BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá
Đục – Sillago sihama (Forsskal, 1775) ở
vùng ven biển Quảng Trị”
1
MỤC LỤC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình,
phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, còn
75km phía đông giáp hoàn toàn với biển Đông, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển du lịch biển với các bãi tắm đẹp như Cửa Tùng, Vĩnh Thái, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, Triệu
Lăng Bên cạnh đó, vùng biển Quảng Trị còn có nhiều loại hải sản quý chế biến nhiều món ăn
ngon, bổ dưỡng hấp dẫn như tôm hùm, cua, tôm bạc, ghẹ, ốc hương, sò huyết, cá đục, cá mú,
mực 3
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 3
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
3.1. Tình hình nghiên cứu về cá ở Việt Nam 3
3.2. Nghiên cứu cá ở Quảng Trị 6
Võ Văn Phú, Nguyễn Trường Khoa (2000) “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông
Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” thống kê có 83 loài thuộc 56 giống, 39 học và 12 bộ. Mai Đình
Yên và cộng sự (2004): Báo cáo chuyên đề “Kết quả điều tra thành phần loài cá tại khu bảo
tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Nguyễn Trường Khoa, Hồ Thanh Hải: “Tài nguyên,
môi trường hạ lưu sông Thạch Hãn”. Võ Văn Phú, Hoàng Trọng Tú và cộng sự (2006): “Đa
dạng sinh học thành phần loài cá ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị” thống
kê được 100 loài thuộc 56 giống, 19 họ và 8 bộ 6
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
4.1. Đặc điểm hình thái phân loại, phân bố của cá Đục – Sillago sihama (Forsskal, 1775) 6
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá Đục 7
4.3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Đục 7
4.4. Đặc tính sinh sản của cá Đục 7
4.5. Đề xuất một số nhóm giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá Đục 7
5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
5.1. Đối tượng nghiên cứu 7
5.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 8
5.3. Phương pháp nghiên cứu 9
5.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 9
5.3.2. Nghiên cứu ngoài thực địa 9
5.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 10
5.3.3.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại 10
5.3.3.2. Về sinh trưởng 10
5.3.3.3. Về dinh dưỡng 12
5.3.3.4. Về sinh sản 13
5.3.3.5. Xử lý số liệu 14
6. DỰ KIẾN SẢN PHẨM ĐẠT ĐƯỢC 14
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
8. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 17
9. DỰ TRÙ KINH PHÍ 17
10. ĐỀ XUẤT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 17
2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc
giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, còn 75km phía đông giáp hoàn toàn với biển
Đông, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển với các bãi
tắm đẹp như Cửa Tùng, Vĩnh Thái, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, Triệu Lăng Bên
cạnh đó, vùng biển Quảng Trị còn có nhiều loại hải sản quý chế biến nhiều món
ăn ngon, bổ dưỡng hấp dẫn như tôm hùm, cua, tôm bạc, ghẹ, ốc hương, sò huyết,
cá đục, cá mú, mực
Trong nhiều năm trở lại đây, nguồn lợi khai thác cá biển đã góp phần đưa
đời sống bà con vùng ven biển Quảng Trị ngày một đi lên. Trong số thành phần
các loài cá mà ngư dân khai thác, không thể không nhắc đến loài cá Đục. Đây là
loài cá thường gặp ở vùng đầm phá, cửu sông và ven biển. Cá Đục tuy có kích cỡ
trung bình nhưng có giá trị thương phẩm cao, là thực phẩm được nhiều người ưa
thích. Để hiểu rõ về đặc điểm sinh học, đánh giá đúng nguồn lợi, nắm rõ tình hình
khai thác từ đó đề xuất phương pháp bảo vệ nguồn lợi cá Đục ven biển Quảng Trị,
tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Đục – Sillago sihama
(Forsskal, 1775) ở vùng ven biển Quảng Trị”.
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Hiểu rõ được một số đặc điểm sinh học của cá Đục – Sillago sihama
(Forsskal, 1775) ở vùng ven biển Quảng Trị.
- Bước đầu đánh giá được tình hình khai thác và đề xuất các nhóm giải pháp
phát triển bền vững nguồn lợi cá Đục ở ven biển Quảng Trị.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình nghiên cứu về cá ở Việt Nam
Cá có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Đây là nguồn thực phẩm
giàu đạm, nhiều vitamin, có hàm lượng mỡ thấp. Bên cạnh giá trị về thực phẩm,
cá còn có giá trị làm dược liệu, mỹ nghệ, làm cảnh…Vì thế, từ xa xưa, con người
đã không ngừng khai thác, tác động đến nguồn lợi cá.
Nghiên cứu sinh học cá ở Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ:
* Thời kỳ trước 1945:
3
Theo Bộ Thuỷ sản, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1996),
công trình đầu tiên nghiên cứu về cá ở nước ta là của H.E.Sauvage (1881) trong
tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số loài mới ở Đông
Dương”. Tác giả đã thống kê 139 loài chung cho toàn Đông Dương và mô tả một
số loài mới ở miền Bắc nước ta. G.Tirant (1929) đã công bố thành phần loài và mô
tả 70 loài cá ở sông Hương (Huế) trong đó có 5 loài mới mà ông đã thu thập mẫu
vật từ năm 1883. Những năm tiếp theo có nhiều công bố về thành phần các loài cá
ở các thuỷ vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như H.E.Sauvage
(1884) thu được 100 loài cá ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới; L.Vaillant (1891 –
1904) thu thập 6 loài, mô tả 4 loài mới ở Lai Châu (1891), 5 loài ở sông Kỳ Cùng
và có 1 loài mới (1904).
Có thể xem thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (1945) là thời kỳ
các nghiên cứu cá ở nước ta do người nước ngoài tiến hành. Các mẫu chuẩn phần
lớn được lưu ở bảo tàng Tự nhiên Paris. Thời kỳ này mới dừng ở mức mô tả,
thống kê thành phần loài, còn nghiên cứu về sinh học và nguồn lợi cá chưa thực
hiện được.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) công tác
nghiên cứu bị gián đoạn. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954), công tác
nghiên cứu cá được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành.
* Thời kỳ từ 1954 – 1975:
Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Đáng chú ý là các
công trình của các tác giả như: Mai Đình Yên (1960, 1962,1964,1966,1969),
Hoàng Đức Đạt (1964). Những tác giả này chủ yếu nghiên cứu về khu hệ và một
số đặc điểm sinh học của các loài cá ở miền Bắc Việt Nam. Trong thời kỳ này ở
miền Bắc xuất hiện các cơ sở nghiên cứu cá nước ngọt nói riêng và cá nói chung
như: Trạm nghiên cứu Thuỷ sản Đình Bảng, khoa Sinh trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội, trường Đại học Thuỷ sản.
Miền Nam cũng có những công trình nghiên cứu của Trần Ngọc Lợi và
Nguyễn Cháu (1964), Fourmanoir (1965), M.Yamamura (1966), Nguyễn Viết
Trương và Trần Tuý Hoa (1972), Y.Taki (1975),…
Trong thời kỳ này cùng với nghiên cứu về khu hệ cá, các công trình nghiên
cứu về sinh học và sinh thái học cũng được chú ý hơn, tiêu biểu là các tác giả Đào
Văn Tiến và Mai Đình Yên (1960) mô tả về hình thái, sinh học, giá trị kinh tế cá
4
Mòi sông Hồng; Phan Trọng Hậu, Mai Đình Yên, Trần Tới (1963) về hình thái
sinh học cá Mè trắng sông Hồng; Hoàng Đức Đạt (1964) về hình thái, sinh thái
một số loài cá sông Lô; Mai Đình Yên và Đoàn Văn Đẩu (1966) nghiên cứu về
đặc điểm sinh học một số loài cá ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam, nghiên cứu về
các loài cá kinh tế ở Vịnh Bắc Bộ của Bùi Đình Chung (1969), Lê Minh Viễn
(1971), Nguyễn Phi Đính (1973),…
Nhìn chung các công trình nghiên cứu thời gian này vẫn mang tính chất
riêng rẽ cho từng khu vực.
