Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

tieu luan mon tai che - cong nghe tai che giay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.92 KB, 25 trang )

1

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH 3
DANH MỤC BẢNG 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT GIẤY TÁI CHẾ 6
1.1. Tình hình sản xuất giấy tái chế ở Viêt Nam 6
1.2. Nhóm nguyên liệu cho quá trình sản xuất giấy 6
1.3. Nguồn giấy đã dùng trong nước 6
1.4. Lợi ích của việc sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế 7
2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY TÁI CHẾ 7
2.1. Sơ đồ tổng quát sản xuất giấy 7
2.2. Sơ đồ tổng quát công nghệ sản xuất giấy tái chế 8
2.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy tái chế 8
2.3.1. Phân loại, chế biến nguyên liệu 9
2.3.2. Khâu sàng rửa 10
2.3.3. Quá trình khử mực in 10
2.3.3.1. Quá trình tách mực ra khỏi xơ sợi 10
2.3.3.2. Giai đoạn loại bỏ mưc ra khỏi xơ sợi trong quá trình tuyển nổi 11
2.3.4. Sản xuất bột giấy 11
2.3.5. Trộn bột giấy, nghiền, gia keo hồ và tạo màu 12
2.3.6. Công đoạn xeo 13
2.4. Một số sơ đồ công nghệ tái chế giấy khác 16
2.4.1. Công nghệ sản xuất giấy dó 17
2.4.2. Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, vàng mã 19
3. SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG 20
3.1. Nguyên liệu 20
2


3.1.1. Nguyên liệu đầu vào là giấy loại 20
3.1.2. Các nguyên liệu khác 20
3.1.3. Nước 21
3.2. Năng lượng 21
4. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TÁI CHẾ GIẤY 21
4.1. Nước thải 21
4.2. Khí thải 22
4.3. Chất thải rắn 22
4.4. Ô nhiễm tiếng ồn 22
4.5. Vấn đề môi trường chủ đạo 22
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25









3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giấy vụn được thu gom 6
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc sản xuất giấy tái chế 7
Hình 2.2. Sơ đồ công công nghệ tổng quát sản xuất giấy tái chế 8
Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy tái chế 9
Hình 2.4. Giấy đã được nghiền 12

Hinh 2.5. Máy nghiền thủy lực 12
Hình 2.6. Sơ đồ một máy xeo giấy 13
Hình 2.7. Máy xeo giấy 14
Hình 2.8. Hệ thống cuộn giấy 15
Hình 2.9. Máy ép giấy 16
Hình 2.10. Công nghệ sản xuất tái chế vỏ dó 17
Hinh 2.11. Sản phẩm giấy dó 18
Hình 2.12. Tranh được vẽ trên giấy dó 18
Hình 2.13. Sơ đồ công nghệ sản xuất tái chế giấy vệ sinh, giấy ăn 19
Hình 2.14. Giấy ăn tái chế 20
Hinh 3.1. Lò hơi đốt than 21



4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lô và nhóm trong quá trình sấy 16
Bảng 2.2. Năng lượng sử dụng tại một số công đoạn chính 21
















5

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự tiến bộ
trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, con người cũng thải ra môi trường nhiều loại
rác thải làm cho môi trường càng ngày càng quá tải.
Vì vậy, các ngành công nghiệp tái chế đang là mối quan tâm hàng đầu của
con người trong đó có ngành công nghiệp tái chế giấy. Với giải pháp được đặt ra
để giảm thiểu lượng chất thải trong công nghiệp giấy là sử dụng nguồn nguyên
liệu là giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất giấy tái chế.
Tái chế giấy là biệp pháp hữu hiệu giảm chi phí xử lí chất thải, đem lại cho
môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe con người, đảm bảo cho quá trình
phát triển bền vững của xã hội.













6

1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT GIẤY TÁI CHẾ
1.1. Tình hình sản xuất giấy tái chế ở Viêt Nam
- Ở Việt Nam, theo Bộ Công Thương, gần 70% sản lượng giấy được sản
xuất từ nguyên liệu tái chế. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ
tiền này phần lớn lại không phải là kết quả của hoạt động thu gom phế
liệu ở trong nước, mà phải nhập khẩu.
- Trước đây, việc thu hồi giấy phế thải đáp ứng được 25-27% nhu cầu
nguyên liệu sản xuất của các nhà máy trong nước, nhưng những năm gần
đây tỉ lệ này đã giảm mạnh, còn khoảng 16-17%. Xu hướng này phần nào
cho thấy hoạt động thu gom, tái chế rác thải nói chung chưa được khuyến
khích và động viên đúng mức.
1.2. Nhóm nguyên liệu cho quá trình sản xuất giấy
Nguyên liệu cho quá trình sản xuất giấy được chia làm hai nhóm dựa
vào nguồn :
- Nguyên liệu nguyên thủy : gỗ hoặc các nhuồn chứa xơ sợi xelulozo như
rơm, rạ,… tùy vào điều kiện củ từng khu vực và số lượng có sẵn mà
người ta quyết định loại gỗ nào sẽ được sử dụng làm nguyên liệu nguyên
thủy.
- Nguyên liệu tái chế : giấy loại (giấy đã qua sử dụng hoặc phế phẩm quá
trình sản xuất và phân phối giấy).

