Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.46 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống là những vấn đề quan trọng nằm trong
chiến lược phát triển bền vững của toàn nhân loại, cũng như của tất cả các quốc
gia, dân tộc. Vấn đề này trở nên cấp thiết khi mà các nguồn tài nguyên thiên
nhiên trên toàn thế giới đang dần bị cạn kiệt, còn môi trường sống bị ô nhiễm
nặng nề. Nhiều nơi trên thế giới đã và đang xảy ra các cuộc khủng hoảng sinh
thái cục bộ, dẫn đến nguy cơ của một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đe
dọa sự sống của cả hành tinh. Thực trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực và
nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, phát triển kinh tế với khai
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã trở
thành mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường ở Việt Nam cũng
không nằm ngoài thực trạng chung của thế giới, có chăng chỉ là tính cực kì
phức tạp, đa dạng và nan giải . Bởi lẽ, trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay
đồng thời tồn tại đan xen các dạng thức phức tạp của các nền văn minh nhân
loại đã và đang trải qua: xã hội hoang sơ tiền văn minh, văn minh nông nghiệp,
văn minh công nghiệp và cả những yếu tố của văn minh hậu công nghiệp hay
văn minh trí tuệ. Vì vậy, vấn đề tài nguyên và môi trường ở đây mang đầy đủ
những tính chất, đặc trưng phức tạp của các nền văn minh đó.
Từ thực tiễn nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sinh thái, sinh thái nhân
văn của thế giới và trong điều kiện cụ thể của Việt Nam đã nảy sinh nhu cầu
cấp thiết phải có một cơ sở lý luận – phương pháp luận chung làm nền tảng cho
việc xem xét mối quan hệ giữa con người, xã hội với tự nhiên cũng như mối
quan hệ giữa ba mục tiêu cơ bản: kinh tế, xã hội nhân văn và sinh thái môi
trường. Điều đó có nghĩa là cần thiết phải nghiên cứu môi trường sống ở tầm
nhìn triết học – xã hội. Bởi vì, chỉ có ở tầm nhìn này mới có thể cho chúng ta
những hiểu biết cần thiết có tính chất tổng quát và có hệ thống về mối quan hệ
giữa con người – xã hội – tự nhiên: từ nguồn gốc, bản chất, tiến trình và cơ chế
vận hành của môi quan hệ đó đến nguyên nhân , hậu quả và những vấn đề bức
xúc đang đặt ra, trên cơ sở đó có những giải pháp cụ thể và phù hợp.


Vì những lý do trên nên em xin chọn vấn đề “Phát triển kinh tế với bảo vệ
môi trường sinh thái” làm vấn đề nghiên cứu cho tiểu luận triết học của mình.
LÝ LUẬN
I. Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên (tài nguyên
và môi trường).
1. Cơ sở triết học - xã hội của mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự
nhiên (tài nguyên và môi trường) - triết lý tổng quan.
Vấn đề mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội là vấn đề của
mọi thời đại. Sự nghiên cứu vấn đề này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của
con người và những điều kiện lịch sử cụ thể, trước hết là những điều kiện
kinh tế-xã hội.Trong lĩnh vực môi trường sinh thái nhân văn đang nổi lên
những vấn đề nóng bỏng, gay gắt và đang được coi là một trong những vấn đề
toàn cầu của thời đại và cấp bách nhất, thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
con người, xã hội và tự nhiên ngày càng trở nên quan trọng hơn, cấp thiết hơn
lúc nào hết.
Trong rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này, chỉ có cách
tiếp cận triết học - xã hội mới cho phép chúng ta có một cái nhìn tổng thể, bao
quát, toàn diện và sâu sắc nhất đối với các mối quan hệ này. Cách tiếp cận
triết học - xã hội không những làm rõ về mặt cấu trúc và chức năng mà còn
cho thấy rõ cả cơ chế vận hành và diễn biến của mối quan hệ giữa con người,
xã hội và tự nhiên trong quá trình lịch sử tự nhiên.
1.1. Nguyên lý thứ nhất: Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới là
cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên
và ý nghĩa phương pháp luận của nó.
• Về nguyên lý.
Thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Tuy nhiên thế
giới không đơn giản mà cực kỳ phức tạp, được cấu thành từ vô vàn yếu tố,
trong đó, suy đến cùng có ba yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con người và xã hội
loài người. Ba yếu tố đó thống nhất với nhau trong một hệ thống “tự nhiên -
con người - xã hội”. Sở dĩ chúng có thể thống nhất với nhau trong một hệ

