Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ NHANH MÙ LOÀ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP MỔ ĐỤC THỂ THUỶ TINH Ở CỘNG ĐỒNG TỈNH HÀ NAM potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.31 KB, 6 trang )

TCNCYH 38 (5) - 2005
ĐÁNH GIÁ NHANH MÙ LOÀ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP MỔ
ĐỤC THỂ THUỶ TINH Ở CỘNG ĐỒNG TỈNH HÀ NAM

Nguyễn Văn Cương
1
, Nguyễn Chí Dũng
2
1
Trung tâm Phòng chống mù loà tỉnh Hà Nam
2
Bệnh viện Mắt Trung Ương


:
t (
t tr
,
, t
,
t ,
t t
).


Tỷ lệ mù và nguyên nhân gây mù cần thiết để lập kế hoạch phòng chống mù loà. Mục tiêu (1) Xác định
ỷ lệ mù và các nguyên nhân gây mù. 2) Đánh giá hiệu quả can thiệp mổ đục thể thuỷ tinh (ĐTTT) tại cộng
đồng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô ả ên 1.729 người từ 50 tuổi trở lên. Kết quả: tỷ lệ mù 2
mắt ở người từ 50 tuổi trở lên là 3,41%, mù 1 mắt là 7,63%. Các nguyên nhân chính gây mù 2 mắt là ĐTTT
(47 5%), bệ
nh phần sau (22 0%), glôcôm (16,9%), mắt hột (3,4%). Tỷ lệ ĐTTT gây mù 2 mắ là 1,50%, gây


mù 1 mắt là 3,76%. Tỷ lệ quặm (TT) 1 mắt là 4,22% và 2 mắt là 2 66%, mộng thịt 1 mắt là 19,56%, 2 mắt
là 7,99%. Tỷ lệ người được mổ ĐTTT 2 mắt là 1,39%, mổ 1 mắt là 2,37%. Tỷ lệ bao phủ phẫu thuậ 63 89%
(theo người), 43,20% ( heo mắt). Tỷ lệ thành công của phẫu thuậ là 67,42%. Các trở ngại chính để đi mổ là
nghèo (23,1%), không biết bệnh (18,2%), không có người đưa đi (9,1%
Kết luận: Nguyên nhân gây mù
chủ yếu vấn là ĐTTT. Tỷ lệ bao phủ phẫu thuật đạt tốt nhưng tỷ lệ thành công phẫu thuật chưa cao. Trong
10 năm tới cần mổ ĐTTT và nâng cao chất lượng phẫu thuật để hạ thấp tỷ lệ mù.
Từ khoá: đánh giá nhanh mổ đục thể thuỷ tinh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mù loà là một vấn đề sức khoẻ quan trọng
được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiều tổ chức
quốc tế và chính phủ đặc biệt quan tâm. Hiện nay,
ước tính thế giới có 47 triệu người mù và 110 triệu
người có thị lực thấp, đến năm 2020 sẽ tăng gấp
đôi. Năm 1999 WHO đưa ra sáng kiến “Thị giác
2020” nhằm đạt được mục tiêu thanh toán loại mù
loà có thể phòng tránh được vào n
ăm 2020 trên
toàn cầu. Vì vậy cần có nghiên cứu để đánh giá
tình hình mù loà và xây dựng kế hoạch can thiệp.
Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mù loà và các nguyên
nhân chính gây mù
2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp mổ
ĐTTT ở cộng đồng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: là người từ 50 tuổi trở lên,
đang sống ở nơi điều tra ít nhất từ 6 tháng trở lên.

