Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

luận văn: Công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn-Thực trạng và giải pháp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.35 KB, 144 trang )









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “Công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn
Thông Lạng Sơn-Thực trạng và giải pháp.”





















LỜI NÓI ĐẦU
Lạng Sơn là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía đông bắc của Tổ quốc, điểm đầu của con
đường huyết mạch ( quốc lộ 1A) nối Việt Nam với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
và từ đó đến với các nước châu Âu. Với vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế và vô cùng quan
trọng về an ninh - quốc phòng, Lạng Sơn trở thành đầu mối quan trọng trong giao lưu
kinh tế, văn hoá – xã hội và hợp tác kinh tế quốc tế. Cùng với sự phát triển của tỉnh Lạng
Sơn là sự đóng ghóp không nhỏ của Viễn Thông Lạng Sơn.
Viễn thông Lạng Sơn (VNPT Lạng Sơn) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu
chính – Viễn thông Việt Nam, được tách ra từ Bưu điện Lạng Sơn từ năm 2008. Với vai
trò quan trọng của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, Viễn Thông
Lạng Sơn là một trong những đơn vị chủ lực của tỉnh, có những đóng ghóp không nhỏ
vào sự phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như của cả
nước.
Trong hoạt động đầu tư phát triển, Viễn Thông Lạng Sơn vẫn luôn coi trọng hoạt
động đấu thầu và đây cũng là hoạt động thường xuyên, phổ biến của đơn vị. Hoạt động
đấu thầu trong những năm qua đã có những đóng ghóp không nhỏ vào sự phát triển ngày
càng cao và ổn định của Viễn Thông Lạng Sơn, góp phần giúp cho đơn vị nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, đảm bảo chất lượng các hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ, ngày
càng nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Được sự giới thiệu của khoa Đầu Tư – Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã
được về Viễn Thông Lạng Sơn thực hiện công tác thực tập. Sau một thời gian làm quen
với công việc tại Viễn Thông Lạng Sơn và được sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh
chị tại Viễn Thông Lạng Sơn, đồng thời nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động
đấu thầu đối với đơn vị, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập “Công tác tổ chức đấu
thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn-Thực trạng và giải pháp”.
Nội dung chuyên đề gồm 2 phần chính:
- Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn.

- Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu cho Viễn Thông Lạng Sơn.









CHƯƠNG I - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI
VIỄN THÔNG LẠNG SƠN

1.1. Khái quát chung về Viễn Thông Lạng Sơn (VTLS):
1.1.1. Quá trình hình thành:
Tập đoàn Bưu chính – Viễn Thông Việt Nam (VNPT) là Tập đoàn số 1 quốc gia về
lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông – Công nghệ thông tin, được thành lập theo quyết định
số 265/QĐ – TTg ngày 17/11/2006, của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam.
Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam – VNPT, tiền thân là Bưu điện Việt
Nam, kế thừa truyền thống anh hùng của các thế hệ đi trước; một lòng trung thành, dũng
cảm, tận tụy với Đảng với Tổ quốc; nguyện đem mọi sức lực, trí tuệ xây dựng đất nước,
phục vụ nhân dân.
Viễn thông Lạng Sơn (VNPT Lạng Sơn), đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu
chính – Viễn thông Việt Nam, là đơn vị anh hùng trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ; được tách ra từ Bưu điện Lạng Sơn, theo quyết định số 648/QĐ –
TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007, của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.
Viễn thông Lạng Sơn là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT) đảm nhận cung cấp các dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Các ngành nghề kinh doanh của Viễn thông Lạng Sơn bao gồm:
- Kinh doanh các dịch vụ viễn thông đường trục.

- Kinh doanh các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin;
- Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo;
- Kinh doanh các dịch vụ truyền thông;




- Tư vấn, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông
tin;
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông –
công nghệ thông tin;
- Cho thuê văn phòng.
Triết lý kinh doanh: Là thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam
(VNPT),Tập đoàn số 1 quốc gia về Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin. Viễn
thông Lạng Sơn tự hào được thừa hưởng và phát triển các giá trị cốt lõi trong triết lý kinh
doanh của VNPT.
Giá trị mang tính Nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất Viễn thông Lạng Sơn hướng tới là
phục vụ khách hàng một cách tốt nhất,mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích
của cộng đồng. Tất cả “Vì con người, hướng tới con người và giữa những con người”
Giá trị mang tính Kết nối: Viễn thông Lạng Sơn luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả
công nghệ Viễn thông và Công nghệ thông tin tiên tiến với đội ngũ cán bộ nhân viên có
trình độ cao để mang con người đến gần nhau, vượt mọi không gian và thời gian, cùng
trải nghiệm chia sẻ Cảm xúc – Thành công – Tri thức.
Giá trị mang tính Việt Nam: Với truyền thống hơn 60 năm hình thành và phát triển
và với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông Tin học hàng đầu trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn. Viễn Thông Lạng Sơn tự hào và vinh dự luôn là người tiên phong sẵn sàng
đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc của địa phương. Biến những giấc mơ nhỏ thành
hiện thực lớn, Viễn thông Lạng Sơn đang góp sức cùng xã hội hướng đến một cuộc sống
đích thực.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban:

Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Lạng Sơn gồm: 8 Phòng, Ban chức năng (Trong đó,
có 7 Phòng và 1 Ban) và 07 Trung tâm trực thuộc. Hiện nay, Viễn thông Lạng Sơn có
tổng số 380 CBCNV, trình độ đội ngũ: Cao học 6 người, đại học 100 người, cao đẳng 42
người (chiếm 42,15%), trung cấp 58 người, công nhân 129 người(chiếm 55,68%), chưa
qua đào tạo 3 người.
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban




Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ.
* Các đơn vị sản xuất:
- Trung tâm dịch vụ khách hàng.
- Trung tâm viễn thông 1.
- Trung tâm viễn thông 2.
- Trung tâm viễn thông 3.
- Trung tâm viễn thông 4.
- Trung tâm viễn thông 5.
- Trung tâm tin học.
Trong đó:
- Phòng kế toán gồm một trưởng phòng và không có phó phòng.
- Phòng Đầu tư – XDCB không có trưởng phòng mà do phó phòng phụ trách,
thực hiện nghiệp vụ chuyên môn được phân công.
- Phòng quản lý mạng và dịch vụ có Trưởng phòng phụ trách thực hiện các
nghiệp vụ chuyên môn được phân công. Phòng có tổ 119 có tổ trưởng phụ trách
chuyên nhận báo hỏng và điều hành xử lý thuê bao.
Ban Giám Đốc
Phòng ban chức năng
Phòng
Tổ

Chức
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Hành
chính
Ban
triển
khai
dự án
Phòng
Quản

Mạng-
dịch vụ

Phòng
Kế
Toán

Trung
tâm
điều
hành
viễn
thông
Phòng
Đầu






- Phòng tổ chức cán bộ - lao động do Trưởng phòng phụ trách chung, có Phó
phòng giúp việc quản lý điều hành và các chuyên viên, cán sự giúp việc công tác
chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh không có trưởng phòng và phó phòng mà chỉ
có Quyền trưởng phòng.
- Phòng hành chính gồm một Trưởng phòng và một phó phòng.
- Ban triển khai dự án do Phó ban thực hiện nghiệp vụ chuyên môn được
phân công, gồm tổ thầu và tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
- Trung tâm điều hành Viễn Thông có trưởng Trung tâm, phó trung tâm và
các chuyên viên điều hành chuyên trách, được tổ chức thành 2 nhóm là nhóm OMC
và nhóm Bảo dưỡng.
Như vậy, mỗi phòng ban đều có cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ khác
nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng đến một mục đích chung là cố gắng hoàn thành nhiệm
vụ được giao để đưa Viễn Thông Lạng Sơn nói riêng và Tập đoàn Bưu Chính Viễn
Thông Việt Nam nói chung này càng phát triển, chiếm lĩnh thị trường, góp phần vào sự
tăng trưởng và phát triển của đất nước.


1.1.3. Các loại hình kinh doanh- dịch vụ của Viễn Thông Lạng Sơn:
Từ khi được thành lập với vai trò là một đơn vị thuộc Bưu điện Tỉnh Lạng Sơn cho
đến khi được chính thức tách ra làm 1 đơn vị mới lấy tên là Viễn Thông Lạng Sơn
(VNPT Lạng Sơn) vào ngày 01/04/2007, VNPT Lạng Sơn đã tiến hành các hoạt động đầu
tư như xây dựng các nhà trạm Viễn thông mới, mở rộng tổng đài, xây dựng các trạm
BTS, mua sắm trang thiết bị, nâng cấp và cải tạo mạng, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật….
1.1.3.1. Dịch vụ điện thoại cố định:
1.1.3.1.1. Dịch vụ điện thoại nội hạt:

Dịch vụ điện thoại nội hạt là dịch vụ thông tin liên lạc bằng mạng điện thoại cố
định được thiết lập trong phạm vi địa giới hành chính của một huyện, thành phố.
1.1.3.1.2. Dịch vụ điện thoại nội tỉnh:




Dịch vụ điện thoại nội tỉnh là dịch vụ thông tin liên lạc bằng mạng điện thoại cố
định được thiết lập trong phạm vi địa giới hành chính của Tỉnh giữa các huyện, thị trong
tỉnh với nhau.
1.1.3.1.3. Dịch vụ điện thoại liên tỉnh:
Cuộcgọi điện thoại liên tỉnh là cuộc gọi điện thoại được thiết lập giữa một máy điện
thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố này đến một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc
thành phố khác và ngược lại, thông qua mạng viễn thông liên tỉnh.
1.1.3.1.4. Dịch vụ điện thoại Quốc tế
*Dịch vụ điện thoại quay số trực tiếp: là dịch vụ mà khách hàng có thể trực tiếp
quay số trên máy điện thoại đến một thuê bao khác.S
* Dịch vụ điện thoại Quốc tế gọi số: là cuộc điện đàm mà người gọi quay số 110
gọi điện thoại viên quốc tế cung cấp số điện thoại cần gọi đến ở các nước và yêu cầu nối
thông. Điện thoại viên sẽ hoàn tất thủ tục tiếp thông để phục vụ khách đàm thoại.
. *Dịch vụ điện thoại Quốc tế tìm người: là dịch vụ mà khách hàng muốn liên lạc
với một người tại số máy điện thoại đã biết truớc ở một nứơc cụ thể, thì chỉ cần quay số
110 gặp điện thoại viên và nêu rõ yêu cầu.
*Dịch vụ điện thoại Quốc tế Collect- call: là dịch vụ điện thoại Quốc tế mà cước
phí do người được gọi thanh toán. Sử dụng dịch vụ này khách hàng bắt buộc phải gọi qua
điện thoại viên quốc tế, người gọi khi đăng ký phải cho điện thoại viên biết là cước phí
của cuộc đàm thoại do người được gọi thanh toán, tên người gọi và tên người được gọi,
số máy gọi và số máy được gọi trước khi nối thông. Hiện nay, dịch vụ này cho phép
khách hàng có thể gọi đi các nước: Anh, Pháp, Ôxtraylia, Thụy Sỹ, Đan Mạch, NiuZilan,
Canada. Đối tượng sử dụng là người có quốc tịch Việt Nam. Nơi sử dụng Collect-call là

các máy điện thoại ghi-sê, Bưu cục và những máy điện thoại nhà riêng có đăng ký sử
dụng dịch vụ này.
* Dịch vụ giới hạn thời gian đàm thoại quốc tế: là dịch vụ người gọi đăng ký trước
thời gian đàm thoại với giao dịch viên tổng đài 110 nhằm hạn chế thời gian đàm thoại.
Thời gian tối thiểu cho một cuộc giới hạn là 03 phút.
*Dịch vụ điện thoại giấy mời Quốc tế: cho phép người ở nước ngoài mời người Việt
Nam không có điện thoại nhà riêng tới buồng đàm thoại công cộng để tiếp chuyện, người




