Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.6 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1
ỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đã biết trong nền kinh tế quốc dân, xã hội ngày một phát triển, chất
lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Mong muốn của con người không chỉ dừng lại
ở những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở… mà thêm vào đó những nhu cầu mới về
một cuộc sống hoàn thiện hơn đòi hỏi phải có trình độ khoa học công nghệ phát
triển hơn. Một yếu tố được xem là quan trọng hàng đầu đó là hoàn thiện công tác
phân công và hiệp tác lao động trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Phân công và
hiệp tác lao động trong một tổ chức là vấn đề hết sức quan trọng, các tổ chức đứng
vững, muốn khẳng định trong giai đoạn hiện nay, ngoài các công tác hoạt động
khác như về tài chính, maketing thì vấn đề phân công và hiệp tác lao động luôn
luôn giữ một vai tṛò hết sức quan trọng và được đặt trên hàng đặt trên hàng đầu,
nói về phân công và hiệp tác lao động là nội dung có bản chất nhất của tổ chức lao
động. Nó chi phối toàn bộ nội dung c̣òn lại của tổ chức lao động khoa học trong Xí
nghiệp . Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu lao động trong Xí
nghiệp được hình thành tạo nên bộ máy ví tất cả các bộ phận, chức năng cần
thiết, với những tỷ lệ tương ứng và theo yêu cầu sản xuất. Hiệp tác lao động là sự
vận hành của cơ cấu lao động này trong không gian và thời gian. Phân công và
hiệp tác lao động hợp lư là điều kiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả
sản xuất.
2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN CÔNG
VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG
1. Cơ sở lý thuyết.
1.1 Phân công và hiệp tác lao động.
Phân công lao động trong doanh nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc
của doanh nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó
chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả
năng của họ. Theo C.Mác thì phân công lao động: “là sự tách rẽ các hoạt động lao
động hoặc là lao động song song, tức là tồn tại các dạng lao động khác nhau”. Trong


nội bộ doanh nghiệp, phân công lao động bao gồm các nội dung sau :
Xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc và con người phải đáp ứng .
Xây dựng danh mục những nghề nghiệp của xí nghiệp, thực hiện việc tuyên truyền,
hướng nghiệp và tuyển chọn cán bộ , công nhân một cách khách quan theo những yêu
cầu của sản xuất .
Thực hiện sự bố trí cán bộ , công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc, áp
dụng những phương pháp huấn luyện có hiệu quả . Sử dụng hợp lý những người đã
được đào tạo , bồi dưỡng tiếp những người có khả năng phát triển , chuyển và đào tạo
lại những người không phù hợp với công việc .
Các hình thức Phân công lao động trong doanh nghiệp bao gồm:
Phân công lao động theo chức năng : Là hình thức phân công lao động trong đó tách
riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định.
Phân công lao động theo công nghệ: Là hình thức phân công lao động trong trong đó
tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất, quy trình công nghệ thực hiện
chúng.
Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Là hình thức phân công lao
động trong trong đó tách riêng các công việc khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp
của nó
Hiệp tác lao động: C. Mác đã định nghĩa hiệp tác lao động như sau: “ hình
thức làm việc mà trong đó nhiều người làm việc bên cạnh nhau một cách có kế hoạch
và trong sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trình sản xuất nào đó, hoặc là
trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên hệ với nhau gọi là hiệp tác
lao động ”.
Cũng có thể hiểu hiệp tác lao động là sự chuyển từ lao động cá nhân sang dạng lao
động kết hợp của nhiều người trong cùng một quá trình hoặc trong những quá trình
lao động khác nhau.
3
Trong các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức hiệp tác lao động sau:
Hiệp tác về mặt không gian: Gồm các hình thức hiệp tác giữa các phân xưởng chuyên
môn hoá, hiệp tác giữa các ngành, các bộ phận chuyên môn trong cùng một doanh

