Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề tài: Năng lực sản xuất kinh doanh của NYK Line pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 22 trang )

Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, ngành vận tải bằng đường biển là một bộ phận thiết yếu trong nền kinh
tế của các nước có biển. Khó có thể biết chính xác ngành vận tải biển ra đời từ khi nào
nhưng ta có thể thấy nó phát triển với một tốc độ chóng mặt.
Từ khi mà lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển chưa nhiều, sức chở của
tàu còn nhỏ và thông tin liên lạc còn thấp kém, công việc thuê tàu chuyên chở hàng
hóa trong ngành vận tải biển thường được tiến hành trực tiếp giữa chủ tàu và khách
hàng.
Cho đến khi ngành vận tải biển thế giới đã phát triển nhanh chóng. Đội tàu trên
thế giới cũng đã tăng lên đột biến cả về số lượng lẫn chất lượng, chủng loại cũng như
kích thước. Các chuyến đi dài qua năm châu bốn biển, những bến cảng có mớn nước
sâu đủ sức cho tàu hàng vạn tấn vào, các thiết bị xếp dỡ công suất hàng ngàn tấn/giờ…
không còn là xa lạ với người làm công tác hàng hải. Chính vì vậy mà khối lượng hàng
hóa chuyên chở đã tăng lên đáng kể.
Ngày na, ngành vận tải biển giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của
mỗi nước. Doanh thu mỗi năm của ngành chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu quốc
nội. Sự nở rộ các cảng tầm cỡ quốc gia và vươn ra quốc tế càng góp phần chứng minh
tầm quan trọng của chúng trong nền kinh tế hiện nay. Các hãng tàu trên thế giới cũng
ngày càng đầu tư hơn cho đội tàu nhằm khai thác tốt nhất trên những tuyến đường
hàng hải cũng như góp phần nâng cao uy tín cho hãng. Nhận thức được điều này, NYK
Line đã không ngừng hoàn thiện đội tàu của mình, vươn lên là một trong các doanh
nghiệp vận tải hàng đầu thế giới. Sau đây, em xin trình bày về “Năng lực sản xuất
kinh doanh của NYK Line”.
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 1
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NYK LINE 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3
1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 5


1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6
1.4 Tình hình tuyến đường hoạt động của đội tàu 7
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA NYK LINE 10
2.1 Năng lực tổng quan về đội tàu của công ty 10
2.2 Năng lực về đội tàu tổng hợp 11
2.3 Năng lực về đội tàu chuyên dụng 14
2.4 Năng lực đội ngũ thuyền viên và nhân sự 18
2.5 Sản lượng khai thác tàu 20
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
3.1 Kết luận 24
3.2 Kiến nghị 25
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 2
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NYK LINE:
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
• Tên doanh nghiệp: Nippon Yusen Kabushiki Kaisha (NYK LINE)
• Chủ tịch: Yasumi Kudo
• Trụ sở chính: 3-2, Marunouchi 2 Chome,
Chiyoda-ku, Tokyo 100-0005 Japan
• Điện thoại: +81-3-3284-5151
• Văn phòng chi nhánh: Chi nhánh
Yokohama (TP Yokohama), chi nhánh
Nagoya (TP Nagoya), chi nhánh Kansai (TP
Kobe), chi nhánh Kyushu (TP Fukuoka) và
chi nhánh Đài Bắc (Đài Loan)
• Thành lập: 29/9/1885 (Ngày bắt đầu:
01/10/1885)
Quá trình phát triển của công ty:

Năm Sự kiện
1873
Mitsukawa Shokai, trước đây là Tsukumo Shokai (1 công ty mà Tosa
Clan thành lập vào năm 1870 với 3 tàu hơi nước), được đổi tên thành
Mitsubishi Shokai, dưới thời Yataro Iwasaki (người mà sau đó sáng lập
ra tập đoàn Mitsubishi). Sau đó, Mitsubishi Shokai được đổi tên thành
Mitsubishi Jokisen Kaisha vào năm sau.
1885
Yubin Kisen Kaisha Mitsubishi và Kyodo Unyu Kaisha hợp nhất vào
29/9 để tạo thành Nippon Yusen Kaisha (NYK), công ty mới khai trương
hoạt động vào 01/10 với 1 đội tàu gồm 58 tàu hơi nước.
1893
Tuyến vận tải biển với khoảng cách dài đầu tiên của Nhật Bản được bắt
đầu trên tuyến Bombay với tàu Hiroshima Maru.
1896
Mở chi nhánh ở London. Tuyến vận tải biển bắt đầu trên các tuyến châu
Âu, Seattle và châu Úc.
1914
Tokushima Maru trở thành tàu Nhật Bản đầu tiên đi qua kênh đào
Panama mới được hoàn thành
1929
Sọc đôi đỏ nền trắng trở thành biểu tượng chính thức cho tàu NYK. Tàu
chở khách sang trọng Asama Maru bắt đầu phục vụ trên tuyến San
Francisco. Sau đó bao gồm cả Asama Maru, Chichibu Maru và Hikawa
Maru cùng hoạt động trên tuyến tới Bắc Mỹ và châu Âu.
1959 Tàu chở dầu đầu tiên của tập đoàn NYK hoạt động (Tanba Maru).
1960 Tàu chuyên chở quặng đầu tiên của NYK được hoạt động (Tobata
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 3
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga

Năm Sự kiện
Maru).
1968
Hakone Maru, tàu container đầu tiên, bắt đầu phục vụ trên tuyến
California.
1978 Thành lập Nippon Cargo Airlines Co. Ltd (NCA).
1985
NYK kỉ niệm 100 năm thành lập. Hàng loạt tuyến vận tải container bắt
đầu từ Los Angeles, Chicago và Cincinnati trong hợp tác với công ty vận
tải Nam Thái Bình Dương.
1997 Tàu chở dầu Diamond Grace xảy ra tai nạn tràn dầu ở vịnh Tokyo.
2007
Đặt ra sự toàn vẹn, sự đổi mới và sự mạnh mẽ cho NYK. Thiết lập Học
viện Hàng hải NYK-TDG ở Philippines.
2009
Dự án cải cách cơ cấu khẩn cấp Yosoro được thực hiện. Giải thưởng
thiết kế hoàn hảo được trao cho 2 tàu thân thiện với môi trường của
NYK là Auriga Leader và NYK Super Eco Ship 2030.
2010 Kỉ niệm 125 năm thành lập NYK.
2011
Kế hoạch quản lý trung hạn mới “More Than Shipping 2013” được phát
hành. NYK gửi các tình nguyện viên đến hỗ trợ và cung cấp viện trợ cho
các khu vực bị tàn phá bởi động đất Nhật Bản. Học viện Hàng hải NYK-
TDG tốt nghiệp khóa đầu tiên.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh: NYK kinh doanh chủ yếu trên 6 lĩnh vực:
 Dịch vụ logistics toàn cầu (Logistics):
• Kinh doanh vận tải biển: bao gồm vận tải container và vận tải hàng hóa
thông thường.
• Dịch vụ vận tải cảng cuối và cảng (Terminal and Harbor): NYK cung cấp
cho khách hàng các dịch vụ tại cảng cuối và các dịch vụ xếp dỡ tàu

container, tàu chở ô tô nguyên chiếc và tàu du lịch tại các cảng cuối ở Nhật
Bản, châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu và châu Úc.
• Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
• Kinh doanh Logistics: cung cấp các dịch vụ bao gồm kho lưu trữ, quá trình
xử lý như kiểm tra, phân loại, dán nhãn và đóng gói lại; dịch vụ vận chuyển
nội địa như giao hàng bằng xe tải hoặc xe lửa,
khai thuế hải quan, giao nhận…

 Vận chuyển hàng rời (Bulk shipping):
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 4
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
• Vận chuyển ôtô: NYK cung cấp một đội tàu vận chuyển ô tô lớn nhất thế
giới với khoảng 100 chiếc.
• Vận chuyển hàng rời khô: Từ lâu, NYK đã vận chuyển số lượng lớn các loại
hàng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, chẳng hạn như quặng sắt, than
đá và dăm gỗ.
 Vận chuyển hàng lỏng:
• Vận chuyển dầu thô
• Vận chuyển sản phẩm dầu và hóa chất
• Vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng
• Vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng
 Kinh doanh du thuyền (Cruises)
 Kinh doanh bất động sản (Real estate)
 Các dịch vụ khác
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Đại hội đồng cổ đông
Ủy ban điều hành quản lý chiến lược
Ban giám đốc
Hội đồng quản trị

Hội đồng kiểm toán doanh nghiệp
Ban kiểm toán độc lập
Các phòng ban chính:
- Ban Tổng vụ
- Ban Thư ký
- Ban quản trị nhân lực
- Ban kiểm soát nội bộ
- Ban hành pháp
- Phòng nghiên cứu
- Ban kế hoạch đầu tư
- Ban kiểm toán
- Ban kế toán
- Ban tài chính
- Các phòng ban theo từng lĩnh vực hoạt động
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 5
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
1.4 Tình hình hoạt động của các tuyến:
Hiện nay, NYK Line hoạt động trên các tuyến chuyển chở được phân ra làm 8
nhóm:
 Nhóm 1: Châu Á - Bắc Mỹ:
• Tuyến SGX: từ Los Angeles (Hoa Kỳ) đến Trung Quốc, vòng xuống Sigapore
tới Arap Saudi (thời gian quay vòng 77 ngày).
• Tuyến SSX: từ Long Beach (Hoa Kỳ) đến Trung Quốc (thời gian quay vòng:
42 ngày).
• Tuyến JPX: Từ Nhật Bản tới bờ Tây Hoa Kỳ (thời gian quay vòng: 35 ngày).
• Tuyến VCX: từ Việt Nam đến Trung Quốc, qua Thái Bình Dương đến bờ Tây
Hoa Kỳ (thời gian quay vòng: 43 ngày).
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 6
MSSV: 1154010104

Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
• Tuyến CKX: từ Trung Quốc đến Hàn Quốc, Nhật Bản, qua Thái Bình Dương
đến bờ Tây Hoa Kỳ (thời gian quay vòng: 42 ngày).
• Tuyến PNX: từ Vancouver đến Đông Á (thời gian quay vòng: 49 ngày).
• Tuyến AEX: từ bờ Đông Hoa Kỳ đi qua Địa Trung Hải tới Đông Nam Á (thời
gian quay vòng: 70 ngày).
• Tuyến IEX: từ Ấn Độ qua biển Đỏ, kênh đào Suez vào Địa Trung Hải tới bờ
Đông Hoa Kỳ (thời gian quay vòng: 56 ngày).
• Tuyến NWX: từ Vancouver (Bắc Mỹ) đến Đông Á (thời gian quay vòng: 42
ngày).
• Tuyến SCE: từ Trung Quốc qua Thái Bình Dương, qua kênh đào Panama tới
bờ Đông Hoa Kỳ (thời gian quay vòng: 63 ngày)
• Tuyến PAX: từ bờ Đông Hoa Kỳ qua kênh Panama đến Đông Á (thời gian
quay vòng 105 ngày)
• Tuyến CCX: Los Angeles (Hoa Kỳ) đến Trung Quốc (thời gian quay vòng: 42
ngày)
 Nhóm 2: Bắc Mỹ - châu Âu:
• Tuyến PAX: từ bờ Tây Hoa Kỳ qua kênh Panama đến bờ Đông Hoa Kỳ tới Tây
Âu ( thời gian quay vòng: 105 ngày).
• Tuyến GAX: từ vùng vịnh Mexico đến Tây Âu (thời gian quay vòng: 35 ngày).
• Tuyến ATX: Bờ đông Hoa Kỳ đến Tây Âu (thời gian quay vòng: 28 ngày).
 Nhóm 3: Châu Á- Châu Âu:
• Tuyến ABX: Từ Trung Quốc qua Singapore, biển Đỏ tới biển Đen (thời gian
quay vòng: 63 ngày).
• Tuyến EUM: từ Đông Á qua vùng biển Ả Rập vào biển Đỏ, qua kênh đào Suez
tới Tây Nam châu Âu (thời gian quay vòng: 70 ngày).
• Tuyến IOS: từ Ấn Độ qua Địa Trung Hải tới Tây Âu (thời gian quay vòng: 56
ngày).
• Tuyến LP1: Từ Nhật Bản xuống Đông Nam Á qua biển Đỏ vào Địa Trung Hải
tới Tây Âu (thời gian quay vòng: 77 ngày).

 Nhóm 4: Châu Mỹ Latinh:
• Tuyến ALX: từ Đông tới Mexico đến Nam Mỹ (thời gian quay vòng: 77 ngày).
• Tuyến AMX: từ Trung Quốc đến Nhật Bản, qua Thái Bình Dương đến Mexico
(thời gian quay vòng: 49 ngày).
• Tuyến NHX: từ Đông Á qua Đại Tây Dương, vòng xuống mũi Hải Vọng tới bờ
Đông Nam Mỹ (thời gian quay vòng: 84 ngày).
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 7
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
• Tuyến ANS: từ bờ Đông Hoa Kỳ tới bờ Đông Nam Mỹ (thời gian quay vòng:
42 ngày).
 Nhóm 5: Châu Phi:
• Tuyến SWAX: từ Trung Quốc qua Singapore, vòng xuống mũi Hảo Vọng đến
Tây Phi (thời gian quay vòng: 84 ngày).
• Tuyến AEF: từ Singapore tới Nam Phi (thời gian quay vòng: 35 ngày).
 Nhóm 6: châu Á – châu Đại Dương:
• Tuyến ANA1: từ Trung Quốc đến Australia (thời gian quay vòng: 42 ngày)
• Tuyến AAX: từ Singapore tới châu Úc (thời gian quay vòng: 35 ngày).
• Tuyến NZS: từ Sigapore tới New Zealand (thời gian quay vòng: 35 ngày).
• Tuyến NZJ: từ Nhật Bản tới New Zealand (thời gian quay vòng: 42 ngày).
 Nhóm 7: nội châu Á:
• Tuyến PGS1: từ Nhật Bản tới Singapore, Indonesia (thời gian quay vòng: 28
ngày).
• Tuyến APX: từ Thái Lan qua Singapore tới Indonesia (thời gian quay vòng: 14
ngày).
• Tuyến ITX1:từ Nhật Bản tới Philippines (thời gian quay vòng: 14 ngày).
 Nhóm 8: Trung Đông và Ấn Độ:
• Tuyến SGX: Từ Trung Quốc vòng xuống Sigapore, Ấn Độ tới Trung Đông
(thời gian quay vòng: 77 ngày).
• Tuyến HLS: từ Thái Lan tới Ấn Độ, Trung Đông (thời gian quay vòng: 42