được mời phải được chỉ định bằng họ tên địa chỉ rõ ràng. Hiện nay, Việt Nam không mở
khai thác dịch vụ điện thoại giấy mời chiều đi quốc tế mà chỉ chấp nhận điện thoại giấy
mời quốc tế gọi về Việt Nam.
*Dịch vụ điện thoại HCD (Home Country Direct): là dịch vụ điện thoại quốc tế cho
phép người nước ngoài đến Việt Nam gọi thẳng về tổng đài nước mình để đăng ký và
thiết lập cuộc gọi.Khi sử dụng dịch vụ này, người gọi không phải trả cước phí tại Việt
Nam mà sẽ trả tại nước mình khi trở về nước. Bưu điện chỉ mở dịch vụ HCD tại các bưu
cục, ghi-sê, một số khách sạn lớn của các tỉnh thành phố có đông khách nước ngoài đến
tham quan du lịch.
*Dịch vụ điện thoại hội nghị Quốc tế: là dịch vụ điện thoại mà trong đó một cuộc
điện thoại bao gồm tối thiểu 03 máy thuê bao được kết nối với nhau thông qua một cầu
nối mạch, trong đó có ít nhất 01 máy ở nước ngoài tham gia đàm thoại. Thông thường có
loại điện đàm hội nghị: Điện đàm hai chiều và điện đàm 1 chiều.
1.1.3.2. Dịch vụ điện thoại di động:
Mạng điện thoại di động VinaPhone là mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ
GSM hiện đại với 100% vốn của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Hiện tại
mạng VinaPhone đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành và vẫn đang tiếp tục mở rộng và hoàn
thiện hơn nữa vùng phủ sóng.Mạng di động VinaPhone có hệ thống thiết bị công nghệ
hiện đại, đảm bảo, tin cậy, dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ cao. Với công nghệ kỹ

thuật số, mọi cuộc gọi sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Dịch vụ này gồm dịch vụ di động trả trước và dịch vụ di động trả sau.
1.1.3.2.1. Di động trả trước:
*Vinacard:
Là dịch vụ điện thoại di động trả tiền trước của mạng VinaPhone. Khác với dịch
vụ điện thoại di động thông thường, với dịch vụ VinaCard bạn có thể kiểm soát mức chi
tiêu của mình bằng cách thanh toán trước cước phí các cuộc gọi điện thoại di động vào tài
khoản VinaCard của mình trong hệ thống. Khi bạn thực hiện cuộc gọi, cước phí sẽ được
tự động trừ dần vào số dư tài khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, chỉ cần mua thẻ
VinaCard, cào và thao tác nạp tiền theo hướng dẫn ghi trên thẻ. VinaCard được thiết kế
để đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ, các khách hàng có




nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong một thời gian ngắn và không thích các thủ tục
đăng ký thuê bao phức tạp cũng như các cơ quan muốn kiểm soát cước phí cuộc gọi của
nhân viên
*VinaXtra:
Là dịch vụ điện thoại di động trả trước của VinaPhone. Giống như dịch vụ
VinaCard, khi bạn thực hiện cuộc gọi, cước phí sẽ được tự động trừ dần vào số dư tài
khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, bạn chỉ cần mua thẻ VinaCard, cào và thao tác
nạp tiền theo hướng dẫn ghi trên thẻ. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng của các mệnh giá
nạp tiền dài hơn so với các dịch vụ trả trước khác, VinaXtra là dịch vụ được thiết kế đặc
biệt cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin di động thường xuyên
nhưng muốn kiểm soát mức chi tiêu cước phí của mình.
* Vinadaily:
Là dich vụ điện thoại di động trả tiền trước thuê bao ngày của VinaPhone. Mỗi
khách hàng khi đăng ký hoà mạng sẽ được cấp 1 tài khoản Vinadaily trong hệ thống.
Khác với dịch vụ trả tiền trước thông thường, VinaDaily không giới hạn thời hạn sử

dụng của tài khoản. Cước các cuộc gọi sẽ được trừ dần vào số dư tài khoản và hàng ngày
hệ thống sẽ tự động khấu trừ cước thuê bao ngày từ tài khoản của khách hàng (ngay cả
khi bạn không thực hiện cuộc gọi trong ngày). Khách hàng có thể sử dụng điện thoại di
động của mình cho đến tận khi tài khoản hết tiền.
* Vinatext:
Là dịch vụ ĐTDĐ trả trước một chiều chỉ nhắn tin của VinaPhone. các thuê bao
VinaText bị khoá chiều gọi đi, thuê bao được nhận cuộc gọi, nhận và gửi SMS theo số dư
và hạn sử dụng tài khoản.
Hoà mạng: Khách hàng mua hộp TextKit có sẵn 01 thẻ Simcard và 100.000đ cước
thông tin trả trước trong tài khoản với 80 ngày sử dụng và 01 ngày chờ.
1.1.3.2.2. Di động trả sau:
Dịch vụ điện thoại di động trả tiền sau - VinaPhone là loại hình dịch vụ được ra
đời từ ngày thành lập mạng ĐTDĐ VinaPhone. ở thời điểm ban đầu thuê bao VinaPhone
được cung cấp các dịch vụ: chặn cuộc gọi, hiển thị số gọi đi, gọi đến, chuyển cuộc gọi,