2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
cắt ngang mô tả, ngẫu nhiên.
3. Cỡ mẫu: 1800 người ở 30 điểm khám
(cluster).
4. Chọn mẫu:
Lập danh sách các xã kèm dân số, cộng dồn số
dân. Chọn ngẫu nhiên 30 xã theo khoảng cách
mẫu. Tại mỗi xã, bắt thăm chọn 1 thôn bản r
ồi
khám đủ 60 người từ 50 tuổi trở lên theo nguyên
tắc ngẫu nhiên từ hộ này sang hộ khác (door to
door). Tại mỗi hộ, khám tất cả những người từ 50
tuổi trở lên có hộ khẩu sống tại đó, mỗi người có 1
phiếu riêng. Nếu ai đi vắng xa hoặc từ chối khám,
phải lập phiếu riêng, nhưng không quá 6 phiếu tại
1 cụm điều tra.
5. Nội dung điề
u tra
Mỗi người được thử thị lực với kính đang đeo,
rồi với kính lỗ. Bác sỹ chuyên khoa mắt khám
mắt, soi ánh đồng tử, soi đáy mắt để tìm nguyên
nhân gây giảm thị lực dưới 3/10. Mỗi bệnh nhân bị
ĐTTT có thị lực <1/10 được hỏi ghi để tìm hiểu lý
do khiến họ không muốn hoặc không thể đi khám
chữa bệnh mắt. Mỗi bệnh nhân đã được m
ổ ĐTTT
được hỏi ghi về năm mổ, nơi mổ, được mổ miễn
phí hay không, và nguyên nhân không sử dụng
kính. Đoàn khám gồm 2 bác sỹ chuyên khoa Mắt
và 4 y tá nhãn khoa thử thị lực, thử kính lỗ đã

được tập huấn thống nhất kỹ thuật và tiêu chuẩn
đánh giá.
6. Thời gian điều tra: Tháng 3 năm 2005.
7. Xử lý số liệu: theo phần mềm cài đặt sẵn
của Tổ chứ
c Y tế thế giới theo hệ xử lý Epi - Info.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1
TCNCYH 38 (5) - 2005
Tổng số 1729 người từ 50 tuổi trở lên gồm
nam 707 (40,9%) và nữ (59,6%) được khám điều
tra với tỷ lệ bao phủ đạt 96,06%. Số người được
điều tra tương xứng với tháp tuổi dân số: từ 50 -
54 tuổi: 19,03%, 55 - 59 tuổi: 15,50%, 60 - 64
tuổi: 11,91%, 65 - 69 tuổi: 13,77%, 70 - 74 tuổi:
13,94%, 75 - 79 tuổi: 12,03% và trên 80 tuổi:
13,82%.
1. Tỷ lệ mù 2 mắt và 1 mắt. Các nguyên
nhân chính gây mù
Với tiêu chuẩn đánh giá mù của Tổ chức Y tế
Thế giới là thị lực thử qua kính lỗ dưới 3/60, điều
tra cho thấy tỷ lệ mù 2 mắt ở người từ 50 tuổi trở
lên ở các vùng điều tra là 3,41% (59/1729 người),
trong đó tỷ lệ mù cả 2 mắt ở phụ nữ là 4,79%
(49/1022 người), mù 1 mắt là 8,61% (88/1022
người) đều cao hơn hẳn so với tỷ lệ mù 2 mắt là
1,41% (10/707) và mù 1 mắt là 6,22% (44/707) ở
nam giới (với p < 0,001).
Bảng 1. Các nguyên nhân chính gây mù 2 mắt và 1 m
ắt (theo người)

(Thị lực với kính sẵn có của bệnh nhân < 3/60)
Mù cả 2 mắt Mù 1 mắt
Nguyên nhân gây mù
N (%) N (%)
Đục thể thuỷ tinh 28 (47,5) 104 (41,6)
Tật khúc xạ 0 (0,0) 2 (0,8)
Mổ TTT không chỉnh kính 0 (0,0) 2 (0,8)
Biến chứng phẫu thuật 2 (3.4) 13 (5,2)
Teo nhãn cầu 1 (1,7) 22 (8,8)
Mắt hột 2 (3,4) 8 (3,2)
Sẹo giác mạc khác 2 (3,4) 11 (4,4)
Glôcôm 10 (16,9) 27(10,8)
Bệnh võng mạc tiểu đường 0 (0,0) 0 (0,0)
Thoái hoá hoàng điểm 1 (1,7) 2 (0,8)
Bệnh bán phần sau 13 (22,0) 59 (23,6)
Tổng số 59 (100) 250 (100)
Nguyên nhân chính gây mù cả 2 mắt là ĐTTT chiếm 47,5%, vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở
Hà Nam. Tiếp theo là các bệnh bán phần (22,0%), glôcôm (16,9%) và do mắt hột (3,4%).