nghiệp, giữa các lao động trong một tổ sản xuất.
Hiệp tác về mặt thời gian : Là việc tổ chức các ca làm việc trong ngày và đêm. Do
yêu cầu của sản xuất và tận dụng năng lực của thiết bị máy móc nên phải bố trí các ca
làm việc một cách hợp lý, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
1.2 Ý nghĩa của phân công và hiệp tác lao động.
Phân công lao động hợp lý chính là điều kiện để nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả của sản xuất. Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá
được công nhân, chuyên môn hoá được công cụ lao động, cho phép tạo ra được
những công cụ chuyên dùng có năng suất lao động cao, người công nhân có thể
làm một loạt bước công việc, không mất thời gian vào việc điều chỉnh lại thiết bị,
thay dụng cụ để làm các thiết bị khác nhau.
Hiệu quả mà hiệp tác lao động mang lại là những thay đổi có tính chất cách
mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động, nó mang lại những kết quả lao
động cao hơn hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt là với những lao động phức
tạp. Nó cũng làm tăng khả năng làm việc cá nhân của từng người lao động do sự
xuất hiện tự phát tinh thần thi đua giữa những người cùng tham gia quá trình sản
xuất.
Hiệp tác lao động chặt chẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. kích thích
tinh thần thi đua trong sản xuất, tiết kiệm được lao động sống và lao động vật hoá.
Phân công và hiệp tác lao động là nội dung cơ bản nhất của tổ chức lao động. Do
phân công lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động trong doanh nghiệp được
hình thành, tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ phận, chức năng cần thiết, với
những tỉ lệ tương ứng về theo yêu cầu của sản xuất. Hiệp tác lao động là sự vận
hành của cơ cấu ấy trong không gian và thời gian. Hai nội dung này liên hệ với
nhau một cách mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, củng cố và thúc đẩy nhau
một cách biện chứng. Phân công lao động càng sâu thì hiệp tác lao động càng
rộng.
2. Cơ sở khoa học của quá trình phân công và hiệp tác lao động.
2.1. Tâm lý học và giới hạn tâm lý với phân công và hiệp tác lao động.
Xét dưới góc độ tâm lý học, việc phân công lao động sẽ ảnh hưởng đến tính súc tích

của công việc và dẫn đến tính đơn điệu trong lao động.
Tính súc tích của lao động:
4
Theo quan điểm tâm lý học: tính súc tích của công việc là đặc trưng cơ bản của lao
động.
Tính súc tích của lao động phụ thuộc vào:
Sự đa dạng của công việc
Sự đa dạng của các phương thức thực hiện công việc
Sự có mặt của các chức năng mà nó đòi hỏi hoạt động tích cực sáng tạo của
con người.
Do sự tiến bộ của kỹ thuật trong thế kỷ qua đã dẫn đến sự phân công lao động và
chuyên môn cao trong lao động. Điều đó đã dẫn đến sự súc tích của lao động bị
giảm sút. Khi tính súc tích của lao động bị giảm sút sẽ dẫn đến tính đơn điệu trong
lao động.
Tính đơn điệu trong lao động:
Hiện nay có hai quan niệm khác nhau về tính đơn điệu trong lao động: Tính đơn điệu
là đặc điểm khách quan của bản thân quá trình lao động. Tính đơn điệu là một
trạng thái tâm lý của con người. Trạng thái tâm lý này là hậu quả của sự đều đều
trong công việc.
Do quan niệm khác nhau về tính đơn điệu nên các nhà tâm lý học tìm đường chống
lại tính đơn điệu theo 2 hướng khác nhau: Tổ chức lại quá trình lao động và tìm
cách chống lại tính đơn điệu ở bên ngoài bản thân quá trình lao động.
Tính đơn điệu trong lao động là một hiện tượng tất yếu xảy ra do sự tiến bộ của kỹ
thuật, đòi hỏi nhà quản lý phải phân chia nhỏ quá trình lao động, chuyên môn hóa
trong lao động.
Tác động của tính đơn điệu đến người lao động:
Các nhà tâm lý học lao động ở các nước cũng có nhiều quan điểm khác nhau
Một số nhà tâm lý học cho rằng tính đơn điệu trong lao động không có hại đối với
người lao động mà nó là 1 nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
Một số khác cho rằng bất kì trường hợp nào tính đơn điệu trong lao động cũng

ảnh hưởng xấu tới người lao động: Mất hứng thú đối với công việc, sự mệt nhọc
xuất hiện sớm trong ngày làm việc, cảm giác ngày làm việc dài hơn.
Nhiều nhà tâm lý lại cho rằng việc chia nhỏ quá trình lao động không phải bao giờ
cũng có lợi và không phải bao giờ cũng có hại. Nhiều công trình nghiên cứu củacác
5
nhà tâm lý học đã khẳng định phải xác định giới hạn cho phép của tính đơn
điệuđến đâu là có lợi và đến đâu là có hại.
Một số biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của công việc đơn điệu:
Hợp nhất nhiều thao tác ít súc tích thành những thao tác phức tạp, đa dạng
hơn.
Luân phiên người lao động làm các thao tác lao động khác nhau.
Thay đổi nhịp độ của các động tác.
Đưa chế độ lao động và nghỉ ngơi có cơ sở khoa học và lao động và sử dụng thể
dục trong lao động sản xuất.
Sử dụng các phương pháp lao động thẩm mĩ khác nhau trong thời gian lao động
sản xuất, nhất là âm nhạc.
Nghiên cứu sử dụng các hệ thống khen thưởng vật chất và tinh thần 1 cách chính
xác.
Tâm lí học với hiệp tác lao động: Bằng quá trình chuyên môn hóa và phân công lao
động, hoạt động lao động quy định việc thiết lập một số quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp giữa các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất. Ngay cả khi quá
trình sản xuất buộc những người lao động phải làm việc cách xa nhau, không thể
tiếp xúc trực tiếp, thì để đạt được các mục tiêu của xí nghiệp, đòi hỏi phải có sự
hiệp tác lao động.
Tâm lí học với quá trình hiệp tác lao động là mối quan hệ giữa người với người
trong hoạt động lao động, có tác động qua lại đến hành vi của nhau. Những mối
quan hệ này do các yếu tố khách quan( như nhiệm vụ sản xuất và các điều kiện lao
động chung) và các yếu tố chủ quan( mục đích, động cơ lao động) quy định.
Tùy theo trọng lượng mối quan hệ người- đối tượng lao động, các tiêu chuẩn chính
thức của xí nghiệp và tính động cơ của các quan hệ nguời- người, có 2 loại quan hệ