nhắn tin ngắn sms, chuyển vùng quốc tế, gọi quốc tế, dịch vụ cấm hiển thị số gọi đi, dịch
vụ chờ, giữ cuộc gọi, dịch vụ hộp thư thoại, dịch vụ fax-data.
Với hơn 10 năm phát triển mạng di động VinaPhone không ngừng phát triển cùng
với đó thuê bao VinaPhone được cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích hơn như: Dịch vụ
truyền dữ liệu DATA - Dịch vụ WAP999 - Dịch vụ GPRS, MMS - Dịch vụ chuyển vùng
trong nước - Dịch vụ Ringtunes - Dịch vụ đồng bộ hóa - Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ
- Dịch vụ Info360 - Dịch vụ gọi quốc tế sử dụng VOIP - Dịch vụ GTGT 8xxx, 1900xxxx
và hàng loạt dịch vụ tiện ích khác trong tương lai.
1.1.3.3. Dịch vụ điện thoại Gphone:
Là dịch vụ điện thoại cố định vô tuyến của sử dụng công nghệ GSM lần đầu tiên
được cung cấp tại Việt Nam. Dịch vụ được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT) cung cấp tại các khu vực có phủ sóng của mạng Vinaphone với máy đầu cuối là

máy GSM loại để bàn. Thuê bao được sử dụng dịch vụ tại địa chỉ đã đăng ký trong hợp
đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ.
1.1.3.4. Dịch vụ 3G:
Là mạng di động mới theo chuẩn công nghệ W- CDMA, băng tần 2100 Mhz được
VNPT/Vinaphone đưa vào khai thác từ tháng 10/2009 theo giấy phép số 1119/GP-
BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 11/8/2009.
Là mạng di động theo chuẩn thế hệ thứ 3, mạng Vinaphone 3G cho phép thuê bao
di động thực hiện các dịch vụ cơ bản như thoại, nhắn tin….với chất lượng cao, đặc biệt là
truy cập Internet với tốc độ tối đa lên đến 14,4 Mbps ( tốc độ tối đa hiện tại là 7.2 Mbps,
tốc độ tối đa 14,4 Mbps sẽ đạt được vào đầu năm 2010).
Mạng Vinaphone 3G được kết nói và tích hợp toàn diện với mạng Vinaphone hiện
tại ( công nghệ GSM 900/1800 Mhz), cho phép cung cấp dịch vụ theo chuẩn 3G cho các
thuê bao Vinaphone đang hoạt động và cả các thuê bao hòa mạng mới.
1.1.3.5. Dịch vụ truy nhập internet qua đường dây điện thoại:
1.1.3.5.1.VNN 1260: là dịch vụ truy nhập và sử dụng Internet thông qua mạng điện
thoại công cộng (PSTN) theo hình thức thuê bao với mức cước thuê bao bằng không.
Khách hàng sẽ được cung cấp một tài khoản dùng để truy nhập và sử dụng các dịch vụ
trên mạng Internet và một hòm thư điện tử miễn phí.




1.1.3.5.2.VNN- 1260P: khác với dịch vụ Internet gián tiếp thông thường, với
VNN1260-P người sử dụng có thể kiểm soát mức chi tiêu của mình bằng cách thanh toán
trước cước phí các lần truy cập Internet vào tài khoản VNN1260-P của mình trong hệ
thống. Khi thực hiện kết nối, cước phí sẽ được tự động trừ dần trực tiếp vào số dư tài
khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, chỉ cần mua và sử dụng các thẻ VNN1260-P.
VNN1260-P được thiết kế để đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng.
1.1.3.5.3.VNN 1268: Dịch vụ Gọi VNN trong nước là dịch vụ truy nhập Internet
gián tiếp vào các địa chỉ trong nước, quản lý và tính cước theo số điện thoại truy nhập.

Với dịch vụ này khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ sau:
 Truy nhập Web (WWW) - Phạm vi trong nước.
 Truyền tệp dữ liệu (FTP) - Phạm vi trong nước
 Truy nhập từ xa (Telnet) - Phạm vi trong nước.
 Thư điện tử (Sử dụng Web Mail tại các Web site).
1.1.3.5.4. VNN 1269: dịch vụ Gọi VNN quốc tế là dịch vụ truy nhập Internet gián
tiếp, được cung cấp, quản lý và tính cước theo số điện thoại truy nhập. Với dịch vụ này
khách hàng có thể truy nhập và sử dụng được tất cả các tiện ích của dịch vụ Internet
thông thường như: Truy nhập Web (WWW). Truyền tệp dữ liệu (FTP) - Phạm vi trong
nước Truy nhập từ xa (Telnet) Thư điện tử (Sử dụng Web Mail tại các Web site).
1.1.3.6. Dịch vụ internet Mega VNN:
Là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng qua mạng VNN do Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp, dịch vụ cho phép khách hàng truy nhập
Internet với tốc độ cao dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL.
1.1.3.7. Dịch vụ Mega Wan:
Cho phép kết nối các mạng máy tính của doanh nghiệp thuộc các vị trí địa lý khác
nhau tạo thành một mạng duy nhất và tin cậy thông qua việc sử dụng các liên kết băng
rộng xDSL .




