Cách phòng ngừa hội
chứng sundowner ở
người cao tuổi
Hội chứng sundowner hoặc sundowing là căn bệnh gia
tăng sự lộn xộn, mất định hướng, gây suy giảm nhận thức
ở người cao tuổi lúc hoàng hôn…
Hội chứng Sundowner là hiện tượng tâm lý có liên quan đến
sự nhầm lẫn, bồn chồn ở nhóm người cao tuổi mắc bệnh sa
sút trí tuệ, nhất là Alzheimer nhưng cũng thể gặp ở nhóm
người mắc bệnh suy giảm trí tuệ tổng hợp. Những người mắc
phải bệnh này thường xuất hiện nhiều vấn đề lạ về hành vi,
nhất là lúc nhập nhoạng, nhá nhem hoặc vào lúc rạng đông.
Phần lớn bệnh nhân đều có thể hiểu được hành vi của mình là
bất thường, bệnh càng nặng khi trí nhớ con người càng sa sút.
Theo nghiên cứu thì có từ 20 - 45% số người mắc bệnh
Alzheimer mắc hội chứng Sundowner.
Hội chứng Sundowner có liên quan đến tổn thương ở não
Triệu chứng
Triệu chứng của hội chứng Sundowner không giới hạn nhưng
có thể bao gồm:
- Nhầm lẫn chung bắt đầu gia tăng khi ánh sáng tự nhiên mất
dần và thay bằng bóng tối (như lúc nhập nhoạng tối).
- Xuất hiện tình trạng kích động, tâm tính bắt đầu thay đổi
mạnh. Người bệnh bắt đầu cảm thấy khó chịu với những
người xung quanh, thậm chí có thể hét lớn nhưng rất hiếm
khi xảy ra.
- Mệt mỏi tâm thần và thể chất, mức độ tăng lên khi bóng tối
đến gần hoặc về buổi sang khi mặt trời bắt đầu mọc. Mệt mỏi
làm tăng tính khó chịu của con người.
- Xuất hiện tình trạng run rẩy khó kiểm soát, khó ngủ làm
cho người buồn bực, thậm chí còn đi lang thang trong đêm,
nhất là ở những người rối loạn trí nhớ ở thể nặng.
Nguyên nhân
Mặc dù khoa học đã nghiên cứu nhưng nguyên nhân cụ thể
đến nay vẫn chưa hiểu rõ. Người ta mới chỉ nghĩ đến yếu tố
rối loạn các nhịp ngày đêm (Circadian rhythm). Đây là các
quá trình hoóc-môn và sinh lý diễn ra theo chu kỳ, bắt đầu
vào buổi sáng và chấm dứt vào ban đêm. Các nhịp này kiểm
soát sự bài tiết một loạt hoóc-môn quan trọng như melatonin
và cortisol.
Ngoài ra, người ta còn tình nghi đến quá trình gián đoạn của
các nhân SCN (Suprachiasmatic nucleus) ở người bệnh
Alzheimer cũng là nguyên nhân gây gián đoạn nhịp ngày
đêm làm cho người bệnh mất ngủ và gây suy giảm trí nhớ. Sự
nhiễu loạn các nhịp ngày đêm này đã dẫn đến các chứng
bệnh nan y về thần kinh như mất trí nhớ, phản ứng chậm
chạp, mất ngủ hay trầm cảm trong đó có hội chứng
Sundowner.
Quản lý hội chứng Sundowner
Phải nói rằng đây là căn bệnh thần kinh chứa đựng nhiều bí
ẩn nên đến nay chưa hề có phương pháp điều trị dứt điểm,
việc điều trị chỉ mang tính tình thế. Thậm chí có những phép
điều trị chỉ phù hợp với người này còn người khác lại không
có tác dụng. Theo Hiệp hội Alzheimer Mỹ (AFA) thì nên áp
dụng một số thủ thuật sau:
- Nên đưa người già ra ngoài trời ở những chỗ có nắng, như
phía dưới cửa sổ mái nhà và dùng đèn thắp sáng trong nhà
cũng có tác dụng. Buổi sáng sớm nên đưa người bệnh ra
ngoài trời để tiếp cận với ánh sáng tự nhiên.
- Khuyến khích ngủ trưa để giúp các nhịp ngày đêm của cơ
thể hoạt động đúng chức năng.
- Duy trì cuộc sống vận động, năng luyện tập.
- Hạn chế đồ uống kích thích như cà phê bia rượu, nhất là
trước khi đi ngủ hoặc loại bỏ hoàn toàn càng tốt.
- Nên có kế hoạch làm việc trong ban ngày khi có đủ ánh
sáng tự nhiên. Nếu làm việc ban đêm nên có không gian yên
tĩnh, đủ ánh sáng.
- Phòng ngủ nên có toalét để tiện đi vệ sinh ban đêm để sau
đó có thể quay lại ngủ được bình thường, tránh tác động đến
các nhịp ngày đêm của cơ thể gây mất ngủ.
- Nên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện ra những vấn đề
nan y về sức khỏe. Dựa vào tình hình bệnh tật cụ thể bác sĩ
có thể kê đơn dùng một số loại thuốc như thuốc chống trầm
cảm (Antidepressants) hay còn gọi là thuốc ức chế tái nắm
bắt serotonin (SSRIs), nó có thể làm giảm trầm cảm và hội
chứng Sundowners như Prozac, Paxil, Zoloft. Thuốc ổn định
tâm trạng như lithium, valproic acid.
Các loại thuốc ức chế Cholinesterase như Aricept, Exelon và
Razadyne và cuối cùng là dùng Haldol, một loại thuốc thần
kinh có tác dụng rất tốt trong việc trị Hội chứng Sundowners.