67
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
CHUỖI GIÁ TRỊ NẤM RƠM TẠI XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Trọng Dũng
1
, Nguyễn Thị Minh Hòa
2
1
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
2
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tóm tắt. Nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi giá trị nấm rơm tại xã Phú
Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy 82%
nấm rơm sản xuất tại xã Phú Lương tiêu thụ tại thị trường Thừa Thiên Huế, 18 %
còn lại được các bán buôn chở đi tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng
Bình và Quảng Trị. Đối với thị trường Thừa Thiên Huế thì bán buôn là người cung
ứng chủ yếu (97,6%). Như vậy, bán buôn giữ vai trò điều khiển, chi phối toàn bộ
các hoạt động kinh doanh nấm rơm trên thị trường. Nghiên cứu về vị thế tài chính
chỉ ra rằng chi phí, lợi nhuận và lợi nhuận biên phân chia không đồng đều trong
chuỗi. Hộ trồng nấm là người có vị thế tài chính cao nhất trên cả chi phí gia tăng,
lợi nhuận và lợi nhuận biên nhưng họ là người hưởng lợi thấp nhất, bán buôn là
người hưởng lợi cao nhất từ cả hai chuỗi giá trị chợ Đông Ba và chợ Bãi Dâu.
1. Giới thiệu
Một trong những đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp là có những tố chất cần
cho sức khỏe của con người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập đầu người
ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang tăng lên. Bởi vậy, nhu cầu tiêu
thụ các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao không những tăng lên về số lượng mà còn
đòi hỏi cao hơn về chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng và tốt
hơn cho sức khỏe. Nấm nói chung và nấm rơm nói riêng là một loại thực phẩm bổ
dưỡng được các nhà khoa học và giới bác sĩ xem là một “tiên dược” cho cuộc sống hiện
đại. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ nấm rơm đang tăng lên, đặc biệt tại tỉnh Thừa Thiên
Huế - nơi mà đa số người dân theo đạo Phật thì nấm rơm là nguyên liệu không thể thiếu
trong các món ăn chay.
Xã Phú Lương, huyện Phú Vang là một xã đi đầu về trồng nấm rơm ở tỉnh Thừa
Thiên Huế. Số hộ tham gia trồng nấm và qui mô trồng nấm rơm của các hộ đang tăng
lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, làm thế nào để nấm rơm của xã Phú Lương đáp
ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và người dân cải thiện thu nhập thông qua trồng
nấm vẫn là những câu hỏi cần được giải quyết. Nghiên cứu này tập trung phân tích
68
chuỗi giá trị nấm rơm với mục đích xác định cấu trúc chuỗi giá trị nấm rơm, hiểu rõ hơn
về các tác nhân trong chuỗi và tìm hiểu vị thế tài chính của các tác nhân khi tham gia
vào các chuỗi để từ đó có thể giúp hộ trồng nấm đưa ra những quyết định liên quan đến
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phú Lương là xã có số hộ trồng nấm nhiều nhất và cũng là xã có phong trào
trồng nấm phát triển ở huyện Phú Vang. Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã bắt
đầu với việc thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến trồng và tiêu thụ nấm rơm từ phòng
Nông nghiệp, Hội Nông dân và sau đó là các hợp Tác xã, xã trồng nấm ở huyện Phú
Vang. Thông qua kết quả điều tra và thảo luận, chúng tôi đã lựa chọn hộ trồng nấm –
điểm bắt đầu của chuỗi giá trị ở xã Phú Lương để điều tra. Từ hộ trồng nấm chúng tôi
lần từng bước để tìm ra chuỗi giá trị nấm ở Xã Phú Lương. Các cuộc điều tra với hộ
nông dân theo bảng hỏi, và các cuộc phỏng vấn sâu dựa vào danh mục hỏi với toàn bộ
các tác nhân tham gia trong chuỗi đã được thực hiện.