2. Kết quả về tỷ lệ đục thể thuỷ tinh gây mù
Bảng 2. Tỷ lệ người bị ĐTTT gây mù (TL < 3/60) 2M & 1M theo giới tính
ĐTTT 2 mắt gây mù ĐTTT 1 mắt gây mù
Số mắt mù do ĐTTT/Tổng
số mắt khám
Giới tính
N (%) N (%) N (%)
Nam (N = 707) 2 (0,28) 15 (2,12) 19 (1,34)
Nữ (N = 1022) 24 (2,35) 50 (4,89) 98 (4,79)
Tổng (N = 1729) 26 (1,50) 65 (3,76) 117 (3,38)
Tỷ lệ ĐTTT gây mù 2 mắt và 1 mắt ở quần thể nữ (2,35% và 4,89%) trong điều tra đều cao hơn hẳn

so với ở quần thể nam (0,28% và 2,12%) (p < 0,001). Có tới 117 mắt bị mù do ĐTTT chiếm 3,38% tổng
số mắt của người được khám điều tra.



Bảng 3. Tỷ lệ quặm ở người từ 50 tuổi trở lên
Nam N = 707 Nữ N = 1022 Tổng cộng N = 1729
Nhóm tuổi
1 M 2 M 1 M 2 M 1 M 2 M
50 - 59 1 0 7 2 8 2
60 - 69 12 3 5 9 17 12
≥ 70 13 9 35 23 48 32

2
TCNCYH 38 (5) - 2005

Tổng số
26 12 47 34 73 46
% Theo giới
3,68 1,70 4,60 3,33 4,22 2,66
Tỷ lệ mắc quặm 1 mắt (4,60%) và quặm 2 mắt (3,33%) ở phụ nữ đều cao hơn so với ở nam giới cả 1
mắt (3,66%) và 2 mắt (1,70%). Điều tra cũng tìm thấy tỷ lệ mộng thịt:
- Độ I ở 1 mắt là 13,9% ( 240/1729 người), ở 2 mắt là 6,19% (107/1729 người)
- Độ II ở 1 mắt là 4,45% ( 77/1729 người), ở 2 mắt là 1,74% (30/1729 người)
- Độ III ở 1 mắt là 1,21% ( 21/1729 người), ở 2 mắt là 0,06% (1/1729 người)
Cộ
ng cả 3 độ thì tỷ lệ mộng 1 mắt là 19,56%, ở 2 mắt là 7,99%. Tỷ lệ mắc mộng 1 mắt (ở cả ba mức
độ) đều cao hơn hẳn tỷ lệ mắc mộng thịt ở 2 mắt.

