Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2009-2010) MÔN LỊCH SỬ, KHỐI 10 TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.71 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2009-2010)
MÔN LỊCH SỬ, KHỐI 10
THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian giao đề)
Đề:
Câu 1: Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li? Hãy cho biết
vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử của Ấn Độ? (3,0 đ)
Câu 2: Hoàn thành bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử của các quốc gia ở Đông
Nam Á đến từ khi nhà nước ra đời đến giữa thế kỉ XIX? (Theo bảng sau) (3,0 đ)
Niên đại Nội dung lịch sử Tên các quốc gia tiêu biểu
- Khoảng 10
thế kỉ đầu sau
công nguyên
- Một loạt các vương
quốc cổ được hình thành.
- Chăm-pa, Phù Nam, các vương
quốc ở hạ lưu sông Mê-nam, các
vương quốc ở trên đảo In-đô-nê-xi-a
Câu 3: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đặc điểm của lãnh địa? Mô tả đời sống
của nông nô và lãnh chúa trong các lãnh địa? (4,0 đ)
Hết
1
ĐÁP ÁN
Câu 1 (3,0 đ)
* Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li: (2,0 đ)
- Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập nên Vương triều Hồi
giáo Đê-li (Thế kỉ XIII - XVI). (0,75 đ)
- Chính sách thống trị: Truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự giành cho mình quyền
ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. (0,5 đ)
- Tôn giáo: Thi hành chính sách mềm mỏng. (0,25 đ)


- Văn hóa: Du nhập văn hóa Hồi giáo. (0,25 đ)
- Kiến trúc: Mang đậm kiến trúc Hồi giáo (Kinh đô Đê-li) (0,25 đ)
* Vai trò của vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ: (1,0 đ)
- Mở ra thời kỳ phát triển lịch sử phong kiến của Ấn Độ. (0,5 đ)
- Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. (0,25 đ)
- Đạo Hồi được truyền bá đến nhiều nơi, đặc biệt là ở Đông Nam Á (0,25 đ)
Câu 2: Bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông
Nam Á đến giữa thế kỉ XIX: (3,0 đ)
Niên đại Nội dung lịch sử Tên các quốc gia tiêu biểu Điểm
- Khoảng 10 thế
kỉ đầu sau công
nguyên
- Một loạt các
vương quốc cổ
được hình thành.
- Chăm-pa, Phù Nam, các
vương quốc ở hạ lưu sông
Mê-nam, các vương quốc ở
trên đảo In-đô-nê-xi-a.
- Thế kỉ VII - X - Hình thành các
quốc gia phong
kiến dân tộc
-Vương quốc Cam-pu-chia,
Cham-pa, Vương quốc của
người Môn và người Miến ở
hạ lưu sông Mê-nam…
0,75 đ
- Thế kỉ X đến
nửa đầu thế kỉ
XVIII

- Thời kì phát
triển của các
quốc gia phong
kiến dân tộc
- Đại Việt, Cam-pu-chia,
Lan Xang, Su-khô-thay, Pa-
gan, vương triều Mô-giô-pa-
hít trên đảo In-đô-nê-xi-a.
0,75 đ
- Nửa sau thế kỉ
XVIII đến giữa
thế kỉ XIX
- Các quốc gia
phong kiến Đông
Nam Á bước vào
giai đoạn suy
thoái.
- Việt Nam, Cam-pu-chia,
Lan Xang…
0,75 đ
- Từ giữa thế kỉ
XIX trở đi
- Bị biến thành
thuộc địa của
thực dân phương
Tây
- Việt Nam, Cam-pu-chia,
Lào, My-an-ma, Mã Lai,
In-đô-nê-xi-a
0,75 đ

2
Câu 3: (4,0 đ)
- Lãnh địa.
- Là khu đất rộng lớn, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần
(1,0 đ)
- Đặc điểm của lãnh địa (1,5 đ)
+ Nền kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp. (0,5đ)
+ Là một đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng. (0,5 đ)
+ Đứng đầu là lãnh chúa có quyền lực tối cao. (0,5 đ)
- Đời sống trong lãnh địa (1,5 đ)
+ Nông nô: Là người sản xuất chính, bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào
lãnh chúa. (0,5 đ)
+ Lãnh chúa: Sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa; bằng việc bóc lột tô thuế và sức
lao động của nông nô. (0,5 đ)
+ Nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại lãnh chúa. (0,5 đ)

3

×