ngày).
Các tuyến đường vận tải của NYK Line ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu
cầu vận chuyển hàng hóa trên thế giới.
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 8
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA NYK LINE
2.1 Năng lực tổng quan về đội tàu của công ty:
Theo
lĩnh
vực
kinh
doanh
Loại tàu
Năm 2011 Năm 2012
Sở
hữu
Thuê
Tổng cộng
Sở
hữu
Thuê
Tổng cộng
Tàu Kt (DWT) Tàu Kt (DWT)
Kinh
doanh
vận tải
biển
Tàu container

31 98 129 5.572.626 29 97 126 5.489.287
Tàu chở hàng
nặng/Tàu
thông thường
9 10 19 372.161 9 9 18 352.215
Vận
chuyển
hàng
rời
Tàu chở hàng
rời (Capesize)
35 77 112 21.041.640 37 89 126 22.747.882
Tàu chở hàng
rời (Panamax)
39 54 93 7.801.814 44 58 102 8.654.694
Tàu chở hàng
rời
(handysize)
53 96 149 6.521.082 64 97 161 6.999.610
Tàu chở gỗ
dăm
13 43 56 2.849.261 9 42 51 2.678.186
Tàu chở ôtô
33 88 121 2.173.632 32 88 120 2.169.122
Tàu chở dầu
53 32 85 12.961.241 54 28 82 12.601.151
Tàu chở LNG
25 3 28 2.085.903 25 3 28 2.085.903
Tàu chở các
loại hàng khác

17 26 43 532.924 12 17 29 346.440
Du lịch
Du thuyền
2 1 3 21.577 2 1 3 21.577
TỔNG
310 528 838 61.933.961 317 529 846 64.146.066
2.2 Năng lực đội tàu tổng hợp:
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 9
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
NYK là một trong những công ty có mạng lưới vận tải biển lớn nhất thế giới.
NYK hiện có khoảng 90 tàu container đang hoạt động trên toàn thế giới.
Đội tàu container của NYK vận chuyển tất cả các loại hàng hóa phục vụ cho
nhu cầu thiết yếu của con người. Vận tải container của NYK Line hiện đang đứng
thứ 13 trên thế giới.
Dưới đây là danh sách đội tàu container của NYK:
Tên tàu
Năm
đóng
TEU Cờ NRT GRT
ACX Crystal 2008 2900 Philippines 14.422 29.093
ACX Diamond 2008 2900 Singapore 14.422 29.093
ACX Marguerite 1997 1600 Panama 9.382 18.602
ACX Pearl 2008 2900 Panama 14.422 29.093
ACX Satsuma 1997 560 Panama 3.733 6.773
Condor 2008 889
Antigua &
Barbuda
5.198 9.983
Confidence 1996 602 Bahamas 2.738 5.658

E.R. Riga 2010 1084 Liberia 5.387 12.514
Hanjin Constantza 2011 3398 Malta 19.410 35.595
Iga 1996 1613 Panama 9.382 18.602
Ikoma 1997 1613 Panama 9.382 18.602
Imari 1997 1613 Singapore 9.382 18.602
Iwaki 1997 1613 Panama 9.382 18.602
Iwashiro 1995 1613 Panama 9.382 18.619
Izumo 1997 1613 Singapore 9.382 18.602
Mark Twain 2006 3398 Liberia 19.407 35.581
NYK Adonis 2010 9300 Panama 34.145 105.644
NYK Altair 2012 9592 Panama 34.145 105.644
NYK Aphrodite 2003 6238 Panama 29.555 75.484
NYK Apollo 2002 6238 Panama 29.555 75.484
NYK Aquarius 2003 6238 Panama 29.555 75.484
NYK Arcadia 2011 9592 Panama 34.145 105.644
NYK Argus 2004 6238 Panama 29.555 75.484
NYK Artemis 2003 6238 Panama 29.555 75.484
NYK Athena 2003 6238 Panama 29.555 75.484
NYK Atlas 2004 6238 Panama 29.555 75.519
NYK Clara 2008 2700 Singapore 11.833 27.051
NYK Constellation 2007 4800 Marshall Island 23.203 55.534
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 10
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
Tên tàu
Năm
đóng
TEU Cờ NRT GRT
NYK Cosmos 2006 4130 Liberia 25.095 40.952
NYK Daedalus 2007 4800 Panama 23.203 55.534