3. Hiệu quả bao phủ của can thiệp mổ ĐTTT ở cộng đồng

- Tỷ lệ người đã được mổ đục thể thuỷ tinh 2M và 1M: Điều tra cho thấy có 1,39% (24/1729 người) đã
được mổ ĐTTT 2 mắt, trong đó tỷ lệ ở nam là 0,99% (7/707 người) và nữ là 1,66% (17/1022 người). Tỷ lệ
người được mổ ĐTTT 1 mắt nhiều hơn, chiếm 2,37% (41/1729 người), trong đó ở nam là 1,13% (8/707
ngườ
i), ở nữ là 3,23% (33/1022 người).
- Tỷ lệ bao phủ phẫu thuật ĐTTT (CSSR) ở Hà Nam: Kết quả điều tra cho thấy có tới 63,89% số người
mù 2 mắt do ĐTTT đã được mổ (46 người mù đã mổ/72 tổng số người mù do ĐTTT đã mổ và chưa mổ),
và 43,20% số mắt mù do ĐTTT ở tỉnh Hà Nam đã được mổ (89 mắt mù đã mổ/ 206 tổng số mắt mù do
Đ
TTT đã mổ và chưa mổ). Điều đó thể hiện hiệu quả khá tốt của chương trình can thiệp mổ đục thể thuỷ
tinh ở Hà Nam.
4. Kết quả về thị lực của can thiệp mổ đTTT cộng đồng
Có tới 32,58% số mắt đã mổ ở Hà Nam có thị lực hiện tại sau mổ đạt dưới 6/60 (tức 1/10) do nhiều lý
do khác nhau, như vậy kết quả của phẫu thuật chưa thực sự cao! Đặc biệt, có tới 22/89 mắt đã mổ
(24,72%) có thị lực sau mổ chỉ ST(+) và ST(-) có thể do biến chứng phẫu thuật hoặc chỉ định phẫu thuật
không đúng. T ong số 89 mắt đ
ã được mổ ĐTTT đã tìm thấy trong điều tra, nguyên nhân dẫn đến kết quả
thị lực kém (<6/60) là do biến chứng phẫu thuật (chiếm 15,73%), các bệnh mắt khác kèm theo là 13,48%
(thường là glôcôm sẹo giác mạc,thoái hoá hắc võng mạc…) và không chỉnh kính sau mổ chỉ có 3,37%,
thể hiện bệnh nhân ở vùng này đã tiếp cận được dịch vụ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo.



r

,

Bảng 4. Thị lực mắt đã mổ với kính sẵn có (nếu có) sau phẫu thuật ĐTTT
Không đặt thể thuỷ
tinh nhân tạo (IOL)

Có đặt thể thuỷ
tinh nhân tạo
Tổng số ca phẫu
thuật
Các mức thị lực
N (%) N (%) N (%)
TL ≥ 6/18 3 (11,11) 38 (61,29) 41 (46,07)
TL < 6/18, ≥ 6/60 6 (22,22) 13 (20,97) 19 (21,35)
TL < 6/60, ≥ 3/60 4 (14,81) 3 (4,84) 7 (7,87)
TL <3/60 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00)
ST (+) 13 (48,15) 7 (11,29) 20 (22,47)
ST(-) 1 (3,70) 1 (1,61) 2 (2,25)
Tổng số 27 (100,0) 62 (100,0) 89 (100,0)
Mắt có thị lực sau mổ < 6/60 18 (66,67) 11 (17,14) 29 (32,58)

5. Các trở ngại ngăn cản bệnh nhân mù
do đTTT đi mổ
Các trở ngại cho người mù 2 mắt do ĐTTT đi
mổ chủ yếu là: quá già không có nhu cầu
(27,9%), không có tiền đi mổ (23,1%), không
có người đưa đi mổ (9,1%), không biết mình bị
đục thể thuỷ tinh (18,2%), một mắt còn nhìn rõ
3
TCNCYH 38 (5) - 2005
(7,7%), sợ mổ không sáng ra (3,5%), chờ đội
phẫu lưu động (1,4%), không có thời gian vì
bận việc (2,8%) và không mổ được do các bệnh
nặng toàn thân khác (5,6%).
IV. BÀN LUẬN
1. Tỷ lệ mù 2 mắt và 1 mắt. Các nguyên

nhân chính gây mù
Tỷ lệ mù 2 mắt ở người từ 50 tuổi trở lên
trong dân số là 3,41%, trong đó ở nữ giới là
4,79%, cao hơn ở nam giới là 1,41%. So sánh
với tỷ lệ mù 2 mắt qua điều tra toàn quốc năm
2000 - 2002 là 4,76% thì tỷ lệ mù hiện nay ở Hà
Nam thấp hơn nhiều. Như vậy tỷ lệ mù loà trong
nhân dân đang dần được kiểm soát, bằng những
cố
gắng lớn lao của ngành y tế, của xã hội cùng
cộng đồng quốc tế cho công tác phòng chống
mù loà ở Hà Nam cũng như ở Việt Nam. Với dân
số là 820.750 (từ 50 tuổi trở lên là 19,98%) thì
ước tính có khoảng 5.591 người mù 2 mắt đang
sống tại tỉnh Hà Nam. Tỷ lệ mù 2 mắt ở phụ nữ
thuộc tất cả các nhóm tuổi đều cao hơn so với
nam giới (p < 0,001). Người càng cao tuổi, tỷ lệ
mù 2 mắt và 1 mắt càng cao, liên quan đến đục
thể thủy tinh và các bệnh thoái hoá khác. Tỷ lệ
mù 1 mắt ở người từ 50 tuổi trở lên là 7,63%

