Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thiếu quần chúng cho nghệ thuật điêu khắc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.72 KB, 4 trang )

Thiếu quần chúng cho nghệ thuật
điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc hiện đại Việt Nam đã có sự phát triển, thay đổi căn bản so với
điêu khắc truyền thống, từ quan niệm, ngôn ngữ thể hiện đến chất liệu… Tuy nhiên, do
thiếu vắng người hiểu và thưởng thức nên nhiều tác phẩm điêu khắc sau mỗi triển lãm
phải chịu số phận nằm ẩm mốc trong kho…


Từ triển lãm mỹ thuật mùa thu năm 1946, đánh dấu sự ra đời của điêu khắc hiện đại Việt
Nam, đến nay nghệ thuật điêu khắc đã có bước phát triển, ngày càng đi gần đến vẻ đẹp
của đặc trưng ngôn ngữ. Nếu như trước kia phần lớn tác phẩm thiên về tả, kể hoặc mô
phỏng hiện thực thì nay được thể hiện với nhiều phong cách hiện thực, siêu thực, biểu
hiện lãng mạn Theo nhà điêu khắc Đào Châu Hải, điêu khắc Việt Nam trong nhiều năm
phát triển trên nền tảng điêu khắc truyền thống, đặc biệt là điêu khắc vùng đồng bằng
sông Hồng, biểu hiện rõ nét thông qua các kiến trúc đình, chùa như: chùa Thầy, chùa Bút
Tháp, đình Chu Quyến Tuy nhiên, đến nay điêu khắc đã có những thay đổi căn bản khi
cách nhìn về thế giới khách quan được biểu hiện trừu tượng hơn, tạo ra nhiều chiều
không gian khác nhau trên bề mặt cấu trúc, hình khối. Chất liệu, hình thức, kỹ thuật và
khái niệm của điêu khắc đã, đang và sẽ không ngừng thay đổi, điều đó cho thấy các
nguyên lý, quy luật làm nghề không còn bất di bất dịch với những ranh giới và quy định
hà khắc.

Qua một số triển lãm điêu khắc gần đây cho thấy, nghệ thuật tạo hình đã có những
bước chuyển rõ nét, vượt ra ngoài khuôn khổ của nghệ thuật điêu khắc truyền thống. Đây
là điều đáng mừng cho nghệ thuật điêu khắc và tương lai tốt đẹp của một nền kiến trúc
hiện đại. Tuy nhiên, có điều đáng buồn là phần đông nghệ sỹ điêu khắc lại không sống
được với nghề. Nhiều người chọn cách làm thuê hạng mục dự án cho các bậc đàn anh để
nuôi đam mê vì không phải ai cũng có điều kiện mở xưởng sáng tác riêng. Số khác chọn
cách cộng tác với các nhóm thiết kế kiến trúc, trang trí nội ngoại thất, thiết kế mẫu sản
phẩm mỹ nghệ Một thực tế khác là tác phẩm điêu khắc sau mỗi triển lãm thường bị xếp
vào trong kho hoặc vứt bừa ở một khoảng trống nào đó, thậm chí nằm lăn lóc nơi gầm


cầu thang. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đội ngũ nghệ sỹ điêu khắc, nhiều
người không trụ được với nghề, buộc phải lấn sân sang các lĩnh vực khác.

Họa sỹ Lý Trực Sơn lý giải nguyên nhân của thực trạng trên là do lâu nay chúng ta
chỉ coi trọng kiến trúc mà coi nhẹ điêu khắc, trong khi ở nước ngoài người ta luôn có
không gian dành riêng cho nghệ thuật điêu khắc. “Chúng ta đang thiếu quần chúng đúng
nghĩa cho nghệ thuật tạo hình. Dần dần điều này sẽ khiến các nghệ sỹ hết cả sự can
trường, niềm tự hào với nghiệp mình theo đuổi và khó có gì ngăn họ đến với việc làm ra
những tác phẩm cốt sao để bán cho dễ. Đã đến lúc các nhà môi giới nghệ thuật, các nhà
phê bình, nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này” - họa sỹ Lý Trực Sơn
nói.

Trong khuôn khổ triển lãm Điêu khắc Sài Gòn - Hà Nội đang diễn ra tại Đại học
Văn hóa Hà Nội, các nhà tổ chức đã thực hiện một cuộc tọa đàm nhằm tạo điều kiện cho
các nghệ sỹ điêu khắc giao lưu, diễn giải ý tưởng nghệ thuật của tác phẩm với khán giả,
nhất là với các sinh viên. Đây là một sáng kiến nhằm kéo người xem đến gần và hiểu hơn
nghệ thuật điêu khắc nhưng điều đó cũng khẳng định một thực trạng đáng báo động:
chúng ta đang thiếu quần chúng đúng nghĩa cho nghệ thuật điêu khắc. Một nghệ sỹ trẻ đã
thốt lên tại cuộc tọa đàm rằng: tôi có thể nói về nhiều điều nhưng bảo giải thích nghệ
thuật thì tôi không thể. Có lẽ để từng bước giải quyết được những vấn đề trên, để nghệ
thuật có chỗ đứng trong cuộc sống đương đại và nghệ sỹ tài năng sống được bằng nghề,
một trong những điều cần phải làm ngay là xây dựng quần chúng đúng nghĩa cho nghệ
thuật điêu khắc - cái nền vững chãi để điêu khắc tồn tại, phát triển.

×