NYK Daniella 2008 2700 Singapore 11.833 27.051
NYK Delphinus 2007 4800 Panama 23.203 55.534
NYK Demeter 2007 4800 Panama 23.203 55.534
NYK Deneb 2007 4800 Panama 23.203 55.534
NYK Diana 2008 4800 Panama 23.203 55.534
NYK Floresta 2005 2432 Cyprus 12.540 25.406
NYK Fuji 2010 4538 Singapore 18.228 44.925
NYK Furano 2010 4538 Singapore 18.228 44.925
NYK Fushimi 2010 4538 Singapore 18.228 44.925
NYK Futago 2011 4538 Singapore 18.228 44.925
NYK Galaxy 2006 4300 Germany 24.786 41.899
NYK Helios 2012 13208 Hong Kong 69.987 141.003
NYK Isabel 2008 2700 Singapore 11.833 27.051
NYK Joanna 2009 2700 Singapore 11.833 27.051
NYK Kai 1993 3794 Panama 21.988 50.650
NYK Laura 2009 2700 Panama 11.833 27.051
NYK Leo 2002 6258 Panama 28.409 75.201
NYK Libra 2002 6258 Panama 28.409 75.201
NYK Lodestar 2001 6258 Panama 28.409 75.201
NYK Lynx 2002 6258 Panama 28.409 75.201
NYK Lyra 2002 6258 Panama 28.409 75.201
NYK Lyttelton 2008 3534 Liberia 15.938 36.007
NYK Maria 2009 2700 Panama 11.833 27.051
NYK Meteor 2007 4800 Panama 23.203 55.534
NYK Nebula 2007 4800 Panama 23.203 55.534
NYK Oceanus 2007 8600 Panama 35.550 98.799
NYK Olympus 2008 8600 Panama 35.550 98.799
NYK Orion 2008 8600 Panama 35.550 98.799
NYK Orpheus 2008 8600 Japan 35.550 98.799
NYK Paula 2009 2700 Panama 11.833 27.051

NYK Pegasus 2003 6238 Panama 29.780 76.199
NYK Phoeni 2003 6238 Panama 29.780 76.199
NYK Remus 2009 4800 Panama 23.203 55.534
NYK Rigel 2009 4800 Panama 23.203 55.534
NYK Romulus 2010 4800 Singapore 23.203 55.534
NYK Rosa 2009 2700 Panama 11.833 27.051
NYK Rumina 2009 4888 Singapore 23.203 55.534
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 11
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
Tên tàu
Năm
đóng
TEU Cờ NRT GRT
NYK Silvia 2009 2700 Panama 11.833 27.051
NYK Terra 2008 6500 Panama 27.684 76.928
NYK Themis 2008 6500 Panama 27.684 76.928
NYK Theseus 2008 6500 Panama 27.684 76.928
NYK Triton 2008 6500 Panama 27.684 76.928
NYK Vega 2006 8600 Panama 37.907 97.825
NYK Venus 2007 8600 Panama 37.907 97.825
NYK Veronica 2009 2700 Panama 11.833 27.051
NYK Vesta 2007 8600 Panama 37.907 97.825
NYK Virgo 2007 8600 Panama 37.907 97.825
Posen 2007 2741 Liberia 13.574 27.968
Rio Cardiff 2010 4255 Liberia 23.882 41.331
Rio Chicago 2010 4250 Liberia 25.000 39.080
Santa Belina 2006 2824 Liberia 14.769 28.616
Sanuki 1997 1157 Singapore 5.857 13.448
Satsuki 1997 1177 Panama 7.023 14.089