chính là:
Mối quan hệ chức năng: được quy định bởi các đặc điểm của nhiệm vụ sản xuất,
các phương pháp thực hiện chúng và các quy định chuẩn mực chính thức của xí
nghiệp. Mối quan hệ này luôn tồn tại, nếu không có nó thì nhóm lao động sẽ ngừng
vận hành.
Các mối quan hệ xúc cảm- đánh giá: không được quy định trực tiếp bởi các nhiệm
vụ sản xuất và cũng không được xác định trong các quy định, chuẩn mực chính
6
thức, nhưng lại có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Mối quan hệ này mang tính
chất tâm lí nhiều hơn so với mối quan hệ chức năng. Về nguyên tắc, nó mang tính
chất không chính thức, nhưng lại ảnh hưởng đến cả hiệu quả của các mối quan hệ
chính thức.
Tùy theo vị thế của các cá nhân trong cấu trúc thứ bậc của nhóm, các quan hệ
người- người có thể là: Các quan hệ liên nhân cách theo ngành dọc: mối quan hệ
giữa các thành viên có vị thế khác nhau trong cấu trúc thứ bậc của nhóm. Các
quan hệ liên nhân cách theo ngành ngang: mối quan hệ giữa các thành viên cùng
có1 loại vị thế trong cấu trúc thứ bậc của nhóm.
Căn cứ vào sự lựa chọn lẫn nhau về xúc cảm, các mối quan hệ có thể là thiện cảm,
ác cảm, bàng quan…
Giới hạn tâm lý của người lao động:
Sự hoạt động của con người trong xã hội rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ
đóng khung trong 1 lĩnh vực lao động trí óc hoặc chân tay, mà thường xuyên có sự
kết hợp chặt chẽ với nhau. Vì vậy việc phân công lao động phải bảo đảm tính chất
phong phú của nội dung, tính hấp dẫn của công việc, bảo đảm các điều kiện để
phát huy những khả năng sáng tạo của con người, phải chú ý đến mặt hình thành
khuynh hướng nghề nghiệp của mỗi người trong lao động.
2.2 Đặc điểm tâm lí chung của người lao động.
Trong lao động cái tâm lí chung nhất được bộc lộ ra là tính tích cực, tính
mục đích, là những hình ảnh nảy sinh trong đầu con người mà nhờ đó con người
xác định được kết quả hoạt động của mình.

Hoạt động lao động của con người bao giờ cũng nhằm đạt được một mục đích
nhất định do họ tự đặt ra.
Đối với những công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại đều đều, người lao động thường có
tâm lí nhàm chán, mệt mỏi, mất hứng thú trong công việc, có cảm giác ngày làm
việc dường như dài hơn. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thái độ lao động
của người lao động phần lớn phụ thuộc vào tính chất và nội dung của bản thân
công việc, và 1 phần nhỏ được quyết định bởi những nhân tố nằm ngoài quá trình
lao động ( những điều kiện lao động; tiền lương; các nhân tố sinh hoạt )
Nhưng mặt khác, người lao động lại có xu hướng chọn những công việc có lương
cao, điều kiện làm việc, cơ chế đãi ngộ tốt, công việc nhàn hạ… Độ tuổi lao động
càng cao thì nhân cách càng hoàn thiện, có xu hướng suy nghĩ chín chắn, sống và
làm việc có trách nhiệm hơn. Người lao động có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối
7
với nghề nghiệp sẽ ít gặp sự cố và tai nạn lao động so với những người không thích
nghề hoặc hoàn toàn không hứng thú với công việc.
Người có vị trí cao trong tổ chức thường có ý thức trách nhiệm hơn trong hoạt
động lao động; người có vị trí và vai trò thấp thường có tính ỷ lại, ý thức trách
nhiệm thường không ổn định.
Bản sắc của lao động nam là logic, hợp lí, năng động, bạo gan, sử dụng chiến lược,
độc lập, thích cạnh tranh, là người dẫn đường và quyết định. Bản sắc của lao động
nữ là trực giác, tình cảm, phục tùng, khả năng nhận xét người khác, tự phát, tình
mẫu tử, hợp tác, người ủng hộ và đệ tử trung thành.
8
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN
CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MẶT TRỜI ĐỎ
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Quốc Tế Mặt Trời Đỏ.
Hoạt động chính: Kinh doanh nhà hàng
Công ty Cổ phần Đầu Tư Thương Mại Quốc Tế Mặt Trời Đỏ (Red Sun ITI Corp)