Tổng số 95 hộ đại diện có qui mô trồng nấm khác nhau (10 hộ có 1 vòm nấm, 72
hộ có 2 vòm nấm và 13 hộ có 3 vòm nấm) được lựa chọn từ các thôn trồng nấm rơm
nhiều, trung bình và ít (Lê Xá Đông 25, Giang Đông B 25, Vĩnh Lưu 30, Lê Xá Trung 4,
Giang Đông A 4, Khê Xá 4 và Lương Lộc 3). 17 hộ thu gom, trong đó 12 hộ thu gom
cung ứng nấm rơm cho chuỗi giá trị Đông Ba và 5 thu gom cung ứng cho thị trường
ngoại tỉnh. 13 nhà bán buôn, trong đó chuỗi giá trị Đông Ba 5, chuỗi giá trị Bãi Dâu 8
người
1
. Đối với người bán lẻ, chúng tôi đã tiến hành điều tra 20 người tại các chợ trên
thành phố Huế như Tây Lộc, Vĩ Dạ, Bến Ngự…
3. Chuỗi giá trị nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang
3.1. Cấu trúc chuỗi giá trị nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang
Nấm rơm ở xã Phú Lương chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh (82%) và
cung ứng khoảng 18% cho thị trường ngoại tỉnh như Đà Nẵng (ĐN), Quảng Bình (QB),
Quảng Trị (QT) (Sơ đồ 1). Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung phân
tích chuỗi giá trị cung ứng cho thị trường tiêu thụ chính của nấm rơm xã Phú Lương –
thị trường nội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sơ đồ 1 chỉ ra rằng 72% nấm rơm ở xã Phú Lương được bán cho các hộ thu gom
để cung ứng chủ yếu (63%) cho các nhà bán buôn chợ Đông Ba và 9% còn lại cung ứng
cho các nhà bán buôn ở Đà Nẵng, Quảng Bình và Quảng Trị. 20% nấm rơm cung ứng
1
Đối với các nhà bán buôn ở chợ Bãi Dâu, họ tự thu gom nấm từ các hộ trồng nấm rồi bán cho các nhà
bán lẻ. Mặc dù khối lượng kinh doanh không lớn, nhưng họ thực hiện chức năng và đóng vai trò quan
trọng như những nhà bán buôn trong chuỗi nên chúng tôi nhóm họ vào những nhà bán buôn thay vì
những hộ thu gom.
69
cho các nhà bán buôn chợ Bãi Dâu, 6% nấm rơm từ hầu hết của các hộ trồng nấm qui
mô lớn được cung ứng cho các nhà bán buôn và chỉ có 2% nấm rơm được hộ trồng nấm
bán trực tiếp đến người tiêu dùng địa phương. Trong tất cả các chuỗi cung ứng nấm rơm
ra thị trường thì chuỗi mà hộ trồng nấm rơm xã Phú Lương bán cho các thu gom để
cung ứng cho bán buôn chợ Đông Ba là lớn nhất, chiếm khoảng 73,2%. Chuỗi cung ít
nhất nấm rơm ra thị trường Thừa Thiên Huế đó là chuỗi mà người trồng nấm xã Phú
Lương bán trực tiếp đến người tiêu dùng, khoảng 2,4%
2
.