Settsu 1997 1152 Panama 5.857 13.448
Soga 1998 1091 Panama 5.857 13.448
Sumire 1997 1177 Panama 7.023 14.089
Suzuran 1997 1177 Panama 7.023 14.089
Virginia 2005 5039 Liberia 34.532 54.592
William Shakespeare 2007 3398 Liberia 19.407 35.581
2.3 Năng lực đội tàu chuyên dụng:
2.3.1 Đội tàu vận chuyển ôtô:
Trong kinh doanh vận tải ôtô, NYK vận chuyển chủ yếu các ôtô đã hoàn thành
từ Nhật Bản ra nước ngoài. Gần đây, NYK phấn đấu để xây dựng một cơ sở hạ tầng
bằng cách thiết lập mạng lưới vận tải ven biển ở châu Âu, Trung
Quốc và Đông Nam Á, xây dựng và mở
rộng vận tải ôtô trong mỗi khu vực, đầu
tư và phát triển kinh doanh vận tải nội địa.
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 12
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
NYK cũng đã mở rộng các tuyến vận tải vận chuyển các loại máy móc hạng
nặng và xe hơi đã qua sử dụng từ nước ngoài vào Nhật Bản.
NYK cung cấp một đội tàu khoảng 100 tàu chở ôtô.
2.3.2 Đội tàu chở hàng rời:
Đội tàu chở hàng rời của NYK Line là một trong những đội tàu lớn nhất thế
giới. Các loại hàng hóa được vận chuyển: quặng sắt, than
cốc, muối, gỗ, xi măng,…
Đội tàu Số tàu đang hoạt động DWT
Capesize (>120.000DWT) 112 21.041.640
Panamax (60.000-119.999DWT) 93 7.801.940
Các tuyến vận tải hàng rời trên thế giới của NYK Line:
2.3.3 Đội
tàu

chở
hàng
rời mở mái:
Các tàu chở hàng rời mở mái được điều hành bởi SAGA Forest Carries
International AS ở Na Uy. SAGA là một công ty vận tải biển quốc tế chuyên về vận
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 13
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
chuyển sản phẩm lâm sản. SAGA hiện đang điều hành một đội tàu 24 chiếc
chở hàng rời mở mái.
2.3.4 Đội tàu chở gỗ dăm:
Bao gồm các tàu chở hàng khô rời mở mái, đội tàu chở gỗ
dăm của NYK Line là một trong những đội tàu hàng
đầu thế giới về vận chuyển gỗ.
Đội tàu này bao gồm: 56 tàu đang hoạt động với dung tích 2.849.261 DWT.
2.3.5 Đội tàu vận chuyển hàng lạnh:
Đội tàu vận chuyển hàng lạnh của NYK được điều hành bở NYKCool AB,
được đặt ở Stockholm (HQ), một công ty con của NYK
Reefers Limited.
NYKCool AB quản lý một đội tàu khoảng 35 tàu container lạnh phù hợp với
việc vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng như hoa quả.
Các tuyến vận chuyển hàng lạnh của NYK:
2.3.6
Đội
tàu chở dầu thô:
34 tàu vận chuyển dầu thô rất lớn (VLCC) của NYK đã tạo nên một
đội tàu chở dầu thô lớn nhất thế giới.
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 14
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga

Số tàu đang hoạt động DWT
VLCC 34 10.061.077
Aframax 5 568.761
2.3.7 Đội tàu chở sản phầm dầu/ Đội tàu chở hóa chất:
Các tàu chở sản phẩm dầu vận chuyển các sản phẩm của dầu mỏ như:
xăng dầu, napta, nhiên liệu diezen, dầu hỏa và nhiên liệu
máy bay.
Các tàu chở sản phẩm dầu được chia thành các loại sau: MR (cỡ trung bình,
25.000-55.000 DWT), LR (cỡ lớn, lớn hơn 55.000 DWT) và LRII (cỡ lớn II, lớn
hơn 80.000 DWT).
Số tàu đang hoạt động DWT
LRII 5 500.059
MR 23 1.089.519
Tàu chở hóa chất 9 273.859
2.3.8 Đội tàu chở LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng):
Số tàu đang hoạt động DWT
Tàu chở LPG 10 491.077
Tàu chở amoniac 1 26.776
2.3.9 Đội tàu chở dầu LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng):
Bao gồm 28 tàu đang hoạt động với tổng sức chứa là
2.085.903 m
3
.
Các tuyến hoạt động của đội tàu chở dầu LNG:
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 15
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
2.4 Năng
lực về đội ngũ thuyền viên và nhân sự:
NYK có đội ngũ nhân viên và thuyền viên có trình độ chuyên nghiệp, nhiệt tình

