Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BỆNH LÝ THỰC VẬT - BỆNH HẠI DO VIRUS doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 18 trang )

BỆNH HẠI DO VIRUS
BỆNH HOA LÁ THUỐC LÁ (Tobacco Mosaic Virus)
(Nicotiana Virus I Smith)
Tác hại
- Không làm chết cây nhưng làm giảm năng suất lớn -
cây bệnh sinh trưởng và phát triển còi cọc, lá nhỏ, thô
cứng, chất lượng kém hàm lượng nicotin giảm lá bệnh
dễ gãy nát
C
ây bị bệnh sớm sẽ mất khoảng 60% năng suất, nhiễm
bệnh muộïn mất ns khoảng 20%.
- Lá có màu sắc loang lỗ từng đám, xanh đậm -xanh nhạt,
có chổ màu hơi vàng
- Phiến lá dày mỏng không đều, lá nhỏ thon dài không
nhẵn bóng mà gồ ghề, gợn sóng do gân phát triển nhiều
hơn thịt lá
Triệu chứng bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Do Nicotiana virus 1 Smith, virus có hình gậy.
- Tính độc: Virus ở dạng kết tinh thành tinh thể hình lục
giác - giữ tính độc rất lâu sau 25 năm vẫn còn khả năng
xâm nhiễm gây bệnh.
- Sinh sản mạnh ở nhiệt độ 24-30C, nhiệt độ 37-38C
virus ngừng sinh sản.
- Nhiệt độ chết: 140C / 30phút
- Ở điều kiện Việt Nam virus được phân thành 2 dòng:
+ Dòng hung: gây biến đổi cho cây rất sâu sắc, lá
biến dạng nhỏ như lá lúa.
+ Dòng hiền: gây biến dạng ít - chủ yếu ở dạng
khảm.
Đặc điểm phát sinh phát triển


- Virus truyền qua dịch cây ở vết thương cơ giới
- Qua vectơ truyền bệnh là rệp đào (Myzus persicae).
- Nhiệt độ 30C - thời gian tiềm dục 5 ngày
- Nhiệt độ < 30C - thời gian tiềm dục kéo dài đến 2
tháng
Đặc điểm xâm nhiễm
- Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
- Bệnh xuất hiện trên lá 48 giờ sau khi xâm nhiễm –
phát hiện bệnh sau nhiễm 6-10 ngày.
- Bón nhiều phân đạm- thuốc lá sinh trưởng nhanh –
phát triển nhiều mô non, mềm  cây dễ mắc bệnh
- Các giống thuốc lá nhiễm bệnh: thuốc lá hoa vàng
(Nicotiana rustica), thuốc lá hoa trắng (Nicotiana
perrica), Nicotiana tabacum, C176, K326, Cao Bằng.
Chẩn đoán bệnh
- Cây chỉ thị:cây nở ngày (Chenopodium quinoa), cây cà
độc dược (Datura stramonium)
- Huyết thanh.
- Nơi tồn tại của nguồn bệnh: Virus kết tinh trong lá khô
rụng trong đất, trong thuốc lá điếu và có nhiều ổ ký chủ
khác (nằm trong 36 họ của cây trồng nhưng chủ yếu là
cây họ cà).
- Hạt giống thuốc lá không nhiễm bệnh bên trong nhưng
bên ngoài hạt dễ lẫn với vụn thuốc lá  hạt là nguồn lây
bệnh đầu tiên.
Biện pháp phòng trừ
- Lọc sạch giống, không để lẫn lộn bột vụn lá thuốc bị
bệnh.
- Sử dụng giống kháng bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng: tiêu diệt tàn dư cây bệnh (thân,

rễ), cây cỏ dại (là cây ký chủ của vectơ truyền bệnh
và cũng là ký chủ của TMV). Tiêu hủy sớm thân, rễ
cây trồng trước.
- Không xới xáo khi không cần thiết, vun gốc sớm trước
khi cây lớn - giảm cơ hội lây lan qua công cụ lao động
- Thực hiện triệt để luân canh, không luân canh với cây họ
cà.
- Tiêu diệt vectơ truyền bệnh bằng thuốc hoá học Butyl
10WP, Fenbis 25EC, Sapen alpha 5EC, Netoxin 18DD.
- Ngắt ngọn sớm, phòng trừ chồi nách triệt để làm cho
lá dày - giảm sự xâm nhập của bệnh trong những lúc
trời nóng và khô.
- Khử trùng dụng cụ thu hái bằng Formol 1:25, không
dùng cây thuốc lá bệnh làm thuốc trừ sâu.
- Thu hoạch riêng cây khỏe và cây bệnh (thu cây khỏe
trước).
- Không phun thuốc trừ bệnh - không hiệu quả.
- Sử dụng chất kháng sinh: Imanin 0,05% phun 5 ngày/
lần - tăng sức chống bệnh, hạn chế được bệnh và tăng
trọng lượng lá 46%.
BỆNH XOĂN LÁ THUỐC LÁ CMV
(Cucumber Mosaic Virus)
TLCV (Tobacco Leaf Virus)
BỆNH HÉO ĐỎ ĐẦU LÁ DỨA (Red Leaf pineapple)
(PMWaV-Mealybub Wilt associated Virus)
Cây bệnh
Rễ bị thối mục

×