Hình 1.1. Giấy vụn được thu gom
1.3. Nguồn giấy đã dùng trong nước
- Giấy đã qua sử dụng phát sinh từ nhiều nguồn, bao gồm các hộ gia đình,
trường học, văn phòng công sở của các cơ quan, tổ chức, công ty, nhà
máy, siêu thị, cửa hàng, nhà ga, bến xe, sân bay…
- Giấy đã qua sử dụng có loại tái chế được và loại không tái chế được.
7


- Những loại giấy không thể tái chế gồm giấy cảm nhiệt, giấy dính, băng
keo, giấy trong suốt, giấy carbon, giấy bóng kính, giấy phủ chất dẻo hay
sáp, hộp đựng sữa hoặc nước giải khát, giấy gói kẹo, hộp đựng cơm trưa,
cốc và đĩa giấy, giấy lau, khăn lau đã dùng, giấy đựng sơn, giấy đựng hóa
chất hoặc thực phẩm,….
1.4. Lợi ích của việc sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế
- Lợi ích lớn nhất là bảo tồn rừng tự nhiên. Khi tái chế giấy, lượng gỗ phải
chặt hạ để sản xuất bột giấy sẽ giảm. Nhờ đó, việc tái chế giấy giúp giữ
lại được rừng, giảm áp lực chuyển đổi rừng tự nhiên và các khu vực nhạy
cảm về sinh thái như đầm lầy thành rừng sản xuất. Việc tái chế giấy giúp
giữ gìn toàn bộ giá trị mà hệ thống sinh thái rừng cung cấp, bao gồm
nước sạch, môi trường sống của muông thú và tính đa dạng sinh học.
- Giảm lượng phát thải CO
2
, khí metan.
- Giảm lượng chất thải rắn.
- Sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế sạch hơn từ gỗ do việc tách xơ sợi và
tẩy trắng đã được làm trước đó. Do đó, giảm được lượng nước thải, cải
thiện chất lượng nước.
- Lợi ích về mặt kinh tế.
2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY TÁI CHẾ
2.1. Sơ đồ tổng quát sản xuất giấy
Một dây chuyền công nghệ sản xuất giấy từ giấy đã qua sử dụng thường có
dạng:







(1) (2) (3)
(1): Nguyên liệu giấy vụn và giấy đã qua sử dụng
(2): Nhiên liệu cho công đoạn tẩy mực
(3): Phụ gia cho công đoạn tạo tờ
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc sản xuất giấy tái chế
Nguyên tắc hoạt động
Các loại nguyên liệu sẽ được đem gia công chế biến ở (I). Sau đó nguyên
liệu được đem đến khu gia công nguyên liệu ở khu (II). Tại (II) nguyên liệu sẽ
Khâu chế
biến nguyên
liệu (I)
Gia công
nghuyên liệu
sau chế biến
(II)
Hệ thống máy
tạo tờ giấy
(III)
Gia công giấy
sau tạo tờ
(IV)
8

được ngâm trong một bể lớn, hóa chất sẽ được sử dụng để tách mực và sử dụng
thiết bị nghiền thủy lực để làm mịn giấy. Khi bột giấy đã được nghiền mịn, bột
giấy sẽ được làm đặt sệt (có sử dụng hóa chất). Sau đó bột giấy sẽ được đưa đến hệ
thống tạo tờ ở (III), đây là công đoạn xeo giấy để tạo tờ, tùy thuộc loại giấy và chất
lượng giấy theo yêu cầu mà giấy sẽ được xeo khác nhau. Giấy sau xeo sẽ được
đem đến công đoạn gia công giấy ở (IV), tại đây giấy được cắt xén theo yêu cầu,

giấy được đóng gói và được xuất ra thị trường. kết thúc một vòng giấy tái chế.
2.2. Sơ đồ tổng quát công nghệ sản xuất giấy tái chế













Hình 2.2. Sơ đồ công công nghệ tổng quát sản xuất giấy tái chế




2.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy tái chế

Xeo giấy
Nước thải, hóa chất thừa
Giấy đứt, khí lò đốt, nhiệt , xỉ
than
Tiếng ồn
Nhiệt, nước rửa máy,
chất độn
Sản phẩm

Chuẩn bị phối liệu bột
Chuẩn bị nguyên liệu
Phèn, nhựa thông, chất độn,
nước, chất tạo màu, acid
điều chỉnh pH
Sản xuất bột giấy
Nước thải chứa hóa chất dư, mực in
Chất thải rắn (tạp chất, kim
loại,…trong bể lắng và sàng sơ bộ)
Tiếng ồn
Hóa chất thừa, nước thải
Tiếng ồn
Nước, xút, chất tẩy trắng
Nguyên liệu
Hóa chất thừa, nước thải
9

























Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy tái chế
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
2.3.1. Phân loại, chế biến nguyên liệu
Gia keo
Nước thải, bột rơi vãi
Phân loại, chế biến nguyên
liệu
Hơi nước
Ép, Sấy khô
Xeo
Hồ và tạo màu (nhuộm)
Hơi hóa chất, tiêng ồn,
nước thải, bột rơi vãi
Hơi nước, dung dịch
bột giấy, phụ gia
Nghiền
Nước thải, bột rơi vãi, dịch
đen chứa lignin.
Chất khử mực (NaOH,
Javen, Na

2
CO
3
,
H
2
O
2,…
), dịch hóa chất
Đánh tơi
Nước thải chứa hóa chất dư,
mực in, tạp chất trong nước,
hơi hóa chất.
Nhựa thông, phèn
chua
Hóa chât tạo màu,
bột giấy
Nước, giấy đã phân
loại
Rửa sàng
Tẩy trắng (khử mực in)
Sản xuất bột giấy
Dịch lơ lửng,
chất thải rắn
Nước thải
Nước sạch
Nước, chất độn
Tiếng ồn, bụi
Sản phẩm
Hơi nước

Nguyên liệu (vỏ gió, bìa
carton, giấy loại, báo loại,…)
Tiếng ồn, kim loại,
hơi dung môi
Bụi, giấy không tái chế được,
tiếng ồn, ghim
Hơi hóa chất, nước
thải chứa màu nhuộm
Giấy các loại
10

- Phân loại nguyên liệu : theo hàm lượng bột giấy và mức độ mực in trên
giấy (công đoạn này thường được các cơ sở thu gom giấy loại thực hiện).
việc phân loại nguyên liệu này sẽ giúp sản xuất hiệu quả hơn và đỡ tốn
tài nguyên.
- Loại bỏ các vật liệu không mong muốn : băng dính, ghim, vải,…
- Xử lý cơ học để kích cỡ của nguyên liệu phù hợp với máy nghiền.
Nguyên liệu cho sản xuất giấy tái chế là giấy đã qua sử dụng. Nguyên
liệu sẽ được thu gom và tập kết, sau đó được đe đến cơ sở chế biến. Tại
cơ sở chế biến, nguyên liệu được đem sàng để loại bỏ bông, vải, giấy
không thể tái chế. Mọi công việc được làm bằng tay, sau đó giấy sẽ được
cho vào bể để ngâm cho bã ra. Tại đây đất, cát có lẫn trong giấy cũng bị
loại. Bông vải và giấy đã loại ở trên sẽ được đem chôn lấp hoặc đem đốt
làm nhiên liệu cho công đoạn tạo hơi nước phục vụ cho các công đoạn
khác.
2.3.2. Khâu sàng rửa
Nguyên liệu được đánh tơi, sau đó đưa tới 4 máy lọc chân không. Tại đây
nguyên liệu được rửa sạch, dịch hóa chất thu hồi có nồng độ 13%, loại dịch này
được đưa đến hệ thống chưng lọc. Sau đó được đưa qua hệ thống sàng gồm 2 áp
lực: 1 sàng thô và 3 giai đoạn lọc cái. Các phần không cần thiết được loại bỏ ra

ngoài.
2.3.3. Quá trình khử mực in
Phương pháp khử mực in giấy loại được sử dụng phồ biến là phương pháp
tuyển nổi.
Hoặc một cách khác, sau khi sàng sơ bộ, xơ thu từ nhà máy nghiền sẽ được
xử lý bằng các bước rửa liên tiếp, qua đó mục in và các tạp chất khác sẽ được
loại bỏ qua phần nước lọc. Quá trình tách mực thường gồm có một công đoạn
tầy trắng riêng biệt, sử dụng peroxit hydro hoặc muối hydrosunfit.
Mục đích chính của phương pháp tuyển nổi là loại bỏ các hạt mực, chất phụ
gia, các hạt mang màu,…ra khỏi thành phần xơ sợi. Phương pháp này thích hợp
với các hạt mực và phụ gia có kích thước từ 10x10
-6
đến 250x10
-6
m.
Phương pháp tuyển nổi thực hiện theo nguyên lý bám dính các hạt vật chất vào
bong bóng khí. Các công đoạn chính trong quá trình tuyển nổi :
2.3.3.1. Quá trình tách mực ra khỏi xơ sợi
Giai đoạn này trong sản xuất được thực hiện ở máy nghiền thủy lực với sự
hỗ trợ của một số chất khử mực như : NaOH, Na
2
CO
3
, H
2
O
2
, dung dịch nước
Javen, dung dịch nước Clo, các chất hoạt tính bề mặt,… Người ta thường dùng
nước Javen vì dễ sản xuất. Nếu sử dụng dung dịch nước Clo thì phải kết hợp cả

