5,8 tỷ USD, ngành dệt may khẳng định
vị thế quan trọng, đóng góp to lớn vào nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong lĩnh
vực tạo việc làm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có khả năng cạnh tranh,
phát triển nên việc gia tăng số lao động trong những năm tới là tất yếu, toàn ngành
sẽ tăng thêm khoảng 6%, tương đương 120.000 lao động. Ngoài việc tăng cường
áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại, tăng số công nhân đồng thời cần
phải đi đôi với nâng cao chất lượng lao động
Đáng lưu tâm hiện nay là ngành may đang có sự chuyển dịch lao động lớn.

Lương thấp khiến lao động giỏi "chạy" về các công ty trả lương cao, nhất là các
doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho một số công ty,
xí nghiệp may thiếu trầm trọng lao động có tay nghề. Trừ một số doanh nghiệp uy
tín như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè thì có lẽ lao động dệt may chất lượng tốt nhất
đang thuộc về phía các liên doanh. Công ty Vinatex, lương bình quân toàn tổng
9
công ty đạt 1.359.000 đồng/tháng/lao động, là mức lương tương đối cao so với
mức lương trung bình của ngành may. Nhưng Vinatex cũng mất nhiều lao động về
phía các liên doanh. Hiện nay, tổng công ty vẫn thiếu trầm trọng lao động giỏi,
phải thuê các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo để bổ sung vào số thiếu hụt.
1.1.3 Doanh nghiệp dệt may trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dệt may Việt Nam từ chỗ bị khống chế
theo hạn ngạch vào thị trường Mỹ thì nay đã được phép xuất theo năng lực và nhu
cầu thị trường. Với quy chế của một thành viên WTO, các doanh nghiệp được
hưởng điều kiện kinh doanh bình đẳng. Thuế nhập khẩu dệt may Việt Nam vào
một số thị trường sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam thâm nhập
các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào dệt may Việt Nam
sẽ tăng đáng kể, nhất là đầu tư vào hạ tầng của ngành dệt may sẽ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp sản xuất chủ động, hạ giá thành, đẩy mạnh xuất khẩu…
Tuy nhiên, năm 2007 dưới tác động của việc giảm thuế theo cam kết WTO,
từ năm 2007, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm dệt
may của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác ngay trên sân nhà, do thuế nhập
khẩu hàng dệt may đã giảm từ 50% xuống còn 20%, thuế nhập khẩu vải giảm từ
40% xuống 12%…
Có thể nói giai đoạn hiện nay là một giai đoạn rất đặc biệt của ngành dệt
may Việt Nam. Chúng ta đã hội nhập hoàn toàn với dệt may của thế giới. Vì vậy
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn để thu
hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để ngành dệt may trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt cũng đang phải đối mặt với những thách
thức không nhỏ, đó chính là những rào cản thương mại mà các quốc gia khác đang
áp dụng đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Đồng thời, gia nhập WTO,
10
bên cạnh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các nước khác, đặc biệt
là các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh,
Thổ Nhĩ Kỳ…
Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng về năng lực sản xuất và xuất
khẩu tăng gấp đôi (đạt từ 10-12 tỷ USD) vào năm 2010, đòi hỏi một sự nỗ lực rất
lớn của toàn ngành, trong đó các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một
chiến lược riêng, phù hợp với điều kiện và năng lực của từng doanh nghiệp.
Hiệp hội dệt may Việt Nam đã đẩy mạnh xúc tiến một số hoạt động mà các
doanh nghiệp riêng lẻ không thể làm được hoặc làm nhưng không có lợi. Đó là
việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau trong các chương trình lớn như: cùng
nhau đi ra nước ngoài để giới thiệu với thế giới hình ảnh dệt may Việt Nam; cùng
nhau hợp lực để chống lại những rào cản thương mại; đầu tư xây dựng hạ tầng cơ
sở, các trung tâm nguyên liệu lớn…
Trong thời gian qua, dệt may đã có được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh
mẽ, đạt 20%/năm, luôn là ngành xuất khẩu lớn thứ hai, chỉ sau dầu khí. Tuy nhiên,
do không chủ dộng được nguồn nguyên, phụ liệu (nhập khẩu gần 70%) cho nên
lợi nhuận doanh nghiệp dệt may thu về là rất thấp so với tổng giá trị xuất khẩu.
Tính đến 2006, năng lực sản xuất toàn ngành về nguyên liệu: xơ bông 10.000
tấn/năm (5% nhu cầu); xơ sợi tổng hợp: 50.000 tấn (30% nhu cầu), sợi xơ ngắn:
260.000 tấn (60% nhu cầu). Đối với sản xuất dệt nhuộm: vải dệt kim 150.000 tấn
(60% nhu cầu); dệt thoi 680 triệu m2 (30% nhu cầu). Sản xuất hàng may mặc mỗi
năm khoảng 1,8 tỷ sản phẩm và 65% trong số này phục vụ xuất khẩu.
Vì vậy, hiện nay một số chương trình trọng điểm cho ngành dệt may đã và
đang được xây dựng. Cụ thể: tập trung đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp để đủ sức
cung ứng cho nhu cầu dệt; phát triển bông xơ sợi nội địa; đầu tư phát triển 1 tỷ

