Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

HOẠ SĨ NGUYỄN BÍCH (1925 - 2011) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.75 KB, 7 trang )





HOẠ SĨ NGUYỄN BÍCH (1925 - 2011)



Sinh trưởng trong một gia đình tiểu tư sản viên chức sau khi học đến Tú tài phần
thứ nhất, Nguyễn Bích thôi học và tham gia Cách mạng tháng Tám hoạt động trong
các tổ chức thanh niên tự vệ thành Hà Nội, ông làm công tác huấn luyện quân sự
và tự vệ, một thời gian ngắn làm công tác an ninh ở Hải Dương chống bọn phản
động . Từ ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 ông ở lại chiến đấu bảo vệ Thủ
Đô đến đầu năm 1947 rút ra cùng trung đoàn bảo vệ Thủ Đô lên chiến khu Việt
Bắc tham gia thanh niên tuyên truyền xung phong (tháng 2 đến 4/1947) rồi nhập
ngũ, làm cán bộ xưởng Quân giới Tỉnh đội bộ dân quân Tuyên Quang (5/1947 đến
1/1948) sau đó ông làm cán bộ của Ban Chính trị Tỉnh đội bộ dân quân Tuyên
Quang, làm họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền và báo cho Tỉnh đội Tuyên Quang (từ
1/1948 đến 9/1949) và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam tháng 6/1948
và chính thức tháng 1/1949. Từ tháng 9/1949 đến tháng 8/1950 ông được điều
động về làm họa sĩ Báo quân du kích thuộc Cục Dân quân. Từ tháng 9/1950 ông
chuyển công tác về Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị làm ở báo Vệ Quốc quân
sau này là Báo Quân đội Nhân dân. Ông vẽ nhiều minh hoạ, biếm hoạ, trình bầy
báo, vẽ tranh địch vận có kèm tiếng Pháp, Đức, ả Rập… tham gia vẽ tiền cho Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian này ông đã tham gia các chiến dịch lớn
như : Chiến dịch Biên giới, Cao - Bắc - Lạng, Trung du, Hoàng Hoa Thám, Hà
Nam Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ…Thời gian này, ông
còn là họa sĩ phụ trách bộ phận in đá, nhiều tranh của họa sĩ Nguyễn Bích được in
trên báo. Vào giữa đợt công kích giai đoạn 2, họa sĩ Nguyễn Bích và họa sĩ Mai
Văn Hiến được giao nhiệm vụ sáng tác Huy hiệu Điện Biên Phủ để làm quà của
Bác Hồ tặng tất cả các chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hai họa sĩ đã


trao đổi và vẽ nhiều phác thảo, cuối cùng họa sĩ Nguyễn Bích thể hiện thành bản
chính và được cấp trên chấp nhận. Huy hiệu đã được làm tại Trung Quốc. Cuối
chiến dịch hai họa sĩ đã được gọi về căn cứ ATK để làm triển lãm mừng chiến
thắng, họa sĩ Mai Văn Hiến phóng to huy hiệu này đặt ở gian trưng bày chính
mang tên Chiến thắng. họa sĩ Nguyễn Bích đã sáng tác bức tranh cổ động Chiến
dịch Điện Biên Phủ vĩ đại đã toàn thắng được in và phát hành rộng rãi.
Hoà bình lập lại ở Miền Bắc họa sĩ Nguyễn Bích theo đoàn quân chiến thắng trở về
tiếp quản Thủ Đô, ông công tác tại Báo Quân đội Nhân dân, phòng Tuyên truyền,
phòng Văn nghệ Cục tuyên huấn Tổng cục chính trị và được phong quân hàm
Thượng uý. Năm 1957 Hội Mỹ thuật Việt Nam được thành lập, họa sĩ Nguyễn
Bích là một trong 123 hội viên đầu tiên dự đại hội thành lập Hội. Tháng 9/1958
ông được biệt phái sang công tác ở Báo Văn học đến tháng 10/1960 ông chuyển
ngành làm họa sĩ cho báo Văn học sau đó là Báo nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ tháng 11 năm 1970 ông chuyển về công tác tại Hội Mỹ thuật Việt Nam đảm
nhận chức vụ Chánh Văn phòng cho đến năm 1980 và nghỉ hưu 1987.
Với vốn sống của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống pháp, sau ngày hoà
bình lập lại và trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước cùng với công việc
được giao, họa sĩ Nguyễn Bích đã sáng tác nhiều tác phẩm xuất sắc về đề tài lực
lượng vũ trang và chiến tranh Cách mạng, thể hiện hình tượng người chiến sĩ vệ
quốc qua các tác phẩm như: Qua đèo - lụa (60x90cm) -1957 tác phẩm này được
tặng Giải Ba triển lãm Mỹ thuật 1957, Rừng Việt Bắc- Lụa (69x90cm) - 1960 được
tặng Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1960, Mở đường - lụa (60x90cm) -
1963 và nhiều tác phẩm khác.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với Hội hoạ, họa sĩ Nguyễn
Bích là một họa sĩ nổi tiếng với các tranh biếm hoạ, minh hoạ, đặc biệt là minh họa
cho thiếu nhi. Chúng ta đều còn nhớ mãi tập tranh truyện lịch sử Sát thát với 103
tranh được phát hành năm 1971 và tái bản nhiều lần bởi sự sáng tạo trong phong
cách tranh truyện mang dấu ấn Nguyễn Bích và có thể coi đây là một trong những
bộ tranh lịch sử với nét và mảng đen trắng đẹp nhất. Cuốn tranh truyện này đã
được tặng Huy chương Bạc tại triển lãm nghệ thuật IBA (Drsden - Đức). Truyện

