Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cảm nghĩ về văn biểu cảm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.78 KB, 3 trang )

Cảm nghĩ về văn biểu cảm






Trong cuộc sống, bộc lộ tình cảm là một vấn đề thiết yếu. Đó là cách mọi người
thể hiện, thổ lộ tình cảm với nhau. Nó được thể hiện dưới nhiều hình thức. Và một
hình thức bộc lộ cảm xúc trong văn học là văn biểu cảm. “Văn biểu cảm” – Đó là một
loại phương thức biểu đạt tiêu biểu trong nghệ thuật dùng từ và đặt câu, thổi hồn, gửi
gắm cảm xúc vào từng ý.
Văn biểu cảm là kiểu văn bản có nội dung biểu đạt, tư tưởng, bộc lộ những cảm
xúc của người viết. Tình cảm trong văn biểu cảm có khi thầm kín mà sâu sắc, có khi
bộc trực mà thẳng thắn, mạnh mẽ. Nó khơi dậy ở người đọc một tình thương mãnh
liệt. Nó đánh thức sự trào dâng của con tim trước sự việc, tiếp xúc hay tình yêu
thương, bản năng thương cảm ở mỗi chúng ta, biết rung động trước hoàn cảnh hay cái
đẹp. Để làm một bài văn biểu cảm cần thông hiểu ngôn từ, biết vận dụng linh hoạt các
yếu tố đời thực để bộc lộ cảm xúc, tư tưởng. Văn biểu cảm còn là tiếng nói của tấm
lòng, của tình thương. Nó làm cho chúng ta thêm yêu thiên nhiên, con người, đất nước
và biết ý nghĩa của cuộc sống. Một con người biết cảm nhận tinh tế mọi thứ xung
quanh thì cũng sẽ tinh tế về văn biểu cảm. Sở dĩ như vậy là do văn biểu cảm cũng xuất
nguồn từ sự vật và giác cảm của mỗi con người. Người đời có câu “Tức cảnh sinh
tình” mà. Đó cũng là cái nhẽ của văn biểu cảm. Từ sự mộng mơ, thiết tha đến giận
hờn, sầu tủi cũng đều là sự thúc đẩy con người đến với nghệ thuật hay cụ thể ở đây là
văn biểu cảm. “Biểu cảm” là từ ghép của biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Cái biểu lộ ở đây
là tự tận đáy lòng, cái mà mình cảm nhận được. Tùy thuộc vào mức độ biểu cảm và
ngôn từ thể hiện thướt tha, mượt mà đến đâu mà sự rung cảm của người đọc đến đó.
Tất nhiên còn có sự nhạy cảm tâm hồn của người đọc để quyết định sự thành công của
một văn bản biểu cảm. Dường như văn biểu cảm hội tụ những gì độc đáo của sự sống
và ý nghĩa của nó, từ tinh thần đến lí trí, tâm trạng đến cảm xúc. Sự hồi tưởng, mượt


mà, xúc động cũng là một phần của nghệ thuật biểu cảm. Nói chung, một văn bản biểu
cảm được đánh giá là thành công là khi nó lôi cuốn được người đọc trôi theo dòng
cảm xúc đó, khiến cho người đọc phải thấm thía, ngậm ngùi hay cao trào, mãnh liệt,
tình cảm dữ dội hơn đó là rơi lệ. Cái đặc sắc ở văn biểu cảm là có khi không tuân theo
một lí trí, trật tự nào cả mà theo mạch cảm xúc của riêng người viết và lôi cuốn theo
những gì xung quanh nó vào dòng liền mạch. Không chỉ vậy ngôn từ trong văn biểu
cảm cần có sự chân thành, tế nhị. Cách xưng hô trong văn biểu cảm có nhiều kiểu
nhưng tiêu biểu và có sự tác động lớn nhất đó là xưng hô “tôi”. Đó là sự biểu lộ theo
lối chủ động, dễ dàng bày tỏ cảm xúc. Nhưng cũng có khi xưng hô “tôi” nhưng đánh
giá, biểu lộ tình cảm sự vật, sự việc khác theo lối khách quan, mang tiếng nói của
cộng đồng, tập thể để người đọc dễ thông cảm hơn. Nhưng cách xưng hô “tôi” tự bộc
lộ thì cái tôi được phát triển mạnh mẽ hơn, chủ động trong tất cả mọi cảm xúc và nói
đúng hơn là làm chủ được cảm xúc người đọc tùy theo đối tượng biểu cảm, tình huống
được đặt ra hay đơn thuần khái niệm đó là cảm nhận bằng những ngôn từ gây xúc
động mà không có hoạt động, miêu tả.
Có thể nói văn biểu cảm là một trong các kiểu biểu đạt hay nhất và thấm thía
nhất, mang đầy sự ướt át, dạt dào cảm xúc trong các loại phương thức. Nó là thể loại
khó nhưng cũng là mục tiêu hướng tới của những con người giàu tình cảm. Và sự đam
mê về văn biểu cảm cũng thể hiện tinh thần yêu, cảm nhận, phân tích nghệ thuật sâu
sắc nhất. Nói chung văn biểu cảm là văn bản cảm nhận độc đáo về một sự việc đối
tượng nào đó, và trong văn biểu cảm thường mang nhiều nét nhân văn, tính chất đa
dạng sâu sắc.

×