mét vải phục vụ may mặc xuất khẩu vào năm 2015; chương trình nâng cao chất
11
lượng ngành dệt, nhộm; xây dựng 3 khu công nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp
nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư.
Ngoài ra, một chương trình thời trang hóa ngành dệt may cũng đang được
Hiệp hội dệt may Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến nhằm phát triển đông đảo đội ngũ
thiết kế thời trang, cùng với việc xây dựng hình ảnh thời trang Việt Nam, xây
dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm có đẳng cấp.
Một bất lợi nữa cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tê là doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt
may nói riêng thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường,
trong khi năng suất lao động còn thấp.
Xét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại
vừa và nhỏ. Nếu phân theo tiêu chí lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng
dưới 300 lao động, theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ đồng. Hiệu quả chính của
ngành dệt may là tạo ra một triệu việc làm cho lao động công nghiệp và trên một
triệu lao động tiểu thủ công nghiệp. Dệt may cũng là một ngành sản xuất xoá đói
giảm nghèo cho các vùng nông thôn.
Với quy mô vừa và nhỏ như vậy, nếu không liên kết với một số doanh
nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại, chưa nói tới việc cạnh
tranh quốc tế. Thực tế này đã được minh chứng trong tiến trình xoá bỏ hạn ngạch
cho hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Canada trước đây và thị trường EU từ
đầu năm ngoái. Cứ xoá bỏ hạn ngạch đến đâu thì hàng dệt may Việt Nam mất
hoặc giảm thị phần đến đó vì các doanh nghiệp thiếu những nhà quản trị giỏi,
thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường và năng suất lao động lại thấp…nên không thể
cạnh tranh ngang bằng với Bangladesh, Srilanca, Thái Lan, Indonesia, càng khó để
cạnh tranh được với các cường quốc dệt may.
Từ khi chế độ hạn ngạch giữa các thành viên WTO xoá bỏ (1/1/2005) thì tốc
độ tăng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc không những đã đe doạ ngành
công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ

12
đến nhiều nước xuất khẩu dệt may khác, trong đó có Việt Nam. 6 tháng đầu năm
2005, xuất khẩu dệt may của Việt Nam liên tục giảm. Giá trị xuất khẩu các mặt
hàng quản lý bằng hạn ngạch sang thị trường Mỹ chỉ đạt 783 triệu USD, giảm gần
10% so cùng kỳ năm 2004. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 của toàn ngành còn
khoảng 10% so với mức 20% của các năm trước. Điều gây sốc lớn lại chính là sự
giảm sút kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU vì các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn không thể tận dụng cơ hội xoá bỏ hạn ngạch với EU.
Những phân tích trên đây cho thấy, xu thế toàn cầu hoá thương mại cùng sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Trong những năm tới các
doanh nghiệp dệt may sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình cạnh tranh được với
nhiều nước xuất khẩu. Tuy nhiên với những lợi thế có và sự đổi mới mạnh mẽ
trong cung cách tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Dệt may Việt
Nam cũng sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thị trường tự do.
1.2 Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam
Các doanh nghiệp dệt may nhà nước và những doanh nghiệp dệt may có quy
mô lớn hiện nay đang vận dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các doanh nghiệp
có quy mô vừa và nhỏ vận dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Sau đây là kết quả khảo sát về chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán áp
dụng tại một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam:
Bảng 1.3 Chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán ở một số
doanh nghiệp dệt may Việt Nam
STT Tên doanh nghiệp dệt may
Chế độ kế toán
áp dụng
Hình thức ghi sổ

kế toán
13
1 Công ty Dệt may Hà Nội Quyết định
15/2006/QĐ-BTC
Nhật ký - Chứng từ
2 Công ty sản xuất- xuất nhập
khẩu dệt may Hải Phòng
Quyết định
15/2006/QĐ-BTC
Nhật ký - Chứng từ
3 Công ty kinh doanh hàng thời
trang Việt Nam
Quyết định
15/2006/QĐ-BTC
Nhật ký chung
4 Xí nghiệp May 6 - Công ty 20 Quyết định
15/2006/QĐ-BTC
Chứng từ ghi sổ
5 Công ty cổ phần may xuất khẩu
Thái Nguyên
Quyết định
15/2006/QĐ-BTC
Nhật ký chung
6 Công ty cổ phần may Đồng Nai
- Doganamex
Quyết định
15/2006/QĐ-BTC
Nhật ký chung
7 Công ty Cổ phần May Đông Mỹ Quyết định
15/2006/QĐ-BTC

Nhật ký- chứng từ
8 Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Quyết định
15/2006/QĐ-BTC
Nhật ký -chứng từ
9 Công ty cổ phần may Lê Trực Quyết định
15/2006/QĐ-BTC
Nhật ký-chứng từ
10 Xí nghiệp dệt Hồng Quân Quyết định
48/2006/QĐ-BTC
Chứng từ ghi sổ
1.2.1 Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may thuộc sở
hữu nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh
nghiệp mà nhà nước có cổ phần chi phối. Các doanh nghiệp nhà nước thường có
quy mô lao động bình quân một doanh nghiệp cao hơn khu vực ngoài quốc doanh
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (499,5 người so với 28,2 người và
330,2 người) đồng thời có quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh
nghiệp cao hơn (327,5 tỷ đồng so với 5,8 tỷ đồng và 132,5 tỷ đồng). Chế độ kế
14
toán áp dụng cho loại áp dụng trong các doanh nghiệp này khá thống nhất. Các
doanh nghiệp dệt may nhà nước, không phân biệt quy mô (lớn, vừa hay nhỏ) đều
áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm 4 phần:
Phần thứ nhất - Hệ thống tài khoản kế toán;
Phần thứ hai - Hệ thống báo cáo tài chính;
Phần thứ ba - Chế độ chứng từ kế toán;
Phần thứ tư - Chế độ sổ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán quy định trong Chế độ kế toán ban hành theo
quyết định này (Phụ lục 1) bao gồm: 37 biểu mẫu và được chia thành 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;