tranh Cây khế đã được tái bản với chín lần. Nghệ thuật đồ họa với lối vẽ “đơn
tuyến bình đồ “ với hai màu đen trắng mà các nhân vật trong tranh của ông hết sức
sinh động, đã ảnh hưởng tới nhiều họa sĩ vẽ tranh minh họa sau này với đề tài lịch
sử. Họa sĩ Đỗ Phấn đã viết: “ Với một thể loại hoàn toàn mới chưa từng có trong
lịch sử mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Bích đã vạch ra một lối đi riêng biệt
khác hẳn những gì đã có trước đây trên thế giới. Câu chuyện tướng sĩ nhà Trần
thích lên cánh tay hai chữ Sát Thát để thể hiện quyết tâm chống giặc đã được họa
sĩ kể lại bằng những nét vẽ hồn nhiên trong sáng biểu cảm đến không ngờ, không
những trẻ con mà cả những người lớn hoàn toàn bị thuyết phục. Ông đã dùng
những kiến thức tự học của mình để sáng tạo ra một lối vẽ ngộ nghĩnh, dí dỏm,
duyên dáng mà không ít những họa sĩ được đào tạo bài bản phải thèm thuồng.
Những hình vẽ của ông vì thế có thể dễ dàng đi qua con đường ngắn nhất đến với
bạn đọc là thiếu nhi. Hình như cái đích của ông cho đến tận bây giờ vẫn chưa có ai
vượt qua nổi. ”
Sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt là những năm sau ngày họa sĩ được nghỉ
hưu, họa sĩ Nguyễn Bích tập trung sáng tác tranh với chất liệu lụa mà chủ yếu là
chân dung và tĩnh vật. Hàng trăm bức chân dung chất liệu lụa đẹp, kỹ càng về thủ
pháp, kết hợp giữa mảng màu mờ ảo và nét tinh tế, các chi tiết được chắt lọc, cô
đọng đã được ông sáng tác hiện có mặt ở một số bộ sưu tập cá nhân trong nước và
nước ngoài cũng như trong bộ sưu tập của gia đình ông. Với tranh lụa của thời kỳ
này họa sĩ Nguyễn Bích đã có bức chân dung được tặng Giải C năm 1997, Giải
tặng thưởng 1998 tại triển lãm Mỹ thuật khu vực I- Hà Nội và giải nhì của Uỷ ban
toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam 1996.
Trong mỗi chúng ta đều giữ lại được ấn tượng đẹp đẽ về họa sĩ Nguyễn Bích lúc
sinh thời, đó là một con người có vóc dáng khoẻ khoắn nhưng tính tình hết sức
điềm đạm, nói năng nhỏ nhẹ, làm việc tận tình, chu đáo, thu phục được lòng người,
được anh chị em trong cơ quan và các hội viên yêu mến, quý trọng.
Trong quá trình công tác, họa sĩ Nguyễn Bích đã được Đảng và Nhà nước được
thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ Hạng Nhất, Huân chương Chiến công
Hạng Ba, Huân chương Chiến thắng Hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang,

Huy chương vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp
Mỹ thuật Việt Nam, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng…
Họa sĩ Nguyễn Bích sinh ngày 26 tháng 3 năm 1925 tại Nhà thương phố Hàng
Đồng - Hà Nội, nguyên quán xã Cổ Định, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Mất
ngày 20 tháng 2 năm 2011 tại Hà Nội. Là một họa sĩ tự học, họa sĩ Nguyễn Bích đã
không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp sáng tác
trên lĩnh vực Hội họa và Đồ họa với nhiều tác phẩm xuất sắc ghi dấu ấn riêng trong
nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại.

×