được thành lập ngày 19-02-2008. Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh xây dựng chuỗi
nhà hàng đẳng cấp quốc tế ẩm thực nổi tiếng của châu Âu, châu Á kết hợp với kem
chất lượng cao xuất xứ Mỹ - California.
Biểu 1.1:Cổ đông sáng lập
STT Tên cổ đông Địa chỉ Số cổ
phần
Giá trị cổ
phần
1
HOÀNG VIỄN
ĐÔNG
Số nhà 222 Lê Văn Sỹ,
phường 14, quận 3,
TP.HCM
241.160
2.411.600.0
00
2 LÊ VŨ MINH
Số nhà 222D, phố Đội
cấn, phường Đội Cấn,
Quận Ba Đình, H à Nội
279.230
2.792.300.0
00
3
PHAN THỊ KIM
CHI
Phòng1402, nhà 17T2,
KĐT mới Trung hoà –
Nhân Chính, phường

Trung hoà, Hà Nội
660.000
6.600.000.0
00
4 PHAN BÁ NGỌC
Tổ 42, phường Hoàng
Văn Thụ, Quận Hoàng
Mai, Hà Nội
241.160
2.411.600.0
00
9
5 PHẠM CAO VINH
Phòng1402, nhà 17T2,
KĐT mới Trung hoà –
Nhân Chính, phường
Trung hoà, Hà Nội
203.070
2.030.700.0
00
Hội đồng quản trị Công ty:
1. Ông Phạm Cao Vinh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Vinh đã tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh Doanh Đại Học Tổng Hợp Irvine (USA) và
Cử nhân kinh tế trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, đã có hơn 15 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bao bì và đồ gia dụng, hiện Ông Vinh là Chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Goldsun.
2. Bà Phan Thị Kim Chi – Tổng Giám đốc Công ty.
Bà Chi đã tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh Doanh Đại Học Tổng Hợp Irvine (USA) và là
cử nhân kinh tế trường đại học kinh tế quốc dân, đã có hơn 15 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồ gia dụng và bếp gas. Trước đây Bà Chi đã

có 10 năm kinh nghiệm làm Giám Đốc Kinh Doanh ở công ty GoldSun.
3. Ông Lê Vũ Minh - Ủy Viên HĐQT, Trưởng phòng Marketing, cổ đông sáng lập
Ông Minh đã tốt nghiệp trường Đại Học San Diego State University (USA).
Ông Minh hiện là công dân quốc tịch Mỹ và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực Công Nghệ Thông Tin và Marketing.
4. Ông Hoàng Viễn Đông - Ủy Viên HĐQT, Trưởng phòng phát triển dự án, cổ
đông sáng lập
Ông Đông đã tốt nghiệp trường Đại Học National University of Singapore
(SINGAPORE). Trước khi đảm nhiệm chức danh Trưởng phòng phát triển dự án
của Công Ty, ông Đông đã là Trưởng Đại Diện Kinh Doanh toàn miền Bắc Việt Nam
của công ty sản xuất linh kiên công nghiệp IGUS (Cộng Hoà Liên Bang Đức).
5. Ông Phan Bá Ngọc - Ủy Viên HĐQT – Giám đốc chi nhánh công ty tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
10
Ông Ngọc đã tốt nghiệp trường Đại Học Kinh Tế (Hà Nội). Ông Ngọc đã có hơn
08 kinh nghiệm giữ chức quản lý: 04 năm Giám đốc công ty chứng khoán Thủ đô;
04 năm Giám Đốc chi nhánh công ty GoldSun. Ngoài ra, ông Ngọc đã có 4 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và 2 năm kinh nghiệm làm việc ở
ngân hàng ACB.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại quốc tế Mặt Trời Đỏ chọn lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng làm chủ chốt, với chiến lược kinh doanh là sẽ liên tục mở chuỗi
nhà hàng phục vụ các món ăn nhanh Âu, Á mang đẳng cấp quốc tế. Ngay sau khi
thành lập, ngày 06 tháng 03 năm 2008, Công ty đã khai trương nhà hàng đầu tiên
chuyên phục vụ các món ăn Thái Lan với thương hiệu ThaiExpress tại số 7 Đinh
Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tiếp đến là 2 quầy phục vụ đồ ăn nhanh: Lẩu Công
chúa và Cơm Hoàng Tử được mở trên tầng 2 của Trung tâm siêu thị Big C Thăng
Long, 222 Trần Duy Hưng, Hà Nội. Tháng 7 năm 2008, Công ty phát triển thêm
một nhà hàng có tên Long Monaco đặt tại tầng 5 của Trung tâm thương mại
Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội.
Cuối năm 2008, Công ty mở rộng phạm vi kinh doanh nên đã thành lập Chi

