Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1:
Số báo danh:…………………………… ……… …………….………………
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: SINH HỌC (Chuyên)
* Lớp: 10 Ngày thi: 07/7/2011
* Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ
Câu 1 (2 điểm)
Ở một loài cá, tính trạng màu mắt do một cặp gen nằm trên NST thường
qui định, gen D qui định tính trạng mắt đen và trội hoàn toàn so với gen d qui
định tính trạng mắt đỏ. Cho cá mắt đen thuần chủng lai với cá mắt đỏ thu được
F1, tiếp tục cho cá F1 giao phối với nhau. Xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu
hình ở F2.
Câu 2 (2 điểm)
Một gen có khối lượ
ng bằng 9.10
5
đơn vị Cacbon (đv.C) và có hiệu số %
giữa nucleotit loại G (guanin) với một loại khác không bổ sung với nó là 10%.
a. Tính chiều dài của gen.
b. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen.
Câu 3 (2 điểm)
Hiện tượng thoái hoá được biểu hiện như thế nào khi tiến hành tự thụ
phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật? Nguyên nhân của hiện tượng
thoái hoá.
Câu 4 (2 điểm)
a. Môi trường số
ng của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường chủ yếu?
Đó là những môi trường nào? Thế nào là giới hạn sinh thái?
b. Hãy vẽ đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc có
giới hạn nhiệt độ từ 0
o
C đến + 56
o
C, trong đó điểm cực thuận là + 32
o
C.
Câu 5 (2 điểm)
Quần thể người giống và khác với quần thể sinh vật ở điểm nào? Tại sao
có sự khác nhau đó?
HẾT
(Gồm 01 trang)
CHÍNH THỨC
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: SINH HỌC (Chuyên)
* Lớp: 10 Ngày thi: 07/7/2011
* Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2 điểm)
Theo đề bài, ta có gen D: mắt đen, gen d: mắt đỏ
Cá mắt đen thuần chủng có kiểu gen: DD và cá mắt đỏ có kiểu gen : dd (0,5đ)
P: DD (mắt đen) x dd (mắt đỏ)
G
p
: D d
F1: Dd (100% mắt đen) (0,5đ)
F1 x F1: Dd x Dd
G
F1
: D ; d D ; d
F2: DD (đen) ; Dd (đen) ; Dd (đen) ; dd (đỏ) (0,5đ)
Tỉ lệ kiểu gen: 1DD : 2Dd : 1dd (0,25đ)
Tỉ lệ kiểu hình: 3 mắt đen : 1 mắt đỏ (0,25đ)
(Học sinh không xác định kiểu gen P nhưng viết sơ đồ lai và kết quả đúng
thì cho trọn số điểm)
Câu 2 (2 điểm)
a. Chiều dài của gen :
Mỗi nucleotit có khối lượng trung bình là 300 đv.C , nên tổng số lượng nu
của gen là : N = 9.10
5
: 300 = 3000 ( nucleotit ) (0,25đ)
Chiều dài của gen :
L = (N : 2) . 3,4 A
0
= (3000 : 2) . 3,4 A
0
= 5100 A
0
(0,25đ)
b. Số lượng từng loại nucleotit của gen :
Theo NTBS , ta có : %G + %A = 50% (1) (0,25đ)
và theo đề bài ta lại có : %G – %A = 10% (2) (0,25đ)
từ (1) và (2) => 2G = 60% => %G= 30% = %X (0,25đ)
=> %A = % T = 50% - 30% = 20% (0,25đ)
Số lượng từng loại nucleotit của gen :
A = T = 20% . 3000 = 600 ( Nu ) (0,25đ)
G = X = 30% . 3000 = 900 ( Nu) (0,25đ)
Câu 3 (2 điểm)
* Hiện tượng thoái hoá do sự tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở
động vật được biểu hiện:
- Hiệ
n tượng thoái hoá do sự tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn: ở thế hệ
kế tiếp có sức sống kém dần, biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, giảm
dần chiều cao cây và năng suất, nhiều cây bị chết… (0,5đ)
- Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vât: ở các thế hệ sau các con
vật sinh trưởng và phát triển yếu, khả n
ăng sinh sản giảm, xuất hiện quái thai, dị
tật bẩm sinh, chết non… (0,5đ)
* Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá:
(Gồm 02 trang)
CHÍNH THỨC
- Do tự thụ phấn hoặc giao phối gần vì qua nhiều thế hệ tỉ lệ đồng hợp tăng
dần, trong đó các đồng hợp lặn biểu hiện ra kiểu hình gây hại, thường các gen
lặn qui định các tính trạng xấu. (1,0đ)
Câu 4 (2 điểm)
a.
*Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao
quanh chúng. (0,25đ)
*Có 4 loạ
i môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất,
môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn), môi trường sinh vật.
(0,5đ)
(Nêu được 4 loại môi trường được 0,25đ; kể đúng tên được 0,25 đ)
*Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một
nhân tố sinh thái nhất định. (0,25đ)
b.
(1)
(2) (4) (5)
(3)
(6)
- Vẽ đồ thị đúng (0,5đ)
- Chú thích đúng hoàn toàn (0,5đ)
Cụ thể: (1): Mức độ sinh trưởng
(2): Giới hạn dưới (hay điểm gây chết 0
o
C)
(3): Điểm cực thuận +32
o
C
(4): Giới hạn trên (hay điểm gây chết +56
o
C)
(5): t
0
C
(6): Giới hạn chịu đựng
(Nếu học sinh chú thích đúng từ 3 đến 5 chú thích cho 0,25 điểm)
Câu 5 (2 điểm)
- Quần thể người giống và khác với quần thể sinh vật là:
+ Giống nhau: đều có các đặc điểm về: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử
vong. (0,5đ)
+ Khác nhau: quần thể người có những đặc trưng về kinh tế - xã h
ội (pháp
luật, kinh tế, hôn nhân, văn hóa, giáo dục,…) mà quần thể sinh vật không có.
(0,5đ)
- Sự khác nhau là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều
chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.(1,0 đ)
HẾT