+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;
+ Chỉ tiêu bán hàng;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng các loại chứng từ kế toán ban hành theo
các văn bản pháp luật khác như: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH; Hoá
đơn GTGT; Hoá đơn bán hàng thông thường; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý... Về mặt pháp lý, hệ thống chứng từ kế toán
được chia thành hai loại: Chứng từ bắt buộc và Chứng tử hướng dẫn. Đối với
chứng từ bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về loại chứng từ, mẫu
chứng từ, phương pháp lập cũng như chương trình luân chuyển của chứng từ trong
các hoạt động kinh doanh.
Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được thực hiện theo đúng
nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị
định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật
khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.
15
Các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy
định trong chế độ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp không
được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc. Biểu mẫu chứng từ kế toán
bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền in và phát
hành. Đơn vị được uỷ quyền in và phát hành chứng từ kế toán bắt buộc phải in
đúng theo mẫu quy định, đúng số lượng được phép in cho từng loại chứng từ và
phải chấp hành đúng các quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính.
Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, các doanh nghiệp có thể
mua sẵn hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của
chứng từ quy định trong Luật Kế toán.
Các doanh nghiệp dệt may căn cứ vào chế độ chứng từ đã được ban hành,
tiến hành nghiên cứu đặc điểm hoạt động, đặc điểm về đối tượng kế toán cũng như
nhu cầu thu nhận, xử lý thông tin để xây dựng và vận dụng chứng từ cho phù hợp

yêu cầu quản lý và đảm bảo tính pháp lý theo quy định của Nhà nước.
Hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục 2) được chia ra 9 loại với 86 tài khoản
cấp 1 và Loại TK 0 gồm: 6 tài khoản ngoải bảng cân đối kế toán. Có thể khái quát
hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp qua bảng sau:
Bảng 1.4 Phân loại tổng quát hệ thống tài khoản kế toán
Tài sản Nguồn vốn Các tài khoản
thuộc bảng cân
Loại TK 1: Tài sản ngắn hạn
Loại TK 2: Tài sản dài hạn
Loại TK 3: Nợ phải trả
Loại TK 4: Vốn chủ sở hữu
Thu nhập Chi phí Các tài khoản
thuộc báo cáo kết
Loại TK 5: Doanh thu
Loại TK 7: Thu nhập khác
Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh
doanh
Loại TK 8: Chi phí khác
16
Loại TK 0
Các TK ngoài
bảng cân đối kế
toán
Các doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế
độ kế toán doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống
tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của
từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán
của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi
tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ
Tài chính trước khi thực hiện. Các doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp
2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp
2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã quy
định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà
không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Hình thức sổ kế toán: theo chế độ quy định có 5 hình thức sổ cơ bản: Nhật
ký chứng từ, Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ cái và Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 3, 4, 5,
6) và Hình thức kế toán trên máy vi tính (Phụ lục 7). Mỗi hình thức sổ có đặc
trưng về số lượng sổ cần dùng; loại sổ sử dụng; nguyên tắc kết cấu các chỉ tiêu
dòng, cột sổ; trình tự hạch toán trên sổ; phương pháp ghi chép và mối quan hệ
giữa các sổ kế toán.
Sổ kế toán nói chung gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Nhà
nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các
loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế
toán chi tiết (Phụ lục 8).
Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. Sổ Nhật ký dùng để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một
17
niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các
nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ
và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp
Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sổ kế toán chi tiết dùng để
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế
toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán
chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn
vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.
Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các
doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế
toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần

thiết, phù hợp.
Các đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng
máy vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng tay phải theo một trong các hình thức
kế toán và mẫu sổ kế toán theo quy định. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi
tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên
máy vi tính cho phù hợp. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính
là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên
máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn
hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ, Nhật ký
chung, Nhật ký - sổ cái và Chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy
đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài
chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào
sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế
toán ghi bằng tay.
Trong thực tế các doanh nghiệp dệt may phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm
hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế
toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp
và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ
18
và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép
các loại sổ kế toán.
Hệ thống báo cáo tài chính (Phụ lục 9, 10, 11, 12) gồm báo cáo tài chính
năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
Báo cáo tài chính năm, gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy
đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược. Các doanh nghiệp nhà nước

phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ
(dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a – DN;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN.
Chế độ kế toán quy định cụ thể về mục đích lập báo cáo; số lượng biểu mẫu,
nội dung các chỉ tiêu; trách nhiệm, yêu cầu lập và trình bày cũng như kỳ lập và
thời hạn nộp báo cáo. Đối với nguyên tắc lập và trình bày báo cáo các doanh
nghiệp phải tuân thủ theo các chuẩn mực hướng dẫn như Chuẩn mực kế toán số 21
“Trình bày báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiệu có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó
cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần,
cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán
19
và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt
động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh
nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế
toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách
rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để trình bày tổng quát về các chính
sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng cũng như chuẩn mực và chế độ kế toán áp
dụng; mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã
được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của

các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh cũng có thể trình bày những thông
tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý
báo cáo tài chính.
Thực tế cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà
nước thực hiện khá đầy đủ về chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, chế độ sổ kế
toán, hệ thống báo cáo tài chính được quy định trong Chế độ kế toán theo Quyết
định số 15 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp có
áp dụng kế toán máy thì tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung hoặc Chứng từ
ghi sổ còn các doanh nghiệp chưa ứng dụng kế toán máy toàn bộ thì thường tổ
chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ.
Bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà nước
thường được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, chỉ có một số ít doanh nghiệp
tổ chức theo mô hình hỗn hợp (nửa tập trung, nửa phân tán) Ví dụ: Bộ máy kế
toán của Công ty Dệt may Hà Nội được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung
(Phụ lục 13a, 13b). Nhìn chung, các nhân viên kế toán hầu hết được đào tạo đúng
chuyên ngành, trình độ phù hợp với công việc, các kế toán trưởng là những người
có kinh nghiệm, trình độ cao, có năng lực tổ chức. Trang thiết bị, phương tiện làm
việc tương đối đầy đủ và hiện đại. Tuy nhiên, tổ chức hạch toán kế toán trong các
20
doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà nước cũng còn những mặt hạn chế nhất
định. Đầu tiên đó là bộ máy kế toán trong một số doanh nghiệp còn khá cồng
kềnh, hoạt động chưa hiệu quả. Mặt khác, bên cạnh những kế toán viên có trình
độ, năng lực vẫn còn những kế toán viên chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt là
một số kế toán được đào tạo từ thời kỳ trước, chuyển sang cơ chế thị trường trong
điều kiện hội nhập kinh tế chưa theo kịp tiến độ trung nên dẫn tới sự bảo thủ, trì
trệ... Việc thực hiện chế độ chứng từ kế toán đôi khi còn quá nguyên tắc, dẫn đế
rườm rà, phức tạp trong quá trình thực hiện...
1.2.2 Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may ngoài
quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm công ty TNHH, doanh nghiệp tư

nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã. Cả nước ta hiện nay có
khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với tổng số vốn khoảng 600.000
tỷ đồng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang chiếm 50% giá trị công
nghiệp chế biến thủy sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may. Khu vực này
cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Mặc dù vậy, 75% số
doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mức vốn dưới 2 tỷ đồng, như vậy hầu hết các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ. Trong tổng số khoảng
2000 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, có khoảng 70% là doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.
Trong số các doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh có cả doanh nghiệp
có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có quy
mô lớn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các doanh có quy
mô vừa và nhỏ áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm
5 phần:
Phần thứ nhất - Quy định chung;
Phần thứ hai - Hệ thống tài khoản kế toán;
21
Phần thứ ba - Hệ thống báo cáo tài chính;
Phần thứ tư - Chế độ chứng từ kế toán;
Phần thứ năm - Chế độ sổ kế toán.
Chế độ kế toán doanh nhiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở áp dụng
đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế
toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp
nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bảng 1.5: Các chuẩn mực kế toán áp dụng tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ:
STT Số hiệu và tên chuẩn mực