thống vì ba yếu tố đó đều là những dạng thức, những đặc tính và những quan
hệ khác nhau của vật chất đang vận động. Thế giới vật chất luôn vận động
biến đổi, nhưng đồng thời cũng luôn ổn định vì vận động của thế giới là sự
vận động có quy luật và tuân theo quy luật. Sự hoạt động của các quy luật đó
là tất yếu và khách quan, nhờ vậy đã nối liền các yếu tố của thế giới thành
một chỉnh thể thống nhất, vĩnh viễn vận động, biến đổi và phát triển không
ngừng trong không gian và theo thời gian.
• Về yếu tố tự nhiên
Tự nhiên, theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan.
Theo nghĩa này thì con người và xã hội loài người đều là những bộ phận, hơn
nữa là những bộ phận không thể tách rời và đăc thù của tự nhiên.
Giới tự nhiên mà chúng ta xem xét trong hệ thống “tự nhiên – con
người – xã hội” là những gì có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người,
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người – đó chính là sinh quyển.
Sinh quyển là một hệ thống vật chất sống, có cấu trúc vô cùng phức tạp, được
tạo nên từ ba bộ phận cơ bản:
- Tập hợp toàn bộ các cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào, từ đơn giản
nhất đến phức tạp nhất, đến con người và xã hội loài người.
- Các chất tạo nên sự sống và cần cho sự sống
- Các sản phẩm hoạt động sống của tất cả các cơ thể, các chất thải qua
quá trình trao đổi chất và xác chết của chúng.
Như vậy, sinh quyển là sự thống nhất hữu cơ giữa sinh thể và các thành
phần vô cơ, và hữu cơ tham gia vào quá trình sống. Sinh quyển đã trải qua
một quá trình tiến hoá hữu cơ lâu dài và phức tạp để hình thành nên các bộ
phận của nó và hoàn thiện chu trình trao đổi chất – chu trình sinh học đã có
ngay từ khi mới xuất hiện nhưng cơ thể đơn bào đến khi xuất hiện con người.
Với sự xuất hiện của xã hội loài người, sự tiến hoá của sinh quyển đã
chuyển sang sự tiến hoá mới về chất: từ sinh quyên chuyển sang trí tuệ quyển.
Trong giai đoạn này, sự tiến hoá của sinh quyển không chỉ chịu sự tác động
của cuả yếu tố tự nhiên mà còn chịu sự tác động có ý thức của con người,

trước tiên là hoạt động sản xuất xã hội.
• Về yếu tố con người.
Con người xuất hiện trong quá trình tiến hóa của sinh quyển,là con đẻ
của tự nhiên,là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất.
Con người sống trong môi trường tư nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên
là tiền đề cho sự ra đời, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người.
• Về yếu tố xã hội.
Xã hội là bước tiến hoá tiếp theo của sinh quyển sau con người, là hình
thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động xã hội lấy mối quan
hệ và sự tác động qua lại giữa con người với con người làm nền tảng. Con
người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động có ý thức của
mình,con người đã tạo nên xã hội,làm nên lịch sử. Do đó, xã hội không thể la
cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp quy
luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất trong quá trình tiến
hoá liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên.
• Mối quan hệ và cơ chế bảo đảm sự thống nhất của hệ thống con người,
xã hội, tự nhiên
Tự nhiên, con người, xã hội là ba dạng cấu trúc rất khác nhau, nhưng đã lần
lượt xuất hiện theo một trật tự liên hoàn, chặt chẽ, trong quá trình tiến hoá của
giới tự nhiên. Chúng hợp thành một hệ thống vật chất thống nhất, hệ thống”tự
nhiên – con người – xã hội”.
Chính sinh quyển là cơ sở đảm bảo sự thống nhất của các mối quan hệ
giữa các yếu tố trong hệ thống”tự nhiên – con người – xã hội”. Mọi sinh
vật,kể cả con người đều sống trong mối quan hệ không thể tách rời với nhau
và với thiên nhiên vô cơ bao quanh.
1.2. Nguyên lý thứ hai – nguyên lý về sự vận động,biến đổi và phụ thuộc của
mối quan hệ con người (xã hội) và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội
trong quá trình lịch sử tự nhiên
- Sự thống nhất và quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên.
Lịch sử xã hội là sự tiếp tục và phát triển song hành cùng với lịch sử của tự