11

dung dịch NaOH để trung hòa lượng Clo dư trước khi nước thải được thải ra
môi trường.
Dưới tác dụng của các hóa chất khử mực, mối liên kết giữa mực in và xơ sợi
bị yếu đi, trở nên kém bền vững đồng thời các hạt mực cũng trở nên kỵ nước, bị
xé nhỏ và tách ra khỏi xơ sợi dưới tác dụng của các dao trong quá trình nghiền
thủy lực.
2.3.3.2. Giai đoạn loại bỏ mưc ra khỏi xơ sợi trong quá trình tuyển nổi
Sau khi mực và các hạt phụ gia được tách ra khỏi bề mặt xơ sợi, ta phải loại
bỏ chúng. Có thể sử dụng các hạt chất rắn có kích thước từ 10x10
-6
mđến
250x10
-6
m. Do tác dụng của hóa chất (chất lựa chọn soap) và đặc biệt là sự có
mặt của các ion Canxi mang điện dương trong nước, các phân tử của xà phòng
kết hợp với các ion Canxi này tạo ra các hạt vật chất nhỏ mang điện tích dương,
qua đó dễ dàng dính với các hạt mực mang điện âm. Các hạt mực được đính
kèm với các hạt vật chất nhỏ mang điện dương, qua đó tiếp tục dính với các hạt
mực khác và tạo thành các cụm mực nhỏ và các cụm mực nhỏ này tiếp tục được
dính vào các bong bóng khí nhờ tính kỵ nước và háo nước của soap.
2.3.4. Sản xuất bột giấy
Sản xuất bột giấy là công đoạn quan trọng nhất. Bột giấy cũng có thể coi là
một sản phẩm của ngành giấy. Về cơ bản sản xuất bột giấy là thu hồi được
xenlulozo từ giấy loại.
Đầu tiên, giấy loại được nghiền bằng các thiết bị nghiền thủy lực. Giấy
nghiền nhỏ được trộn với nước thành một hỗn hợp đồng nhất. Do có tỉ trọng
xấp xỉ nước nên sau khi được nghiền đủ nhỏ, các xợi xenulozo sẽ lơ lửng trong
dung dịch. Dịch lơ lửng này được chuyển qua các sàng đãi, tại đây các vật liệu

nặng (đá vôi, nhựa thông, đất đá, kim loại,…) sẽ bị rơi xuống và được loại bỏ
một cách định kỳ. Bôt nghiền từ máy nghiền thủy lực sẽ được làm sạch trong
thiết bị làm sạch nồng độ cao. Tiếp theo, thiết bị làm đặc sẽ tách bớt nước và
bột giấy trở nên đặc hơn. Bột giấy sau làm đặc sẽ được đưa tới thiết bị lọc tinh
để làm bột đạt đến độ mịn yêu cầu.
12


Hình 2.4. Giấy đã được nghiền
2.3.5. Trộn bột giấy, nghiền, gia keo hồ và tạo màu
Bước trộn sẽ được tiến hành đồng thời với công đoạn nghiền trong bể
nghiền. Gia keo và nhuộm có thể tiến hành chung trong bể nghiền. Công đoạn
nhuộm sử dụng hóa chất tạo màu nghiền cùng bột giấy.
 Nghiền
Để đảm bảo chất lượng mong muốn cho sản phẩm, bột giấy và các chất phụ
gia sẽ được nghiền trong bể nghiền. Quá trình nghiền tiến hành với nồng độ
giấy trong dung dịch từ 2% - 8%.
Việc nghiền có 2 tác dụng chính:
- Tạo ra dung dịch bột đồng nhất và liên tục. Nồng độ các chất trong dung
dịch bột là ổn định tạo sự đổng đều về chất lượng sản phẩm.
- Làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng khả năng liên kết giữa các thớ sợi với
nhau, tạo điều kiện cho khả năng hình thành tờ giấy tốt hơn. Làm cho các
sợi hydrat hóa, tăng sự dẻo dai và tăng tính bề mặt hoạt tính của các vi
sợi.

