Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MỸ THUẬT SÓNG NGẦM ĐƯƠNG ĐẠI pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.44 KB, 6 trang )


SÓNG NGẦM

Có thể nói nghệ thuật hiện đại từ lâu đã mở ra cánh cửa tự do cho nghệ thuật điêu
khắc, nó đã không còn trói buộc các nghệ sĩ vào các khối cơ bản và khối cơ thể
người nữa, không phụ thuộc vào vật thể và không gian cũng như mọi quan niệm có
trước về điêu khắc. Vật liệu cũng không giới hạn và càng ngày càng trở nên phong
phú hơn. Do đó các đề tài của điêu khắc dường như cũng trở nên rộng mở. Triển
lãm Sóng ngầm đã phản ánh một khía cạnh nào đó của sự đổi thay này. Đồng thời
ít nhiều nó còn cho thấy sự chuyển mình của điêu khắc hiện đại Việt Nam. Những
tác phẩm ở đây đã quan tâm đến một chiều sâu khác và được thể hiện ra như sự
chuyển giao của hai thế hệ thầy và trò trong những mối quan tâm khắt khao hơn về
bản chất hiện thực và tâm trạng. Năm tác giả là năm tâm trạng khác nhau trong bối
cảnh xã hội đương đại rất cụ thể của mỗi cá nhân. Những điều ẩn tàng trong cuộc
sống và những cảm nhận về xã hội đã được họ bộc lộ ra bằng những ngôn ngữ rất
cụ thể của điêu khắc.
Từ những khối sắt hàn xù xì thô mộc, “nhà” của Khổng Đỗ Tuyền, cho thấy cái
cảm giác rất thực về cuộc sống đang đè nặng lên mỗi con người đương đại, cho dù
những tổ ấm mơ ước ấy được dựng nên bên trong những tòa nhà cao ốc. Bên cạnh
tính chất diễn tả biểu tượng đặc trưng cho điêu khắc, thì cái cảm giác nặng và lạnh
do chính chất liệu sắt hàn đem đến cũng đã tạo ra những tác động thị giác khá
mạnh. Loạt tác phẩm này có lẽ đã được anh đẩy xa hơn từ những ý tưởng trước đây
về con người, về sự tù túng muốn bươn ra muốn bứt phá nhưng đã bị nhấn chìm
bởi hoàn cảnh sống, nay chúng được lặp lại ở nơi sâu thẳm nhất của mỗi con
người, từ chính những ngôi nhà của mình. ở đó, những cái ngõ đỏ dẫn vào con
đường cụt không thông nhau và những cửa sắt được lặp lại.
Không chỉ vậy, mối liên qua chặt chẽ giữa ý tưởng và chất liệu sử dụng ở đây đã
cho thấy tính chất chuyên nghiệp của các tác phẩm. Chúng đồng thời cũng thể hiện
ra tính bền chặt giữa chất liệu và tư duy điêu khắc hiện đại mà không coi chất liệu
là phương tiện thuần túy. Có lẽ đây là bài học anh đã học được từ người thầy của
mình là Đào Châu Hải.


