Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những chuyện đáng giật mình về tai biến thuốc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.43 KB, 5 trang )



Những chuyện đáng giật
mình về tai biến thuốc

Trong một lần đau bụng, nôn ói,
cậu bé 15 tuổi Nguyễn Đăng Khoa
(TP HCM) mua thuốc Bactrim
uống và sau đó phải đến Bệnh viện
175 cấp cứu trong tình trạng da
lạnh, trụy mạch, loạn nhịp tim.
Tại khoa Hồi sức tích cực, Khoa
được đặt nội khí quản, sốc điện và dùng thuốc vận mạch.
Nhờ sự cứu chữa tận tình của tập thể y bác sĩ, cậu bé được
cứu sống trong gang tấc. Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, người
trực tiếp điều trị cho biết, nhiều khả năng Khoa bị viêm cơ
tim do ngộ độc Bactrim, một loại kháng sinh mà các tiệm
thuốc tây thường bán cho những người bị viêm nhiễm đường
ruột.
Việc tự ý dùng thuốc như cháu Khoa hoặc tự tăng, giảm liều,
ngưng thuốc khi chưa hết bệnh rất phổ biến trong cộng
đồng. Không ít trường hợp phải nhập viện và bệnh nặng thêm

Bệnh nhân
Nguyễn Đăng
Khoa.
do dùng thuốc không đúng cách. Một điển hình của sự lạm
dụng thuốc là bà Trần Thanh Mai, 53 tuổi sống ở Đà Nẵng.
10 năm trước, bà bị rối loạn tiền đình, ngày nào cũng mất
ngủ, chóng mặt và ói mửa. Khi được người nhà ở Mỹ gửi cho
lọ thuốc an thần Nortriptyline-hydrochloride (25 mg), bà


uống thử 1 viên vào buổi tối và thấy ngủ rất ngon, cảm giác
buồn nôn, chóng mặt biến mất. Từ đó, đêm nào trước khi đi
ngủ bà Mai cũng uống một viên. Sau gần 10 năm, bà đã
nghiện thuốc, tối nào không uống là sáng hôm sau bị chóng
mặt, buồn nôn, thậm chí phát sốt.
Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP
HCM cho biết, phần lớn các loại thuốc trị tâm thần, trầm
cảm, lo âu đều gây nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn, việc dùng
thuốc chữa trầm cảm không đúng chẳng những gây nghiện
mà còn có thể làm bệnh nặng thêm; người bệnh ngày càng
buồn bã, chán nản, không còn hứng thú làm việc, dễ tự tử! Vì
thế, muốn sử dụng những loại thuốc này, cần có chỉ định của
bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ Điền kể: Có một bà mẹ dẫn con gái đến bệnh viện
Tâm thần TP HCM để khám. Cô gái kể mình thường xuyên
mất ngủ, sáng dậy thấy uể oải, thiếu hứng thú trong công
việc, ăn không ngon miệng và luôn luôn cảm thấy buồn. Sau
khi khám, các bác sĩ chẩn đoán là trầm cảm. Qua 5-6 tuần
dùng thuốc, bệnh đã thuyên giảm. Thế là bà mẹ không cho
uống nữa vì sợ nghiện thuốc. Vài tháng sau, những cơn trầm
cảm lại xuất hiện nặng hơn. Cô gái mất ngủ nhiều, không
muốn nói chuyện với ai, không thiết tha đến ăn uống, bỏ bê
công việc Bà mẹ đưa con trở lại bệnh viện. Lần này, các
bác sĩ cho biết cô sẽ phải điều trị hơn một năm mới thuyên
giảm và nếu để tái phát nhiều lần thì sẽ phải điều trị 3-5 năm!
Không chỉ kháng sinh, thuốc đặc trị mới có phản ứng phụ mà
cả những loại thuốc thông thường cũng có thể gây ra tai biến,
đôi khi đe dọa đến tính mạng. Một nghiên cứu của Bệnh viện
Bạch Mai cho thấy nhiều người bị đau đầu và choáng váng
sau khi uống thuốc cảm cúm(Rhumenol, Decolgen, Decolsin,

Medicolac). Họ bị tăng huyết áp, thậm chí loạn nhịp tim dù
trước đó không hề có bệnh tim mạch. Tội lỗi được quy cho
Phenylpropanolamin, một thành phần thường có trong thuốc
cảm để làm giảm nghẹt mũi, tuy nhiên chất này lại có thể gây
tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đau ngực Theo các tác giả
nghiên cứu, sự cố liên quan đến thuốc cảm cúm thường do
người dân dùng thuốc với liều tùy tiện, khi thấy chưa tác
dụng thì lại uống thêm, dẫn đến quá liều, làm cho các triệu
chứng nặng thêm và càng dễ bị tác dụng không mong muốn.
Ngay cả acetaminophen, thành phần chính trong những loại
thuốc giảm đau, chữa cảm cúm hiện nay cũng không phải
là vô hại. Tháng 7/2004, Gary Curhan, nhà nghiên cứu tại
Bệnh viện Phụ nữ Boston (Mỹ), đã công bố một khảo sát cho
thấy việc dùng chất này lâu ngày có thể dẫn đến suy thận.

×