* Thời kỳ từ 1975 đến nay:
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, các công trình nghiên cứu được
tiến hành và phát triển trên cả nước. Nổi bật trong thời kỳ này là công trình nghiên
cứu của Mai Đình Yên (1978, 1979, 1985, 1988, 1992), Mai Đình Yên và Nguyễn
Hữu Dực (1991, 1995).
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của một số loài cá do Võ Văn Phú và
nnk thực hiện, như: Cá Mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus); cá Căng bốn sọc
(Pelates quadrilineatus); cá Hồng (Lutinaus erythroptorus) ở đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế; Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của 10 loài cá kinh tế ở hệ đầm phá
tỉnh Thừa Thiên Huế; Đặc điểm sinh học cá Móm gai dài (Gerres filamentosus);
Dìa (Siganus guttatus) ở đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế; Đặc tính sinh sản của cá
Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) ở phá Tam Giang Cầu Hai (2001);
cá Đối mục (Mugil cephalus) ở đầm phá nước lợ phía Nam tỉnh Bình Trị Thiên;
Đặc tính dinh dưỡng của cá Thát Lát Notopterus notopterus (Pallas,1796) ở hồ
Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai…
Bên cạnh đó có các nghiên cứu của các tác giả khác, như: Lê Thị Nam
Thuận, Trần Duy Nga (1996): Dẫn liệu về đặc tính sinh sản của cá Dìa (Siganus
guttatus) ở hệ đầm phá Thừa Thiên Huế; Nguyễn Anh Tuấn và nnk (1998): Khảo
sát đặc điểm sinh học và khả năng phát triển cá Rô phi đỏ trong điều kiện ao nuôi
ở tỉnh Cần Thơ (1992 – 1994); Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá Sặc
rằn (Trichogaster pertoralis Regan) của Lê Như Xuân và Nguyễn Trọng Nho
(1999); Đặc tính sinh học của cá Lăng (Hemibagrus guttatus) của Nguyễn Hồng
Hải (2000); Lê Thị Nam Thuận, Phan Anh, Trần Thị Thanh Tâm (2001): Dẫn liệu
bước đầu về dinh dưỡng của cá Trê (Clarias fuscus) trong điều kiện nuôi; Hoàng
Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003): Nghiên cứu một số đặc điểm
5
sinh học của loài cá Lăng nha (Mystus nemurus); Lê Thị Nam Thuận, Phan Anh,
Hoàng Đức Đạt (2003): Nghiên cứu chu kỳ sinh dục năm trong tự nhiên của cá
Trê đen (Clarias fuscus) ở tỉnh Thừa Thiên Huế; Lê Thị Nam Thuận (2006):
Thăm dò khả năng lai cá Trê đen (Clarias fuscus) với cá Trê phi (Clarias
gariepnus) ở Thừa Thiên Huế; Tác dụng của 17 α – Hydroxy - 20 β –
Dihydroprogesteron (17,20p) lên sự chín và rụng trứng invivo của cá Trôi Ấn Độ
(Labeo rohita) của Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007);
Nguyễn Đức Tuân và cộng sự: Ngiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm
(Hemibagrus guttatus) trong điều kiện nuôi; Nguyễn Phi Nam, Lê Đức Ngoan và
Nguyễn Công Dân (2007): Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Dầy (Cyprinus
centralus Nguyen et Mai, 1994); Nguyễn Hữu Quyết (2007), “Tình hình khai thác cá
Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994)”; Bùi Minh Thắng (2008): “Nghiên
cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của cá Niên (Onychostoma laticeps
Gunther, 1896) tại hồ Phú Ninh và vùng phụ cận, tỉnh Quảng Nam”;…Các công trình
nghiên cứu nói trên là những tư liệu quý về sinh học, sinh thái các loài cá kinh tế nội
địa Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của thời kỳ này đã gắn việc bảo vệ
quyền lợi, bảo vệ môi trường với thực tiễn sản xuất nghề cá. Những dẫn liệu về
thành phần loài, đặc tính sinh học, sinh thái, của chủng quần cá ngày càng phong
phú và hoàn thiện. Công tác nghiên cứu toàn diện về cá ngày càng được đẩy mạnh
và có những bước tiến vững chắc.
