Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.73 KB, 5 trang )
Lắng nghe chân thành
Nhiều người trong số chúng ta thường có thói quen cắt ngang lời người khác nói
mà không bao giờ để ý đến cảm giác của người kia như thế nào. Có người còn vô
tư : Nói như thế thà không nói còn hơn. Nhưng nếu là bạn, bạn sẽ cảm thấy như thế
nào nếu mình cũng nhận được thái độ lắng nghe hời hợt và thiếu trách nhiệm như
vậy từ người khác.
Nhiều người còn cho rằng, nếu nói chuyện mà người khác không muốn lắng nghe
thì nên im lặng còn hơn. Theo bạn ý kiến này liệu có đúng không? Theo tôi, nếu
chúng ta cảm thấy không muốn ai đó tiếp tục câu chuyện của mình, bạn hãy lịch sự
lắng nghe cho trọn câu chuyện của họ, sau đó hay nhẹ nhàng góp ý những gì bạn
cảm thấy chưa hài lòng ở họ. Vẫn biết rằng chúng ta có quyền từ chối lắng nghe,
nhưng đừng bao giờ làm như vậy nếu bạn không muốn trở thành một người thiếu
trách nhiệm và tế nhị trong cuộc sống.
Có những lúc họ nói chuyện không theo cách mà bạn muốn, nhưng hãy lắng nghe
một cách chân thành và thật sự bạn nhé. Đừng nghe mà như không nghe, nhìn mà
như không nhìn để rồi cả người nghe lẫn người nói đều không có được cảm giác
thỏa mãn trong giao tiếp. Bạn biết đó, hứng khởi là một yếu tố quan trọng để người
nói thể hiện hết những điều họ muốn nói, và nói một cách tự nhiên, say sưa. Nếu
bạn không tạo ra được niềm hứng khởi ấy cho người nói thì bạn chưa phải là một
người biết lắng nghe, biết nói chuyện.
Người nghe không chỉ nghe một cách thụ động mà còn phải chủ động làm chủ
cuộc trò chuyện, nếu chỉ để người nói chèo lái cuộc nói chuyện đó rất khó để có
được thành công trong giao tiếp. Đừng thụ động đón nhận những thông tin mà
người khác đem lại cho bạn, hãy biết làm chủ những thông tin ấy và tiếp nhận một
cách tự nhiên. Dù bạn muốn hay không muốn, thì những gì người nói đều đi đến