nhánh của Công ty trong thành phố Hồ Chí Minh, đăng ký trụ sở văn phòng tại
792A Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh, và tại đây đã nhanh chóng phát
triển nhà hàng The Scoop’s chuyên cung cấp các loại kem cao cấp của Mỹ và New
Zealand.
Năm 2009, Công ty đã mua thương hiệu Seoul Garden của tập đoàn Zingrill –
Singapore và phát triển thành công thương hiệu này tại Việt Nam, với hệ thống 3
nhà hàng được khai trương vào tháng 11 năm 2009. Trong đó, có 2 nhà hàng
được mở tại Hà Nội là 33 Trần Hưng Đạo và tầng 5 tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu,
còn nhà hàng thứ 3 của thương hiệu này thuộc Chi nhánh công ty được mở tại 208
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3, Tp.Hồ Chí Minh. Đây là chuỗi nhà hàng buffet nướng
và lẩu không khói hiện đại, với các món ăn mang hương vị Hàn Quốc, đã mang lại
kết quả kinh doanh đáng kể cho Công ty trong năm 2010.
Năm 2010, ngoài việc củng cố phát triển nâng cao chất lượng của các nhà
hàng hiện có, Công ty không ngừng triển khai thêm các dự án mở rộng mạng lưới
nhà hàng với các thương hiệu nổi tiếng đến từ các nước Châu Âu để thực hiện vào
năm 2011.
11
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.
- Tổng giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hình thức kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty. Ngoài ủy quyền cho các giám đốc của các phòng ban, tổng
giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.
12
- Giám đốc điều hành: Có nhiệm vụ giám sát và theo dõi quản lý, điều hành các
công việc chính thay tổng giám đốc về một số lĩnh vực như nhân sự, tổ chức nhân
sự, ngoại giao công tác hành chính.
- Giám đốc các nhà hàng: trực tiếp chỉ đạo giám sát các hoạt động diễn ra hàng
ngay của nhà hàng, rồi báo cáo tình hình cho phó giám đốc công ty.
- Phó giám đốc đại diện cho giám đốc giám sát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động
của công ty, trực tiếp tiếp nhận các kết quả do nhà hàng báo về.

* Các trưởng phòng:
- Trưởng phòng nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức cán bộ quản lý trong toàn bộ Công
ty, tổ chức sắp xếp lao động cho toàn bộ các nhà hàng, tuyển dụng lao động cho
các nhà hàng cũng như và văn phòng công ty.
- Phòng tài chính kế toán: có chức năng ghi sổ và hạch toán tất cả các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh tại công ty, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo
tháng, quý, năm lập các báo cáo tài chính theo quy định chung của Nhà nước và
điều lệ hoạt động của tổng công ty.
- Trưởng phòng tài chính: có chức năng quản lý về tài chính của công ty, của các
nhà hàng.
- Trưởng phòng Marketing: chịu trách nhiệm nghiên cứu, mở rộng thị trường,
tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để mở
rộng thị trường.
- Phòng Mua: chịu trách nhiệm về việc mua hàng hóa,vật tư nhập về bếp tổng
rồi gửi xuống cho các nhà hàng, hàng tháng gửi báo giá cho phòng kế toán để đối
chiếu với phiếu………
- Bếp trưởng : chịu trách nhiệm quản lý bộ phận bếp của các nhà hàng .Thực
hiện các công việc chính của đầu bếp và ngày 01 hàng tháng kết hợp với kế toán
hoàn thành việc kiểm kê.
- Thủ kho bếp, bar: chịu trách nhiệm nhập xuất vật liệu, thường xuyên kểm tra
đối chiếu vật liệu. kết hợp chặt chẽ với kế toán trên văn phòng.
Phân tích tổ chức bộ máy kế toán tại phòng kế toán
13
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
- Trưởng phòng kế toán: là một Kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tuyến
với các Kế toán viên thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trưởng
liên hệ chặt chẽ với Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh, tham mưu cho Ban Tổng Giám
đốc về các chính sách Tài chính - Kế toán của Công ty, ký duyệt các tài liệu kế toán,
phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn, đồng thời
yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp

thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng.
- Phó phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về công việc của các kế toán bộ phận, về
chất lượng, tiến độ làm việc và giờ giấc của các ké toán thành phần.Phó tròng lấy
dữ liệu tổng hợp báo cáo từ các kế toán thành phần rồi báo cáo với trưởng phòng
KT.
- Kế toán NVL,CCDC: Có nhiệm vụ hàng ngày nhận các chứng từ từ các nàh hàng
gửi lên, từ đó nhập dữ liệu vào các phần hành kế toán để theo dõi trên các bảng kê,
bảng phân bổ làm cơ sở cho việc tính chi phí giá thành sản phẩm.Đồng thời kế
toán cũng theo dõi cả phần CCDC, Phụ liệu.Kiểm tra tình hình nhập xuất tồn kho
NVL cho các nhà hàng.
- Kế toán thanh toán và đối chiếu công nợ: Chịu trách nhiệm thanh toán với
tất cả các khách hàng các nhà cung cấp.Đối chiếu công nợ của các nhà cung
cấp.Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán
viết phiếu thu chi.
14
- Kế toán Doanh thu: Chịu trách nhiệm tính toán doanh thu của các nhà
hang.Hàng ngày lấy Bill từ các nhà hang gửi lên. Theo dõi lượt khách ,các suất
giảm giá, …… của các nhà hàng cuối ngày tổng hợp báo cáo cho phó phòng và
trưởng phòng.
- Kế toán thuế : Chịu Trách nhiệm phần thuế, Chế Bill, Kê Khai thuế, tổng
hợp….Báo cáo cho phó phòng và trưởng phòng.
- Kế toán ngân hàng: có nhiêm vụ nộp tiền rút tiền tại các ngân hàng,viết ủy
nhiệm chi,chuyển khoản. Làm thủ tục vay vốn,hàng tháng lấy sổ phụ tại các nhà
hàng về để hạch toán…
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập chung . Các nghiệp
vụ kế toán tài chính phát sinh được tập chung ở phòng kế toán của công ty thuộc
dẫy nhà văn phòng tại địa chỉ 251 Âu cơ- Tây Hồ -Hà Nội. Tại đây thực hiện việc tổ
chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông
tin ban đầu, thực hiện đầy đủ việc ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ
quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ

chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty.Từ
đó tham mưu cho Ban giám đốc để đề ra các biên pháp .các quy định phù hợp với
đường lối phát triển của công ty.
Ở các nhà hàng không được tổ chức thành phòng kế toán riêng mà chỉ bố trí
các thủ kho, nhân viên thống kê,thực hiện việc thống kê chủng loại NVL ,nhập
xuất để báo cáo lên phòng kế toán.
3. Sự phối hợp giữa các bộ phận.
Bộ phận tổ chức nhân sự phối hợp với các phòng ban khác và các nhà hàng của công
ty. Tiếp nhận thông tin từ trưởng các phòng ban, giám đốc nhà hàng. Từ đó nắm bắt
kịp thời nhu cầu về lao động của từng phòng ban, bộ phận để hoạt động tuyển dụng,
cũng như tổ chức sắp xếp và quản lý toàn bộ lao động của công ty dưới sự chỉ đạo
của ban lãnh đạo công ty.
Bộ phận tài chính kế toán phối hợp với các bộ phận khác trong việc ghi chép, hạch
toán các chi phí của các bộ phận đó. Ở các nhà hàng không được tổ chức thành phòng
kế toán riêng mà chỉ bố trí các thủ kho, nhân viên thống kê,thực hiện việc thống kê
chủng loại NVL ,nhập xuất để báo cáo lên phòng kế toán.Từ các báo cáo và chiến
15
lược của các bộ phận, bộ phận tài chính kế toán sẽ tổng kết đưa ra các báo cáo tài
chính, và có vạch ra các kế hoạch tài chính theo kỳ để các bộ phận cùng thực hiện.
Bộ phận marketing phối hợp với các bộ phận kinh doanh trong công ty để theo dõi
hiện trạng kinh doanh của công ty, phân tích, đánh giá thị trường, kết hợp với bộ phận
kinh doanh đưa ra các chương trình khuyến mãi, sáng tạo, phát triển các vật phẩm
quảng cáo tại các nhà hàng, cũng như đưa ra các chiến lược kinh doanh, quảng bá
mới.
4. Hiệu quả của việc vận dụng.
Ưu điểm:
Nhờ có quá trình phân công và hiệp tác lao động, quá trình lao động của công ty
đạt hiệu quả cao, từ đó tăng năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tâm lý học vạch ra các cơ chế, các quy luật đặc thù trong đời sống tâm lý con
người, cung cấp những dữ kiện khoa học, nhờ đó giúp cho việc định hướng, điều

