Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Xây dựng bản đồ hiện trạng, tiềm năng và chất lượng tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh Hòa " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 6 trang )

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 86-91

86
Xây dựng bản đồ hiện trạng, tiềm năng và chất lượng
tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh Hòa
Trịnh Minh Ngọc
1
, Nguyễn Thanh Sơn
1
, Trần Ngọc Anh
1
,
Hoàng Thái Bình
2
, Ngô Chí Tuấn
1
1
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
2
Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012
Tóm tắt. Bản đồ hiện trạng, tiềm năng nước mặt và chất lượng nước mặt tỷ lệ 1:50 000 tỉnh
Khánh Hòa được thành lập theo tiêu chuẩn VN2000. Ngòai yếu tố nền, bản đồ còn thể hiện các lớp
bản đồ chuyên đề: chuẩn dòng chảy năm, chuẩn mưa nằm, dòng chảy kiệt trung bình nhiều năm và
chất luợng nuớc. Xây dựng bản đồ tiềm năng tài nguyên nuớc mặt tỉnh Khánh Hòa phục vụ lập
danh mục các nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt đề xuất các giải pháp định
hướng bảo vệ tài nguyên nước bền vững phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Từ khóa: GIS, bản đồ, tài nguyên nước, Khánh Hòa.
1. Mở đầu



Nước là một loại tài nguyên quý giá và đặc
biệt quan trọng đối với sự sống trên trái đất, là
điều kiện cho sự tồn tại và phát triển tự nhiên.
Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt
động dân sinh kinh tế của con người và là một
thành phần gắn với mức độ phát triển của xã
hội loài người. Việc khai thác các sông suối,
thủy vực và nước ngầm như là nguồn cấp nước
có thể dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên nước mặt
và nước ngầm. Bên cạnh đó, dưới tác động của
biến đổi khí hậu, các hiện tượng cực đoan ngày
càng xuất hiện nhiều hơn và lượng mưa trong
mùa khô giảm đáng kể cũng như nhiệt độ gia
tăng sẽ làm tăng tổn thất do bốc thoát hơi và
_______

Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943.
E-mail:
làm nhu cầu sử dụng nước trở nên gay gắt. Mặt
khác, trong thời gian gần đây với sự phát triển
nhanh về dân số và các hoạt động kinh tế đã
gây sức ép đáng kể lên các nguồn tài nguyên
thiên nhiên sẵn có mà đặc biệt là tài nguyên
nước Việc khai thác các sông suối, thủy vực
và nước ngầm như là nguồn cấp nước có thể
dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên nước mặt và nước
ngầm. Bản đồ hiện trạng, tiềm năng và chất
lượng tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh Hòa
được xây dựng nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể
về chất lượng, trữ lượng các nguồn nước mặt

cùng với hiện trạng khai thác sử dụng tài
nguyên nước phục vụ lập danh mục các nguồn
nước có nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt
đề xuất các giải pháp định hướng bảo vệ tài
nguyên nước bền vững phục vụ phát triển kinh
tế xã hội.
T.M. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 86-91
87
2. Khu vực nhiên nghiên cứu
- Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197
km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa
độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và
từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông [1].
- Địa hình toàn tỉnh chia thành các dạng cơ
bản như sau: Vùng núi và bán sơn địa, Vùng
đồng bằng ven biển và Vùng thềm lục địa.
- Khánh Hòa nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới gió mùa, khí hậu tương đối ôn hòa,
mang tính chất của khí hậu đại dương, có 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn,
từ khoảng giữa tháng IX đến giữa tháng XII
dương lịch, lượng mưa tập trung vào tháng X
và tháng XI, chiếm trên 50% lượng mưa trong
năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh
Hòa khoảng 26,7°C [2].
- Sông ngòi ở Khánh Hòa ngắn và dốc,
mạng lưới sông phân bố khá dày với mật độ
lưới sông khoảng 0.6 ~ 1.0 km/km2. Hai con
sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái và sông Dinh.
Tổng lượng dòng chảy ở Khánh Hòa khoảng

5,2 tỷ m
3
. Dòng chảy phân phối không đều
trong năm và hình thành hai mùa: mùa lũ và
mùa cạn. Mùa lũ bắt đầu từ tháng IX và kết
thúc tháng XI ở Đá Bàn, bắt đầu từ tháng X kết
thúc tháng XII ở Đồng Trăng.
3. Các nguyên tắc xây dựng bản đồ hienẹ
trạng, tiềm năng và chất lượng tài nguyên
nước mặt tỉnh Khánh Hòa
Bản đồ hiện trạng, tiềm năng và chất luợng
tài nguyên nước tỉnh Khánh Hòa được xây
dựng dựa trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ
1:50.000. Bản đồ nền địa hình chứa các thông
tin cơ sở địa lý đầu tiên để thành lập các bản đồ
chuyên đề được xây dựng trên hệ toạ độ
VN2000, ellipsoid WGS84, lưới chiếu UTM,
kinh tuyến trung ương 111
o
.
Tất cả các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội
đều có mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố nền
địa lý và có ảnh hưởng lẫn nhau. Độ chính xác,
chi tiết của bản đồ nền là rất quan trọng để hiển
thị mối quan hệ giữa các đối tượng và hiện
tượng của bản đồ chuyên đề.
Phù hợp với nội dung nghiên cứu khoa học
và yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ, bản đồ nền địa
hình được xây dựng ở tỷ lệ 1:50.000, các bản
đồ chuyên đề cũng được xây dựng trên tỷ lệ

1:50.000. Nội dung các lớp thể hiện trên bản đồ
nền địa hình tỉnh Khánh Hòa bao gồm:

Tên table
Nội dung table
Kiểu dữ liệu
Trường dữ liệu, ý nghĩa
Ranhgioi
Ranh giới
Đường
Code: loại ranh giới
Duonglon
Đường giao thông
Đường
ID: Loại đường
Diadanh
Địa danh
Chữ
Code: Loại địa danh
Danhmucsong
Tên sông, hồ
Chữ
Code: Loại tên sông, hồ
ThuyHe
Thuỷ hệ
Đường
Code
Songhainet_ho
Sông, hồ
Vùng

Code
Chugiai
Chú giải bản đồ
Kiểu
ID
Cơ sở dữ liệu trên bản đồ hiện trạng, tiềm năng và chất lượng tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh
Hòa được thể hiện như sau:
T.M. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 86-91

88
Tên table
Nội dung table
Kiểu dữ liệu
Trường dữ liệu
Diemlaymau
Điểm lấy mẫu
Point
Name, Kyhieumau
BieudoT3
Biểu đồ mẫu tháng 3
Biểu đồ
ID
BieudoT10
Biểu đồ mẫu tháng 10
Biểu đồ
ID
CLNdao
Biểu đồ mẫu đảo
Biểu đồ
ID

Bieudotron
Biểu đồ phân phối nhu cầu sử dụng nước
Biểu đồ
ID
Diemphotra
Điểm phổ tra
Point
Name, kyhieudiem
Congtrinhhientrang
Các công trình thủy lợi hiện có
Point
Code, name,chuthich
Congtrinhdukien
Các công trình thủy lợi dự kiến
Point
Code, name, chuthich
Rtb_contour
Đường đẳng trị mưa năm
Đường
Value
Yo_contour
Đường đẳng trị chuẩn dòng chảy năm
Đường
Value
Ykiet_contour
Đường đẳng trị dòng chảy kiệt năm
Đường
Value





4. Xây dựng bản đồ hiện trạng, tiềm năng và
chất lượng tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh
Hòa
Bản đồ hiện trạng, tiềm năng và chất lượng
tài nguyên nuớc là bản đồ chuyên đề được xây
dựng trên phần mềm Mapinfo Professional
v10.5 bao gồm các lớp biểu đồ nền, lớp biểu đồ
chuyên đề nhu cầu sử dụng nước của 13 tiểu
lưu vực, lớp bản đồ chất lượng nước mặt, và
lớp bản đồ phân phối lớp đẳng trị modul lượng
mưa trung bình năm, dòng chảy trung bình
năm, dòng chảy trung bình mùa kiệt.
Xây dựng lớp biểu đồ phân phối nhu cầu sử
dụng nuớc và bản đồ chất lượng nước mặt
Khánh Hòa:
Sau khi lấy mẫu tại các vị trí đã lựa chọn
trước và các vị trí bổ sung trong quá trình khảo
sát thực địa, mẫu được được bảo quản theo
đúng quy trình, quy phạm. Mẫu được gửi phân
tích tại phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu
Công nghệ sinh học và Môi trường – Trường
Đại học Nha Trang. Sau khi phân tích mẫu, kết
quả được tổng hợp và so sánh theo tiêu chuẩn
A2 (nước sử dụng cho sinh hoạt không qua xử
lý và nuôi trồng thủy sản) theo Quy chuẩn Việt
Nam QCVN 08/2008/BTNMT đã lựa chọn 04
chỉ tiêu có hàm lượng vượt và xấp xỉ tiêu chuẩn
cho phép là: TSS, NO3, COD và Fe để thể hiện