nhiên. Sự xuât hiện của con người và xã hội loài người là kết quả của sự tiến
hoá của giới tự nhiên. Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, lịch sử
phát triển của tự nhiên không chỉ phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa các
yếu tố tự nhiên thuần tuý mà còn chịu sự chi phối ngày càng mạnh mẽ và sâu
sắc của các yếu tố xã hội. Ngược lại, sự phát triển của lịch sử xã hội không
thể tách rời khỏi các yếu tố tự nhiên, bởi vì, chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với
tự nhiên và với nhau, con người mới làm nên lịch sử của mình.
- Sự diễn biến của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong tiến
trình lịch sử.
1.3. Nguyên lý thứ ba: nguyên lý về vai trò chủ thể tích cực của con người
trong việc điều khiển một cách tự giác mối quan hệ giữ con người và tự
nhiên.
Cơ sở phương pháp luận chung nhất cho vấn đề này là con người cần
phải nhạn thức cho đúng vị trí, vai trò của mình trong hệ thống xã hội - tự
nhiên và phải biết điều khiển một cách tự giác mối quan hệ đó. Để điều khiển
được mối quan hệ đó, trước hết con người, với tư cách là chủ thể - nhân tố có
ý thức duy nhất - cần phải nhận thức cho được những quy luật tồn tại và phát
triển của giới tự nhiên, và tiép theo là phải biết vận dụng một cách đúng đắn,
chính xác những quy luật đó vào qúa trình hoạt động thực tiễn cuax hội, mà
qun trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất.
1.4. Nguyên lý thứ tư - Nguyên lý về sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa vào
việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều
kiện môi trường hiện có, để thoả mãn các nhu cầu sống của thế hệ con người
hiện tại,nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ người tiếp theo
trong việc thoả mãn các nhu cầu về tài nguyên và môi trường, để họ có thể
sống tốt hơn.
Sự phát triển bền vững của một xã hội được đánh giá bằng những chỉ
tiêu nhất định trên cả ba mặt:
- Bền vững về mặt kinh tế: phát triển kinh tế nhanh và an toàn.

- Bền vững về mặt xã hội - nhân văn: công bằng xã hội và phát triển
con người, lấy chỉ số HDI (Human Developing Index) làm thước đo cao nhất
cho sự phát triển xã hội.
- Bền vững về sinh thái môi trường: khai thác và sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng
môi trường sống theo hướng tích cực.
II. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người với
việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
1. Quan niệm về sự phát triển kinh tế xã hội, khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển con người và mối quan
hệ giữa chúng.
1.1. Quan niệm về sự phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển kinh tế - xã hội là sự phát triển kinh tế làm biến đổi cơ cáu
kinh tế, dẫn đến những thay đổi căn bản về chất lượng nền kinh tế,đồng thời
kết hợp được vơi sự tiến bộ của xã hội, hay có thẻ nói đó là sự giải quyết các
vấn đề xã hội ngay trong quá trình phát triển kinh tế.
Trong cơ sở của sự phát triển - kinh tế xã hội, lực lượng sản xuất có vai trò
to lớn và quyết định. Bởi vì, chỉ có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất
mới thúc đẩy và tạo tiền đề để chuyển đổi các quan hệ sản xuất cơ bản trong một
xã hội, từ đó, dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế của xã hội. Theo Mac – Angghen:
“Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có
được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của
mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người
thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội
có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công
nghiệp. ”
Nền tảng của phát trin kinh tế - xã hội là phương thức sản xuất. Đối với
xã hội, phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất và tái
sản xuất ra của cải vật chất, được thực hiện trên cơ sở tác động lên giới tự