khiển, điều chỉnh cho toàn bộ hoạt động của con người, trong đó có hoạt động của
lãnh đạo quản lý Từ đó người lãnh đạo quản lý nắm vững hệ thống tri thức khoa
học về tâm lý và có thể vận dụng, ứng dụng vào để chẩn đoán và am hiểu tâm lý
các đối tượng của mình, giải thích được các hành vi, hành động của mọi người, dự
đoán thái độ, phản ứng của các cá nhân làm cơ sở đánh giá sắp xếp lao động phù
hợp.
Những kiến thức tâm lý học có ý nghĩa thực tiễn và lý luận rất lớn trong công
tác lãnh đạo quản lý xã hội cũng như lãnh đạo các tổ chức, các tập thể lao động
khác. Cũng như trong quá trình phân công và hiệp tác lao động.
Quá trình phân công lao động hình thành nhiều phòng, ban khác nhau trong tổ
chức, mỗi phòng đảm nhận 1 vai trò khác nhau, như kế toán, hành chính, nhân
sự,
Với sự phân công lao động của công ty đã giúp cho mỗi cá nhân có điều kiện thực
hiện chuyên môn hóa công việc của mình, góp phần nâng cao chất lượng công tác,
nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Từ sự
chuyên môn hóa mà công ty giảm được chi phí đào tạo, người lao động nhanh
chóng tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất, giúp công ty có điều kiện thiết kế
và sử dụng các máy móc thiết bị chuyên dùng thêm vào đó người lao động còn có
thể làm một loạt các bước công việc, không mất thời gian vào việc điều chỉnh hay
thay các thiết bị dụng cụ. sự phân công rất rõ ràng, giúp mỗi cá nhân có thể phát
huy được tính sáng tạo và khả năng tiềm ẩn ở mỗi người, tạo động lực cho mỗi cá
16
nhân hoàn thành phần việc của mình một cách chủ động, tự giác và làm tăng sự nỗ
lực để hoàn thành nhiệm vụ.
đối với hiệp tác lao động, bên cạnh phân công mạng lưới hiệp tác trong công ty là
rất hiệu quả. các cá nhân có thể liên hợp lại để cùng làm việc,nhưng không phá vỡ
tính tự chủ tự lập trong phân công. mô hình hiệp tác của công ty cũng giúp các cá
nhân dễ dàng nhìn nhận, đánh gá và so sánh lẫn nhau, từ đó làm tăng sự học hỏi,
tìm tòi và thúc đẩy cá nhân phải thi đua, phấn đấu để không bị tạo khoảng cách.
mô hình hiệp tác này còn cho thấy sự liên kết, đoàn kết trong công ty, tạo thành

khối thống nhất giữa người này với người khác, từ bộ phận này sang bộ phận
khác, từ đó có thể nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được lao động sống và
lao động vật hóa, góp phần xây dựng cho hình ảnh và sự phát triển của công ty.
kết quả cho thấy hết được những thế mạnh mà công ty phát huy được từ sự vận
dụng có hiệu quả 2 nội dung, từ sự nỗ lực cá nhân nâng lên thành cố gắng của tập
thể, dẫn đến tăng hiệu quả công việc lên gấp nhiều lần, tạo thế cho sự phát triển
chung của công ty.
Nhược điểm:
Một số hạn chế mà công ty gặp phải:
-Vì bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập chung nên khi các
nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh nhiều thông tin bất lợi cho công ty về tình
hình tài chính như vốn, lãi, tài khoản thì bộ phận phải đứng ra giải quyết.
-Ở các nhà hàng không được tổ chức thành phòng kế toán riêng mà chỉ bố trí
các thủ kho, nhân viên thống kê,t hực hiện việc thống kê chủng loại NVL ,nhập
xuất để báo cáo lên phòng kế toán.
-Về năng lực sản xuất:Do đặc thù là kinh doanh nhà hàng nên đòi hỏi các nhân viên
cần sự tỷ mỉ, kiên trì, khéo léo, đúng kỹ thuật ….
-Mỗi một món ăn đòi hỏi một quy trình công nghệ nhất định để phù hợp với kiểu
dáng, kích thước, mùi vị đặc trưng mà công ty chỉ có những quy trình công nghệ
nhất định.
17
- với số lượng nhân viên đông đảo công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản
lý và chi trả lương.
-Yêu cầu, tính chất của công việc cần phải linh hoạt đặt ra nhiều yêu cầu cao cho
nhân viên vì vậy còn phải đầu tư nhiều cho công tác đào tạo và tuyển dụng.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP
1. Hoàn thiện việc phân công và hiệp tác lao động.
Hiện nay việc phân công và hiệp tác lao động tại doanh nghiệp khá tốt, tuy
nhiên vẫn còn có một số vấn đề cần được quan tâm và thay đổi để phù hợp với điều