Hộ trồng nấm rơm
Thu gom
Bán buôn Đông ba
Bán buôn các tỉnh
(ĐN, QB, QT)
Bán buôn Bãi Dâu
Bán lẻ:
-Chợ TP Huế
- Chợ địa
phương
- Siêu thị
Bán lẻ:
- Đà nẵng
- Quảng Bình
- Quảng Trị
Người
tiêu
dùng
(ĐN,
QB, QT)
Người
tiêu
dùng
(Thừa
Thiên
Huế)
72%
6%
20%
2%
9%
63%
9%
60%
Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang
Trong 82% nấm rơm tiêu thụ tại thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế thì 60% nấm
rơm được cung ứng bởi các nhà bán buôn chợ Đông Ba, 20% được cung ứng bởi các
nhà bán buôn Bãi Dâu. Như vậy có thể nói bán buôn, đặc biệt bán buôn nấm rơm ở chợ
Đông Ba giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ nấm sản xuất ở xã Phú
Lương. Những nhà bán buôn nấm rơm là những người điều khiển, chi phối hầu hết các
chuỗi cung ứng nấm rơm cũng như thị trường tiêu thụ từ quyết định khối lượng giao
dịch đến giá mua và giá bán nấm rơm hằng ngày trên thị trường và phương thức thanh
toán.
Bán buôn nấm rơm ở chợ Đông Ba dựa vào giá nấm rơm ngày hôm trước, giá tại
các chợ khác, khối lượng nấm sản xuất ở tỉnh Thừa Thiên Huế và nhu cầu thị trường để
quyết định giá mua và giá bán nấm rơm. Hằng ngày, vào lúc 3h sáng, bán buôn chợ
Đông Ba sẽ gọi điện thoại thông báo giá mua cho các nhà thu gom ở xã Phú Lương để
nhà thu gom quyết định thông báo giá mua nấm rơm cho hộ trồng nấm. Tuy nhiên, hộ
trồng nấm thường chỉ được các nhà thu gom thanh toán tiền sau 5 đến 7 ngày và tùy
thuộc vào giá thực tế mà người bán buôn Đông Ba quyết định vào thời điểm thanh toán.
Nếu giá tại thời điểm thanh toán cao thì hộ trồng nấm sẽ được thanh toán với giá thông
báo lúc thu gom, còn nếu giá tại thời điểm thanh toán thấp thì giá thanh toán cho hộ
2
0,732 = 0,6/0,82; 0,024 = 0,02/0,82
70
trồng nấm sẽ thấp hơn so với giá thông báo lúc thu gom. Như vậy, hộ trồng nấm vừa là
tác nhân chịu sức ép về giá vừa phải chia sẻ các rủi ro từ biến động của thị trường nấm
rơm.
Bán buôn chợ Bãi Dâu trực tiếp thu gom nấm rơm từ các hộ trồng nấm theo hình
thức “khoán” tức là người trồng nấm sau khi thu hoạch thì bỏ nấm sẵn vào bao để người
thu gom đến nhận. Khi nhận nấm rơm từ các hộ trồng nấm thì bán buôn Bãi Dâu chưa
thông báo giá mua cho hộ trồng nấm. Giá bán được nhà bán buôn xác định theo giá từng
ngày ở chợ dựa vào giá của ngày hôm trước, lượng cung, cầu ngày hôm đó và chất
lượng của nấm. Từ giá bán nấm rơm thực tế, bán buôn Bãi Dâu sẽ quyết định mức giá
mua trả cho hộ trồng nấm. Hộ trồng nấm sẽ được bán buôn Bãi Dâu thanh toán tiền
trong vòng 1 đến 2 ngày sau. Như vậy, giao dịch với các nhà bán buôn chợ Bãi Dâu thì
hộ trồng nấm vẫn là người bị động về các thông tin trên thị trường và cũng phải chia sẻ
rủi ro từ những biến động trên thị trường nấm hằng ngày.
3.2. Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị nấm rơm
Khi tham gia vào các chuỗi giá trị khác nhau, vị thế tài chính của các tác nhân sẽ
khác nhau. Như đã đề cập ở trên, hầu hết (97,6%) nấm rơm tiêu thụ ở thị trường Thừa
Thiên Huế được cung ứng bởi các nhà bán buôn, trong đó bán buôn Đông Ba cung ứng
73,2 % và bán buôn Bãi Dâu cung ứng 24,4%. Để hiểu rõ vị trí tài chính của các tác
nhân, nghiên cứu sẽ đi vào phân tích các chuỗi giá trị cung ứng nấm rơm cho các bán
buôn chợ Đông Ba và Bãi Dâu.
