Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quy luật lưu thông tiền tệ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.19 KB, 16 trang )

GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên
- 1 -

A. LỜI MỞ ĐẦU


Hiện tượng lạm phát là căn bệnh cố hữu của mọi nền kinh tế đang có tốc độ
tăng trưởng nhưng để khắc phục hiện tượng này, trước hết ta phải phân tích được
những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra nó. Bởi vì, lạm phát luôn luôn là
kết quả của sự tác động tổng hợp của các yếu tố kinh tế khác nhau, và thường thì
rất khó nhận ra đâu là nguyên nhân chủ yếu, nên việc chống lạm phát thường gặp
nhiều khó khăn. Từ sự phân tích đúng đắn, ta mới có thể đề ra các giải pháp quản
lí, sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô (bao gồm: chính sách tài khoá, chính sách
tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập) phối hợp thực hiện một
cách đồng bộ với nhau nhằm tạo ra một tác động tổng hợp kiềm chế lạm phát ở
mức độ vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển một cách bền
vững.
Để biết thêm về hiện tượng lạm phát ở nước ta hiện nay thì tôi đã bắt đầu đi
tìm hiểu về quy luật lưu thông tiền tệ, những nguyên nhân và những biện pháp
phòng chống lạm phát của nước ta hiện nay.
Tuy vậy, trong quá trình tìm hiểu và viết lên bài tiểu luận này thì không thể
tránh khỏi những thiếu xót. Cho nên tôi rất muốn sự góp ý và sự bổ sung tận tình
của cô để những bài tiếp theo có thể hoàn thiện và tốt hơn.







GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên


- 2 -







B. NỘI DUNG











GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên
- 3 -
CHƯƠNG I
QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ
I.1. Khái niệm của quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu
thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định.
I.2. Phân tích quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật này được thể hiện như sau:
* Khối lượng tiền làm chức năng phương tiện lưu thông được tính bằng

công thức:
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định
được xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho
tốc độ lưu thông của đồng tiền.





Trong đó:
- Tổng giá cả của mỗi loại hàng hóa bằng giá cả nhân với khối lượng đưa
vào lưu thông của hàng hóa ấy. Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông
bằng tổng giá cả của tất cả các loại hàng hóa lưu thông.
- Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của
một đơn vị tiền tệ.
* Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì:










Lượng tiền cần
thiết cho lưu
thông
Tổng giá cả của hàng

hóa lưu thông
Tốc độ lưu thông của
đồng tiền
=
M: Số lượng tiền cần cho lưu thông.
1: Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ lưu thông.
2: Tổng giá cả hàng hoá bán chịu.
3: Tổng giá cả hàng hoá khấu trừ.
4: Tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán.
5: số vòng luôn chuyển trung bình của 1 đơn vị tiền tệ.

M
1- ( 2+3

) + 4



5
=
GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên
- 4 -
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất định, cho
nên khi ứng dụng công thức trên cần lưu ý một số điểm sau:
- Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra
lưu thông trong thời kỳ đó như: hàng hóa dự trữ hay tồn kho không
được đem ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau, hàng hóa bán ( mua )
chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán bằng tiền, hàng hóa dùng để
trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác, hàng hóa được mua ( bán ) bằng
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản,…

- Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng
để ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng
trong thời kỳ sau và lượng tiền mua ( bán ) hàng hóa chịu đã đến kỳ
thanh toán.
Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ là khối lượng tiền thực tế trong lưu
thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Tuỳ theo loại
hình lưu thông tiền tệ ( lưu thông tiền kim loại, lưu thông tiền giấy, lưu thông tiền
tín dụng ngân hàng ). Quy luật lưu thông tiền tệ chứa đựng các biểu thị khác nhau:
quy luật số lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông, quy luật giá trị thực tế
của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa, quy luật lưu thông tiền tín dụng - giấy bạc
ngân hàng.
Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc làm
phương tiện lưu thông được hình thành một cách tự phát. Bởi vì, tiền vàng hay
tiền bạc ( hoặc các của cải bằng vàng, bạc ) thực hiện được chức năng là phương
tiện cất trữ. Nếu như số lượng tiền vàng hay tiền bạc lớn hơn số lượng tiền cần
thiết cho lưu thông hàng hóa thì việc tích trữ tiền tăng lên và ngược lại. Chẳng
hạn, khi sản xuất giảm sút thì số lượng hàng hóa đem ra lưu thông ít đi, do đó số
lượng tiền đang trong lưu thông trở nên lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông, khi đó việc tích trữ tiền sẽ tăng lên.

GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên
- 5 -
Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của
giá trị, thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng làm phương tiện lưu thông, bản
thân tiền giấy không có giá trị thực.
Trong chế độ tiền giấy bản vị vàng, một đồng tiền giấy chỉ là ký hiệu của
một lượng vàng nhất định dự trữ trong quỹ dự trữ của nhà nước hoặc ngân hàng.
Về nguyên tắc, bất kỳ lúc nào đồng tiền giấy cũng được đổi sang lượng vàng mà
nó ấn định. Trong trường hợp này lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng tự điều
tiết như trong chế độ tiền vàng. Tuy nhiên, thực tế không diễn ra đúng như vậy.