Là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng cho khách hàng trên nền mạng IP/MPLS.
Dịch vụ VPN/MPLS cho phép triển khai các kết nối nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện
với chi phí thấp.
1.1.3.8. Dịch vụ 108:
Hộp thư trả lời tự động 801108 với thông tin rất phong phú chuyên mục tình yêu
hôn nhân, gia đình, ca nhạc, kể truyện, vườn cổ tích,chăm sóc sắc đẹp, thông tin văn hóa
thể thao và du lịch
Viễn thông Lạng Sơn cam kết cung cấp các dịch vụ với chất luợng tốt nhất và giá

thành hợp lý nhất, trong đó có một số dịch vụ mới như: dịch vụ 3G, dịch vụ truyền hình
MyTV.
1.2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn:
Từ khi Luật đấu thầu 2004 chính thức có hiệu lực đã tạo điều kiện cho hoạt động
đấu thầu được diễn ra công khai, minh bạch, quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu, chủ
đầu tư cũng như nhà thầu được quy định rõ ràng, đòi hỏi cả nhà thầu và bên mời thầu đều
phải nắm rõ luật và tuân thủ mọi quy định, nguyên tắc của luật đấu thầu khi tham gia đấu
thầu. Viễn thông Lạng Sơn là 1 doanh nghiệp nhà nước được tách ra từ Bưu điện từ năm
2007, luôn tuân thủ mọi nguyên tắc cũng như quy định khi tham gia đấu thầu. Phần lớn
trong hoạt động đấu thầu, doanh nghiệp đều trên cương vị là chủ đầu tư dồng thời là bên
mời thầu, do đó đòi hỏi trình độ năng lực của các thành viên tham gia công tác đấu thầu
phải cao, mang tính chuyên nghiệp.
1.2.1. Các loại gói thầu mà Viễn Thông Lạng Sơn đã tổ chức:
Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn
bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án.
Có 5 loại gói thầu là: gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp, gói thầu mua sắm hàng hóa và các
dịch vụ khác, gói thầu EPC, gói thầu thực hiện dự án.
Do đặc điểm của Viễn Thông Lạng Sơn là cung cấp các loại hình kinh doanh
dịch vụ viễn thông như: dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụ
internet, dịch vụ truyền hình MyTV… nên các gói thầu mà VTLS tổ chức chủ yếu là
gói thầu mua sắm hàng hóa và gói thầu xây lắp.




Gói thầu xây lắp: xây lắp là những công việc thuộc về xây dựng công trình, hạng
mục công trình và lắp đặt thiết bị gắn với các công trình, hạng mục công trình này. Đấu
thầu xây lắp được tiến hành ở giai đoạn thực hiện dự án. Gói thầu xây lắp thường là các
gói thầu xây lắp nhà trạm BTS, xây dựng các tuyến cáp quang, xây lắp cột anten, xây lắp
cột và tổ đất cho các trạm BTS…

Gói thầu mua sắm hàng hóa và các dịch vụ khác: mua sắm hàng hóa là việc cung
cấp máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, vật liệu, thành phẩm, bán
thành phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ… Còn các dịch
vụ khác ở đây được hiểu là các dịch vụ ngoài những dịch vụ tư vấn đã nêu ở trên, bao
gồm dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, kiểm tra chất
lượng hàng hóa. Gói thầu Mua sắm hàng hóa thường có nội dung như: mua sắm cáp đồng
các loại, mua sắm cáp quang và phụ kiện, mua sắm cột bê tông, mua sắm máy điện thoại
cố định và điện thoại di động, mua sắm modem, mua sắm ống nhựa, mua sắm ODF, mua
sắm cột Anten, mua sắm dây súp, mua máy phát điện, máy điều hòa…
Bảng 1. Số lượng các gói thầu mua sắm hàng hóa và gói thầu xây lắp
giai đoạn 2007-2009:
Đơn vị: Gói thầu
Năm 2007 2008 2009
Gói thầu mua sắm hàng hóa 43 48 61
Gói thầu xây lắp 16 31 56
Nguồn: Ban Triển Khai Dự Án.
Bảng 2. Một số gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp:
Tên gói
thầu
Giá gói thầu
Hình
thức lựa
chọn
Thời gian
lựa chọn
nhà thầu
Giá trúng thầu Tên nhà thầu





Mua sắm
cáp
quang và
phụ kiện
cho các
trạm BTS

413.170.000
Chào
hàng
cạnh
tranh
Tháng
08/2008
264.238.662
Công ty Cổ
phần vật liệu
xây dựng
Bưu điện
Mua sắm
cáp điện
3 pha các
loại
247.125.000
Chỉ định
thầu
Tháng
09,10/2008


190.866.900 Tự Cường
Mua cột
Anten
dây co
H=42m
kèm đầy
đủ phụ
kiện để
lắp dựng
cột
2.263.000.000
Mua
sắm trực
tiếp
Tháng
9/2008
2.263.000.000 COMTEC
Mua sắm
Modem
480.000.000
Chỉ định
thầu
Tháng
09/2009
370.500.000
CTCP Đầu tư
và XNK thiết
bị An Phát
Mua sắm
cột bê

tông
744.650.000
Chào
hàng
cạnh
tranh
Tháng
09/2009
700.910.000
Công ty cổ
phần vật liệu
xây dựng
Bưu điện




Mua sắm
ODF và
phụ kiện
cáp
quang các
loại
711.070.000
Mua
sắm trực
tiếp
Tháng
10/2009
711.070.000

Công ty Cổ
phần vật liệu
xây dựng
Bưu điện
Xây dựng
nhà Viễn
Thông
Phai
Luông
1.025.171.000
Đấu thầu
rộng rãi
Tháng
03/2008
975.420.000 Hoàng Vũ
Xây lắp
tuyền cáp
quang
ĐVT
Trung
tâm-
ĐVT
Hữu
Lũng
1.371.654.000
Đấu thầu
rộng rãi
Tháng
05,06/2008