3.2.1. Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nấm rơm chợ
Đông Ba
Bảng 1 trình bày vị thế tài chính của các tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị
nấm rơm chợ Đông Ba, cho thấy rằng lợi nhuận biên của toàn chuỗi đối với 1kg nấm
rơm là 60.000 đồng, trong đó chi phí gia tăng trên 1kg nấm là 25.555 đồng chiếm
42,6% và lợi nhuận là 34.445 đồng trên 1kg nấm rơm, chiếm 57,4%
3
. Trong tổng chi
phí gia tăng của 1kg nấm rơm (25.555đồng) thì chi phí gia tăng hộ trồng nấm rơm bỏ ra
là nhiều nhất với 20.155 đồng, chiếm 78,9%. Tác nhân bỏ ít chi phí gia tăng nhất trên
1kg nấm rơm đó chính là bán buôn (1,500 đồng, chiếm 5,9%). Chi phí gia tăng của hộ
trồng nấm rơm chiếm 78,9% trong tổng chi phí gia tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận mà họ
nhận được chỉ chiếm 72,1% trong tổng lợi nhuận thu được từ 1kg nấm rơm bán ở chợ
Đông Ba. Ngược lại, tỷ lệ chi phí gia tăng mà bán buôn chợ Đông Ba bỏ ra chỉ chiếm
5,9% nhưng tỷ lệ lợi nhuận mà họ nhận được từ 1kg nấm rơm bán ra lên tới 11,6%. Như
vậy, có thể nói rằng bán buôn chợ Đông Ba không phải là tác nhân giữ vị thế tài chính
3
Trong bài viết này, lợi nhuận biên là sự chêch lệch giữa giá bán và giá mua của các tác nhân trong chuỗi.
Như vậy, tổng lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia trong chuỗi sẽ là giá bán lẻ 1kg nẩm rơm trên thị
trường. Lợi nhuận bao gồm cả tiền công lao động.
71
cao nhất trong chuỗi nhưng là tác nhân hưởng lợi nhiều nhất từ chuỗi giá trị nấm rơm ở
chở Đông Ba. Tác nhân hưởng lợi sau bán buôn đó chính là các nhà bán lẻ, tiếp đó là
nhà thu gom và cuối cùng là hộ trồng nấm rơm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với
những nhận xét về vai trò lãnh đạo, điều khiển chuỗi giá trị của các bán buôn nấm rơm
ở phần trên.
Bảng 1. Chi phí, lợi nhuận và lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia
vào chuỗi giá trị nấm rơm chợ Đông Ba
Chi phí Lợi nhuận Lợi nhuận biên
Tác nhân
tham gia
chuỗi
Tổng
chi phí
(đ/kg)
Chi
phí gia
tăng
(đ/kg)
Chi
phí gia
tăng
(đ/kg)
Đơn
giá
(đ/kg)
đ/kg) (%) (đ/kg) (%)
Hộ trồng nấm
rơm
20.155 20.155 78,9 45.000 24.845 72,1 45.000 75,0
Thu gom 47.000 2.000 7,8 49.500 2.500 7,3 4.500 7,5
Bán buôn 51.000 1500 5,9 55.000 4.000 11,6 5.500 9,2
Bán lẻ 56.900 1.900 7,4 60.000 3.100 9,0 5.000 8,3
Tổng
25.555 100,0 34.445 100,0 60.000 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010).
