I/ Phần nhận định đúng sai,giải thích :
1/Công chức Nhà Nước đuợc quyền tham gia mua cổ phần của công ty cổ phần được niêm
yết trên sàn chứng khoán.
2/Cổ tức chia cho cổ đông có thể không phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông đó sở hữu.
3/Cơ quan Nhà Nước không được quyền tham gia thành lập - góp vốn vào Doanh Nghiệp.
4/ Hợp đồng trong kinh doanh-thương mại có thể giao kết bằng lời nói.
II/ Bài tập tình huống :
A,B và C cùng nhau thoả thuận góp vốn thành lập công ty TNHH ABC. Ngày 3/7/2009,sở
KHĐT tỉnh X,nơi công ty TNHH ABC đặt trụ sở chính,cấp giấy chứng nhận ĐKKD có ghi rõ
các phần vốn góp của các thành viên,cụ thể như sau :
A góp bằng một căn nhà,tại thời điểm góp vốn,căn nhà được định giá là 400 trĐ chiếm 40%
vốn ĐL.
B góp bằng các máy móc,thiết bị,được nhất trí định giá là 300 trĐ,chiếm 30% vốn ĐL.
C góp bằng tiến mặt là 300trĐ,chiếm 30% vốn Đl.
Các thành viên đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn với công ty,đồng thời nhất trí cơ cấu công ty
như sau :
+ A với tư cách là người có phần vốn góp cao nhất,giữ chức chủ tịch HĐTV.
+ B giữ chức GĐ .
+ C giữ vị trí kế toán trưởng .
Sau một năm hoạt động,căn nhà mà A dùng để góp vốn có giá chênh lệch là 1 tỷ đồng.Với
lý do trước đây chưa có tiền,giờ A muốn dùng 500tr để thay cho căn nhà,và rút căn nhà
ra.B và C không đồng ý.
1/ Giá trị tăng thêm của căn nhà thuộc về A hay công ty ?Việc A dùng 500 tr để thay thế
căn nhà có hợp pháp ko ? Căn cứ pháp lý ?
2/Giả sử B và C đồng ý,thì A có thể dùng tiền để bù cho căn nhà muốn rút ra hay ko ? Căn
cứ pháp lý ?
3/Với lý do B không hoàn thành trách nhiệm công việc,A với tư cách là người có phần vốn
góp cao nhất,và là chủ tịch HĐTV,cách chức B,yêu cầu B bàn giao lại con dấu và các chứng
từ liên quan khác lại cho công ty.Việc làm của A có hợp pháp hay ko ?Căn cứ pháp lý ?
1). Theo dự liệu bạn cung cấp thì giá trị tăng thêm của căn nhà thuộc về công ty, bởi kể từ khi được cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép thì A có trách nhiệm phải chuyển tên tài sản là căn nhà qua cho
công ty đứng tên, quản lý, định đoạt. việc A dùng 500 triệu thế chấp để lấy căn nhà ra là không đúng với
quy định.
Bởi nếu A muốn lấy lại căn nhà thì A phải được ít nhất 2/3 thành viên hội đồng thành viên công ty chấp
thuận, và phải làm thủ tục mua bán chuyển nhượng từ công ty lại cho A thì mới đúng thủ tục theo quy định.
bạn tam khảo thêm 39 và Điều 59 luật doanh nghiệp.
2)/. câu hỏi này thì dù B và C đồng ý cho A dùng tiền bù bù để lấy lại căn nhà thì cũng không được. lý do
thì tôi đã trả lời ở câu 1 rồi.
3)/ việc bầu , bãi nhiệm các chức danh quan trọng như giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên công ty là do
hội đồng thành viên công ty quyết định và được quy định từng(điều khoản điểm) luật doanh nghiệp và đều
lệ công ty. nếu B là giám đốc thì A không có quyền cách chức B, chỉ có hội đồng thành viên mới có quyền
cách chức của B. việc làm của A là trái với quyđịnh của pháp luật.
bạn tham khảo thêm điểm đ khoản 2 điều 47 luật doanh nghiệp nha;
Điều 47. Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ
chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ
thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
2. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
c) Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc mộttỷ lệ khác nhỏ hơn
quy định tại Điều lệ công ty;
d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay,
cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài
chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công
ty;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác
quy định tại Điều lệ công ty;
e) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý
lỗ của công ty;
h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
l) Quyết định tổ chức lại công ty;
m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
n) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
ĐỀ 2:
cấu 1: người bị đi tù không được là thành viên của công ty TNHH đúng hay sai?
câu 2: tên doang nhiệp là :
câu 3: điều kiện nào chủ nợ được viết đơn yêu cầu phá sản
câu 4 : hợp đồng mua TM bắt buộc bằng văn bản
I. Nhận định đúng sai, giải thích, có trích dẫn luật
1. Thành viên hợp danh được tự do góp vốn vào các doanh nghiệp khác
2. Cổ đông có thế tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trong mọi trường hợp
3. Vi phạm hợp đồng là vi phạm các khoản viết trên hợp đồng
4. Trong mọi trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đều bị tuyên bố phá sản.
II. Tình huống
Một công ty TNHH X được thành lập bởi sự gốp vố như sau:
Công ty TNHH N, vì không có tiền mặt nên N góp vốn bằng căn nhà của ông A- Đã được góp
vốn vào công ty TNHH N trước đó.