Nhìn chung lượng vàng dữ trữ không đủ để đảm bảo cho lượng tiền giấy đã được
phát hành, khi đó lạm phát xảy ra. Hơn nữa, do chế độ bảo đảm bằng vàng đã
không được thực hiện nghiêm túc. Cuối cùng đã bị bãi bỏ, chuyển sang chế độ tiền
giấy do nhà nước ấn định giá trị phát hành ban đầu không có vàng đứng đằng sau
bảo đảm. Khi đó, đồng tiền được tung vào lưu thông và giá trị của nó thường
xuyên bị biến đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế. Đặc
biệt là yếu tố phát hành tiền: lượng tiền phát hành không phù hợp với lượng tiền
cần thiết cho lưu thông. Đồng thời, lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng thường
xuyên biến đổi do giá trị của một đơn vị tiền tệ thường xuyên thay đổi.
I.3. Lạm phát
Khi lượng tiền giấy phát hành ra vượt quá số lượng vàng hoặc bạc cần
thiết cho lưu thông thì gọi là lạm phát. Nó sẽ làm cho hiện tượng giá cả tăng lên
nhanh chóng và đồng tiền trở nên bị mất giá. Ngược lại, nếu lượng tiền giấy phát
hành ra thấp hơn số lượng vàng hoặc bạc cần thiết cho lưu thông thì gọi là giảm
phát.
Lạm phát vừa phải: lạm phát dưới 10% 1 năm.
Lạm phát phi mã: lạm phát 2 con số1 năm.
Siêu lạm phát: lạm phát 3 ( hoặc 4) con số1 năm.



Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá
tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm
trước
GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên
- 6 -
CHƯƠNG II
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
II.1. Nguyên nhân lạm phát ở nước ta hiện nay

Lạm phát trong kinh tế học được hiểu là sự tăng giá chung. Lạm phát
thường có nguyên nhân từ tiền tệ do ngân hàng nhà nước cung ứng quá nhiều tiền
trong lưu thông. Lạm phát cũng có thể có nguyên nhân từ việc tăng giá do cầu
tăng mạnh đột biến lớn hơn khả năng sản xuất của nền kinh tế tạo ra lạm phát do
cầu kéo. Chi phí sản xuất gia tăng cũng đẩy giá hàng hóa lên cao tạo ra lạm phát
do chi phí đẩy. Có thể nói lạm phát ở Việt Nam hiện nay hội tụ đủ các nguyên
nhân do cả cầu kéo lẫn chi phí đẩy và tiền tệ.
II.1.1. Nguyên nhân thứ nhất có nguồn gốc từ các yếu tố bên trong của nền
kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua và việc Việt Nam
gia nhập WTO đầu năm 2007 đã tạo thêm động lực phát triển cho nền kinh tế. Sự
mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố
làm cho tổng cầu tăng nóng. Tổng đầu tư của toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6
nghìn tỉ đồng, chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê
duyệt đạt 21,3 tỉ USD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỉ USD, cao hơn 77% so với năm
2006. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 11,7%
so với dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng, bằng 4,95%
GDP. Thâm hụt cán cân thương mại là 14,12 tỉ USD, bằng 29% tổng kim ngạch
xuất khẩu, tăng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2006. Tổng cầu tăng nóng vượt quá
khả năng của một nền kinh tế còn tồn tại nhiều vấn đề "thắt cổ chai" liên quan tới
hạ tầng kinh tế, xã hội và pháp luật đã làm gia tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên,
cần phải nhìn nhận việc gia tăng đầu tư nước ngoài và đầu tư công vào kết cấu hạ
tầng tạo cơ hội nhiều hơn thách thức, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải
quyết các vấn đề "thắt cổ chai", tạo đà phát triển bền vững trong dài hạn.
II.1.2. Nhóm nguyên nhân thứ hai có nguồn gốc từ các yếu tố bên ngoài
Đó là giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với
sự mất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu
vào, đặc biệt là dầu thô, lên cao gấp 2 đến 3 lần so với năm 2003. Giá dầu lửa đã
tăng từ 53,4 USD/thùng tháng 1-2007 lên 89,4 USD/thùng tháng 12-2007, và đạt
đỉnh mới 125,96 USD/thùng vào ngày 9-5-2008. Tốc độ tăng giá năng lượng, đặc

biệt là giá lương thực trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là nguyên nhân
dẫn tới tình trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới. Đến cuối
năm 2007, lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam là 12,63% và đến
tháng 4-2008, tỷ lệ này đã là 21,42%. Nhìn vào hình 1, có thể nhận thấy tỷ lệ lạm

×