3.2.2. Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nấm rơm chợ
Bãi Dâu
Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nấm rơm ở chợ Bãi
Dâu cũng không có những thay đổi lớn khi bán buôn Bãi Dâu thực hiện luôn công việc
thu gom nấm rơm trực tiếp từ các hộ trồng nấm rồi sau đó đưa đến chợ Bãi Dâu bán
trực tiếp cho các nhà bán lẻ. Khi thu gom trực tiếp từ các hộ trồng nấm (đây là công
việc chủ yếu của các nhà thu gom) rồi sau đó tiến hành phân loại nấm (bán buôn Đông
Ba thuê người làm) chi phí gia tăng và lợi nhuận thu được trên 1kg nấm của các bán
buôn Bãi Dâu cao hơn so với bán buôn Đông Ba. Cụ thể, bán buôn Bãi Dâu bỏ ra 3.200
đồng (12,5%) trong chi phí gia tăng trên 1kg nấm rơm là 25.555 đồng, họ thu được
5.800 đồng (16,9%) trên tổng lợi nhuận thu được từ 1kg nấm rơm bán ở chợ Bãi Dâu là
34.445 đồng. Hộ trồng nấm rơm bỏ ra 20.155 đồng chi phí trên 1kg nấm cho thời gian
trồng nấm trung bình khoảng từ 21-23 ngày và họ thu được 24.845 đồng trên 1kg nấm
rơm. Rõ ràng trồng nấm rơm mang lại lợi nhuận cho người dân nhưng so với các tác
nhân khác trong chuỗi thì họ vẫn là người hưởng lợi thấp nhất. Bảng 2 cho thấy, bán
buôn vẫn là người hưởng lợi cao nhất, tiếp sau đó là nhà bán lẻ nấm rơm. Xét về vị thế
tài chính thì hộ trồng nấm giữ vị thế cao nhất trên cả ba khía cạnh chi phí giá tăng, lợi
nhuận và lợi nhuận biên và không có gì thay đổi khi họ bán nấm rơm cho bán buôn Bãi
Dâu hay bán cho thu gom để cung ứng cho bán buôn Đông Ba.
72
Bảng 2. Chi phí, lợi nhuận và lợi nhuận biên của các tác nhân
tham gia vào chuỗi cung ứng nấm cho chợ Bãi Dâu
Chi phí Lợi nhuận Lợi nhuận biên
Tác nhân
tham gia
chuỗi
Tổng
chi phí
(đ/kg)
Chi
phí gia
tăng
(đ/kg)
Chi
phí gia
tăng
(đ/kg)
Đơn
giá
(đ/kg)
(đ/kg) (%) (đ/kg) (%)
Hộ trồng nấm
rơm
20.155 20.155 78,9 45.000 24.845 72,1 45.000 75,0
Bán buôn 48.200 3.200 12,5 54.000 5.800 16,9 9.000 15,0
Bán lẻ 56.200 2.200 8,6 60.000 3.800 11,0 5.000 10,0
Tổng
25.555 100,0 34.445 100,0 60.000 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011).
4. Kết luận
Hoạt động trồng nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang nói riêng, ở tỉnh
Thừa Thiên Huế nói chung đang phát triển nhanh chóng. Số hộ trồng nấm rơm ở xã Phú
Lương đang tăng lên cả về số lượng và qui mô trồng nấm để đáp ứng nhu cầu xã hội
đang ngày càng tăng cao. Chuỗi giá trị kết nối hộ trồng nấm rơm và người tiêu dùng
trên thị trường. Qua nghiên cứu chuỗi giá trị sẽ giúp các hộ trồng nấm xã Phú Lương
hiểu biết rõ về thị trường tiêu thụ, các tác nhân tham gia và vai trò của các tác nhân
trong chuỗi để từ đó hộ trồng nấm chủ động trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm. Cụ thể,
82% nấm rơm sản xuất tại xã Phú Lương tiêu thụ tại thị trường Thừa Thiên Huế, 12 %
còn lại được các bán buôn chở đi tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Bình
và Quảng Trị. Đối với thị trường Thừa Thiên Huế thì bán buôn là người cung ứng chủ
yếu (97,6%), trong đó bán buôn chợ Đông Ba cung ứng 73,2% và bán buôn chợ Bãi
Dâu cung ứng 24,4%. Như vậy, bán buôn giữ vai trò điều khiển, chi phối toàn bộ các
hoạt động kinh doanh nấm rơm trên thị trường, từ khối lượng mua bán đến giá mua, giá
bán và phương thức thanh toán. Nghiên cứu về vị thế tài chính cũng chỉ ra rằng việc
phân chia chi phí gia tăng, lợi nhuận và lợi nhuận biên giữa các tác nhân tham gia vào
trong chuỗi là không đồng đều. Mặc dù, hộ trồng nấm là người có vị thế tài chính cao
nhất trên cả chi phí gia tăng, lợi nhuận và lợi nhuận biên nhưng họ là người hưởng lợi
thấp nhất, bán buôn là người hưởng lợi cao nhất từ cả hai chuỗi giá trị chợ Đông Ba và
Bãi Dâu.