Hình 2.5. Máy nghiền thủy lực
13

 Gia keo
Bột giấy đã tách mực in sẽ được đem trộn với một số loại chất phụ gia và

chất độn khác để đảm bảo yêu cầu về loại giấy cần sản xuất (tùy vào sản
phầm mà có sự pha trộn khác nhau).
Một số loại hóa chất thường được trộn cùng bột giấy là nhựa thông, phèn,
bột đá, thuốc nhuộm, chất tăng trắng quang học, chất kết dính,… Ngoài ra,
bột giấy được sản xuất từ phế liệu còn có thể được trộn với bột giấy sản xuất
từ gỗ.
Nhằm tạo cho giấy có một số tính chất đặt biệt như: không thấm nước,
không bị nhòe khi in, viết,… Bột giấy được pha trộn với các hóa chất để gia
keo: nhựa thông, phèn chua trong bể chứa. Công đoạn này thường chỉ có ở
các nhà máy giấy quy mô vừa và phát triển dùng cho giấy tốt, để in hoặc
viết. pH tốt cho quá trình gia keo từ 4,5 – 5,5, thường tỉ lệ nhựa thông/phèn
chua là 3:1.
 Hồ và tạo màu
Dung dịch bột giấy sau khi được phối trộn đều, người ta tiến hành quá
trình hồ (loại bớt nước trong dung dịch để tạo nên sản phẩm hỗn hợp bột
giấy dạng hồ). Sau đó tiến hành các quá trình nhuộm màu theo yêu cầu của
sản phẩm.
2.3.6. Công đoạn xeo
Bột giấy trước khi đem xeo cần bổ sung một vài phụ gia khác nhau tùy
thuộc loại giấy. Phụ gia thường sử dụng là: cao lanh, thạch ca, bột nhũ.
Mục đích của xeo giấy là tách nước, loại bỏ các tạp chất và phụ gia thừa
trong dung dịch bột giấy. Công đoạn xeo giấy thường được làm song song với
định hình và tạo tờ.
Bột giấy sau khi được làm trắng và làm đặc sẽ được đem đi xeo. Tùy vào
từng loại giấy, công nghệ sản xuất, quy mô và sản phẩm đầu ra của nhà máy mà
có những công nghệ xeo giấy khác nhau. Có thể xeo bằng tay (ví dụ như giấy
gió) hoặc xeo bằng máy như giấy vệ sinh, giấy vàng mã, giấy ăn, giấy viết,…
một máy xeo thường có dạng :






Hình 2.6. Sơ đồ một máy xeo giấy

Cuốn
Sau sấy
Hút chân không
Bộ giấy
Hệ thống phên
Lô sấy
Ép giấy
14

Bột giấy sẽ được phun đều trên phên băng tải, sau đó được lấy đem sấy, vừa
sấy vừa ép cho có độ mỏng theo yêu cầu. Tiếp đó đưa qua hệ thống hút chân
không để làm khô giấy.
Giấy sau sấy sẽ được cuộn thành cuộn lớn. Tùy thuộc chất lượng của giấy
theo yêu cầu mà giấy được xeo khác nhau (một mặt hay cà hai mặt). Sau khi
qua hệ thống hút chân không lượng nước thải còn lại trong bột sẽ được đem dđi
xử lý.
Đối với nhà máy sản xuất giấy viết quy mô lớn, xeo giấy gồm 3 bước
phân biệt:
- Bước tách trọng lực và chân không (phần lưới).
- Bước tách nước cơ học (phần cuốn, ép).
- Bước sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp).
Ở phần lưới của máy xeo, quá trình tách nước khỏi bột diễn ra do tác dụng
của trọng lực và chân không. Hỗn hợp bột giấy được phun đều trên một băng tải
(dạng lưới), bột giấy và các chất phụ gia được giữ lại trên lưới và nước tự do
trong hỗn hợp lọt qua mắt lưới do tác dụng của trọng lực. Nước từ mắt lưới

được thu hồi vào hồ thu bằng máy bơm cánh quạt và liên tục được tuần hoàn để
pha loãng bột tại máy rửa ly tâm. Ở một số máy xeo, lưới được rửa liên tục
bằng cách phun nước sạch. Nước được thu gom và xơ được thu hồi từ đó nhờ
biệp pháp tuyển nổi khí.
Nước trong từ quá trình tuyển khí còn gọi là nước trắng, được tuần hoàn cho
nhiều điểm tiêu thụ khác nhau. Các nhà máy không có tuyển nổi khí thì thải bỏ
nước rửa lưới ra cống thải hoặc tuần hoàn một phần sử dụng quá trình rửa bột.