nhiên bằng quá trình lao động sản xuất. Với quá trình lao động sản xuất, con
người đã lấy từ môi trường tự nhiên nguồn vật chất, năng lượng, thông tin rồi
biến đổi chúng thành những gía trị sử dụng,phục vụ nhu cầu của con người.
Đối với tự nhiên, nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất đặc thù
giữa xã hội với tự nhiên. Nhờ phương thức trao đổi chất này mà con người và
xã hội loài người luôn được bảo tồn, vận động và phát triển cùng với giới tự
nhiên. Như vậy, nhìn từ góc độ xã hội cũng như từ góc độ tự nhiên, phương
thức sản xuất xã hội luôn gắn liền với môi trương tự nhiên. Vì rằng, từ công
cụ sản xuất, đối tượng lao động đến con người, đều là của tự nhiên và lấy từ
tự nhiên. Do đó, sự phát triển kinh tế - xã hội dù ở giai đoạn nào cũng không
thể tách rời khỏi môi trường tự nhiên.
1.2. Sự khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
Môi trường sống hiểu theo nghĩa khái quát nhất là tất cả những gì bao
quanh con người và xã hội loài người. Nó không chỉ là giới tự nhiên thuần
tuý, cũng không phải là xã hội với cái nghĩa là sản phẩm củấmự tác động lẫn
nhau giữa người với người, mà là một tổng thể phức hợp của các yếu tố vật
chất tự nhiên và vật chất nhân tạo cần thiết, có liên quan chặt chẽ đến sự tồn
tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
Nếu xem xét môi trường tự nhiên trong mối quan hệ mật thiết với
hoạt động sống của con người và sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người
thì nó có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường tự nhiên là không gian sinh sống và là không gian tổ chức
các hoạt động của cộng đồng dân cư. Môi trường cung cấp những điều kiện
sống cơ bản như nước, ánh sáng, không khí, động thực vật…để thoả mãn
những nhu cầu sinh lý, sinh thái cần thiết cho con người với tư cách là một
thực thể sinh vật (thực thể tự nhiên).
- Môi trường tự nhiên cung cấp nguồn vật chất (các loại tài nguyên
thiên nhiên khác nhau, các loại nguyên, nhiên vật liệu) năng lượng, thông tin
cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động sống của con người, trước hết và quan
trọng hơn cả là hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất.

- Môi trường tự nhiên là nơi chứa đựng tất cả các chất phế thải của quá
trình trao đổi chất tự nhiên của con người - bằng quá trình đồng hoá và dị hoá
và trao đổi chất đặc thù của xã hội với tự nhiên thông qua quá trình sản xuất
xã hội.
Như vậy, môi trường tự nhiên với tư cách là môi trường sống, là những
điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của qúa trình hoạt động sống của
con người, đặc biệt là quá trình sản xuất ra của cải vật chất; là một trong
những yếu tố cư bản của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tự
nhiên vừa là nhà ở, vừa là công xưởng và phòng thí nghiệm, vừa là cái thùng
chứ chất thải khổng lồ của xã hội. Tuy nhiên, vai trò và chức năng đó của tự
nhiên không phải bất biến, mà có tính lịch sử cụ thể, theo nghĩa là vai trò và
chức năng đố thay đổi cùng với quá trình lịch sử - tự nhiên.
1.3 Sự phát triển của con người.
Trong quá trình lịch sử - tự nhiên không chỉ diễn ra sự vận động, biến
đổi và phát triển của xã hội (sự phát triển kinh tế - xã hội) của môi trường tự
nhiên (tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện của môi trường) mà cả của
bản thân con người. Con người trong quá trình tác động quan hệ và lên tự
nhiên (trong lực lượng sản xuất) và tác động lên xã hội (trong quan hệ sản
xuất, nói riêng, trong quan hệ xã hội, nói chung) đã không ngừng biến đổi và
hoàn thiện bản thân từ cấu trúc vật chất, đến ý thức tinh thần. Đặc biệt là sự
phát triển ưu trội của bộ óc, và với đôi tay lao động, con người đã chế tạo ra
công cụ sản xuất. Thông qua quá trình lao động sản xuất, bằng cách tác động
lên tự nhiên và tác động lẫn nhau, ở con người đã xuất hiện ngôn ngữ và ý
thức. Từ đó sự tiến hoá cuả con người đã nghiêng hẳn về mặt trí tuệ, tinh
thần. Cùng với việc phát hiện ra lửa, sự khai phá nhiên nhiên của con người
bắt đầu có hiệu quả và do đó cũng có thể coi là bước chinh phục thiên nhiên
đâù tiên của con người, mở đầu cho một giai đoạn tiến hoá của con người
hiện đại - tiến hoá văn hoá – xã hội, chỉ đặc trưng cho xã hội loài người. Bằng
các cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất va cách mạng xã hội, con người
ngày càng làm chủ được thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản than mình