(nữ 8,61%, nam 6,22%) cũng thấp hơn so với
tỷ lệ mù 1 mắt qua điều tra toàn quốc năm 2000
- 2002 là 8,79%. Các nguyên nhân chính gây
mù 2 mắt hiện nay vẫn là ĐTTT, chiếm 47,5%,
sau đó là bệnh phần sau nhãn cầu, chiếm
22,0%. Mắt hột chiếm hàng thứ 4, chiếm 3,4%,
thể hiện bệnh m
ắt hột gây mù ở Hà Nam đã
được cải thiện đáng kể. Các bệnh nhiễm khuẩn

khác gây mù do sẹo giác mạc cũng còn tỷ lệ khá
cao (3,4%), vì vậy cần chú ý hơn nữa tới công
tác chăm sóc mắt ban đầu ở tuyến cơ sở. Các
nguyên nhân chính gây mù từng mắt cũng là
ĐTTT (41,6%), bệnh bán phần sau (23,6%),
bệnh glôcôm (10,8%). Như vậy ít nhất trong
vòng 10 năm nữa, chiến lược hàng đầu để
phòng chống mù loà ở Hà Nam nói riêng và c

nước nói chung vẫn là đẩy mạnh tốc độ mổ
ĐTTT. Tuy nhiên, cũng cần chú ý cải thiện chất
lượng phẫu thuật hơn nữa vì điều tra cho thấy
tỷ lệ mù mắt do biến chứng phẫu thuật còn khá
cao (5,2%).
2. Về tỷ lệ bệnh đục thể thuỷ tinh gây
mù và thị lực thấp. Tỷ lệ quặm và mộng
thịt
Nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ ĐTTT gây mù 2
mắt ở người từ 50 tuổi trở lên là 1,5%, tỷ lệ ở
nữ (2,35%) cao hơn ở nam (0,28%). Tỷ lệ ĐTTT
gây mù 1 mắt là 3,76%, ở nữ (4,89%) cũng cao
hơn nam (2,12%). So với điều tra năm 2002 thì
tỷ lệ này cũng thấp hơn tỷ lệ của cả nước (
2,79% đục 2 mắt và 5,12% đục 1 mắt). Tỷ lệ
ĐTTT gây mù tăng dần theo độ tuổi, t
ăng cao từ
độ tuổi 80 trở lên, ở phụ nữ cũng cao hơn ở
nam giới, có thể được giải thích do phụ nữ có
tuổi thọ cao hơn nam giới và phụ nữ cũng cam

chịu hơn, ít có điều kiện đi khám chữa bệnh hơn
so với nam giới . Tỷ lệ lông xiêu và quặm (TT) là
4,22% ở 1 mắt và 2,66% ở 2 mắt có thể gây mù
loà 2 mắt nếu không được mổ quặ
m. Tỷ lệ quặm
ở nữ (4,59% ở 1 mắt và 3,33% ở 2 mắt) cao
hơn hẳn so với ở nam giới (3,67% ở 1 mắt và
1,69% ở 2 mắt). Điều này thật dễ hiểu vì phụ
nữ luôn phải tiếp xúc với các ổ bệnh mắt hột
trong gia đình và cộng đồng là các trẻ nhỏ. Nếu
chỉ tính riêng những trường hợp có từ 3 lông
xiêu trở lên cần phải mổ thì có t
ới 3.985 người
cần được mổ quặm 1 mắt và 3.132 người cần
được mổ quặm 2 mắt. Đây thực sự là một thách
thức rất lớn để đạt được mục tiêu thanh toán
mắt hột gây mù ở Việt Nam vào năm 2010 khi
tiêu chuẩn thanh toán của Tổ chức Y tế Thế giới
đề ra là tỷ lệ quặm phải dưới 0,1% trong dân
số. Điều tra cho thấy có tới 19,56% số ng
ười
trên 50 tuổi bị mộng thịt ở 1 mắt và 7,99% bị
mộng thịt ở 2 mắt. Tỷ lệ mắc mộng 1 mắt ở tất
cả các mức độ phát triển của mộng đều cao hơn
hẳn tỷ lệ mắc mộng thịt ở 2 mắt. Nhu cầu mổ
mộng trong nhân dân là khá lớn: có tới 5,66 %
số người trên 50 tuổi cần được mổ mộng thị
t độ
II và độ III ở 1 mắt và 1,80 % số họ cần được
mổ mộng thịt độ II và độ III ở 2 mắt.