Hình 2.7 . Máy xeo giấy
15


Hình 2.8. Hệ thống cuộn giấy
Bộ phận ép
Ép có nghĩa là giấy được nén bằng cơ học để đạt được trên bão hòa, ở phần
này nước cũng tách được càng nhiều ra khỏi tờ giấy càng tốt. Sau công đoạn
hình thành, tờ giấy còn khoảng 80% nước (độ khô = 20%). Ở công đoạn ép độ
khô sẽ tăng lên từ 20 – 40%.
Nhiệm vụ chính của bộ phận ép là tách nước ra khỏi tờ giấy, tăng độ bền và
độ nhẵn của tờ giấy đồng thời bộ phận ép còn có nhiệm vụ dẫn tờ giấy đến bộ
phận sấy.
Bộ phận ép có số lượng cặp ép và cấu trúc khác nhau. Một cặp ép bao gồm
giá đỡ và 2 hoặc 3 lô. Lô dưới thường được lắp trên một ổ đỡ cố định và lô dẫn
động. Sự ép xảy ra ở khoảng giữa lô trong khe ép và tờ giấy được chăn dẫn qua
khe ép.
Tờ giấy ướt được chuyển trực tiếp từ lưới tới trục ép chân không được lọc
chậm ở tổ ép 1. Chức năng quan trọng của lưới ép là chống tạo vết trên tờ giấy.
Từ tổ ép 1 tờ giấy được chuyển tới bộ phận ép lưới ở tổ 2. Tổ 2 gồm một lưới
nhựa giữa chăn ép và một trục ép phía dưới nằm giảm áp suất tĩnh trong tuyến
ép. Từ chăn 2 tờ giấy được chuyển tới tổ ép nhẵn 3 qua một khoảng cách kéo

hở. Tổ ép này không có chăn nên không có nhiệm vụ tách nước mà chỉ có làm
cho tổ giấy nhẵn và phẳng hơn.
16


Hình 2.9. Máy ép giấy
Bộ phận sấy
Khi tờ giấy ra khỏi bộ phận ép, có độ khô khoảng 40 % và nhiệt độ từ 25-
30
0
C. Trong bộ phận sấy, lượng nước còn lại sẽ được tách ra bằng cách bốc hơi.
Sấy là cách vận chuyển nhiệt và nước, trong đó nhiệt độ được chuyển qua vùng
bay hơi và hơi nước bốc lên đi qua bề mặt của tờ giấy vào luồng khí thông gió.
Các biện pháp sấy được sử dụng là:
- Sấy trực tiếp: tờ giấy tiếp xúc với lô sấy máy.
- Sấy đối lưu: nhiệt độ được cung cấp bởi không khí trong một chụp
xung quanh lò.
- Sấy tự do: sấy trong khoảng không có sức căng hoặc giữa các lô sấy.
Ở giai đoạn này, tờ giấy được sấy khô tới 94%. Sau đó tờ giấy đi qua bộ phận
ép gia nhựa (ép keo). Ở đây, nước cùng hóa chất được tờ giấy hấp thụ và lượng
nước này được làm bay hơi ở bộ phận sấy thứ 2 (bộ phận sấy nhựa).
Bộ phận sấy bao gồm 34 lô sấy (24 lô ở bộ phận sấy chính và 10 lô ở bộ
phận sấy nhựa). Giấy đã sấy khô được làm nguội trên 2 lô làm lạnh. Tất cả các
lô đều có đường kính 1500 mm, chiều dài của giấy có thay đổi trong quá trình
sấy. Sau các lô ép tờ giấy được căng ra. Trong suốt quá trình giấy được gia
nhiệt ở cả 2 quá trình sấy chính và sấy nhựa (ép keo). Điều đó thường gây ra sự
cố của tờ giấy. Để khắc phục những sự cố và những biến đổi của tờ giấy, các lô
được bố trí thành các nhóm dẫn động khác nhau. Trong đó, tất cả các nhóm dẫn
động sẽ được hiệu chỉnh theo độ kéo căng và sự cố của tờ giấy.
Bảng 2.1. Lô và nhóm trong quá trình sấy

Sấy chính
Sấy nhựa
Nhóm
số
1
2
3
4
5
6
Số lô
8
8
8
2
8
2
Vị trí lô
1-8
9-16
17-24
25-26
27-34
35-36
2.4. Một số sơ đồ công nghệ tái chế giấy khác
17

2.4.1. Công nghệ sản xuất giấy dó
Nguyên liệu chính: vỏ dó.
Nguyên liệu phụ: cây mò, giấy xi măng,…

Hóa chất sử dụng: vôi, Javen, nhựa thông, nước,





































Hơi nước
Nước thải
Nước thải
Ép, cắt, xén
Cán
Bóc tờ
Bụi, giấy rách tờ
Bui, giấy vụn
Bóc, xếp
Phơi giấy
Bụi, giấy vụn,
tiếng ồn
Nghiền nhỏ
Rửa nước vôi
Nấu
Vỏ dó
Khói lò (bụi, SO
2
,
CO, CO
2
, NO
x

), nước
thải, nhiệt
Than, nước
Nước sạch
Nước thải
Ép nước
Xeo giấy
Xơ sợi rơi vãi, nước
thải chứa lignin
Đánh tơi (trong bể xeo)
Sản phẩm
Nhựa thông,
điện
Ngâm
Nước thải
Nước thải
Nước vôi đặc
Tiếng ồn, vụn giấy
Hơi nước
18

Hình 2.10. Công nghệ sản xuất tái chế vỏ dó
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng,
bóc lớp vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn
hợp kết dính. Khi xeo giấy, người thợ dùng liềm xeo (khuôn có mành trúc hay
dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính
là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết
lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó. Sự kết mạng như
vậy đã làm cho tờ giấy xốp. Vì xốp nên giấy rất nhẹ. Sau cùng là phơi hoặc sấy.