Công ty CP P góp vốn bằng 30000 cổ phiếu của mình
Và ông Q góp vố bằng 200 tr tiền mặt
Cả 3 đồng ý với sự gốp vốn trên
1. Sự góp vốn thành lập công ty TNHH X có thể thực hiện được không? Giải thích?
2. Vì thị trường thay đổi nên giá trị căn nhà của ông A đã được định giá là 1,5 tỷ đồng. Viện lý
do là trước kia không có tiền mặt nên ông góp vốn bằng căn nhà, vì thế ông A muốn rút lại căn
nhà và bù vào khoản góp vố là 500 tr. cả Cty TNHH N và ông Q không đồng ý với việc trên. Vậy
việc rút lại căn nhà của ông A có thể xảy ra không?
3. Sau một khoảng thời gian công ty CP P muốn thoái vốn tại Cty TNHH X nên dự định bán
toàn bộ phần góp vốn của mình tại công ty X, và P quyết định chuyển nhượng toàn bộ vốn cho
bà Loan. Vậy việc chuyển nhượng này có thể xảy ra không?
3. Sau một khoảng thời gian công ty CP P muốn thoái vốn tại Cty TNHH X nên dự định bán
toàn bộ phần góp vốn của mình tại công ty X, ngày 1/9 công ty CP P bán phần góp vốn cho
cty TNHH N bằng tỷ lệ góp vốn của N, Phần còn lại bán cho ông Q, nhưng ông Q không có
tiền nên từ chối việc mua. Đến ngày 15/9 P quyết định chuyển nhượng toàn bộ vốn còn lại
đó cho bà Loan. Vậy việc chuyển nhượng này có hợp pháp không?
2.sai, cphan uu dai co nhung han che ve chuyen nhuong (hinh nhu d82>85 ldn)
3, sai, cai nay e nho, khoan 12, dieu3, ltm) chi vi pham, hok thuc hien day du 1
dieu thui, hok can cac gi ca ^^
4, sai(lphasan d5 hay d7) lam vao tt ps thi con phu thuoc vao qd cua hoi nghi chu
no va toa an nua, co 2 huong, ps va tiep tuc hd (trong khoang time nhat dinh)
1. Thành viên hợp danh được tự do góp vốn vào các doanh nghiệp khác
Với lại câu 3 bt tình huống có cho thời gian cty P bán cho 2 tv còn lại là 1/9, đến
ngày 15/9 chỉ có 1tv mua hết phần vốn theo tỉ lệ vốn được mua. Ngày 15/10 thì
cty P bán phần vốn còn lại cho bà Loan thì có hợp pháp không
Cái này là không biết đúng hay sai các em tham khảo thử, đáp án tình huống của
anh như sau:
1. có thể góp vốn vì thỏa mãn các qui định trong góp vốn tại công ty TNHH 2 thành
viên trở lên(số thành viên, tài sản), và có sự đồng ý của 3 thành viên. ( Vì anh
không có nhìu thời gian để vạch lại các em tự lấy luật mà trích nha)
2. cá em tự xem điều 30 LDN mà tự lập luận nhé, nhưng theo anh công ty TNHH
làm như vậy là không đc
3. có 2 TH.
TH1: Công ty N yêu cầu mua thì phải bán cho N lun phần còn lại của P
TH 2: Côngt y N k yêu cầu mua lại và chấp nhận absn cho bà Loan thì ok
Các em tự trích luật nha.
Phần 1 (4 điểm) nhận định đúng sai, giải thích:
1/ chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần có bắt buộc phải là cổ đông không?
2/ thành viên góp vốn dưới dạng nhà, đất thì tài sản đó có còn thuộc sở hữu của thành
viên đó không?
3/ Hội nghị chủ nợ có bắt buộc với thủ tục phá sản không?
4/ Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền sơ thẩm tranh chấp tài sản giữa các doanh nghiệp
không?
(câu 3+4 không nhớ rõ lắm, đại loại hình như là vậy)
Phần 2 (6 điểm)
ông A, B,C lập CTCP. tổng vốn điều lệ là 8 tỷ. A góp căn nhà trị giá 6 tỷ (75% vốn). B B góp
1 tỷ (12.5%). C góp 1 tỷ (12.5%)
ông A là chủ tịch hội đồng thành viên, B là tổng giám đốc, C là thư kí Căn nhà đó vẫn chưa
thuộc sở hữu công ty.
Sau đó chừng 4 tháng, ông A quyết định góp 6 tỷ tiền mặt thay cho căn nhà. B, C đồng ý.
1/ Quyết định của A, B, C như vậy là đúng hay sai?
ông A triệu tập hội nghị cổ đông vì muốn chuyển nhượng 25% số vốn của mình cho ông D.
ông C đồng ý, còn ông B thì không. Vì A+C có tổng % lớn hơn nên A quyết định chuyển cho
D.
ông A cắt chức ông B để đưa ông C lên tổng giám đốc, ông B không đồng ý, ông A vẫn cắt
chức.
2/ phân tích tình huống trên.
Vì ông B không đồng ý và vẫn giữ con dấu công ty. ông B dùng nó để ký hợp đồng vay nợ 1
tỷ với anh của ông A là ông N, thời hạn trả là 3 tháng. ông B tiêu xài cá nhân hết 1 tỷ này.
ông N đòi nợ công ty. ông A từ chối trả. ông B cũng từ chối. ông N kiện công ty ra tòa.
3/ phân tích tình huống trên.