1.150.600.000
Công ty CP
xây lắp Bưu
điện
Xây lắp
cột
Anten, hệ
thống tổ
đất và
móng
Shelter
447.327.209
Chỉ định
thầu
Tháng
06/2009
421.780.000
Công ty
CPVT Bách
Khoa Hà Nội




Thi công
xây lắp
tuyến
cống bể
Ngã 3
Hợp

Thành -
VTLS
736.180.000
Chỉ định
thầu
Tháng
05,06/2008

658.000.000
Công ty CP
Vật liệu xây
dựng Bưu
điện
Xây lắp
cột, tổ đất
cho các
trạm BTS
Hữu
Lũng
452.125.956
Chỉ định
thầu
Quý
III/2008
413.838.255
CTCP xây
dựng viễn
thông Hà Nội

Xây lắp

nhà trạm
Pản Pè
494.147.273
Chỉ định
thầu
Tháng
07/2008
485.802.783
CTCP Xây
dựng Viễn
Thông
Xây lắp
các nhà
trạm Yên
Khoái,
Chi
Ma,Khuất
Xá, Xuân
Dương
744.354.278
Chỉ định
thầu
Tháng
07/2008
694.030.236
Công ty
TNHH Minh
Tiến

Nguồn: Ban Triển Khai Dự Án.

1.2.2. Các hình thức đấu thầu mà VTLS sử dụng:




Thông thường, có 6 hình thức đấu thầu là: cạnh tranh rộng rãi, chào hàng cạnh
tranh, cạnh tranh hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.
Do đặc điểm các gói thầu mà Viễn Thông Lạng Sơn tổ chức chủ yếu là những
gói thầu có quy mô nhỏ, nhiều gói thầu có giá trị chưa tới 1 tỷ VNĐ và chủ yếu là gói
thầu mua sắm hàng hóa nên VTLS chủ yếu áp dụng hình thức Chỉ định thầu và chào
hàng cạnh tranh, chỉ có một số ít gói thầu áp dụng hình thức Đấu thầu rộng rãi và
mua sắm trực tiếp.
Cạnh tranh rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham
gia. Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất. Hình thức này được
lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị không lớn
và điều kiện thực hiện không có gì đặc biệt, nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu
cầu của gói thầu. Cạnh tranh rộng rãi được áp dụng với các gói thầu tư vấn, xây lắp và
cung cấp hàng hóa.
Chào hàng cạnh tranh là một dạng của hình thức cạnh tranh rộng rãi. Hình thức
này được lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật đơn giản với giá trị nhỏ.
Chào hàng cạnh tranh chỉ áp dụng với gói thầu cung cấp hàng hóa, có giá trị nhỏ hơn 2 tỷ
VNĐ.
Chỉ định thầu là hình thức mà chỉ có một nhà thầu được lựa chọn để thực hiện gói
thầu có những đặc điểm sau:
- Phải đảm bảo tính bí mật của công việc (an ninh quốc gia).
- Phải thực hiện công việc ngay (khắc phục sự cố).
- Giá trị công việc nhỏ, yêu cầu kỹ thuật rất đơn giản.
- Công việc có tính thử nghiệm nên rủi ro cao.
- Quy định của nguồn vốn.
Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi bên mời thầu muốn thực hiện một công việc

có nội dung giống gói thầu đã được tiến hành đấu thầu và hợp đồng thực hiện gói thầu
này được ký vào thời điểm trước đó không quá lâu (thường là 6 tháng).`
Bảng 3. Các gói thầu đã hoàn thành giai đoạn 2007- 2009:




Năm 2007 2008 2009
Đấu thầu rộng rãi 03 gói thầu

08 gói thầu

05 gói thầu
Chỉ định thầu 46 gói thầu

52 gói thầu

85 gói thầu
Chào hàng cạnh tranh 09 gói thầu

15 gói thầu

27 gói thầu
Mua sắm trực tiếp 01 gói thầu

04 gói thầu

0 gói thầu
Nguồn: Ban Triển Khai Dự Án.
Qua bảng trên ta thấy trong 3 năm 2007, 2008 và 2009, các gói thầu chủ yếu thực

hiện theo hình thức chỉ định thầu, số lượng gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi là
rất ít. Cuối năm 2009, đầu năm 2010, Viễn Thông Lạng Sơn đang tiến hành đấu thầu cho
09 gói thầu theo hình thức chỉ định thầu, trong khi đó chỉ đang tiến hành 1 gói thầu theo
hình thức đấu thầu rộng rãi là Gói thầu “Mua máy phát điện công suất liên tục 8KVA cho
các trạm BTS” thuộc dự án “Đầu tư máy phát điện đợt 2 cho các trạm BTS - Viễn thông
Lạng Sơn năm 2009” với giá trị 4.670.000.000 VNĐ.

1.2.3. Phương thức đấu thầu và hợp đồng:
Đối với các gói thầu có đặc điểm khác nhau thì Viễn Thông Lạng Sơn sẽ có những
quy định khác nhau về phương pháp đánh giá HSDT và tương ứng với nó là cách thức
nộp HSDT.