3.2. Nghiên cứu cá ở Quảng Trị
Võ Văn Phú, Nguyễn Trường Khoa (2000) “Dẫn liệu bước đầu về thành
phần loài cá ở sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” thống kê có 83 loài thuộc 56
giống, 39 học và 12 bộ. Mai Đình Yên và cộng sự (2004): Báo cáo chuyên đề
“Kết quả điều tra thành phần loài cá tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh
Quảng Trị. Nguyễn Trường Khoa, Hồ Thanh Hải: “Tài nguyên, môi trường hạ lưu
sông Thạch Hãn”. Võ Văn Phú, Hoàng Trọng Tú và cộng sự (2006): “Đa dạng
sinh học thành phần loài cá ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị”
thống kê được 100 loài thuộc 56 giống, 19 họ và 8 bộ.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm hình thái phân loại, phân bố của cá Đục – Sillago sihama
(Forsskal, 1775)
6
- Mô tả đặc điểm hình thái
- Sự phân bố của cá Đục
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá Đục
- Tương quan chiều dài và trọng lượng cá
- Cấu trúc tuổi cá
- Tính tốc độ tăng trưởng của cá (chiều dài và trọng lượng)
4.3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Đục
- Thành phần thức ăn tự nhiên của cá
- Xác định cường độ bắt mồi của cá
- Xác định hệ số béo, độ mỡ của cá.
4.4. Đặc tính sinh sản của cá Đục
- Xác định các thời kỳ phát triển tế bào sinh dục và các giai đoạn chín muồi
sinh dục của cá.
- Xác định thời kỳ phát dục, giai đoạn đẻ trứng của cá
- Xác định sức sinh sản của cá
4.5. Đề xuất một số nhóm giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá Đục
- Tình hình khai thác (đánh bắt nguồn lợi, ngư cụ đánh bắt, sản lượng
khai thác)
- Các nhóm giải pháp khả thi
5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tên khoa học: Sillago sihama (Forsskal, 1775)
Tên Việt Nam: Cá Đục biển
Tên địa phương: Cá Đục, cá Đục bạc, cá Đục trắng
Tên tiếng Anh: White sillago
Họ: Sillaginidae
7
Bộ cá Vược: Perciformes
Lớp cá xương: Osteichthyes
Ngành có Dây sống: Chordata
Hình 1. Cá Đục – Sillago sihama (Forsskal,1775)
5.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: vùng ven biển Quảng Trị
6
8
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0
Sơ đồ các điểm thu mẫu cá Đục ở vùng ven biển Quảng Trị
Dự kiến các điểm thu mẫu (được ký hiệu trên bản đồ) theo thứ tự từ Bắc
vào Nam.
Thứ tự Địa điểm thu mẫu
Điểm 1 Thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh
Điểm 2 Xóm Roọc, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh
Điểm 3 Cảng Cửa Tùng, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh
Điểm 4 Thôn Thủy Ban, xã Trung Giang, huyện Gio Linh
Điểm 5 Thôn Hà Lợi Trung, xã Gio Hải, huyện Gio Linh
Điểm 6 Cảng Cửa Việt, xã Gio Việt, huyện Gio Linh
Điểm 7 Thôn Trung Nam, xã Triệu An, huyện Gio Linh
Điểm 8 Thôn 4, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong
Điểm 9 Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng
Điểm 10 Thôn Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 10 năm 2011.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
5.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu từ các công trình nghiên cứu đã
công bố.
