Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.26 KB, 5 trang )
Rau má - Đói ăn rau, đau uống thuốc
Trong cuộc sống hàng ngày ít ai biết được rằng: Rau má - thứ rau mà nhiều người
vẫn coi là loài rau mọc hoang dã nơi gốc ruộng, bờ đường ấy lại là một dược thảo
rất quý, chữa được nhiều bệnh khá hữu hiệu
Rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc với người dân đất Việt, đặc biệt là
với những người nông dân, mà nó còn là một dược thảo. Trong dân gian Rau má
được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường rất hiệu nghiệm. Theo các
sách thuốc cổ như: Bản thảo cương mục, Dược tính luận, Nam dược thần hiệu thì
Rau má có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt,
lợi thấp, tiêu thũng giải độc, dùng chữa các chứng tiết tả mùa hè, bịnh lỵ, vàng da
do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, bỏng, khái huyết, thổ huyết đau mắt đỏ dị ứng
mẩn ngứa
Dược lý học hiện đại nghiên cứu cho thấy: Rau má có chứa glucorit như
asiaticoside cenlelloside các saponin như Brahmic axit, madasiatic axit và một số
chất khác như carotrnoids, meso insositol. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột
bạch, chuột cống, các nhà khoa học nhận thấy Rau má có tác dụng trấn tĩnh, an
thần thông qua cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương. Rau
má có tác dụng điều trị các vết ở da và niêm mạc là do các saponin chứa trong dịch
chiết có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm tăng sinh
mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng
khiến vết thương mau lành. Kết quả này thu được từ những nghiên cứu dùng dịch
Rau má tiêm (chích) bắp hoặc dưới da cho các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ.