Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015.Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.53 KB, 7 trang )









Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2011-2015

































Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015
Giới thiệu về quá trình hình thành Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Kế hoạch thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-
2015:
Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được Đại hội Đảng bộ thành phố
lần thứ VIII (giai đoạn 2006-2010) xác định là một trong năm chương trình đòn bẩy của
thành phố. Qua 05 năm triển khai thực hiện, chương trình đã góp phần thúc đẩy việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng tích cực, đúng định hướng. Cơ cấu kinh
tế thành phố đã có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ; giảm
dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và nông nghiệp để dần đưa thành phố trở thành trung
tâm dịch vụ - thương mại, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Bên cạnh đó, nội bộ
các ngành kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng tỷ trọng các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học - công nghệ cao; hình
thành các loại hình dịch vụ chất lượng cao; giảm các ngành nghề thâm dụng lao động, gây
ô nhiễm môi trường.
Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố

trong giai đoạn 2006 - 2010 ước 11%/năm, tương đương mức tăng trưởng bình quân GDP
trong giai đoạn 2001 - 2005 (đạt 11%). Trong đó, giai đoạn 2006 - 2007 tăng trưởng cao,
năm 2006 tăng 12,2%, năm 2007 đạt 12,6%; đến giai đoạn 2008 - 2010, do ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực tình hình kinh tế
- xã hội của thành phố; dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với các năm trước,
năm 2008 tăng 10,7%, năm 2009 tăng 8,5% và năm 2010 ước tăng trên 11%. Trong đó
khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng bình quân năm cao nhất, đạt mức 12,0%/năm, cao
gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 (10%/năm); khu vực
công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng bình quân là 10%/năm, thấp hơn mức tăng
bình quân của giai đoạn 2001-2005 (đạt 12,37%); khu vực nông nghiệp tăng trưởng bình
quân bằng giai đoạn 2001-2005 là 5%/năm.
Sự đóng góp của các ngành trong GDP cũng có sự chuyển biến tích cực; khu vực
dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 51,3% năm 2006 lên 54,5% năm 2010, khu vực
công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm, từ chiếm tỷ trọng 47,4% năm 2006 giảm
xuống còn 44,3% năm 2010; khu vực nông nghiệp có xu hướng đóng góp vào tỷ trọng
GDP thành phố tương đối ổn định, dự kiến năm 2010 là 1,2%.
Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự chuyển dịch mạnh theo
hướng có sự phát triển mạnh và đóng góp ngày càng tăng của thành phần kinh tế ngoài
nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nướ
c ngoài. Cụ thể, tỷ trọng trong GDP của
thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã tăng từ 46,8% năm 2006 lên 49,3% năm 2009;
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 20,7% năm 2006 lên 23,3% năm
2009; trong khi đó tỷ trọng trong GDP của thành phần kinh tế nhà nước đã giảm mạnh từ
32,5% năm 2006 xuống còn 27,4% năm 2009. Điều này là phù hợp với chủ trương, định
hướng của thành phố trong thờ
i gian qua là tập trung đẩy mạnh sự phát triển các thành
phần kinh tế nhằm phát huy được tiềm năng và huy động vốn toàn xã hội, trong nước và
nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế thành phố.
Nhìn chung, Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đã đạt
được những kết quả tích cực nhưng vẫn còn chậm; các chính sách, giải pháp hỗ trợ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ban hành chưa đủ mạnh, chưa tạ
o được sự đột phá; chuyển
dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế cũng còn chậm; tỷ trọng các ngành dịch vụ và công
nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao còn thấp.
Cũng trong thời gian này, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước găp nhiều khó
khăn, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu vừa qua, các nước đều áp dụng
chính sách bảo hộ mậu dịch có thể sẽ ả
nh hưởng đến quá trình tự do hóa thương mại. Với
sự phục hồi kinh tế, giá cả trên thị trường thế giới sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tình
hình này đi đôi với tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng diễn ra ở hầu hết các
quốc gia do các gói kích thích kinh tế khổng lồ được đưa ra gần đây có thể sẽ dẫn tới tình
trạng khủng hoảng nợ công và lạm phát cao trên toàn cầu, nếu không có các biện pháp
kiểm soát đủ mạnh.
Từ thực tiễn trên, Đại hội Đảng bộ thành phố khóa IX tiếp tục xác định Chương
trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tếthành phố
giai đoạn 2011 - 2015 là một trong sáu chương trình đột phá.
Được sự giao phó của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ
quan thường trực của Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 2010 đã
phối hợp với tất cả các Sở ban ngành của thành phố, cùng nghiên cứu soạn thảo Chương
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 theo đúng chỉ đạo của Thành ủy
và Ủy ban nhân dân Thành phố.
Ngày 24 tháng 5 năm 2011 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết
định 24/2011/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố
lần thứ IX về Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015.
Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát :
Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh
các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị
gia tăng cao, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao; đi

đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng
sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12%.
- Đến cuối năm 2015, tỷ tr
ọng ngành dịch vụ chiếm 57% GDP, công nghiệp 42%
GDP, nông nghiệp: 01% GDP.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp bình quân 11%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp bình quân 5%/năm.
Nhiệm vụ
Triển khai thực hiện đạt được nhiệm vụ chủ yếu đã được đề ra trong Chương trình
hành động về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế thành phố (giai đoạn 2011-2015) của Thành ủy là : Tiếp tục chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm và doanh nghiệp; chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng
là động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công
nghệ, giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhân lực chất lượng cao,
hướng tới phát triển kinh tế tri thức tạo ra thế và lực mới để phấn đấu thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.
Những nội dung nhiệm vụ và phân công cụ thể như sau :
1. Các ngành dịch vụ:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 13%/năm. Tập trung phát
triển 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố, bố trí và
hình thành các trung tâm tổng hợp và chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y
tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải trí …Thành phố phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ ở khu
vực Đông Nam Á, đô thị trung tâm của Vùng thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
2. Lĩnh vực Công nghiệp

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng
bình quân 11%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 13%/năm.
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, ít
gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng suất lao động cao, hàm lượng giá trị
gia tăng lớn, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu (điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo,
hóa chất - nhựa cao su, chế biến tinh lương thực - thực phẩm) và phát triển công nghiệp
phụ tr
ợ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3. Lĩnh vực nông nghiệp
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 5%/năm, giá trị sản xuất
tăng bình quân 6%/năm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
thủy sản theo hướng gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn là nông nghiệp sạch, không
gây ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ cao, kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống
con chất lượng cao, từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực.
Phát triển theo chiều sâu công nghiệp phục vụ nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp kết hợp
với kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, các loại hình tổ chức sản xuất
có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình./.
Giải pháp của Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2015
1. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các loại quy hoạch (quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch các ngành kinh tế, kỹ thuật, quy hoạch xây
dựng, quy hoạch phát triển giao thông …), gắn với quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, Vùng Đông Nam bộ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quy hoạch không gian đô thị,
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng liên vùng; phân bổ lực lượng sản xuất, phân công
lao động xã hội, bố trí dân cư toàn Vùng phù hợp định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chủ động phối hợp với các Bộ - ngành Trung ương và các tỉnh trong Vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam thực hiện thống nhất quy hoạch phát triển kinh tế, tạo sự đồng bộ
trong phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế,
chính sách đầu tư chung, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn Vùng, xây
dựng vùng nguyên liệu, vùng công nghiệp phụ trợ để gắn kết với thành phố Hố Chí
Minh. Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm công nghệ cao của khu vực với
các vệ tinh cung cấp các sản phẩm phụ trợ từ các tỉnh thành lân cận.
2. Tập trung triển khai thực hiện nhanh và có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể đã
được nêu ra tại phần II và các chương trình, đề án phục vụ cho việc thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo nhiệm vụ đã đề ra, bao gồm :
- Các chương trình, đề án đã ban hành trong giai đoạn 2006 – 2010 nay cần tiếp
tục triển khai thực hi
ện : chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm.
- Các chương trình, đề án bổ sung mới : chi tiết theo phụ lục 2 đính kèm.
3. Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng thành
tựu khoa học- công nghệ vào sản xuất, đời sống, tăng cường chuyển giao công nghệ tiên
tiến từ nước ngoài, đổi mới công nghệ thiết bị, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của
nền kinh tế; có giải pháp nâng cao năng lực họat động và sức cạnh tranh của các tổng
công ty trực thuộc để đảm bảo vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thành phố.
4. Tổ chức thực hiện các chuyên đề nghiên cứu chung về vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thành phố và vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế thành phố. Cụ thể là đề án Tái
cấu trức nền kinh tế thành ph
ố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015 do Viện nghiên cứu
phát triển thành phố chủ trì.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 33/2011/QĐUB ngày 28 tháng 5
năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về thực hiện các dự án đầu
tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, đề xuất hoàn
thiện cơ chế sử dụng công cụ tài chính này làm đòn bẩy để hỗ trợ, thúc đẩy các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện đầu tư đổi mới trang bị, mở rộng sản xuất theo
đúng định hướng đã đề ra của thành phố, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế trên địa bàn thành phố.
6. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách xây dựng môi trường đầu tư
thông thoáng, bình đẳng; trong đó, tập trung rà soát, bãi bỏ những thủ tục không cần
thiết, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan và các dịch vụ
hành chính; công khai, minh bạch quy trình, thủ tục, chuẩn hóa mô hình áp dụng cơ chế
“một của liên thông”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan hành chính
các cấp để giảm phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.
7. Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
thành phố trong giai đoạn mới; trong đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ nhu cầu phát triển thành phố và khu vực phía Nam, đặc biệt là nguồn nhân lực
cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp điện tử, sản xuất phầm mềm,
công nghiệp nội dung số, tin học và tư động hóa …); mở rộng quy mô, phương thức đào
tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tình hình triển khai Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015
Ngày 14 tháng 5 năm 2011, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số
24/2011/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ IX về Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế thành phố giai đoạn 2011-2015 (gồm 79 chương trình, đề án cụ thể). Trong đó đề ra
nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, sản phảm và doanh nghiệp ;
chuyển đổi mô hình tăng trưởng áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, ít gây ô
nhiễm môi trường, sử dụng nguồn nhân lực chấ
t lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại,
hướng tới phát triển kinh tế tri thức, tạo ra thế và lực mới để phấn đấu thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt
các Sở ngành thực hiện chủ trì các đề án của Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND phải đẩy

nhanh tiến độ thực hiện, đưa ra cơ chế làm việc hàng tuần để giải quyết các khó khăn,
vướng mắc của từng Sở ngành.
Tính đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã làm việc trực tiếp với từng Sở ngành
chủ trì đề án được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công trong Quyết định số
24/2011/QĐ-UBND. Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo cụ thể từ
ng Sở ngành phải
nhanh chóng xây dựng kế hoạch thực hiện của từng Đề án và xây dựng Chương trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng Sở ngành trong đó các chương trình, đề án phải phục
vụ cho sự phát triển chung của từng ngành, từng lĩnh vực; phải tác động trực tiếp đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường kinh tế thành phố ; phải đề
ra được các giải pháp và các cơ chế chính sách để thực hiện thành công chương trình
nhánh và Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế … làm cơ sở để triển khai các nhiệm
vụ cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh
tế thành phố theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Ủy ban nhân dân Thành phố đang chuẩn bị phê duyệt Quyết định thành lập Ban
chỉ đạo Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
thành phố giai đoạn 2011-2015 (dự kiến phê duyệt trong tháng 12 năm 2011) để chỉ đạo
thực hiện thành công chương trình.
Để hỗ trợ Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo
các Sở ngành triển khai thêm các Chương trình sau :
- Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Chương trình truyên truyền dài hạn về
6 Chương trình đột phá của thành phố (trong đó có Chương trình này); Chương trình
Tuyên truyền sâu rộng mục đích ý nghĩa của từng chương trình, tổ chức lắng nghe, trao
đổi với người dân trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình. Qua
đó giúp
người dân hiểu sâu về ý nghĩa và các giải pháp cụ thể trong quá trình, trong các giai đoạn
thực hiện chương trình; Nhấn mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chương trình
mang tính tổng hợp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phải đi từ công nghiệp gia công sang
sản xuất, phải linh động và sáng tạo trong việc sáp nhập công nghệ mới về chuyển hóa

thành công nghệ sao cho phù hợp với l
ực lượng sản xuất và trình độ sản xuất nội lực
trong nước để có thể sản xuất các linh kiện, phụ kiện tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, có giá
trị kinh tế cao.
- Sở Công thương thực hiện Chương trình Năng lượng xanh với mục tiêu hỗ trợ
doanh nghiệp ứng dựng, nghiên cứu chế tạo các công nghệ, thiết bị tiết năng lượng, sử
dựng năng lượng mặt trởi, năng lượng tái tại, năng lượng sinh học …nhằm giúp các
Doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tăng cao khả năng cạnh canh.
- Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Tái
Cấu Trúc để nâng cao lợi thế cạnh tranh giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu Tái cơ cấu
nền kinh tế TPHCM thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạ
nh
tranh bằng cách nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ.
….
Cùng với các Chương trình trên, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đang đẩy
mạnh Chương trình kích cầu trên địa bàn thành phố, ngày 28 tháng 5 năm 2011, Ủy ban
nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND (thay thế cho Quyết
định số 20/2009/QĐ-UBND) để doanh nghiệp dể tiếp cận và thực hiện, nâng cao khả
năng hỗ trợ của Thành phố, giúp các doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư áp dụng các thành
tựu khoa học, công nghệ, ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng
cao và kỹ năng quản lý hiện đại, hướng tới phát triển kinh tế tri thức, tạo ra thế và lực
mới để phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố./

×