Trồng nấm rơm tạo điều kiện cho các hộ nông dân ở xã Phú Lương tăng thu
nhập nhưng thực tế các hộ trồng nấm vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình
phân phối nấm rơm trên thị trường, bị động với tất cả các thông tin về thị trường nấm và
thanh toán. Để tạo điều kiện cho các hộ nông dân nâng cao thu nhập hơn từ hoạt động
trồng nấm rơm đòi hỏi phải có sự liên kết, hỗ trợ của các tổ chức, các cơ quan, ban
73
ngành trong việc tạo điều kiện cho hộ trồng nấm chủ động tiếp cận thông tin thị trường
và thị trường tiêu thụ nấm rơm trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ARD, Rapid Agricutural supply chain risk assessment, 2008.
2. Nguyễn Thị Minh Hòa, Hiromi Hosono and Shigeru Itoh, The Procurement of Live
Pigs by Middlemen in Vietnam: A Case Study of Nghe An Province, Journal of Rural
Economics, Special issue, (2005), 557-564.
3. Nguyen Thi Minh Hoa, Hiromi Hosono, Hiroichi Kono, Nguyễn Trọng Dũng and
Shigeru Ito, Development of the Live Pig Wholesaling Activity in Vietnam: A Case
Study of Nghe An Province, Journal of Agricultural Development Studies, (2007), 18
(1).
4. Nguyễn Trọng Dũng, Nghiên cứu chuỗi giá trị nấm rơm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế, Báo cáo đề tài cấp Bộ, 2011.
5. Nguyễn Văn Hòa, Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm Rơm ở Xã Phú
Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Báo cáo tốt nghiệp sinh viên Trường Đại học Nông
Lâm - Đại học Huế, 2011.
VALUE CHAINS OF PADDY STRAW MUSHROOMS IN PHU LUONG
COMMUNE, PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Trong Dung
1
, Nguyen Thi Minh Hoa
2
1
College of Agriculture and Forestry, Hue University
2
College of Economics, Hue University
Abstract. This study focuses on analyzing the value chain of paddy straw
mushrooms in Phu Luong commune, Phu Vang district, Thua Thien Hue province.
Results show that 82% of the paddy straw mushrooms producing in Phu Luong
commune are consumed in Thua Thien Hue, the remaining 18% are exported to Da
Nang City, Quang Binh and Quang Tri provinces by wholesalers. In Thua Thien
Hue markets, paddy straw mushrooms are mainly supplied by wholesalers (97,6%).
It means that the wholesaler plays an important role controlling all paddy straw
mushroom trading activities in the market. Studying the financial positions of
actors who are involving in the paddy straw mushroom value chains in Phu Luong
commune indicates that costs, profits and margins are not of equal importance in
the value chains. Paddy straw mushroom producers share the highest added cost,
profit and margin but they are the lowest beneficiaries from the chain whereas the
wholesaler is the highest beneficiary from both paddy straw mushroom value
chains of Dong Ba and Bai Dau markets.