Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Bài giảng họa sĩ Nguyễn Sáng nè!!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 30 trang )


Snow_lucky_mouse

Một số nét về Nguyễn Sáng

Nguyễn Sáng Sinh
năm 1923 tại Làng Điều
Hoà, tỉnh Mỹ Tho (nay
thuộc TP Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang). Năm 1938,
ông thi đỗ vào trường
Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương.

Tháng 8-1945, ông tham gia cách mạng ở Hà
Nội. Cuối tháng 12-1946, ông lên chiến khu Việt
Bắc, dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng
chiến của dân tộc. Tranh của ông gồm nhiều thể
loại, ở thể loại nào ông củng đều thành công. Về
thể loại chiến tranh, ông có các tác phẩm Giặc
đốt làng tôi, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ, Hành
quân đêm mưa, Bộ đội nghĩ trưa trên đồi, Thành
đồng Tổ quốc. Về thể loại tranh chân dung, ông
có hai tác phẩm nổi tiếng là Tư hoạ và Không
gian. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bậc cả
tính cách lẫn đặc điểm của nhân vật.

Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác
nhau, như phụ nữ và hoa (thiếu nữ bên hoa sen),
cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa
chiền (Tháp phổ minh), cảnh núi rừng thâm u mà


hùng vĩ (Pắc Bó), cảnh nông thôn bình dị, hiền
hoà (thiếu nữ trong vườn chuối), cảnh ghi lại
những trò chơi dân gian (Chọi trâu, Đấu vật)
v.v…

Về mặt nghệ thuật, ông đã làm cuộc cánh tân
đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất sơn mài.
Đồng thời, ông cũng khai thác thành công phong
cách nghệ thuật hội hoạ hiện đại Châu Âu,
nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và
cổ truyền Việt Nam. Nghệt thuật của ông là sự
kết hợp hài hoà giữa tính hiện đại và tinh hoa của
dân tộc. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư
Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt
Nam. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến
đỉnh cao của những cảnh thần tiên, thì Nguyễn
Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao với tầng lớp đời
thường, chiến tranh, cách mạng, những xung đột
của cuộc sống hiện tại.

Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu
vàng, xanh, diệp lục với cách diễn tả
phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm
thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn
mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn
Sáng cho hội hoạ cả về chất liệu và danh tiếng.
Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ
năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân
phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của
sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam.

Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng
tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên
70.

Đó cũng là giai đoạn ở miền Bắc mọi người
dân đều phải sống trong cảnh nghèo khó .Với
Nguyễn Sáng, ông không những chịu cảnh nghèo
mà còn chịu thêm cảnh cô đơn, vợ con không có,
ngày lễ , ngày Tết,một ḿnh ông lủi thủi trên căn gác
chật chội 10m2.Có lần ông đă tâm sự với bạn
bè :"Con người lúc sơ sinh hai bàn tay trắng hiền
lành. Như trẻ thơ trong vú mẹ. Con người tay áp tay,
trao cho nhau chiếc nhẫn, cái hôn đầu ngày cưới.
Tôi chẳng có ǵì ngoài tấm lưng và hai bàn tay trắng.
"

Và khi được hỏi quan niệm
về của cải,ông nói : “Nếu
không về nghệ thuật, rải tiền
đầy đường tôi cũng dẫm lên
mà đi; Nếu về nghệ thuật, tôi
sẵn sàng kiếm từng đồng xu
để sống". Với tính cách vốn
sẵn có của dân Nam
bộ,Nguyễn Sáng là một
người có nhiều ngang
ngạnh gai góc và khó gần.

Thường ngày ông vẫn đến
quán rượu "Thuỷ Hử" ở góc

phố Ngô Sĩ Liên,ngồi thu lu
một ḿnh trong góc khuất với
chiếc mũ lưỡi trai cáu bẩn,
chiếc áo bông nhầu nát ,nom
danh họa Nguyễn Sáng ngày
đó như một ông lão nhà quê,
thời ấy khó có ai thấy ra được
rằng đó là danh họa Nguyễn
Sáng,người sẽ để lại cho
cuộc đời một gia tài nghệ
thuật vô giá.

Bởi vì,nếu trong đám nhân quần ấy kịp thời nhận
được ra giá trị của tài năng mà đua chen mua
tranh của ông vào những ngày tháng ấy ,chắc
chắn cuộc đời ông đă bớt khốn khổ. Bây giờ,tôi
được biết,bức " Kết Nạp Đảng" của Nguyễn
Sáng khi một bảo tàng ngoại quốc có ư muốn hỏi
mượn,người ta đã đặt giá bảo hiểm cho bức
tranh này là 2 triệu Đô la Mỹ !

Ông mất năm 1988 tại thành phố Hồ Chí
Minh thọ 65 tuổi. Tên tuổi của ông được ghi
trong “Từ điển Bách khoa Larousse” ở Pháp.
Ông đã được nhà nước truy tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh.

×