Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lão hóa mắt ở người cao tuổi có đáng lo? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.79 KB, 8 trang )



Lão hóa mắt ở người cao
tuổi có đáng lo?

Ngày nay, người cao tuổi (NCT) cũng giống như người trẻ
hay mắc phải các căn bệnh thời đại như: bệnh tim mạch,
huyết áp, đái tháo đường
Ngoài ra, quy luật của tuổi tác cũng khiến NCT mắc thêm
nhiều bệnh, nhất là các bệnh lý về mắt. Hiểu biết đúng về
một số diễn biến cũng như các bệnh lý về mắt thường gặp ở
NCT giúp phòng tránh tốt hơn căn bệnh này khi về già.
Với mi mắt
Do tiêu mất nhiều sợi chun và sợi hồ nên mi trên sa xuống và
mi dưới cũng trễ xuống. Mi trên sa xuống, đây không phải là
bệnh sụp mi do thần kinh. Nó làm cho mắt nhắm, mở kém
linh hoạt nhưng không bao giờ che lấp, cản trở thị lực. Mi
dưới trễ xuống, làm lỗ lệ không khớp vào diện nhãn cầu góc
dưới trong. Do đó, nước mắt thoát không tốt, dễ tràn ra gò
má.
Về tuyến lệ
Các tuyến lệ phụ, nằm rải rác ở kết mạc mi, nay bị teo mất
nhiều. Mà các tuyến lệ này có chức năng tiết nước mắt
thường xuyên, thường trực. Do đó, NCT rất ít nước mắt. Còn
việc NCT đôi lúc có trào ồ ạt nước mắt (quen gọi là chảy
nước mắt sống) thì lại là vấn đề khác. Đó là do tuyến lệ chính
(nằm ở phía sau ngoài mi trên) phải tiết bù cho tuyến lệ
thường trực để tránh khô mắt. Tuyến lệ chính chỉ làm việc
khi có gió bụi hoặc khói kích thích. Hiện tượng đó dễ làm
NCT tưởng lầm là mình nhiều nước mắt.
Về kết mạc và giác mạc


Kết mạc (niêm mạc phủ sau hai mi và trước lòng trắng) thì
mỏng ra. Khi làm phẫu thuật kết mạc hoặc tiêm dưới kết
mạc, người ta phải để ý tránh rách, bục kết mạc do nó đã yếu,
mỏng.
Giác mạc (ta quen gọi là lòng đen mắt) thì NCT hay có các
cung đục màu trắng hoặc vòng đục trắng vòng theo phần rìa.
Hiện tượng đó gọi là dấu hiệu mắt thiên nga (mắt ngỗng trời).
Tuy nhiên, nó không bao giờ lấn vào phần trung tâm. Do đó,
không cản trở thị lực.
Về thể thủy tinh
Thể thủy tinh (TTT) người già thường bị xơ cứng. Nó không
phồng lên được để tăng công suất qui tụ khi nhìn gần mà
chuyên môn gọi là điều tiết. Do đó, NCT thường phải đeo
kính lão (kính hội tụ mang dấu dương) khi nhìn gần. Thực ra,
dấu hiệu này xảy ra rất sớm ở nam giới tuổi 45 trở ra, tuổi nữ
giới 40 - 43 trở ra.


Đục thủy tinh thể



Phẫu thuật thay thủy tinh thể


TTT người già thường hay bị đục. Từ tuổi 70, TTT của ai
cũng bắt đầu đục. Đục nhiều đến mức làm giảm thị lực, cản
trở sinh hoạt thì mới phải mổ. Thể thủy tinh trước khi đục
hẳn thì nó đặc, tăng công suất thay cho kính lão. Nhiều người
đang dùng kính thấy bỏ kính ra đọc, viết lại rõ hơn là đeo

