Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kiến thức ''''vàng'''' cho mẹ trẻ chăm bé pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.89 KB, 4 trang )

Kiến thức 'vàng' cho mẹ trẻ
chăm bé
Một số 'khám phá' thú vị về bé sơ sinh, cha mẹ trẻ rất nên biết để chăm bé tốt nhất.
Vợ chồng bạn mới chào đón một 'thiên thần'? Xin chúc mừng bạn vì chắc chắn 'thiên
thần' sẽ tặng bạn rất nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị đấy. Và cũng chẳng có gì ngạc
nhiên khi đôi lúc bạn cười 'chết ngất' với những hành động, biểu cảm đáng yêu, hài hước
của bé. Ngược lại, có những lúc bạn lại bất an, lo lắng khi bé có biểu - hiện - lạ. Vậy thì,
hãy 'up - date' thêm thông tin để hiểu hơn về thế giới độc đáo của bé nhé!

Dưới đây là một số 'khám phá' thú vị về bé, cha mẹ trẻ rất nên biết:

1. Trọng lượng bé giảm trong tuần đầu tiên

Nếu thấy trọng lượng của bé giảm từ 5-8% trong 1 tuần đầu tiên sau khi ra đời, cha mẹ
hoàn toàn không cần phải lo lắng bởi đó là điều hết sức bình thường đối với hầu hết các
bé và bé sẽ tăng cân lại trong một tuần tiếp theo. Ngoài ra, trong khoảng 5 ngày đầu tiên
khi ra đời, việc tiểu tiện của bé sẽ khá lộn xộn; tuy nhiên sau đó bạn sẽ quan sát thấy bé
đi tiểu khoảng 5-6 lần/ ngày và đi ị ít nhất 1-2 lần/ngày.

Thế giới của bé sơ sinh có rất nhiều bí mật thú vị mà cha mẹ chưa biết đâu

2. Thóp bé nổi các mạch máu

Những gì bạn thấy chỉ là hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn ở bé, do đó, bạn đừng
cuống lên và lo lắng. Sở dĩ thóp bé nổi các mạch máu là do vùng da thóp bảo vệ sọ chưa
hoàn toàn ổn định, còn rất mềm, khiến ta cảm thấy như nhìn rõ tĩnh mạch và động mạch
vậy.

3. Một vết lõm nhỏ trên ngực của bé

Hãy thả lỏng và thư giãn nếu bạn thấy ngực bé có vết lõm nhỏ, vì đó không phải là dấu


hiệu bé bị tim mạch. Theo các chuyên gia, xương ngực được cấu tạo bởi 3 phần. Vết lõm
mà bạn nhìn thấy có thể là do phần xương cuối bị lệch ra. Khi bé lớn hơn, ngực và cơ
bụng sẽ đưa phần xương lệch đó về đúng vị trí.

Thường thì vết lõm này ở bé gầy gò sẽ dễ nhìn hơn ở những bé 'có da có thịt'.

4. Bé khụt khịt, hắt hơi suốt

Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều, nhưng không phải vì chúng đang lạnh hay ốm. Đơn giản, đó là
cách bé làm sạch đường hô hấp bị bụi bám tắc nghẽn của mình. Hắt hơi cũng là phương
pháp hiệu quả giúp một bên cánh mũi của bé nở ra trở lại. Với những bé bú mẹ, tư thế bú
có thể khiến một bên cánh mũi của bé bị ép vào ti mẹ và xẹp xuống, sau khi bú xong, bé
sẽ hắt hơi như một phản xạ giúp cánh mũi phồng lên.

6. Hơi thở của bé có vẻ lạ

Lần đầu làm cha mẹ, bạn có thể sẽ vô cùng bất an khi nửa đêm tỉnh giấc, chạm vào bé và
thấy hơi thở của bé có vẻ hơi bất thường. Hãy bình tĩnh! Việc trẻ sơ sinh thở đứt quãng
rồi sau đó thở nhanh là chuyện bình thường. Đôi khi, hiện tượng thở đứt quãng là một
phần của sự phát triển cơ hoành (cơ điều khiển thao tác hít thở) và hệ thần kinh của bé, bé
ngưng thở dưới 20 giây được xem là bình thường. Đến khoảng 6 tuần tuổi, bé mới ổn
định được nhịp thở của mình.

Việc bạn lo lắng về Hội chứng đột tử trong lúc ngủ của trẻ là hoàn toàn có căn cứ và dễ
hiểu. Hãy đặt con nằm ngửa, cất tất cả đồ chơi, gối ra khỏi cũi và không hút thuốc, nếu
con ngưng thở trên 20 giây và chuyển sang tím tái, hãy gọi cấp cứu ngay.

7. Bé sẽ ngủ nhiều giấc ngắn

3 tháng đầu tiên sau khi bé ra đời có lẽ là thời gian mẹ được ngủ ít nhất, vì bé cần ăn mỗi

2-3 giờ. Tuy nhiên càng ngày bé sẽ càng ngủ giấc dài hơn. Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ ngủ
liền mạch từ 6-8 tiếng sau 3 tháng đầu đời. Trong lúc đó, bạn hãy cố gắng đưa bé vào một
thời gian biểu phân biệt rõ ràng ngày và đêm: ban ngày bạn không để bé ngủ nhiều hơn 3
tiếng liên tục; còn ban đêm bạn để bé ngủ giấc càng dài càng tốt.

×