Hình 2.11. Sản phẩm giấy dó

Hình 2.12. Tranh được vẽ trên giấy dó
19

2.4.2. Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn
Nguyên liệu chính: giấy ăn, báo loại,…
Nguyên liệu phụ: kiềm, nhựa thông, chất tẩy, phẩm màu, xút, phèn,…


















Hình 2.13. Sơ đồ công nghệ sản xuất tái chế giấy vệ sinh, giấy ăn
Giấy phế liệu sau khi được phân loại, được ngâm vào dung dịch nước cho rã ra
sau đó được tẩy bằng nước javen, nghiền nhỏ, pha loãng và đánh tơi. Giấy ăn

Ngâm kiềm
Ngâm tẩy
Cắt
Nước sạch
Phân loại
Đánh tơi
Bao gói
Băng dán, ghim, kim
loại, bụi,…
Hơi dung môi,
tiếng ồn
Nước thải,
bụi rơi vãi
Tiếng ồn, bụi,
giấy rách, giấy lỗi
Bụi, giấy rách,
giấy lỗi
Giấy các loại
Nước Javen
Hơi nước
Xeo
Cuộn
Sấy khô, hấp tiệt
trùng
Tiếng ồn,
bụi
Tiếng ồn,
bụi
Hơi kiềm,
nước thải

NaOH
Nước thải, khí thải
Giấy vụn các loại
Hơi nước
Sản phẩm
20

sau khi xeo được sấy bằng hơi nước cuộn vào lô cắt thành cuộn nhỏ và bao gói
thành sản phẩm.
Công nghệ sản xuất bìa carton, vàng mã,… không cần qua giai đoạn tẩy trắng.
Tùy theo mục đích sử dụng của từng loại giấy sau tái chế mà người ta có thể sử
dụng công nghệ tái chế khác nhau.
Công nghệ tái chế giấy ăn cần có công đoạn hấp tiệt trùng.

Hình 2.14. Giấy ăn tái chế
3. SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG
3.1. Nguyên liệu
3.1.1. Nguyên liệu đầu vào là giấy loại
- Nguyên liệu đã dùng là sản phẩm cho người dùng cuối, khi dùng xong
thường vứt bỏ để chôn lấp hay đốt trong lò đốt rác.
- Nguyên liệu chưa dùng gồm các rìa mép giấy được xén và giấy rách
trong quá trình sản xuất giấy (quá trình xeo giấy, cắt xén,…), gia công
giấy và các ấn phẩm in dư.
3.1.2. Các nguyên liệu khác
Các nguyên liệu khác: phèn, nhựa thông,… Bên cạch đó người ta còn dùng
đến keo và các chất độn. Độ dài của các sợi xenlulozo thay đổi tùy thwo nguyên
liệu làm giấy, có ảnh hưởng tới chất lượng và độ bền theo thời gian của giấy.
Chất độn sử dụng ở đây có thể là cao lanh, tinh bột, dioxit titan, phấn, blanfixe.
Các chất độn chiếm 30% thành phần giấy, chúng làm đầy phần không gian của
21


các sợi giấy và làm cho giấy mềm mại, có bề mặt lắng hơn. Thành phần của
chất độn sẽ quyết định độ trong suốt hay độ đục của giấy. Ngoài ra để chống
không lem mực người ta thường dùng đến keo.
3.1.3. Nước
Công nghiệp sản xuất/tái chế giấy là một trong những ngành công nghiệp
tiêu thụ nhiều nước nhất. Nước được sử dụng trong hầu hết các công đoạn.
3.2. Năng lượng
Năng lượng chính được sử dụng trong công nghệ tái chế giấy bao gồm: điện,
than,… chúng được sử dụng cho lò hơi, quá trình nghiền, rửa, xeo, cắt, cuộn và
một số loại máy móc phục vụ cho sản xuất như: máy nghiền thủy lực, bin
nghiền, máy xeo loại nhỏ, máy xeo loại vừa, lò hơi, máy nghiền xay,…
Bảng 3.1. Năng lượng sử dụng tại một số công đoạn chính
STT
Tên công đoạn
Đầu vào
Đầu ra
1
Lò hơi
Than
Nhiệt lượng cung cấp tạo hơi nước
Nhiệt lượng tổn thất theo khói lò
Nhiệt lượng tổn thất theo tường lò
Lượng than không cháy hết
Công suất tiêu thụ
2
Nghiền, rửa
Điện
Công suất tiêu thu
3