5.3.2. Nghiên cứu ngoài thực địa
- Thu mẫu bằng 3 cách: đánh bắt cùng ngư dân, đặt mua tại các hộ ngư dân,
thu mua từ các chợ cá.
- Mẫu cá thu được còn tươi, nguyên vẹn, được xử lý trong dung dịch
Formol 4%.
* Thu mẫu nghiên cứu sinh trưởng
9
Mẫu thu được xử lý khi còn tươi, đo các chỉ tiêu về chiều dài thân (L và L
0
)
và cân trọng lượng (W và W
0
) của cá.
Trong đó:
L: Chiều dài cơ thể cá từ mõm cá đến hết đuôi (mm)
L
0
: Chiều dài cơ thể cá từ mõm cá đến hết phần vây (mm)
W: Trọng lượng toàn thân cá (g)
W
0
: Trọng lượng của cá bỏ nội quan (g)
Để xác định tuổi của cá, dùng panh lấy vẩy của cá để xác định (thường lấy
vẩy ở vùng bên sườn, trên đường bên, ngay dưới vây lưng). Vẩy được xếp cẩn thận
và cho vào sổ vẩy có đánh số thứ tự và các thông tin liên quan của cá thể cho vẩy.
* Thu mẫu nghiên cứu dinh dưỡng
Mẫu cá được xử lý ngay khi còn tươi sống, được giải phẩu theo từng nhóm
chiều dài để quan sát ruột và lấy thức ăn trong ống tiêu hóa, định hình ống tiêu
hóa trong dung dịch Formol 4% hoặc cồn 70
0
.
* Thu mẫu nghiên cứu sinh sản
Mẫu cá thu được đem giải phẩu, xác định trọng lượng bằng cân tiểu ly và
các giai đoạn chín muồi của tuyến sinh dục cá về hình thái theo thang 6 bậc của
K.A.Kiselevits (1923), sau đó định hình trong dung dịch Bowin.
* Phương pháp nghiên cứu tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi
cá Đục
Khảo sát điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp ngư dân, dùng phiếu điều
tra, thu thập các tài liệu thứ cấp ở các cơ quan chủ quản về tình hình khai thác,
ngư cụ khai thác cá Đục.
5.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
5.3.3.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại
Đo đếm các chỉ tiêu phân loại dựa vào tài liệu hướng dẫn nghiên cứu cá của
Pravdin.
5.3.3.2. Về sinh trưởng
- Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng
10
Dựa vào số đo về chiều dài và trọng lượng để xác định tương quan của cá
đục biển theo phương trình của R.J.H.Beverton – S.J.Holt (1956):
W = a.L
b
Trong đó:
W: Trọng lượng toàn thân (g)
L: Chiều dài của cá đo từ mút mõm đến hết vây tia đuôi dài nhất (mm)
a,b: Là các hệ số cần xác định, tính theo phương pháp tính toán hồi quy
thực nghiệm.
- Xác định tuổi
Dùng vẩy để xác định tuổi. Mẫu quan sát được ngâm trong dung dịch
NaOH 4% để tẩy mỡ, các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy. Sau đó vớt ra, làm
sạch các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy để có được vẩy cá trong suốt. Rửa sạch
bằng nước sạch, lau khô, quan sát vòng quanh năm bằng kính lúp hai mắt và đo
bán kính vẩy, kích thước vòng năm dưới kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính.