kiện và xu thế phát trển chung của ngành như:
Cần hoàn thiện các hình thức tổ, đội sản xuất tại doanh nghiệp. Lãnh đạo của các
tổ, xưởng phải là người có uy tín và khả năng tổ chức, tinh thần trách nhiệm và
làm chủ cao, sôi nổi, đi đầu trong lao động và hoạt động các phong trào đoàn thể.
Việc phân công và hiệp tác lao động cho một số tổ sản xuất, công tác còn chưa
thực sự bám sát với nhu cầu cần có. Vì thế khi phân công lao động cho các tổ cần
tính đến thực tế sản xuất và khả năng đáp ứng của đơn vị.
Khi khối lượng công việc nhiều doanh nghiệp có thể tăng cường lao động làm việc
bằng cơ cấu nhóm nhân lực mềm (Lao động bán thời gian, lao động thời vụ…)
Linh hoạt chuyển dịch lao động trong tổ hỗ trợ phù hợp với mức độ tăng giảm lao
động linh hoạt đảm bảo lưu thoát hết nhu cầu thông tin của khách hàng.
18
Trước hết là hoạt động tổ chức, hướng dẫn, sử dụng, điều khiển côn người. Trong
hoạt đông này nhà quản trị phải phối hợp hoạt động của các thành viên, tổ chứ cho họ
hoạt động nhằm đạt được mục đích của đơn vị. Hoạt động quản trị kinh doanh cũng
là hoạt động sử dụng, đánh giá điều khiển con người.
Nhà quản trị cần hiểu được tính chất về đạo đức, tài năng, tính tình và các đặc điểm
khác của thành viên để sử dụng học vào đúng công việc phù hợp với họ phát huy khả
năng của họ cũng như đem lại lợi ích cao nhất cho tập thể. Nhà quản trị phải đánh giá
đúng khả năng của họ từ đó có những cách đối xử khéo léo, phù hợp.
Đặc biệt hoạt động kinh doanh còn phức tạp hơn, Đó là hoạt động liên quan đến
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, giao tiếp,kinh tế, văn hóa quân
sự…. Đó là hoạt động phụ thuộc vào kinh tế thị trường nhưng cũng dễ bị chi phối bởi
những may mắn rủi ro,là hoạt động đảm bảo có lợi nhuận nhưng cũng phải mang tính
nhân bản. Hoạt động này cũng luôn luôn phải tuân theo quy luật tâm lý con người
nhưng lại phải đảm bảo chữ tín trong mọi quan hệ giao dịch. Nhà quản trị cần rất
nhạy cảm tinh tế,linh hoạt,năng động, phải giàu kinh nghiệm từng trải, hiểu đời và
nắm vững kiến thức kinh doanh thương mại
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận và vị thế cạnh tranh trên thị trường
là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm mọi biện pháp để giảm

giá thành sản phẩm và mở rộng thị trường của mình… phân công và hiệp tác lao động
hợp sẽ góp phần làm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất
cộng nhân làm giảm giá thành sản xuất.
2. Cải tiến việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Để góp phần nâng cao năng suất lao động, bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện
cho người lao động thì một yếu tố quan trọng mà ban lãnh đạo doanh nghiệp cần
hết sức quan tâm là không ngừng cải tiến việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Vì
thế trong thời gian tới doanh nghiệp cần hoàn thiện các hướng sau:
Khi thiết kế các xưởng, phòng làm việc cần chọn các thiết bị và dụng cụ phù hợp.
Chọn phương án bố trí nơi làm việc tối ưu cho người lao động. bên cạnh đó phải
xác định số lượng công nhân tại nơi làm việc, lượng sản phẩm và dịch vụ, dự kiến
các yếu tố của điều kiện lao động tại các nơi làm việc.
Trang bị nơi làm việc muốn có hiệu quả thì cần phải phù hợp với nội dung của quá
trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng. tùy theo những nội dung khác nhau
của quá trình sản xuất mà có thể tự mình bố trí nơi làm việc cho hợp lý. Trước mắt
cần sưu tầm thêm những mặt hàng có kiểu dáng và chất lượng phù hợp với thị
hiếu của khách hàng. Cần có chiến lược quảng cáo sản phẩm hấp dẫn và lôi quấn.
19
Tiến hành bố trí nơi làm việc cần xác định đúng diện tích sản xuất và tạo ra chu kỳ
sản xuất ngắn nhất. Diện tích nơi làm việc xác định phải thỏa mãn phân bố các
thiết bị theo yêu cầu của sản xuất ngoài ra cần có diện tích dự phòng khi mở rộng
sản xuất hoặc thay đổi nhiệm vụ lao động.
Tổ chức phúc vụ nơi làm việc cần phải áp dụng các phương pháp tính toán để tối
ưu hóa đảm bảo phục vụ có hiệu quả cao nhất và ít tốn kém, tập trung công tác
phục vụ thành các chức năng riêng tăng cường cải tiến lao động phục vụ.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều
hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, vì vậy việc hoàn thiện công tác
phân công và hiệp tác lao động thực sự trở thành việc làm tất yếu khách quan đối
với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Bình

Tân nói riêng. Hoàn thiện công tác phân công và hiệp tác lao động một cách khoa
học không những đảm bảo nâng cao vai trò, chức năng chủ đạo trong sản xuất
kinh doanh mà còn là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp. Qua những điểm phân tích về tình hình công tác phân công và hiệp
tác lao động tại doanh nghiệp, nhận thấy rằng việc phân công lao động đã thể hiện
sự coi trọng và đạt được những thành công nhất định trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tâm lý học lao động- NXB Đại học quốc gia- 2011
2. Giáo trình quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp- chủ biên Ths. Hà Văn
Hội
3. và một số sách, báo, tạp trí khác.
21

×