1 CM số 01 - Chuẩn mực chung
2 CM số 05 - Bất động sản đầu tư
3 CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác
4 CM số 16 - Chi phí đi vay
5 CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
6 CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
7 CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan
Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ:
TT Số hiệu và tên chuẩn mực Nội dung không áp dụng
1 CM số 02- Hàng tồn kho Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo
công suất bình thường máy móc thiết bị.
2 CM số 03- TSCĐ hữu hình Thời gian khấu hao và phương pháp khấu
hao.
3 CM số 04 TSCĐ vô hình
4 CM số 06 - Thuê tài sản Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động.
5 CM số 07- Kế toán các khoản
đầu tư vào công ty liên kết
Phương pháp vốn chủ sở hữu.
6 CM số 08- Thông tin tài
chính về những khoản vốn
góp liên doanh
- Phương pháp vốn chủ sở hữu;
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn
bằng tài sản, nếu bên góp vốn liên doanh đã
22
chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên
doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể
xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên
góp vốn liên doanh khác;
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản

cho liên doanh: Nếu bên góp vốn liên doanh đã
chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được
liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc
lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán
phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho
phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác.
Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc
lập thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận
phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài
sản cho liên doanh.
7 CM số 10- Ảnh hưởng của
việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi
báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài.
8 CM số 15 - Hợp đồng xây
dựng
Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây
dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh
toán theo tiến độ kế hoạch.
9 CM số 17- Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Thuế thu nhập hoãn lại.
10 CM số 21- Trình bày báo cáo
tài chính
Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo
cáo.
11 CM số 24 - Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt
buộc

12 CM số 29 – Thay đổi chính
sách kế toán, ước tính kế toán
và các sai sót
Áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế
toán.
Các chuẩn mực kế toán không áp dụng:
23
TT Số hiệu và tên chuẩn mực
1 CM số 11- Hợp nhất kinh doanh.
2 CM số 19- Hợp đồng bảo hiểm.
3 CM số 22- Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ
chức tài chính tương tự.
4 CM số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.
5 CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ.
6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận.
7 CM số 30- Lãi trên cổ phiếu.
Về chế độ chứng từ, về cơ bản các quy định về số lượng, mẫu, các yếu tố
phải có trên chứng từ; nguyên tắc, phương pháp lập chứng từ; quy trình luân
chuyển chứng từ... tương tự như các quy định trong Chế độ kế toán theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC.
Về hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bao gồm các
Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài
khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Nhưng do hoạt động của những doanh nghip
này không đa dạng, phong phú như doanh nghiệp lớn, yêu cầu quản lý đơn giản
nên hệ thống tài khoản này có ít tài khoản hơn, chỉ chia ra 9 loại với 51 tài khoản
cấp 1 và Tài khoản loại 0 với 5 tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (Phụ lục 14).
Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán các tài khoản tương tự như trong Chế
độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, các doanh nghiệp vừa và nhỏ căn
cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình mà
lựa chọn, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản cho phù hợp.

Về sổ sách sách kế toán, Doanh nghiệp được áp dụng 1 trong 4 hình thức kế
toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký chung; Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Về Hệ thống báo cáo tài chính, về cơ bản cũng tuân thủ về nội dung,
phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo theo
Quyết định 15 nhưng có sự rút gọn các chỉ tiêu và thông tin phản ánh cho phù hợp
24
với đặc điểm, điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong quá trình áp
dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chỉ tiêu cho phù
hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; Trường
hợp có sửa đổi thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực
hiện. Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, Báo cáo tài chính quy định cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
Báo cáo bắt buộc :
- Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DNN
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DNN
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DNN
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN
(Ví dụ: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty May Chiến Thắng - Phụ lục 15a, 15b)
Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản
xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết
khác.
Báo cáo tài chính quy định cho các Hợp tác xã
- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số B01 – DNN/HTX
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN/HTX

Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo
cáo tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của
chế độ này.
Thời hạn lập báo cáo tài chính: Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần
và các hợp tác xã thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ
ngày kết thúc năm tài chính; đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh,
25

×