- Tốc độ tăng trưởng
Chúng tôi sử dụng phương pháp Rosa Lee (1920) để xác định mức tăng
trưởng chiều dài cá với công thức:
L
n
=
V
Vn
(L - a) + a (1)
Trong đó:
L
n
: Chiều dài cá ở tuổi n cần tìm (mm)
L: Chiều dài đo được của cá
V
n
: Khoảng cách từ tâm vẩy đến vòng năm thứ n (mm)
V: Bán kính vẩy
a: Chiều dài cá bắt đầu có vẩy (mm)
Giá trị hệ số a được xác định dựa vào những số liệu cụ thể về chiều dài và
kích thước vẩy, đo được ở từng cá thể trên cơ sở áp dụng các phương trình toán
học thực nghiệm.
Tính tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm theo công thức:
11
T
n
= L
n
– L
(n - 1)
(2)
Trong đó:
T
n
: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ở lứa tuổi n (mm)
L
n
: Chiều dài của cá ở lứa tuổi n (mm)
L
(n – 1)
: Chiều dài cá ở lứa tuổi n-1 (mm)
Thay các số liệu chiều dài hàng năm tính được ở phương trình (1) vào (2) sẽ
xác định được tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Đục.
- Giải phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy
Về chiều dài: L
t
= L
∞
[1 – e
-k(t-t
o
)
]
Về trọng lượng: W
t
= W
∞
[1 – e
-k(t-t
o
)
]
b
Trong đó:
L
t
và W
t
: Chiều dài và trọng lượng cá tuổi t (năm)
t và t
0
: Thời gian tuổi ban đầu và hiện tại của cá
L
∞
và W
∞
: Chiều dài và trọng lượng cực đại của cá
b: Hệ số tương quan theo phương trình của R.J.H.Berton – S.J.Holt
k: Hệ số đường cong của phương trình
Các giá trị L
∞
, W
∞
, k và t của phương trình được xác định trên cơ sở xử lý
số liệu thu được qua các phương trình tính toán thực nghiệm.
5.3.3.3. Về dinh dưỡng
- Xác định thành phần thức ăn:
+ Thức ăn được tách ra khỏi ruột, dạ dày.
+ Quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp.
+ Sử dụng khóa phân loại thực vật bậc thấp, động vật không xương sống
thủy sinh.
+ Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số xuất hiện và mức độ tiêu hóa
thức ăn.
+ Sử dụng các hình Atlat trong cuốn “ Sinh vật phù du miền Nam Việt
Nam” của A.Shirota (1968) để đối chiếu phân loại thức ăn.
12
- Xác định cường độ bắt mồi của cá:
Dựa vào độ no dạ dày và ruột cá theo thang 5 bậc (từ 0 đến 4) của Lebedep
(1954).
Bậc 0: Ruột và dạ dày không có thức ăn
Bậc 1: Ruột có ít thức ăn, dạ dày không có thức ăn
Bậc 2: Dạ dày và ruột đều có thức ăn ở mức thông thường
Bậc 3: Dạ dày và ruột đều có thức ăn, phình to căng
Bậc 4: Dạ dày và ruột chứa đầy thức ăn, vách dạ dày phình to. Dưới tác
dụng của áp suất khi mổ có thể vỡ ra.
- Xác định hệ số béo:
Chúng tôi sử dụng hai phương pháp của Fulton (1902) và của Clark (1928)
Công thức Fulton: Q =
L
W
3
x 100
Công thức Clark: Q =
L
W
3
0
x 100
Trong đó:
Q: Hệ số béo của cá
L: Chiều dài của cá từ mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm)
W: Trọng lượng toàn thân của cá (g)
W
0
: Trọng lượng của cá đã bỏ nội quan (g)
Từ đó đánh giá được độ béo của cá
5.3.3.4. Về sinh sản
- Phương pháp hình thái
Quan sát hình thái tuyến sinh dục của cá Đục bằng mắt thường và kính lúp
hai mắt theo quan điểm của của Kiselevits (1923). Từ đó xác định hình thái và cấu
tạo tuyến sinh dục, chu kỳ phát dục.