hơn và nhờ vậy, con người ngày càng tự do hơn, theo cái nghĩa là nhận thức
và vận dụng đúng đắn quy luật của tự nhiên và xã hội vào cuộc sống của mình
cũng như trong sự phát triển của xã hội. Về điều này, Angghen đã viết trong “
Lời nói đầu” của “Phép biện chứng của tự nhiên”: “Sự chuyên môn hoá của
bàn tay có nghĩa là công cụ đã xuất hiện và công cụ có nghĩa sự hoạt động
riêng của con người đối với giới tự nhiên, tức là sản xuất…cả các động vật
cũng sản xuất, nhưng tác động sản xuất của chúng vào giới tự nhiên chung
quanh hầu như là con số không đối với giới tự nhiên. Chỉ có con người là mới
đạt được đến chỗ in dấu ấn của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách di
chuyển các loài thực vật và động vật từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn làm
biến đổi cả diện mạo, khí hậu của nơi họ ở, thậm chí còn làm biến đổi cả cây
cỏ và các thực vật tới một mức độ mà kết quả hoạt động của họ chỉ có thể
biến mẩt, khi nào toàn bộ trái đất tiêu vong. Và con người đã đạt được kết quả
đó trước hết và chủ yếu là nhờ ở bàn tay. Ngay cả máy hơi nước, cho tới ngày
nay vẫn là cái công cụ mạnh mẽ nhất của con người dùng để cải tạo tự nhiên,
xét cho cùng cũng dựa vào bàn tay, bởi vì, nó là một công cụ. Nhưng cùng với
sự phát triển của bàn tay thì từng bước một, đầu óc cũng phát triển, ý thức
xuất hiện, trước hết là về những điều kiện của các kết quả có ích thực tiễn và
về sau, trên cơ sở đó, ở những dân tộc có những điều kiện thuận lợi hơn, là về
những qui luật tự nhiên chi phối các kết quả có ích dó. Và, cùng với sự hiểu
biết ngày càng tăng một cách nhanh chóng về các qui luật tự nhiên , thì những
phương tiện dung để tác động trở lai vào giới tự nhiên cũng ngày càng tăng;
chỉ có bàn tay không thôi thì người ta chắc không bao giờ chế ra được máy
hơi nước, nếu bộ óc con người không phát triển một cách tương ứng cùng với
bàn tay, song song với bàn tay và một phần nhờ có bàn tay”.
1.4. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người
với việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
Ba nhân tố Con người, Xã hội và Môi trường thiên nhiên luôn gắn bó
với nhau, cùng vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong qúa trình

lịch sử - tự nhiên. Chính các mâu thuẫn và việc giải quyết các mâu thuẫn
thường xuyên nảy sinh do sự tác động lẫn nhau giữa ba nhân tố: lực lượng sản
xuất đang phát triển, ý thức của con người và môi trường thiên nhiên chính là
nguồn gốc và động lực của sự phát triển đó.
Trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, để thoả mãn các
nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã không ngừng tác động lên
môi trường tự nhiên. Sự tác động đó dù ít hay nhiều đều phụ thuộc vào trình
độ phát triển của công cụ sản xuất, mà công cụ sản xuất là thước đo trình độ
chinh phục thiên nhiên của con người và do đó đã làm biến đổi môi trường tự
nhiên ở các mức độ khác nhau. Do sự chưa hoàn thiện của các tri thức của
con người về tự nhiên, vì sự nhận thức của con người về tự nhiên là một quá
trình vô cùng phức tạp và lâu daì, nên hoạt động sản xuất đã mâu thuẫn với
môi trường tự nhiên đã bị biến đổi. Mâu thuẫn đó đã kìm hãm sựphát triển
của xã hội loài người. Sự cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn đó để mở
đường cho sự phát triển kinh tế xã hội chắc chắn sẽ dẫn đến việc tìm tòi,
khám phá ra các quy luật mới chưa được biết của tự nhiên, đồng thời khái
quát hoá, hệ thống hóa khối tri thức đã có và những khả năng mới của con
người trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Angghen đã viết: “…
trí tụê của con người phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự
nhiên”.

×