và năng động.
Nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, năng động và sáng tạo trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải.
Phần lớn các thuyền viên của NYK là công dân của các quốc gia khác, đặc biệt
là Philippines. Nhìn chung, thuyền viên làm việc trên các tàu của NYK đều được
đào tạo và huấn luyện khá tốt về lý thuyết, có kinh nghiệm lâu năm, sẵn sàng ứng
phó với mọi tình huống nguy cấp trên biển.
• Số lượng nhân viên của NYK Group: 28.498 người (bao gồm NYK và các
công ty con hợp nhất).
• Số lượng nhân viên của NYK Group trong những năm gần đây:
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 16
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
Lĩnh vực hoạt động
Năm
2009 2010 2011 2012
Dịch vụ kinh doanh vận tải biển 4.081 4.197 4.090 4.003
Vận chuyển hàng rời 1.915 1.767 1.926 2.294
Vận chuyển bằng đường biển 5.996 5.964 6.016 6.297
Logistics 15.504 16.180 16.562 16.155
Vận tải cảng cuối và cảng 5.053 5.964 2.363 2.731
Du thuyền 347 485 458 486
Vận tải hàng hóa bằng đường không 672 754 716 737
Bất động sản 52 59 62 64
Lĩnh vực khác 2.210 2.254 2.184 2.028
Tổng cộng 29.834 31.660 28.361 28.498
Đơn vị: Người
2.5 Sản lượng khai thác tàu:
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 17
MSSV: 1154010104

Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
Biểu đồ Tổng doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh của NYK năm 2012
Theo biểu đồ tổng kết doanh thu của NYK năm 2012, ta thấy doanh thu của kinh
doanh dịch vụ Logistics và vận chuyển hàng khối rời là 1897,1 tỷ Yên (khoảng 90%
tổng doanh thu). Doanh thu của dịch vụ logistic là 1.027,2 tỷ Yên (chiếm 50,3%),
trong đó, kinh doanh vận tải biển là 441,8 tỷ Yên (chiếm 21,6%), dịch vụ cảng là 140,8
tỷ Yên (chiếm 6,8%), vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là 77,8 tỷ Yên
chiếm 3,8% và dịch vụ logistics là 336,8 tỷ Yên (chiếm 18,1%). Doanh thu của vận
chuyển hàng rời là 795,5 tỷ Yên (chiếm 39%), trong đó, đội tàu vận chuyển hàng rời
và hàng hóa đặc biệt chiếm 32,5%, đội tàu chở dầu chiếm 6,5%. Trong khi đó, dịch vụ
kinh doanh tàu du lịch chỉ thu về 35 tỷ Yên (chiếm 1,7%) và doanh thu của các lĩnh
vực khác là 184,5 tỷ Yên (chiếm 9%).
Sau đây là doanh thu và lợi nhuận định kỳ của từng dịch vụ khai thác tàu cụ
thể:
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 18
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
 Dịch vụ kinh doanh vận tải biển:
Năm 2012, đội tàu container đã vận chuyển 396.077 TEUs. Trong năm nay, NYK Line
đã tích cực thực hiện các biện pháp để đối phó với sự sụt giảm trong khối lượng vận
chuyển hàng hóa, chủ yếu là đối
với các nước phát triển, và tăng
phân phối lượng tàu container lớn
bằng cách tổ chức lại dịch vụ tàu
container để đạt hiệu quả cao hơn. Nỗ
lực này tạo điều kiện cho sự cải thiện
cung-cầu và phục hồi chất lượng dịch vụ,
đặc biệt là các tuyến châu Âu và Mỹ
Latinh. Tuy nhiên, từ quý III, khối
lượng hàng hóa và giá cả giảm trong

bối cảnh thị trường sụt giảm. NYK
Line đã mở rộng và nâng cấp mạng lưới dịch
vụ trên các tuyến trong khu vực châu Á để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và sức cạnh tranh ngày
càng tăng. Trong khi đó, trên tuyến đường Đông-Tây, NYK Line tiếp tục hợp lý hóa
các dịch vụ và chi phí thấp hơn thông qua Grand Alliance và G6 Alliance. Công ty
cũng giới thiệu các dịch vụ băng thông rộng trên tàu để phân tích thời tiết và đại
dương, và lựa chọn tuyến đường ngắn nhất, an toàn nhất. Thêm vào đó, những tàu
không hữu hiệu đã bị loại bỏ để cắt giảm chi phí hoạt động và sữa chữa tàu. Nhờ vào
các biện pháp trên mà doanh thu
trong kinh doanh dịch vụ vận tải
biển của NYK Line tăng hơn so với năm
trước.
 Vận chuyển hàng rời:
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 19
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
Doanh thu của vận chuyển hàng rời cao hơn so với năm trước đó.
• Vận chuyển ôtô:
Số lượng ôtô NYK vận chuyển trong năm 2012 là 2.920 chiếc. Việc vận chuyển
ô tô đã được hồi phục so với năm 2011 khi mà xuất khẩu xe hơi bị ảnh hưởng nặng nề
bởi thiên tai ở Nhật Bản và Thái Lan. Trong lĩnh vực logistics, NYK đã bổ sung thêm
hoạt động vận chuyển bẳng đường biển nên số lượng ô tô được vận chuyển tăng lên ở
các cảng Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và châu Âu.
• Vận chuyển hàng rời khô:
Trọng tải hàng rời được vận chuyển 21.756 DWT. Trong khi xuất khẩu hàng rời
khô tăng lên, chủ yếu ở Trung Quốc, sự mất cân đối cung cầu trở nên phổ biến hơn.
Điều nay gây suy giảm trong tỉ lệ vận tải hàng hóa cho tất cả các loại tàu và các tuyến
đường thương mại, đặc biệt là tàu chở hàng rời Capesize. Trong bối cảnh này, NYK
Line tiếp tục giảm tốc độ tàu và các biện pháp cắt giảm chi phí khác.