Đếm số lượng và cân trọng lượng tuyến sinh dục bằng cân tiểu li. Từ đó xác
định sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá theo công thức:
13
Sức sinh sản tuyệt đối: T = m.W
t
Sức sinh sản tương đối: t =
W
T
Trong đó:
T: Sức sinh sản tuyệt đối (Tế bào trứng/cá thể)
t: Sức sinh sản tương đối (Trứng/g)
W
t
: Trọng lượng buồng trứng (g)
m: Số trứng có trong một g của buồng trứng
W: Trọng lượng cá thể cá (g)
- Phương pháp nghiên cứu tổ chức học
Mẫu định hình trong dung dịch Bowin, lấy ra được xử lý theo phương pháp
nghiên cứu tổ chức học thông thường.
Tinh sào nhuộm theo phương pháp Hematoxylin – Sắt của Heidenhai.
Buồng trứng nhuộm theo phương pháp Azan của Heidenhai. Đọc tiêu bản theo
quan điểm của O.F.Xakun và N.A.Buskaia (1968).
Đo kích thước và chụp ảnh tế bào bằng kính hiển vi chụp ảnh có gắn trắc vi
thị kính.
5.3.3.5. Xử lý số liệu
Số liệu sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường và phần
mềm Microsoft Exel for Windows, phần mềm Minitable và một số phần mềm xử
lý hình ảnh.
6. DỰ KIẾN SẢN PHẨM ĐẠT ĐƯỢC
- Mô tả được đặc điểm phân loại, phân bố của cá Đục ở ven biển Quảng Trị.
- Xác định được phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của
cá Đục.
- Xác định được hình thái vẩy, thành phần tuổi và tốc độ tăng trưởng của cá
Đục theo tuổi.
- Viết được phương trình sinh trưởng của cá Đục theo Von Bertalanffy.
14
- Xác định tính ăn và các loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Đục, tính
cường độ bắt mồi và hệ số béo của cá.
- Xác định đặc tính sinh sản của cá Đục:
+ Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục
+ Tỷ lệ giới tính theo thời gian và theo nhóm kích thước
+ Quan hệ giữa thời gian và mức độ phát dục của cá. Mùa vụ sinh sản của
cá.
+ Sức sinh sản và hệ số thành thục của cá.
+ Kích thước của trứng và tiêu bản các giai đoạn phát triển của buồng
trứng.
- Đưa ra được một số biện pháp khả thi để bảo vệ nguồn lợi cá Đục ở ven
biển tỉnh Quảng Trị.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp
Hà Nội.
2. Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007), Tác dụng
của Progesteron (P) và Desoxycorticosteron (DOCA) lên sự chín và rụng
trứng in vitro của cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita), Tạp chí Khoa học, Đại học
Huế, tr.39 – 17.
3. Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980), Dẫn liệu về đặc tính sinh học của
cá Dìa – Sigamus gutatus ở đầm phá nam tỉnh Bình Trị Thiên, NXB Thuận
Hóa, Huế.
4. Hoàng Đức Đạt, Thái Trọng Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003), Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học loài cá Lăng Nha – Mytus nemurus, Những vấn
đề cơ bản trong khoa học sự sống, Hội nghị Khoa học Toàn Quốc lần thứ II,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.524 – 527.
5. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Châu Thị Tuyết Hạnh (2007), Nghiên cứu ảnh
hưởng của thức ăn công nghiệp và rong biển (Gracillaria sp) đến sinh trưởng và
phát triển của cá Dìa (Siganus guttatus) nuôi thương phẩm, Tạp chí Khoa học, (39),
Đại học Huế, tr.27 – 33.
15
6. Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978), Dẫn liệu bước đầu về đặc tính
sinh học của cá Đối mục (Mugil cephalus) ở đầm phá nước lợ phía Nam tỉnh bình
Trị Thiên, Thông tin Khoa học, (2), Trường ĐH Khoa học Huế, tr. 85-101.