Đào Châu Hải được xem là thế hệ đầu tiên của điêu khắc hiện đại Việt Nam và
cũng là một trong số ít tác giả sáng tác bền bỉ. Ba tác phẩm trong triển lãm lần này
của ông dường như là một dấu lặng cho sự chiêm nghiệm khi đã bước sang tuổi
ngũ thập. Những cái bệ đỡ, những cái chân tảng vững chãi vốn vô nghĩa đã trở
thành điêu khắc theo đúng nghĩa của nó trong sự biểu hiện thống nhất với chất liệu.
Nghệ thuật là cuộc đời và việc tạo dựng được một nền móng cho mình và cho thế
hệ tương lai có lẽ cũng là điều có ý nghĩa nhất trong các tác phẩm và công việc
điêu khắc hiện tai của ông.
Những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Lâm ở triển lãm này dường như đã có một sự
thay đổi quan trọng trong cách thể hiện ý tưởng. Cảm giác về sự ngột ngạt được
tạo dựng nên từ những lực ép bởi những hàng bulông ốc vít. Sức ép đến từ xã hội,
nghề nghiệp, tri thức, và cả thiên nhiên. Cảm giác nghẹt thở và chênh vênh được
tạo ra bởi khoảng không giữa vật thể và chân đế. Tính chất tượng trưng cũng như
việc kiến tạo nên không gian có phần gần với một tác phẩm sắp đặt đã tạo cho điêu
khắc của anh một giá trị mới. Mặc dầu không còn là giá trị thuần túy, nhưng nó lại
giúp cho nhà điêu khắc tự bộc lộ mình rõ nhất và đồng thời cho thấy sự khác biệt
tư duy của hai thế hệ.
Cũng bằng việc tạo ra mối quan tâm giữa chất liệu và ý tưởng, những tác phẩm
“mờ nhạt” nhất trong triển lãm lần này là của Phan Phương Đông. Có lẽ người ta
nhìn thấy chút gì đó liên quan đến những trải nghiệm Thiền trong đời sống tinh
thần rất phương đông. Nó cũng là đặc trưng cho cách quan tâm của thế hệ điêu
khắc đầu tiên. Sắc - Không vốn là một giá trị trong triết học Phật giáo ở đây đã
được thể hiện ra trong một chất liệu đương đại của điêu khắc. Những tấm mica
trong suốt được thiết kế thành những mô hình tĩnh và động khác nhau cho thấy cái
ý hướng tìm về giá trị bản nguyên nội tại của ông.
Mặc dầu bằng rất nhiều những nỗ lực khác nhau, nhưng trong một chừng mực nào
đó người ta vẫn nhìn thấy ở đây tính minh họa của các tác phẩm. Những sự cố
gắng thoát khỏi hiện thực, nhưng ngôn ngữ miêu tả dường như vẫn níu kéo người
nghệ sĩ trong tư duy. Tác phẩm của Nguyễn Huy Tính với những đường dây điện
lướt qua trên những tòa nhà đã tạo nên sự tranh chấp không cần thiết giữa ý tưởng

và hình tượng. Tính bay bổng của những biểu tượng này đã đi ngược lại với ý đồ
về một cuộc sống đương đại nặng nề đầy áp lực mà tác giả muốn nói đến. Sự đơn
giản trong lối tư duy cũng là một điểm yếu của các nhà điêu khắc Việt Nam nói
chung.
Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận nhất từ triển lãm lần này là những nỗ lực cá nhân
đang tự vận động để đổi thay chính mình trong bối cảnh một nền điêu khắc Việt
Nam khá chật vật hiện nay. Bằng những sự nhạy cảm nghệ sĩ, bằng khả năng sử
dụng ngôn ngữ chất liệu khá điêu luyện họ đã đưa ra một cách nhìn mới, linh hoạt,
giản dị với những ý tưởng về bản chất của cuộc sống. Hơn thế nữa, trước khi tính
đếm đến giá trị xã hội của nghệ thuật mà họ có thể có được với các sáng tác mới
nhất này, việc làm điêu khắc đối với cá nhân từng nghệ sĩ trong giai đoạn suy thoái
kinh tế hiện nay có lẽ cũng phần nào giúp họ giảm bớt áp lực của cuộc sống. Và
khi nghệ thuật đi đến tận cùng của thế giới cá nhân nghệ sĩ, đồng thời nghệ thuật
cũng có khả năng chạm tới cái phổ quát của con người.
“Sóng ngầm” không chỉ là nhan đề cho một cuộc triển lãm, mà nó còn thể hiện ra
một tinh thần chung của điêu khắc Việt Nam hiện đại. Một nền điêu khắc đầy tiềm
năng nhưng cũng đầy khó khăn khi việc đào tạo điêu khắc ở Việt Nam dường như
có quá nhiều hạn chế. Những nỗ lực cá nhân tự bứt phá, tự thay đổi để vượt ra khỏi
những hạn định về mọi mặt cho ta một hy vọng vào tương lai.

×