Xeo, cắt, gọt
Nhiệt lượng hơi
theo nước
Lượng nhiệt sử dụng
Lượng nhiệt theo nước ngưng
Lượng nhiệt tổn thất theo đường ống

Hinh 3.1. Lò hơi đốt than
4. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TÁI CHẾ GIẤY
4.1. Nước thải
22

Dòng thải từ các nhà máy tái chế giấy bao gồm một lượng lớn nước thải có
chứa lignin, hóa chất dư, chất rắn lơ lửng, mực in, tạp chất trong nước trong hầu
hết các quá trình: quá trình khử mực in, quá trình rửa, ngâm vôi, ép, xeo,
nghiền, sản xuất bột giấy,… ngoài ra còn chứa các hóa chất rơi vãi, rò rỉ,…
Dòng thải chính của quá trình tái chế giấy ở các công đoạn sau:
- Dòng thải trong quá trình nghiền chủ yếu là bột mịn hòa lẫn trong nước,
chất rắn lơ lửng, chất độn, phụ gia.
- Dòng thải chứa màu nhuộm trong quá trình nhuộm.
- Dòng thải chứa mực in, hóa chất thừa, tạp chất, xút, nước javen, … trong
quá trình khử mực in.
- Dòng thải từ các quá trình gia keo và xeo gồm dung dịch bột giấy, hóa
chất thừa, chất phụ gia, chất hữu cơ, đạc biệt là nước thải chứa lignin
trong dịch đen rất độc hại cho môi trường, đang là vấn đề đau đầu của
các nhà xử lý nước thải công nghệ sản xuất/tái chế giấy hiện nay.
4.2. Khí thải
Khí thải phát sinh từ các công đoạn:
- Giai đoạn rửa nguyên liệu và khử mực in: do sử dụng hóa chất như javen,
NaOH, Na

2
CO
3
, H
2
O
2
,… nên thải ra một lượng lớn khí độc như
Cl
2
,…hóa chất thêm vào, chất phụ gia, chất độn cũng sinh ra nhiều loại
khí thải độc hại.
- Lò hơi tạo ra hơi nước được sử dụng hầu hết trong các khâu mà nguyên
liệu chính là than đá sinh ra nhiều khí độc: H
2
S, CO
2
, CO, NO
x
,…và
cũng sinh ra nhiều bụi.
- Trong công đoạn đánh tơi, nghiền, ép, sấy khô sinh ra nhiều bụi bột giấy.
- Công đoạn phân loại cũng tạo ra nhiều bụi bẩn.
4.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn sing ra chủ yếu ở công đoạn phân loại nghuyên liệu đầu
vào: ghim, băng dán, bìa nhựa,… ngoài ra chất thải rắn cũng phát sinh
nhiều trong các công đoạn đánh tơi, nghiền, xén, cắt,….
4.4. Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ các công đoạn phân loại đánh tơi, nghiền,
trộn, xeo, ép, cắt xén,…chủ yếu phát ra từ máy móc khi chúng đang hoạt

động.
4.5. Vấn đề môi trường chủ đạo
23

Trong công nghệ tái chế giấy nước thải được coi là vấn đề chủ đạo và
đáng được quan tâm nhiều hơn do hầu hết các công đoạn đều có sử dụng
đến nguồn nước vì đây là một trong những ngành công nghiệp sử dụng
nhiều nước nhất hiện nay, thành phần lignin có trong nước thải trong sản
xuất giấy/giấy tái chế được coi là ô nhiễm nhất, đang được các nhà
chuyên môn chú trọng xử lý.















24

KẾT LUẬN
Giấy là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay, tái chế giấy là một
ngành công nghiệp thiết thực và cấp bách hiện nay với nguồn nguyên liệu

dồi dào vì có sử dụng là có thải bỏ. Dù vậy, chúng ta cũng không nên sử
dụng giấy một cách lãng phí. Thông qua bài tiểu luận này nhóm đã tìm
hiểu được một số sơ đồ công nghệ tái chế các loại giấy khác nhau, thấy
được tầm quan trọng của công nghệ sản xuất giấy tái chế. Tuy nhiên tái
chế giấy cũng sinh ra không ít các vấn đề ảnh hưởng tới môi trường đáng
được quan tâm chính: nước thải, khí thải, chất thải rắn, , quan trọng hơn
hết là xử lý nước thải chứa lignin. Bên cạnh đó, nhóm vẫn chưa bóc tách
được các dòng thải một cách chính xác và hợp lý cũng như chưa nhận
thấy rõ mục đích sử dụng của từng loại giấy sau tái chế mà đưa ra các
công đoạn xử lý phù hợp.















25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />che-va-cac-van-de-moi-truong-353304
2.

3. Nguyễn Văn Phước và cộng sự, Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp,
nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2010.




×