Có 4 phương thức thực hiện đấu thầu, đó là phương thức một túi hồ sơ một giai
đoạn, phương thức hai túi hồ sơ một giai đoạn, phương thức một túi hồ sơ hai giai đoạn
và phương thức hai túi hồ sơ hai giai đoạn.
Do các gói thầu mà Viễn Thông Lạng Sơn tổ chức thường là theo hình thức chỉ định
thầu nên thường áp dụng phương thức đấu thầu một túi hồ sơ một giai đoạn. Trong
phương thức này, nhà thầu sẽ nộp đề xuất kĩ thuật và đề xuất tài chính trong cùng một hồ
sơ dự thầu. Bên mời thầu sẽ tiến hành mở thầu một lần các hồ sơ dự thầu (bao gồm cả đề
xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính).
1.2.4. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu:




1.2.4.1. Quy trình tổ chức đấu thầu mà Viễn Thông Lạng Sơn sử dụng:

Tùy từng hình thức đấu thầu mà VTLS sẽ áp dụng những quy trình tổ chức đấu
thầu khác nhau phù hợp với từng loại hình đấu thầu. Dưới đây là sơ đồ quy trình đấu thầu
thông thường mà VTLS áp dụng:

Sơ đồ 2. Quy trình đấu thầu thông thường mà Viễn Thông Lạng Sơn áp dụng:















Sau khi dự án được phê duyệt, kế hoạch đấu thầu sẽ được lập ra cho toàn bộ dự án.
Sau đó, Tổ đấu thầu sẽ chịu trách nhiệm lập HSMT. HSMT được lập theo mẫu do Chính
phủ quy định và bao gồm các nội dung:
- Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu).
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số
lượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thụât, tiêu
Phòng đầu tư
ra quyết định
Xét thầu
Báo cáo kết
qu
ả xét thầu


Phê duyệt dự án
Lập kế hoạch đấu
thầu

Lập HSMT
Phòng đầu
tư phê duyệt
HSMT
Phát hành
HSMT

Tiếp nhận HSDT
Mở thầu
Phòng đầu tư
thẩm định kết
qu
ả xét thầu

Trình giám
đốc phê duyệt
Thông báo
kết quả đấu
thầu
Thương thảo
hợp đồng
Kí kết hợp đồng





chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các
yêu cầu cần thiết khác.
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thết kế kỹ thuật kèm theo
bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác.
- Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu,
giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán,
nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều
kiện cụ thể của hợp đồng.
- Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo
hiểm và các yêu cầu khác.
HSMT sẽ được phát hành sau khi được xem xét và phê duyệt. HSMT được phát
hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được
mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.
Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với
các HSDT được nộp theo yêu cầu của HSMT. Thông tin chính nêu trong HSDT của từng
nhà thầu sẽ được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ
ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan
tham dự.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu – đại diện VNPT Lạng Sơn sẽ ký xác nhận vào
từng trang bản gốc của tất cả HSDT và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc
đánh giá HSDT được tiến hành theo bản chụp.
Việc đánh giá HSDT tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu
khác nêu trong HSMT, theo nguyên tắc đánh giá quy định tại Điều 28 của Luật Đấu
Thầu. Việc đánh giá HSDT được thực hiện bằng phương pháp chấm điểm hoặc sử dụng
tiêu chí “đạt”, “không đạt”. HSDT được xếp hạng theo giá đánh giá. HSDT có giá đánh
giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất.
Kết quả đấu thầu sẽ được Phòng Đầu Tư thẩm định sau đó trình lên Ban Giám Đốc
để xem xét và phê duyệt. Ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu,
bên mời thầu – VNPT Lạng Sơn sẽ gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà





thầu tham dự, riêng đối với nhà thầu trúng thầu còn phải gửi kế hoạch thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng.
Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp
đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức.
Ta xét quy trình đấu thầu cụ thể cho từng hình thức đấu thầu mà Viễn Thông Lạng
Sơn đã áp dụng: Chỉ định thầu, Chào hàng cạnh tranh và Đấu thầu rộng rãi:
Quy trình chỉ định thầu:
Sơ đồ 3. Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu có giá trị trên 500 triệu đồng
mà Viễn Thông Lạng Sơn sử dụng:











Hồ sơ yêu cầu do Viễn Thông Lạng Sơn lập, trong đó căn cứ quy mô, tính chất
của từng gói thầu mà đưa ra các yêu cầu cụ thể và phải đảm bảo có các nội dung sau:
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số lượng chuyên
gia, kinh nghiệm của nhà thầu; yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng công việc;
yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian
chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết

khác.
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ
tổng thầu thiết kế): yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực; yêu cầu về mặt kỹ thuật như số
lượng hàng hóa, phạm vi, khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất
Lập và phê
duyệt hồ sơ
yêu cầu
Phát hành
hồ sơ yêu
cầu
Đánh giá hồ sơ
đề xuất và đàm
phán các đề xuất
Trình, thẩm
định và phê
duyệt kết quả
chỉ định thầu
Thương thảo,
hoàn thiện và
ký kết hợp
đồng




lượng công việc, thời gian thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn
bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời gian hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết
khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.
Sau đó, VTLS sẽ phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực
và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu.

Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ
theo tiêu chuẩn đánh giá;
- Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu.
Đối với những gói thầu có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng thì quy trình chỉ
định thầu sẽ được rút gọn. Viễn Thông Lạng Sơn với vai trò vừa là chủ đầu tư vừa là bên
mời thầu sẽ căn cứ vào các mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được phê duyệt
trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho một nhà thầu được VTLS
xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo
hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian
thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng. Cuối cùng, hai bên sẽ
thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Quy trình chào hàng cạnh tranh:
Sơ đồ 4. Quy trình chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa mà
Viễn Thông Lạng Sơn sử dụng:







Sau khi Hồ sơ yêu cầu được phê duyệt, Viễn thông Lạng Sơn sẽ cho đăng tải thông
báo mời chào hàng trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu
Lập và phê
duyệt Hồ sơ yêu
cầu
Tổ chức
chào hàng

Đánh giá các
hồ sơ đề xuất
Phê duyệt kết
quả chào
hàng và ký
kết hợp đồng




thầu để các nhà thầu quan tâm tham dự. Ngoài ra có thể đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng khác.Sau đó sẽ phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu
tham gia kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời chào hàng.
Mẫu Thư yêu cầu trong Hồ sơ yêu cầu có thể tham khảo tại Phụ lục 1 của phần Phụ
lục.
Quy trình Đấu thầu rộng rãi:
Sơ đồ 5. Quy trình của hình thức Đấu thầu rộng rãi mà Viễn Thông Lạng Sơn
áp dụng:


- Lập, phê duyệt hồ sơ mời thầu: HSMT do Tổ chuyên gia đấu thầu thuộc Viễn
Thông Lạng Sơn chịu trách nhiệm lập và được lập theo mẫu do nhà nước quy định.
HSMT sau đó sẽ được trình lên ban Giám đốc hoặc phòng Đầu tư xem xét ra quyết định
phê duyệt.
- Thông báo mời thầu: Cuộc đấu thầu sẽ được thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng để mời các nhà thầu muốn thực hiện gói thầu đến tham dự và không
hạn chế số lượng nhà thầu. Thông báo mời thầu được đăng tải ít nhất là 3 kỳ liên tiếp trên
Lập và phê
duyệt hồ sơ
mời thầu

Thông báo
mời thầu
Phát hành
hồ sơ mời
thầu
Tiếp nhận,
quản lý hồ
sơ dự thầu

Mở thầu
Đánh giá hồ
sơ dự thầu
Lập báo cáo
đánh giá HSDT,
trình phê duyệt
kết quả đấu thầu
Thông
báo kết
quả đấu
thầu
Đàm phán
và ký kết
hợp đồng




tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và các phương tiện thông tin đại
chúng khác với thời gian tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành HSMT.
- Phát hành hồ sơ mời thầu: HSMT sẽ được bán cho các nhà thầu tại địa điểm và

thời gian nêu trong thông báo mời thầu (địa điểm thường là Tổ chuyên gia giúp việc đấu
thầu (Ban triển khai dự án - Viễn Thông Lạng Sơn), P301, số 12, đường Hùng Vương,
phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn). Trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung HSMT sau khi
phát hành thì phải gửi các sửa đổi, bổ sung này cho các nhà thầu đã mua HSMT ít nhất là
10 ngày trước thời điểm đóng thầu để các nhà thầu có đủ thời gian chỉnh lý lại HSDT
theo các sửa đổi, bổ sung này.
- Tiếp nhận, quản lý HSDT: Việc tiếp nhận và quản lý HSDT phải thực hiện theo
chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.
- Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với
các HSDT được nộp theo yêu cầu của HSMT.

- Việc đánh giá HSDT tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu
khác nêu trong HSMT, theo nguyên tắc đánh giá quy định tại Điều 28 của Luật Đấu
Thầu.
- Kết quả đấu thầu sẽ được Phòng Đầu Tư thẩm định sau đó trình lên Ban Giám
Đốc để xem xét và phê duyệt. Ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu
thầu, bên mời thầu – VNPT Lạng Sơn sẽ gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu cho các
nhà thầu tham dự, riêng đối với nhà thầu trúng thầu còn phải gửi kế hoạch thương thảo,
hoàn thiện hợp đồng.
- Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện
hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức.
Do các gói thầu mà VTLS tổ chức thường là những gói thầu có quy mô nhỏ, kỹ
thuật không phức tạp nên khi tổ chức đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi thường
không có bước sơ tuyển.

Theo các sơ đồ quy trình đấu thầu trên, ta thấy riêng đối với hình thức chỉ định thầu,
trong quy trình đấu thầu sẽ không có bước mở thầu, do hình thức chỉ định thầu chỉ có một
nhà thầu được lựa chọn tham gia đấu thầu.





1.2.4.2. Lập kế hoạch đấu thầu:
Công tác lập kế hoạch đấu thầu tại VTLS thường được tiến hành sau khi dự án
được cấp phép đầu tư. Công tác này do tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu trực thuộc Ban
Triển Khai Dự Án phụ trách thực hiện. Lập kế hoạch đấu thầu là việc phân chia các nhu
cầu mua sắm của dự án thành các gói thầu khách nhau và xác định đặc điểm của từng gói
thầu như giá trị ước tính, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, tiến độ thực
hiện…

Việc lập kế hoạch đấu thầu giúp phân chia dự án thành các gói thầu một cách hợp
lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chi phí, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án.
1.2.4.2.1. Quy trình và nội dung lập kế hoạch đấu thầu:

Sơ đồ 6. Quy trình lập kế hoạch đấu thầu:


- Xác định các loại gói thầu trong dự án thường được gọi là xác định các mảng công
việc. Dựa vào đặc điểm của dự án thì một dự án có thể có ba loại nhu cầu mua sắm hay
ba mảng công việc, đó là mảng công việc tư vấn, mảng công việc xây lắp và mảng công
việc mua sắm hàng hóa. Tương ứng với 3 mảng công việc này thì dự án có thể gồm 4 loại
gói thầu, đó là tư vấn, xây lắp, cung cấp hàng hóa và EPC.
- Xác định số lượng gói thầu trong từng loại gói thầu hay còn gọi là phân chia từng
mảng công việc thành các gói thầu. Mỗi mảng công việc gồm một hoặc nhiều nhu cầu
mua sắm. Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng nhu cầu mua sắm mà bên mời thầu - Viễn
thông Lạng Sơn- sẽ phân chia mảng công việc thành một hoặc nhiều gói thầu. Các gói
thầu được phân chia theo nguyên tắc hợp lý về quy mô, về kỹ thuật và công nghệ của dự
án; đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
- Xác định đặc điểm của từng gói thầu: với mỗi gói thầu đã được phân chia ở bước
thứ hai, bên mời thầu - VTLS - sẽ tiến hành xác định giá trị ước tính, hình thức lựa chọn

Xác định các
loại gói thầu
Xác địnhsố
lượng gói thầu
Xác định đặc
điểm từng gói
thầu

×