trên bản đồ theo dạng hình cột. Tại một điểm
khảo sát có hai biểu đồ biểu thị cho hai đợt lấy
mẫu đặc trưng: mùa mưa (phía trên) và mùa
khô (phía dưới). Trên biểu đồ có đường chỉ đỏ
thể hiện mức độ giới hạn cho phép.
Biểu đồ phân phối nhu cầu nước được xây
dựng dưới dạng biểu đồ hình tròn thể hiện mức
độ dùng nước (%) của các hộ dùng nước. Các
hộ dùng nước bao gồm: nhu cầu cho tưới, sinh
hoạt, thương mại – dịch vụ - du du lịch, đô thị,
công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và bảo vệ môi
trường.
Xây dựng cơ sở dữ liệu lớp đẳng trị modul
lượng mưa trung bình năm, dòng chảy trung
bình năm, dòng chảy trung bình mùa kiệt.
Bản đồ chuẩn mưa năm được xây dựng dựa
trên số liệu mưa năm trung bình tại 10 trạm,
trong đó có 6 trạm thuộc tỉnh Khánh Hòa và 4
lân cận ngoài tỉnh. Lớp chuẩn mưa năm được
thể hiện dưới dạng các đường đẳng trị xây dựng
theo phương pháp nội suy tuyến tính giữa các
trạm khí tượng, có xét đến ảnh hưởng của địa
hình.
Bản đồ lớp dòng chảy được xây dựng dựa
trên kết quả phục hồi số liệu lưu lượng quan
trắc tại 17 lưu vực và tiểu lưu vực độc lập.
Xây dựng lớp bản đồ dòng chảy mùa kiệt
trung bình nhiều năm tỉnh Khánh Hòa theo
phương pháp tương tự xây dựng lớp bản đồ
chuẩn dòng chảy năm.

Mùa kiệt của Khánh Hòa bao gồm 9 tháng,
từ tháng I đến tháng IX, lớp dòng chảy mùa kiệt
được tính bằng tổng cộng của 9 tháng.


T.M. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 86-91
89

Hình 1. Bản đồ chuẩn dòng chảy năm tỉnh Khánh Hòa.

Hình 2. Bản đồ chuẩn mưa năm tỉnh Khánh Hòa.


Hình 3. Bản đồ dòng chảy mùa kiệt trung bình
nhiều năm tỉnh Khánh Hòa.

Hình 4. Bản đồ chất luợng nước mặt tỉnh Khánh Hòa.
T.M. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 86-91

90
Bản đồ tiềm năng tài nguyên nước là sản phẩm cuối cùng sau khi chồng lớp các lớp chuyên đề trên:

Hình 5. Bản đồ hiện trạng, tiềm năng và chất lượng tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh Hòa.
T.M. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 86-91
91
5. Nhận xét và kết luận
Bản đồ hiện trạng, tiềm năng nước mặt và
chất lượng nước mặt tỷ lệ 1:50 000 tỉnh Khánh
Hòa đã được thành lập dựa trên các kết quả điều
tra và tính toán của đơn vị tư vấn theo tiêu

chuẩn VN2000. Ngoài các yếu tố nền trên bản
đồ thể hiện các kết quả chủ yếu gồm: Danh mục
thủy hệ (sông, hồ) theo kết quả phổ tra và điều
tra, chuẩn mưa năm, chuẩn dòng chảy năm,
chuẩn dòng chảy mùa kiệt, cơ cấu nhu cầu sử
dụng nước và hiện trạng chất lượng nước mặt.
Tỉnh Khánh Hòa có mùa lũ kéo dài trong 3
tháng: X, XI, XII, mùa kiệt kéo dài 9 tháng liên
tục từ tháng I đến tháng IX với tổng lượng dòng
chảy chiếm 34.61%. Modul dòng chảy có xu
thế tăng dần theo hướng từ Bắc – Nam, từ Đông
– Tây. Khu vực Cam Ranh là nơi có lớp dòng
chảy nhỏ nhất, lớp dòng chảy theo tính toán ở
vào khoảng 850 – 900mm. Vùng ven biển
Khánh Hòa lớp dòng chảy dao động trong
khoảng 850 – 1000mm. Càng vào sâu trong đất
liền, lớp dòng chảy có xu hướng tăng rõ rệt, lớn
nhất ở khu vực miền núi Khánh Vĩnh: 1350 –
1420mm.
Toàn bộ các nguồn nước tỉnh Khánh Hòa cả
mùa mưa lẫn mùa khô đều có dấu hiệu ô nhiễm
hoặc có nguy cơ ô nhiễm cao Fe.
Lời cảm ơn
Bài báo được hoàn thành trong khuôn khổ
dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn
nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phục vụ
lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy
thoái và cạn kiệt, đề xuất các giải pháp xử lý,
khôi phục.”
Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Báo
cáo Rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi – tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2015, Hà Nội,
2006.
[2] Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, Niên giám
thống kê Khánh Hòa 2009, Nha Trang 2010.

Mapping potential water resources in Khanh Hoa province
Trinh Minh Ngoc
1
, Nguyen Thanh Son
1
, Tran Ngoc Anh
1
,
Hoang Thai Binh
2
, Ngo Chi Tuan
1
1
VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
2
Institute of Geography, Vietnamese Academy of Science and Technology,
18 Hoang Quoc Viet, Hanoi, Vietnam

Map of Current Water Resources, Potential Water Resources and Surface Water Quality of Khanh
Hoa province in 1: 50.000 scale were established according to VN2000 projection. Besides
background layer, these map include thematic layers: average annual runoff, average annual
precipitation, long-term average low flow and water quality. Mapping the potential water resources in
Khanh Hoa province in order to establish a list of water sources suffering from pollution, degradation

and depletion; propose treatment to protect sustainable water resources for scocio-economic
development.
Keywords: GIS, mapping, water resources.

×