7. Võ Văn Phú (1991), Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế
ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Toàn
Quốc về biển lần thứ lll, 1, tr. 212-216.
8. Võ Văn Phú (1991), Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của cá Mòi cờ
chấm (Clupanodon punctatus) ở đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thông tin Khoa
học, (9), tr. 197-207.
9. Võ Văn Phú (1994), Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Hồng (Lutinanus
erythroptorus) ở đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thông tin Khoa học, (9), tr. 191-196.
10. Võ Văn Phú (1995), Khu hệ cá và đặc điểm sinh học 10 loài cá đầm phá
Thừa Thiên Huế, Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sinh học, Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội.
11. Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền, Phan Cư (1996), Đặc điểm sinh học của
cá Móm gai dài (Gerres filamentosus Cuvier) ở hệ đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế,
Thông tin khoa học, 2 (10), Trường ĐH Khoa học Huế, tr. 24-31.
12. Võ Văn Phú, Nguyễn Trường Khoa (2000), Dẫn liệu bước đầu về thành
phần loài cá ở sông Thạch Hản, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Sinh học Hà Nội, tập 22,
(3b), tr.43-50.
13. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2001), Đặc tính sinh sản của cá Dầy
(Cyprinus centralus , Nguyen et Mai, 1994) ở phá Tam Giang- Cầu Hai, tỉnh Thừa
Thiên Huế, Thông tin Khoa học, (12), Trường Đại học Khoa học Huế, tr. 80-85.
14. Võ Văn Phú, Nguyễn Hữu Quyết, Hồ Thị Hồng (2005), Đặc tính sinh học
cá Dầy (Cyprinus centralus, Nguyen et Mai) vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế,
Tạp chí Khoa học, (27), Trường Đại học Khoa học Huế, tr. 99-106.
15. Võ Văn Phú, Hoàng Trọng Tú (2006), Về đa dạng sinh học thành phần
loài cá ở khu hệ bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học, Đại
học Huế, (33), tr.111-122.
16
16. Võ Văn Phú, Trần Thị Trang (2007), Đặc tính dinh dưỡng của cá Thát lát
Notopterus notopterus (Pallas, 1796) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, (4), Gia Lai, tr. 34-40.
17. Lê Thị Nam Thuận (2006), Thăm dò khả năng lai cá Trê đen (Clarias
fuscus) với cá Trê phi (Clarias gariepinus) ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học,
(33), Đại học Huế, tr. 81-84
18. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên (1979), Ngư loại
học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
19. Mai Đình Yên và cộng sự (2004), Báo cáo chuyên đề, Kết quả điều tra
thành phần loài cá tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
8. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TT Nội dung thực hiện Thời gian thực hiện
1 Chuẩn bị đề cương 08 - 10/2010
2 Thu mẫu, điều tra đặc điểm phân bố 10/2010 - 6/2011
3 Định loại, mô tả chi tiết đặc điểm hình thái 10/2010 – 6/2011
4 Phân tích, xử lý số liệu, hoàn thành báo cáo 01/6 – 20/10/2011
9. DỰ TRÙ KINH PHÍ
TT Nội dung công việc Số tiền
1 Thu thập tài liệu, xây dựng đề cương 1.000.000 đ
2 Mua dụng cụ, hóa chất 1.500.000 đ
3 Thuê người thu mẫu và mua mẫu bổ sung 5.000.000 đ
4 Viết báo cáo tổng kết, đánh máy, in ấn luận văn 1.000.000 đ
5 Chi phí đi lại 1.500.000 đ
Tổng 10.000.000 đ
10. ĐỀ XUẤT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
17
Giảng viên chính: TS. Lê Thị Nam Thuận
Đơn vị công tác: Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế.
Các mục yêu cầu ký tên:
Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn Học viên thực hiện
TS. Lê Thị Nam Thuận Võ Văn Thiệp
18