3. Hiệu quả của can thiệp mổ đục thể
thuỷ tinh ở cộng đồng
Tỷ lệ người đã được mổ ĐTTT cả 2 mắt
trong mẫu khám là 1,39%, mổ 1 mắt là 2,37%.
Nếu so sánh với tỷ lệ ĐTTT gây mù 2 mắt là
1,50% và 1 mắt là 3,76% cũng tìm th
ấy tại cộng
đồng này, thì thấy rằng tỷ lệ mổ còn thấp hơn
so với tỷ lệ mắc bệnh hiện nay. So với kết quả

4
TCNCYH 38 (5) - 2005
điều tra cả nước năm 2000, thì tỷ lệ mổ ĐTTT
trong quần thể điều tra ở Hà Nam (mổ 2 mắt là
1,39% và 1 mắt là 2,37%) đều cao hơn ở miền
Bắc (mổ 2 mắt là 1,05% và 1 mắt là 2,15%),
thể hiện chương trình can thiệp mổ ĐTTT ở tỉnh
Hà Nam trong 5 năm qua đã có tiến bộ rõ rệt về
mặt số lượng ca mổ. Tỷ lệ bao phủ phẫu thu
ật
tính theo người mù là 63,89%, tính theo mắt
mù là 43,20%, thể hiện hiệu quả khá tốt của
can thiệp ở tỉnh Hà Nam, xếp vào loại cao nhất
trong các tỉnh đã điều tra trong cả nước.
4. Kết quả về thị lực của can thiệp mổ
đục thể thuỷ tinh ở cộng đồng
Tỷ lệ thành công của phẫu thuật (mắt mổ có
thị lực > 6/60 sau mổ) ở Hà Nam đạt 67,42% là
một tỷ lệ chưa cao. Sau khi thử qua kính lỗ, tỷ
lệ thị lực kém (dưới 6/60) của mắt đã mổ được

cải thiện từ 32,58% xuống 28,09%. (Sự khác
biệt có ý nghĩa p < 0,01). Như vậy khoảng 4,5%
số mắt mổ đã không được chỉnh kính đúng sau
mổ. Sau khi đã được thử qua kính lỗ, tỷ lệ thị
lực kém (dưới 6/60) của mắt đã mổ
đặt IOL vẫn
không thay đổi (còn 17,74%), như vậy những
mắt này hoặc là có biến chứng nặng do phẫu
thuật, hoặc là đã được chỉ định mổ không đúng
(mổ những mắt có các bệnh kèm khác không
thể sáng lại được). Các nguyên nhân chính dẫn
đến kết quả thị lực kém sau mổ là biến chứng
phẫu thuật chiếm 15,73%, các bệnh khác gây
mù kèm theo là 13,48%, mắt mổ không được
chỉnh kính là 3,37%. Do đó cần đặ
c biệt quan
tâm đến vấn đề đào tạo phẫu thuật viên và
chăm sóc hậu phẫu sau mổ, cũng như vấn đề
chỉ định phẫu thuật thật đúng đắn.
5. Phân tích các trở ngại ngăn cản bệnh
nhân ĐTTT đi mổ
Các trở ngại chính ngăn cản bệnh nhân đi
mổ ĐTTT hiện nay ở Hà Nam là nghèo không có
tiền đi chữa bệnh, chiếm 23,1% s
ố người mù.
Do đó cần có chính sách trợ giúp cho người
nghèo đi mổ, đồng thời tranh thủ các nguồn
viện trợ nhân đạo trong và ngoài nước, tiết kiệm
vật tư tiêu hao để có thể hạ giá thành phẫu
thuật. Không biết bệnh này có thể chữa sáng

