Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Vấn đề được bàn cải rất nhiều ở công trình xây dựng thủy điện đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.78 KB, 6 trang )

Báo cáo môn Lâm Sinh đại cương
Giá trị của rừng văn hóa lịch sử tỉnh Đồng Nai
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT) được thành lập đầu năm
2004, là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, nằm
trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản văn hóa của Việt Nam
Tổng diện tích tự nhiên của KBT trên 100.303 ha, gồm: 67.903 ha đất lâm
nghiệp và 32.400 ha mặt nước (hồ Trị An). Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn các xã
Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Thanh
Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định
thuộc huyện Định Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom, xã Gia Tân
thuộc huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai. Khu Bảo tồn nằm về phía Bắc tỉnh
Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Cách
thành phố Hồ Chí Minh 70 km và cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km (nằm
cạnh nhà máy Thủy điện Trị An). Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học, trước đây
còn là vùng căn cứ cách mạng với địa danh nổi tiếng Chiến khu Đ
Khu Bảo tồn thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5- lưu vực
sông Đồng Nai - WWF, 2001) nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, một trong 200
vùng sinh thái quan trọng thế giới được xác định trong “Global 200 Ecoregions”.
Là sinh cảnh ưu tiên được xác định bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF 2003-2004)
Đặc điểm địa hình và sinh thái khu vực
Đây là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt
Nam. Có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ, tồn tại nhiều
loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
nằm trong sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới
Các ý kiến liên quan về dự án xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A và thái
độ của lảnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai :
Vấn đề được bàn cải rất nhiều ở dự án xây dựng thủy điện Đồng nai 6 đó chính
là vấn đền môi trường. Vượt qua tất cả những luồng ý kiến phản đối, kiến nghị
dừng triển khai, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tính đến thời điểm hiện nay
đã đi được 7 năm trời. Trong suốt 7 năm ròng rã đó, chủ đầu tư tích cực công
khai, minh bạch thông tin về dự án và cũng đã tốn kém không ít thời gian và tiền


bạc. Nhưng chính nhờ vào sự kiên trì đó, họ cũng dần chứng minh dự án không
tác động lớn đến môi trường như một bộ phận dư luận phản ánh, đồng thời,
chứng tỏ được vai trò, ý nghĩa của việc đầu tư hai dự án thủy điện Đồng Nai 6
và 6A đối với nền kinh tế đất nước nói chung, với nguồn điện quốc gia nói riêng.
Tuy nhiên vẩn còn rất nhiều vấn đề cần phải nói ở dự án này :
1
Báo cáo môn Lâm Sinh đại cương
Trên phương diện các nhà khoa học:
Đánh giá tác động của Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến đa dạng sinh học của
VQG Cát Tiên”, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu vực hiếm hoi
còn lại của Việt Nam lưu trữ khá nhiều các loài động, thực vật đặc hữu có tên
trong sách đỏ IUCN, nếu tiến hành xây dựng thủy điện sẽ làm mất vĩnh viễn ít
nhất 327 ha diện tích đất rừng, trong đó có 137 ha thuộc Vườn Quốc gia với
thảm thực vật phong phú, nhiều cây gỗ quý như cẩm lai, trắc, mun, kơ – nia, ba
gạc, sâm cau Điều này có nghĩa là khu vực sinh sống của các loài động vật
hoang dã như Bò tót, Vượn đen mã vàng, Chà vá chân đen, Khỉ đuôi lợn, Khỉ
mặt đỏ, Cu li đỏ và 98 loài chim quý hiếm khác sẽ bị thu hẹp. Tiến sĩ Khánh cũng
tập trung nhấn mạnh, nếu xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ chôn vùi di
chỉ văn hóa Cát Tiên, ảnh hưởng đến không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên và văn hóa bản địa của 11 cộng đồng dân tộc thiểu số nằm trong và
xung quanh khu vực dự án ( trích lời Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên,
ông Phạm Hữu Khánh tại Hội thảo thường niên mạng lưới sông ngòi Việt Nam
năm 2012)
Đã có 1 số nghi ngại của các chuyên gia về việc thủy điên đồng nai khi xây dựng
sẽ nuốt gọn hàng trăm hecta rừng cây lớn rất có ý nghĩ về mặt sinh học. Khi nói
về việc có thể xảy ra tình trạng lợi dụng dự án thủy điện nhỏ để phá rừng, GS.TS
2
Báo cáo môn Lâm Sinh đại cương
Nguyễn Hoàng Trí, thành viên Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhìn
nhận.“Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không lớn, nếu không muốn nói là nhỏ,

lợi về kinh tế không nhiều, môi trường lại bị xâm hại, nhưng tại sao chủ đầu tư
vẫn quyết làm và các cơ quan quản lý vẫn tạo điều kiện? Vậy thì chắc chắn phải
có người được lợi” ….vv
Trong kỳ họp lần thứ năm 5 Quốc hội khóa XIII vừa qua, khi trả lời chất vấn bằng
văn bản về 2 dự án trên của ĐBQH đoàn Đồng Nai, Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn
Minh Quang đã cho biết: Sau khi nhận được đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (ngày 27.6.2012) của Công ty cổ
phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức
nghiên cứu, thẩm định báo cáo.
Thông qua kết quả làm việc của Hội đồng thẩm định và khảo sát thực tế tại hiện
trường của Bộ TNMT, có thể chỉ ra 5 vấn đề lớn tác động đến môi trường của dự
án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Thứ nhất, hai dự án sẽ làm mất vĩnh viễn 372,23ha đất rừng, trong đó có
128,37ha đất ở khu Cát Lộc thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. Mặc dù trong ĐTM
đã cam kết trồng rừng bồi hoàn diện tích rừng bị tổn thất, song lại chưa nêu
được vị trí cụ thể và trồng loại cây gì.
Thứ hai, trên đoạn sông dự kiến xây dựng các công trình thủy điện Đồng Nai 6
và 6A có cá chình hoa là loài quý hiếm có nguy cơ bị hủy diệt, nhưng trong ĐTM
chưa đề ra được biện pháp bảo vệ, bảo tồn.
Thứ ba, hệ sinh thái thủy sinh dọc đoạn sông Đồng Nai từ đập đến hồ Trị An sẽ
bị tác động mạnh bởi việc xây dựng các công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A,
tuy nhiên nếu không thực hiện các dự án này thì cũng sẽ chịu tác động bởi công
trình thủy điện Đồng Nai 5.
Thứ tư, các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trong di tích quốc gia đặc
biệt Vườn quốc gia Cát Tiên nên sẽ có những tác động bất lợi đến khu vực này,
mức độ tác động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý thi công xây
dựng của các dự án.
Thứ năm, việc thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ tác động đến
sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá
vùng hạ du, đặc biệt là cung cấp nước sạch cho tỉnh Đồng Nai và TPHCM nếu

để xảy ra vỡ đập thì hơn 7.000ha ở hạ du sẽ bị ngập
3
Báo cáo môn Lâm Sinh đại cương
/>_VIeT_NAM_2012/index.html

Thượng nguồn sông Đồng Nai - đoạn dự tính xây thủy điện. Ảnh: NLĐ
Trên phương diên lảnh đạo địa phương :

Vị trí dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6. (Ảnh Nld.com.vn)
Về phía mình từ khi có đề xuất về dự án xây dựng thủy điện Đồng nai 6 và 6A
trên thượng lưu sông Đồng Nai cho đến nay lảnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai luôn
lên tiếng phản đối và cũng đã có rât nhiều văn bản kiến nghị lên Quốc hội yêu
4
Báo cáo môn Lâm Sinh đại cương
cầu các Bộ, Ban, Ngành có chức năng bắt tay vào đánh giá thiệt hại để đưa ra
quyết định khách quan nhất
Rõ ràng, một số vấn đề môi trường có liên quan vẫn chưa được đánh giá đầy
đủ, thỏa đáng trong 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Căn cứ vào bản đồ di
tích Vườn quốc gia Cát Tiên thì vị trí 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã vi
phạm các quy định của luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế. Với những
tác hại được dự báo là không lường trước được, chính quyền và người dân tỉnh
Đồng Nai đều phản đối 2 dự án thủy điện này
Bất kỳ một dự án đầu tư nào về thủy điện cũng có hai mặt: Lợi ích về kinh tế, lợi
cho sự phát triển, nhưng song hành với đó là tác hại gây ra cho môi trường,
thậm chí nhiều trường hợp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh thái và
cuộc sống của rất nhiều người dân. Trên sông Đồng Nai có 14 công trình thủy
điện lớn nhỏ đã, đang và sẽ được triển khai. Liệu trên cùng một con sông, có
cần nhiều công trình thủy điện đến như vậy không? Còn riêng đối với ý kiến cá
nhân, cho dù lợi ích kinh tế có lớn hơn cái hại gây ra cho môi trường, tôi vẫn
không ủng hộ việc xây dựng công trình thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai.

Cần phải ủng hộ kiến nghị của chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai đối với
Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, đề nghị cho dừng và loại bỏ 2 dự án thủy
điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch thủy điện trên sông Đồng Nai.( trích
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai -
khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn Báo Lao Động trong kỳ họp lần thứ
năm 5 Quốc hội khóa XIII ngày 27.6.2012 )
/>Thông tin mới đây (7.2013 ) chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ông Đinh Quốc Thái
vừa ký văn bản số 5222 về việc kiến nghị Quốc hội và Chính phủ dừng dự án
thủy điện ĐN 6 và 6A.
Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Bộ trưởng bộ VHTTDL, Bộ trưởng bộ
TNMT có báo cáo kiến nghị Quốc hội và Thủ tướng chính phủ cho dừng và hủy
bỏ 2 thủy điện ra khỏi danh sách quy hoạch thủy điện trên sông Đồng Nai. Theo
đó việc dừng triển khai dự án thủy điện ĐN 6 và 6A là phù hợp với Nghị quyết
Trung ương 7 ( khóa XI ) chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, phù hợp với Luật Di sản văn hóa,
Luật Bảo vệ, phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường và các công ước quốc tế,
phù hợp với ước vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Nai nói
riêng và cả nước nói chung.
Dự án thủy điện ĐN6, 6A xâm hại trực tiếp vào khu vực (khu bất khả xâm phạm)
- vùng lõi di tích quốc gia đặc biệt VQG Cát Tiên tại địa phận tỉnh Lâm Đồng là
5
Báo cáo môn Lâm Sinh đại cương
137,5ha, cách Bàu Sấu – khu ramsar là vùng đất ngập nước quan trọng của thế
giới (trên địa bàn tỉnh Đồng Nai) chỉ khoảng 25 - 30km, làm ảnh hưởng đến yếu
tố gốc cấu thành di tích
Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có được xây dựng hay không vẩ đang là 1 dấu hỏi
lớn đối với các cấp ban ngành và chính quyền địa phương, có rất nhiều điều
đáng nói và đáng được quan tâm, dư luận và người dân địa phương cũng đang
rất mong chờ có 1 quyết định chính xác, thỏa đáng cho vấn đề này
Trong bài làm có tham khảo thông tin từ 1 số ngồn :

Báo lao động : />Nai-6-6A/112565.bld
Báo 24/7 : />6A/112565.bld
Cổng thông tin mở về khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa lịch sử tỉnh Đồng Nai:
/>6

×