kính. Chớ vội mừng, đó là dấu hiệu ban đầu của đục TTT.
Dịch kính mắt
Dịch kính là một tổ chức chiếm 3/4 dung tích nhãn cầu. Nó ở
phần sau TTT. Bình thường, nó nhầy, keo như lòng trắng
trứng sống. Dịch kính của người già bị lỏng ra, nhất là ở phần
trung tâm, nó vừa lỏng, vừa dễ bị các đốm đục, gây cảm giác
ruồi bay trước mắt. Nhiều khi dịch kính người già có các
nang rỗng nhỏ, thưa thớt.
Võng mạc
Võng mạc NCT cũng mỏng đi, cũng xơ, co. Do đó, rất có thể
bị các mảng khuyết ở một vài chỗ. Ổ khuyết ở trung tâm
được gọi là nang hoàng điểm.
Về kích thước nhãn cầu
Nhãn cầu NCT thường co nhỏ lại. Do đó, trục trước sau nhãn
cầu cũng ngắn bớt đi khoảng nửa ly, làm cho mắt bị viễn thị
trục. Cho nên, nếu vừa phải đeo kính đọc sách, vừa phải đeo
kính hội tụ số nhẹ để nhìn xa, thì cũng không lấy gì làm lạ.
Tức là mắt đó vừa bị lão thị, vừa bị viễn thị trục, do nhãn cầu
co ngắn lại.
Bệnh lý về mắt ở NCT cần lưu ý
Bệnh đục thể thủy tinh: Đây là bệnh của con dao mổ. Không
có thuốc tra, rỏ hay uống để làm tiêu TTT đục hoặc chặn lại
diễn biến của đục. Cũng không có mức độ chuẩn thị lực còn
mấy phần 10 thì phải mổ. NCT nên theo lời khuyên của
chuyên khoa mắt. Ngày nay, phẫu thuật nhanh, gọn và hậu
phẫu ngắn đi nhiều. Khi các cụ thấy giảm thị lực đến mức
ảnh hưởng đến công việc hoặc sinh hoạt thì nên đi mổ. Trước
kia thì khuyên mổ lúc thị lực 1/20. Nay thì mổ cả mắt thị lực
từ 4/10 trở xuống.
Bệnh glôcôm hay còn gọi là bệnh cao nhãn áp nguyên phát,

phải được phát hiện sớm và điều trị hợp lý bằng thuốc hay
phẫu thuật (tùy theo giai đoạn của bệnh). Không phải ai cao
tuổi cũng bị glôcôm, nhưng người già dễ xảy ra glôcôm nếu
đã có các yếu tố bẩm sinh, di truyền, góc tiền phòng không
đủ độ rộng nay thêm việc co hẹp góc tiền phòng hoặc xơ hóa
hệ thống bè dẫn lưu thủy dịch (do tuổi cao) thì bệnh bùng
phát ra. Ở tuổi 40, 45 trở ra, cần theo dõi nhãn áp. Mắt không
đau nhức nhưng cứ mờ đi, không bị bệnh về giác mạc hoặc
về thể thủy tinh thì nên đi đo nhãn áp. Có nhiều người không
đau nhức, khi đo nhãn áp mới biết bị glôcôm. Có người gai
thị đã lõm, đã teo trắng, cứ được chẩn đoán là teo gai.
Trường hợp đó là do glôcôm góc mở, glôcôm đơn thuần, nó
không gây đau nhức dù nhãn áp đã rất cao.
Tóm lại, những diễn biến không mong muốn ở mắt NCT nói
chung là do quy luật, nhưng NCT cần lưu ý về hai bệnh tuổi
già là đục TTT và glôcôm. Còn những diễn biến như sa mi,
trễ mi, chảy nước mắt sống, cảm giác ruồi bay, mắt thiên
nga thì không đáng lo lắm. Đó là diễn biến thông thường
không lúc về già. Tuy nhiên, để hạn chế sự lão hóa, NCT nên
ăn thay đổi nhiều loại thực phẩm, rau quả khác nhau, khi cần
có thể dùng thêm thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ.

×