được hoặc không biết mình mắc bệnh gì, chiếm
18,2% là trở ngại lớn thứ hai ngăn cản bệnh
nhân đi mổ. Như vậy, cần ph
ải đẩy mạnh hơn
nữa các họat động giáo dục truyền thông ở cộng
đồng bằng nhiều kênh khác nhau. Không có
người đưa đi mổ là lý do khiến người mù không
đi mổ chiếm 9,1%. Giải quyết vấn đề này cần có
sự tham gia của các hội quần chúng như Hội
chữ thập đỏ, Hội phụ nữ v.v. và đưa đội phẫu
thuật lưu động xuống gần dân h
ơn. Khoảng
27,9% số người mù 2 mắt không muốn mổ vì
cảm thấy quá già không có nhu cầu hoặc do
mắc các bệnh nặng toàn thân (5,6%), do vậy
cần chú ý đến yếu tố này khi lập kế hoạch can
thiệp cho cộng đồng .

V. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ mù 2 mắt và 1 mắt ở người từ 50 tuổi
trở lên ở Hà Nam là 3,41% và 7,63%, thấp bằng
1/2 so với tỷ lệ mù cả nước năm 1995.
- Nguyên nhân gây mù chủ yếu vẫn là ĐTTT.
- Tỷ lệ bao phủ của phẫu thuật đạt cao
(63,89%) nhưng tỷ lệ thành công của phẫu
thuật chưa cao. Chiến lược phòng chống mù loà
trong 10 năm tới là đẩy mạnh mổ ĐTTT và nâng
cao chất l
ượng phẫu thuật để nhanh chóng hạ
thấp tỷ lệ mù loà ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Chí
Dũng, Phạm Ngọc Đông, Vương Văn Quý
(2003): Đánh giá mù loà và hiệu quả can thiệp
mổ đục thể thuỷ tinh ở cộng đồng. Công trình
NCKH cấp Bộ, Bộ Y tế đã nghiệm thu năm 2003
tại Hà Nội.
2. Hans Limburg, A. Foster (1998).
Cataract surgical Coverage: an indicator to
measure impact of cataract intervention
programmes. Community Eye Health, 1998, 25,
tr 3 - 6.

Summary
RAPID ASSESMENT OF BLINDNESS SITUATION AND CATARACT SURGICAL
SERVICES IN THE COMMUNITY OF HANAM PROVINCE

5
TCNCYH 38 (5) - 2005
Blindness prevalence and causes are necessary for planning of the Blindness Prevention activities.
Objectives: to evaluate Blindness prevalence and causes, the output and outcome of cataract
surgical services in the community. Methods: Cross - sectional prescriptive study on 1,729 persons of
50 years old and over. Results: Bilateral blindness prevalence is 3,41%, monocular blindness
prevalence is 7,63% in the population of 50 years old and over. Main causes of blindness are cataract
(47,5%), pathology of posterior segment (22,0%), glaucoma (16,9%), trachoma (3,4%). Bilateral and
monocular blinding cataract rates are 1,50% and 3,76% respectively. Prevalence of TT in one eye is
4,22%, in both eyes is 2,66%, prevalence of Pterigyum in one eye is 19.56% and in both eyes is
7,99%. The bilateral aphakia rate is 1,39%, monocular aphakia rate is 2,37%. The cataract surgical
coverages are 63,89% (per persons) and 43,20% (per eye). The successful surgical rate is 67,42%.
Main barriers for cataract services are poverty (23,1%), unawareness (18,2%), and no accompaniers

(9,1%). Conclusions: Main cause of blindness in Hanam is still cataract. The CSSR is good but the
successful surgical rate is not high. In the next 10 years promotion of cataract surgery output and
surgical quality should be done in order to reduce blindness prevalence.
Key words: rapid assessment of cataract surgical services.



6

×