• Vận chuyển dầu:
Năm 2012, NYK Line đã vận chuyển được 10.824 DWT, trong đó VLCCs vận
chuyển 8.999 DWT. Thị trường VLCC (tàu dầu rất lớn) đã có dấu hiệu cải thiện vào
mùa thu sau một thời gian sụt giảm, nhưng thị trường tổng thể vẫn sụt giảm mà không
có thu hẹp về khoảng cách cung-cầu. Thị trường tàu chở sản phẩm xăng dầu phục hồi
trong nửa cuối của năm. Ngoài ra, một tàu khoan bắt đầu hoạt động ngoài khơi Brazil
trong tháng 4.
 Kinh doanh tàu du lịch:
Ở Bắc Mỹ, doanh thu của du thuyền Crystal trong hành trình qua Địa Trung Hải giảm
xuống vì sự hỗn loạn về bất ổn định tài chính ở miền Nam châu Âu cũng như tình hình
chính trị căng thẳng ở Trung Đông và Bắc Phi. Ở Nhật Bản, việc kinh doanh du thuyền
Asuka đã phục hồi mạnh mẽ so với năm trước khi mà miền Đông Nhật Bản gánh chịu
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 20
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
trận động đất tàn khốc. Nhìn chung, thị trường du lịch trên biển thu hẹp sự
tổn thất doanh thu cao hơn so với năm
trước.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ
KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Qua hơn 125 năm xây dựng và phát triển (1885-2013), tuy phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện nhưng với sự nỗ lực vượt khó,
tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của các nhà lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, nhiệt tình và tài năng, NYK Line đã trở thành một trong những doanh
nghiệp vận tải hàng đầu thế giới.
Với việc trang bị những trang thiết bị, phương tiện vận chyển ngày càng hiện
đại và một hệ thống tổ chức dịch vụ liên hoàn, NYK ngày càng đáp ứng cho mọi yêu
cầu của khách hàng, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
Trong kinh doanh vận tải đường biển, NYK đang cố gắng nổ lực không chỉ

nâng cao tổng trọng tải đội tàu mà còn mở rộng mạng lưới tuyến đường hoạt động trên
thế giới. Đội tàu NYK đang ngày càng được trang bị thiết bị hiện đại, đảm bảo tránh
gây hư tổn hàng hóa, vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và nhanh chóng.
NYK Line đang ngày càng phấn đấu để trở thành 1 trong 10 hãng tàu lớn nhất
thế giới.
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 21
MSSV: 1154010104
Môn: Kinh tế vận tải biển GVHD: TS. Phạm Thị Nga
3.2 Kiến nghị:
 Có chế độ kiểm tra và sửa chữa định kỳ cho từng tàu để kịp thời phát hiện những hư
hỏng, phòng trường hợp gây ra tai nạn ảnh hưởng đến thuyền viên và hàng hóa.
 Loại bỏ bớt các tàu không có hữu hiểu để giảm bớt chi phí hoạt động và sửa chữa
tàu, đồng thời tránh sử dụng các tàu có tuổi thọ cao, không đảm bảo an toàn để tránh
gây ảnh hưởng xấu đến hàng hóa và thuyền viên.
 Mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm nguồn hàng mới, khách hàng mới.
 Tìm hiểu tập quán của các Cảng đi qua để tiến hành công tác neo đậu, xếp dỡ hợp lý,
đúng qui định của Cảng.
 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên và thuyền viên. Đào tạo thuyền viên có thái độ
làm việc chuyên nghiệp, có tính kỷ luật cao, sẵn sàng ứng phó với những tình huống
nguy hiểm.
 Mở rộng và nâng cấp mạng lưới dịch vụ trên các tuyến trong khu vực châu Á để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và sức cạnh tranh ngày càng tăng của các hãng tàu trên
thế giới.
SV: Châu Thị Quỳnh Như Trang 22
MSSV: 1154010104

×